Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật trồng ngô NK66, NK6326<br />
<br />
Biên Soạn ThS. Phan Anh Thế - Syngenta<br />
<br />
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA GIỐNG NGÔ NK66, NK6326<br />
1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA 2 GIỐNG NGÔ NK66 VÀ NK6326 - NK66, NK6326 do Syngenta Thụy Sĩ sản xuất và Công ty CP Khử trùng Việt Nam (VFC) độc quyền phân phối tại Việt Nam. - NK66, NK6326 có thời gian sinh trưởng ngắn, chỉ từ 95-105 ngày. Giống thích nghi nhất trên vùng đất bãi ven sông, đất hai lúa, các vùng đất màu. - NK66, NK6326 có bộ lá gọn, nên có thể trồng dày, mật độ khuyến cáo thích hợp 25x70 cm, mật độ trồng dày có thể 25x50 cm, năng suất từ 12-14 tấn/ha. - NK66, NK6326 lá bi bao kín đầu bắp, bảo vệ tốt cho bắp ngô giai đoạn chín trước những điều kiện thời tiết bất lợi như mưa, sương ẩm... Bộ lá xanh đến khi thu hoạch, có thể tận dụng lá làm thức ăn cho trâu bò. 2. ĐẶC ĐIỂM GIỐNG NGÔ NK66 - NK66 là giống ngô đặc trưng cho năng suất vượt trội, bắp to, lõi nhỏ, độ đồng đều cao, tỷ lệ tách hạt >80%, hàm lượng tinh bột cao, được các nhà máy chế biến thức an gia súc ưu chuộng. Chống chịu tốt trước những điều kiện thời tiết bất lợi, là giống chịu úng tốt nhất hiện nay. - NK66 được trồng khắp nơi trên thế giới và trong cả nước, tại Nghệ An NK66 là giống chủ lực trong nhiều năm qua của các huyện như Thanh Chương, Nam Đàn, Anh Sơn, Diễn Châu, Nghi Lộc, Đô Lương. - Giống ngô NK66 có tính ổn định cao, thích hợp trồng trong tất cả các vụ gieo trồng như vụ Đông, vụ Xuân, vụ Hè. 3. ĐẶC ĐIỂM GIỐNG NGÔ NK6326 - NK6326 là giống đặc trưng cho khả năng chống đổ, có khả năng chống chịu trước điều kiện gió mạnh. Cây khỏe, thân to, rễ chân kiềng phát triển, đóng bắp thấp, đóng bắp cách mặt đất chỉ khoảng từ 35-55cm. - Giống ngô NK6326 chỉ thích hợp trồng trong vụ Đông và vụ Xuân sớm (trồng trước 10/3 dương lịch hàng năm). Không nên trồng trong vụ xuân muộn và vụ Hè. - NK6326 còn gọi là ngô BÒ SỮA, được các trang trại bò sữa như TH TrueMilk, Mộc Châu, Ba Vì…trồng làm thức ăn cho đàn bò sữa. Ngô được trồng với mật độ dày chỉ để lấy cây về chế biến thức ăn cho bò sữa. Khi trồng với mật độ dày, chế độ dinh dưỡng đảm bảo, cây có thể từ 3-4 m cho sinh khối rất lớn.<br />
1 Tài liệu mang tính chất tham khảo, hỗ trợ người nông dân trong chuyển giao kỹ thuật<br />
<br />
Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật trồng ngô NK66, NK6326<br />
<br />
Biên Soạn ThS. Phan Anh Thế - Syngenta<br />
<br />
KỸ THUẬT THÂM CANH NGÔ LAI NK66, NK6326<br />
1. XÁC ĐỊNH THỜI KỲ SINH TRƯỞNG QUA SỐ LÁ 1.1. Cách tính số lá trên cây Ngô “Trồng ngô mà không biết chỉ số lá (giai đoạn sinh trưởng) thì cũng như dạy một đứa trẻ mà không biết tuổi của nó vậy”<br />
<br />
Lá 5 (mới có vòng lá)<br />
<br />
Lá 3<br />
