intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu Kế hoạch hành động trung hạn giai đoạn 2017-2019 của ngành Tài chính triển khai thực hiện Chiến lược Tài chính đến năm 2020: Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:64

13
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu Kế hoạch hành động trung hạn giai đoạn 2017-2019 của ngành Tài chính triển khai thực hiện Chiến lược Tài chính đến năm 2020 phần 1 được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Tổng kết triển khai thực hiện Kế hoạch hành động trung hạn giai đoạn 2016-2018 trong năm 2016 và tổng quan Kế hoạch hành động trung hạn giai đoạn 2017-2019; Các nội dung của Kế hoạch hành động trung hạn giai đoạn 2017-2019. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu Kế hoạch hành động trung hạn giai đoạn 2017-2019 của ngành Tài chính triển khai thực hiện Chiến lược Tài chính đến năm 2020: Phần 1

  1. VIỆN CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH TÀI LIỆU KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG TRUNG HẠN GIAI ĐOẠN 2017 - 2019 TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH ĐẾN NĂM 2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1165/QĐ-BTC ngày 23/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) NHÀ XUẤT BẢN TÀI CHÍNH HÀ NỘI 2017
  2. TỔNG KẾT TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH… 3
  3. 4 MTAP 2017 - 2019
  4. LỜI MỞ ĐẦU Ngày 18/4/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 450/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Tài chính đến năm 2020, trong đó đề ra mục tiêu tổng quát và các nhiệm vụ cụ thể cho ngành Tài chính giai đoạn 2011 - 2020, bao gồm 8 nhóm giải pháp: (1) Nâng cao hiệu quả huy động nguồn lực tài chính quốc gia; (2) Nâng cao hiệu quả phân bổ và sử dụng các nguồn lực tài chính gắn với quá trình tái cơ cấu nền tài chính quốc gia; (3) Đổi mới cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công cùng với đẩy mạnh đa dạng hóa nguồn lực xã hội phát triển dịch vụ công; (4) Hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính doanh nghiệp, thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước; (5) Phát triển đồng bộ thị trường tài chính và dịch vụ tài chính; (6) Đẩy mạnh hoạt động hợp tác và chủ động hội nhập quốc tế về tài chính; (7) Nâng cao năng lực và hiệu quả kiểm tra, thanh tra, giám sát và đảm bảo an ninh tài chính quốc gia; (8) Đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực tài chính, hoàn thiện phương thức điều hành chính sách tài chính. Nhằm thực hiện các mục tiêu và giải pháp nêu trên, ngày 30/01/2013, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 224/QĐ-BTC về việc phê duyệt Chương trình hành động của ngành Tài chính triển khai thực hiện Chiến lược Tài chính đến năm 2020. Trên cơ sở 6 nhiệm vụ cụ thể xác định trong Chiến lược Tài chính đến năm 2020, Chương trình hành động đã cụ thể hóa thành 82 đề án. Trong đó, các đề án triển khai đến năm 2020 được chia thành hai giai đoạn 2011 - 2015 và 2016 - 2020. Để triển khai Chương trình hành động theo Quyết định này một cách có hiệu quả, với sự hỗ trợ của Quỹ Tín thác đa biên các nhà tài trợ giai đoạn 2, Bộ Tài chính đã xây dựng Tài liệu Kế hoạch hành động trung hạn giai đoạn 2014 - 2016 của ngành Tài chính triển khai thực hiện Chiến lược Tài chính đến năm 2020 và cập nhật, bổ sung hằng năm theo hình thức cuốn chiếu cho giai đoạn 3 năm. Vì vậy, tiếp theo Tài liệu Kế hoạch hành động trung hạn giai đoạn 2016 - 2018, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính phối hợp với các đơn vị trong Bộ Tài chính xây dựng và hoàn thiện Tài liệu Kế hoạch hành động trung hạn giai đoạn 2017 - 2019, không chỉ căn cứ vào các mục tiêu, giải pháp của Chiến lược Tài chính đến năm 2020 mà còn được cập nhật nhằm phù hợp với các mục tiêu, định hướng giải pháp của các nghị quyết của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn 2016 - 2020 như Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01/11/2016 về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế; Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 05/11/2016 về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới; Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18/11/2016 về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững; Nghị quyết số 142/2016/QH13 ngày 12/4/2016 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020; Nghị quyết số 24/2016/QH14 TỔNG KẾT TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH… 5