<br />
Lá 4 Chưa có cổ lá<br />
<br />
Lá 1<br />
<br />
Lá 2<br />
<br />
Cây ngô này đã có 3 lá hoàn thiện, 2 lá trên chưa hoàn thiện tạo thành chữ V, nên gọi là cây ngô V3<br />
<br />
Lá được tính là đã hoàn thiện cần có đầy đủ các yếu tố sau: phiến lá, cổ lá, bẹ lá. - Lá thứ nhất được tính ngay từ lá mầm sát mặt đất. Lá không còn xoắn (not whorl). Cổ lá và bẹ lá đã hoàn thiện và lộ ra ngoài (leaf collar; leaf sheath). - Lá chưa đầy đủ phiến lá (blade), cổ lá (collar) và bẹ lá (sheath) thì vẫn được đếm thứ tự là lá thứ (...) khi xác định số lá để bón phân. 1.2. THỜI KÌ NẢY MẦM - Cây mọc 4 -5 ngày sau gieo trong điều kiện ẩm, điều kiện khô có thể kéo dài đến hai tuần - Độ ẩm: Lượng nước cần thiết cho hạt ngô nảy mầm tương đối thấp (khoảng 45% trọng lượng khô tuyệt đối của hạt). 1.3.THỜI KÌ 3 - 6 LÁ (bón đạm và vun gốc nhẹ) - Vào giai đoạn 3 lá, điểm sinh trưởng còn ở dưới mặt đất. Lúc cây ngô được 5 lá, lá và khởi đầu mầm bắp sẽ hoàn chỉnh. Ở đầu đỉnh thân, một mầm cờ đực nhỏ được hình thành - Khi ngô được 6 lá, điểm sinh trưởng và bông cờ đã ở trên mặt đất. Chiều dài thân bắt đầu tăng nhanh. 1.4. THỜI KÌ 8 - 10 LÁ (bón thúc lần 1) - Ở giai đoạn cây được 8 lá, 2 lá dưới có thể thoái hóa và mất. Hệ thống rễ đốt đã được phân bổ đều trong đất. Khi được 9 lá, cây ngô có rất nhiều chồi bắp. Từ 6 đến 8 đốt cuối cùng dưới bông cờ, còn từ thân ngô lúc này mỗi đốt còn lại sẽ xuất hiện một chồi bắp. Sau 10 lá thì tốc độ ra lá chậm hơn, sau 2 - 3 ngày mới ra một lá<br />
2 Tài liệu mang tính chất tham khảo, hỗ trợ người nông dân trong chuyển giao kỹ thuật<br />
<br />
Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật trồng ngô NK66, NK6326<br />
<br />
Biên Soạn ThS. Phan Anh Thế - Syngenta<br />
<br />
1.5. THỜI KÌ XOÁY NÕN - Vào giai đoạn cây được 12 lá (bón thúc lần 2), số noãn (hạt thế năng) trên mỗi bắp và độ lớn của bắp được xác định - Giai đoạn cây được 15 lá là giai đoạn quyết định đến năng suất hạt. Các chồi bắp phía trên vượt hơn các chồi bắp phía dưới. Sau 1 - 2 ngày lại hình thành một lá mới. Vào giai đoạn 18 lá (bón thúc lần 4) rễ chân kiềng bắt đầu mọc ra (lúc này khoảng 3-7 lá dưới đã bị tiêu biến). 1.6. THỜI KÌ NỞ HOA - Giai đoạn trổ cờ (trước khi phun râu 2 - 3 ngày), vì ngô là cây giao phấn. - Giai đoạn tung phấn thường kéo dài từ 1 đến 2 tuần. - Thời kì phun râu thường thường, tất cả râu trên 1 bắp phun hết và thụ phấn hết trong khoảng 2 - 3 ngày - Giai đoạn mẩy hạt (10 - 14 ngày sau phun râu). 