  5. ngày 08/11/2016 của Quốc hội về Kế hoạch tái cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020; Nghị quyết số 25/2016/QH14 ngày 09/11/2016 của Quốc hội về Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016 - 2020; các Nghị quyết 19-2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 và Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển doanh nghiệp... Nội dung chính của Tài liệu Kế hoạch hành động trung hạn giai đoạn 2017 - 2019 của ngành Tài chính triển khai thực hiện Chiến lược Tài chính đến năm 2020, bao gồm: Phần thứ nhất: Tổng kết triển khai thực hiện Kế hoạch hành động trung hạn giai đoạn 2016 - 2018 trong năm 2016 và tổng quan Kế hoạch hành động trung hạn giai đoạn 2017 - 2019. Phần thứ hai: Các nội dung của Kế hoạch hành động trung hạn giai đoạn 2017 - 2019. Phần thứ ba: Triển khai thực hiện và quản lý, giám sát Kế hoạch hành động trung hạn giai đoạn 2017 - 2019. Phần thứ tư: Chi tiết hóa và theo dõi thực hiện Kế hoạch hành động trung hạn giai đoạn 2017 - 2019. 6 MTAP 2017 - 2019
  6. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 5 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................................ 8 Phần thứ nhất. TỔNG KẾT TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG TRUNG HẠN GIAI ĐOẠN 2016 - 2018 TRONG NĂM 2016 VÀ TỔNG QUAN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG TRUNG HẠN GIAI ĐOẠN 2017 - 2019 ................................................................................ 13 I. TỔNG KẾT, ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG TRUNG HẠN NĂM 2016 ......................................................................................................... 13 II. TỔNG QUAN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG TRUNG HẠN GIAI ĐOẠN 2017 - 2019 .......... 28 Phần thứ hai. CÁC NỘI DUNG CỦA KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG TRUNG HẠN GIAI ĐOẠN 2017 - 2019 ................................................................................... 34 I. MỤC TIÊU ƯU TIÊN GIAI ĐOẠN 2017 - 2019 ................................................................... 34 II. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ .................................................................................................... 35 Phần thứ ba. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN VÀ QUẢN LÝ, GIÁM SÁT KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG TRUNG HẠN GIAI ĐOẠN 2017 - 2019 .................................. 67 Phần thứ tư. CHI TIẾT HÓA VÀ THEO DÕI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG TRUNG HẠN GIAI ĐOẠN 2017 - 2019............................................................. 73 BẢNG 1. KHUNG DỰ TÍNH KẾT QUẢ ĐẦU RA QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG TRUNG HẠN GIAI ĐOẠN 2017 - 2019 THEO CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH VÀ CÁC CHIẾN LƯỢC NGÀNH ĐẾN NĂM 2020 ................................................................. 73 BẢNG 2. CHI TIẾT HÓA VÀ THEO DÕI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG TRUNG HẠN GIAI ĐOẠN 2017 - 2019 .................................................................................. 109 BẢNG 3. ƯỚC TÍNH NGUỒN LỰC VÀ CHI PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG TRUNG HẠN GIAI ĐOẠN 2017 - 2019 ...................................................................................171 BẢNG 4. KHUNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG TRUNG HẠN GIAI ĐOẠN 2017 - 2019 ......................................200 TỔNG KẾT TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH… 7
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADB : Ngân hàng Phát triển châu Á APEC : Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEM : Hội nghị Thượng đỉnh Á - Âu BĐS : Bất động sản CNTT : Công nghệ thông tin CPH : Cổ phần hóa CPI : Chỉ số giá tiêu dùng CSTC : Chính sách tài chính DNNN : Doanh nghiệp nhà nước EU : Liên minh châu Âu FTA : Hiệp định thương mại tự do GDCK : Giao dịch chứng khoán GDP : Tổng sản phẩm quốc nội GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo GTGT : Giá trị gia tăng IMF : Quỹ Tiền tệ Quốc tế JICA : Văn phòng Hợp tác quốc tế Nhật Bản KBNN : Kho bạc Nhà nước KH&CN : Khoa học và công nghệ KH&ĐT : Kế hoạch và đầu tư MTAP : Kế hoạch hành động trung hạn NSĐP : Ngân sách địa phương NSNN : Ngân sách nhà nước NSTW : Ngân sách trung ương ODA : Hỗ trợ phát triển chính thức PEFA : Chi tiêu công và trách nhiệm giải trình tài chính 8 MTAP 2017 - 2019
  8. RCEP : Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực TCDTNN : Tổng cục Dự trữ Nhà nước TCHQ : Tổng cục Hải quan TCT : Tổng cục Thuế TNCN : Thu nhập cá nhân TNDN : Thu nhập doanh nghiệp TPCP : Trái phiếu chính phủ TSCĐ : Tài sản cố định TSNN : Tài sản nhà nước TTCK : Thị trường chứng khoán TTĐB : Tiêu thụ đặc biệt TTHC : Thủ tục hành chính TTTC : Thị trường tài chính UBCKNN : Ủy ban Chứng khoán Nhà nước UBTVQH : Ủy ban Thường vụ Quốc hội VNACCS/VCIS : Hệ thống thông quan tự động WB : Ngân hàng Thế giới WTO : Tổ chức Thương mại Thế giới XHCN : Xã hội chủ nghĩa XNK : Xuất - nhập khẩu Cục KHTC : Cục Kế hoạch - Tài chính Cục QLCS : Cục Quản lý công sản Cục QLG : Cục Quản lý giá Cục QLN&TCĐN : Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại Cục QLGSBH : Cục Quản lý, Giám sát bảo hiểm Cục TCDN : Cục Tài chính doanh nghiệp Cục TH&TKTC : Cục Tin học và Thống kê tài chính Viện CL&CSTC : Viện Chiến lược và Chính sách tài chính TỔNG KẾT TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH… 9