1.7. THỜI KÌ CHÍN - Giai đoạn chín sữa (18 - 22 ngày sau phun râu). - Giai đoạn chín sáp (24 - 28 ngày sau phun râu). - Giai đoạn hình thành răng ngựa (35 - 42 ngày sau phun râu). - Giai đoạn chín hoàn toàn - chín sinh lý (55 - 65 ngày sau phun râu) - Hạt ngô sau khi đã chín, chân hạt chuyển sang màu hơi nâu đen. 2. QUẢN LÝ DINH DƯỠNG CHO NGÔ NK66, NK6326 2.1. Quản lý dinh dưỡng đạm (N) - Đạm có vai trò rất lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây ngô. - Đạm làm tăng kích thước bắp và hạt ngô, tăng năng suất ngô. - Thiếu đạm làm cho cây không sinh trưởng phát triển, cây có màu xanh lục, lá chuyển màu vàng từ mép đầu lá. - Thừa đạm giai đoạn 7-9 lá thì làm cho cây cao dễ đổ, cây yếu dễ nhiễm bệnh, râu xanh không thụ phấn được, dễ sinh bắp chìa. - Nên bón đạm cho ngô chia làm nhiều lần vì mỗi giai đoạn sinh trưởng cây ngô cần các lượng đạm khác nhau.<br />
3 Tài liệu mang tính chất tham khảo, hỗ trợ người nông dân trong chuyển giao kỹ thuật<br />
<br />
Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật trồng ngô NK66, NK6326<br />
<br />
Biên Soạn ThS. Phan Anh Thế - Syngenta<br />
<br />
2.2. Dinh dưỡng lân (P) - Lân giúp tăng khả năng chịu rét, chịu hạn cho cây ngô, kích thích bộ rễ phát triển, bắp lớn, bông cờ lớn, nhiều hạt phấn. Tăng phẩm chất và sức sống cho hạt ngô. - Nếu thiếu lân cây sẽ phát triển chậm, cây nhỏ, lá có màu huyết dụ (màu tím). - Lân nên dùng 100% cho bón lót, vì ngoài cần cho rễ phát triển, thì lân còn là loại phân bón khó tan và tan chậm. 2.3. Dinh dướng Kali (K) - Kali có tác dụng làm cứng cây, thân to, nâng cao khản năng chống chịu sâu bệnh và hạn hán. - Kali có vai trò vận chuyển các chất dinh dưỡng về hạt, giúp hạt chắc năng suất và phẩm chất cao. - Kali giúp cây ngô hấp thụ tốt hơn các loại dinh dưỡng khác. - Thiếu Kali lá ngô sẽ chuyển sang màu vàng dọc theo mép lá sau đó chuyển sang màu nâu, cây nhỏ và yếu, đầu bắp cong queo. 3. QUY TRÌNH BÓN PHÂN THÍCH HỢP NHẤT CHO NGÔ NK66, NK6326 3.1. Tổng lượng phân bón thích hợp áp dụng cho giống ngô NK66, NK6326 TT Loại phân bón KL Bón lót 1 Lân super (Lâm Thao) 25 - 30 Bón lót 100% 2 Đạm Urê (indo,nga,phú mỹ…) 16 - 20 Bón lót 25% 3 KCl (Kali đỏ) 10 - 14 Bót lót 50% 4 Phân chuồng 250 - 350 Bón lót 100% 3.2. Cách bón cho ngô dựa qua các thời kỳ sinh trưởng (dựa vào số lá) TT Thời bón phân Phân chuồng Lân Super Urê 1 Bón lót trước lúc gieo 300 25 5 2 Bón thúc 1 lúc cây 6 - 8 lá 6 3 Bón thúc 2 lúc cây 10 - 12 lá 5 4 Bón thúc 3 lúc cây 18 lá 4 Cách qui đổi NKP ra lượng phân đơn: Trên bao bì NPK sẽ có các con số, ví dụ NPK 8:10:3 thì trong 100Kg NPK này qui ra phân đơn như sau lấy số đầu tiên (8) x 2,17 ra lượng Urê, lấy số thứ 2 (10) x 6,25 ra lượng lân Lâm Thao, lấy số thứ 3 (3) x 1,7 ra lượng Kali (KCL). => Như vậy 100Kg NPK 8:10:3 có 8x2,17=17,35Kg Urê, 10x6,25=62,5Kg Lâm Thao, 3x1,7=5,1 Kg Kali (KCl). Lưu ý: Nếu trồng trên đất hai lúa, ẩm độ cao, khó xới xáo và vun gốc, nên bón phân tập trung vào giai đoạn bón lót và giai đoạn bón thúc từ 6-12 lá. Tốt nhất sau bón cần vun gốc.<br />
4 Tài liệu mang tính chất tham khảo, hỗ trợ người nông dân trong chuyển giao kỹ thuật<br />
<br />