  9. Vụ CĐKT : Vụ Chế độ kế toán và Kiểm toán Vụ CST : Vụ Chính sách thuế Vụ ĐT : Vụ Đầu tư Vụ TCHCSN : Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp Vụ HTQT : Vụ Hợp tác quốc tế Vụ NSNN : Vụ Ngân sách nhà nước Vụ PC : Vụ Pháp chế Vụ TCCB : Vụ Tổ chức cán bộ Vụ TCNH : Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính VPB : Văn phòng Bộ 10 MTAP 2017 - 2019
  10. Phần thứ nhất TỔNG KẾT TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG TRUNG HẠN GIAI ĐOẠN 2016 - 2018 TRONG NĂM 2016 VÀ TỔNG QUAN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG TRUNG HẠN GIAI ĐOẠN 2017 - 2019 TỔNG KẾT TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH… 11
  11. 12 MTAP 2017 - 2019
  12. T ỔNG KẾT TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG TRUNG HẠN GIAI ĐOẠN 2016 - 2018 TRONG NĂM 2016 VÀ TỔNG QUAN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG TRUNG HẠN GIAI ĐOẠN 2017 - 2019 I. TỔNG KẾT, ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG TRUNG HẠN NĂM 2016 1. Tiến độ triển khai thực hiện Tính đến cuối năm 2016, đã có 59 đề án, trong đó 58 đề án đảm bảo đúng tiến độ, 1 đề án phải điều chỉnh tiến độ. 58 đề án đảm bảo tiến độ Các đề án mới được thông qua: Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu sửa đổi; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế GTGT, Luật Thuế TTĐB và Luật Quản lý thuế; Nghị quyết của Quốc hội (Nghị quyết số 28/2016/QH14 ngày 11/11/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 55/2010/QH12 ngày 24/11/2010 về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp; Quyết định số 08/2016/QĐ-TTg ngày 26/02/2016 cuả Thủ tướng Chính phủ về mua sắm tài sản theo phương thức tập trung; Nghị quyết số 266/2016/UBTVQH14 ngày 04/10/2016 của UBTVQH quy định nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi thường xuyên; Nghị quyết của UBTVQH về việc ban hành Quy chế lập, thẩm tra, trình Quốc hội quyết định dự toán NSNN, phương án phân bổ ngân sách trung ương và phê chuẩn quyết toán NSNN (UBTVQH đã thông qua ngày 21/12/2016) thay thế Nghị quyết số 387/2003/NQ-UBTVQH11 ngày 17/3/2003; Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác; Đề án tổng kết đánh giá tình hình thực hiện Luật Quản lý nợ công, Chiến lược phát triển hải quan tới năm 2020, tổng kết thi hành Luật Chứng khoán, tổng kết đánh giá Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm giai đoạn 2011 - 2015; Đề án thí điểm chuyển một số đơn vị công lập trực thuộc tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước thành công ty cổ phần; Đề án cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính… TỔNG KẾT TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH… 13
  13. Các đề án đang triển khai: Xây dựng chính sách động viên từ đất đai; Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 - 2020; Nghị quyết về xử lý nợ thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho tổ chức và cá nhân; Đề án cải cách ngân quỹ nhà nước; Đề án hoàn thiện pháp luật, cơ chế chính sách về sở hữu, quản lý và sử dụng TSNN; Đề án thí điểm xây dựng báo cáo tài chính nhà nước; Đề án phát triển TTCK phái sinh; Luật Chứng khoán sửa đổi; Đề án phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp; Đề án xây dựng hoàn thiện và phát triển hệ thống thông tin phục vụ, theo dõi, giám sát và đánh giá bền vững nợ công; Luật sửa đổi và bổ sung một số điều của Luật Quản lý nợ công; Đề án thiết lập cơ sở dữ liệu quốc gia về giá… Các đề án đánh giá tổng kết/sơ kết: Tổng kết tình hình thực hiện Luật Quản lý nợ công; sơ kết đánh giá triển khai thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 - 2015; tổng kết triển khai thực hiện Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020 giai đoạn 2011 - 2015; Đề án tổng kết triển khai thực hiện Chiến lược phát triển dự trữ quốc gia đến năm 2020 giai đoạn 2011 - 2015... Các đề án đang trình Quốc hội, Chính phủ thông qua: Nghị quyết về một số giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh sự phát triển của doanh nghiệp; Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 90/2011/NĐ-CP ngày 14/10/2011 của Chính phủ về phát hành trái phiếu doanh nghiệp; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý nợ công; Đề án thí điểm xây dựng báo cáo tài chính nhà nước (Nghị định số 25/2017/NĐ-CP ngày 14/3/2017 của Chính phủ); Đề án tái cơ cấu DNNN giai đoạn 2016 - 2020... 1 đề án đề nghị lùi tiến độ Đề án tổng kết, đánh giá 5 năm triển khai thực hiện Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đề nghị lùi thời hạn thực hiện từ năm 2015 - 2016 sang năm 2018. 6 đề án bổ sung mới Đề án Luật Thuế bảo vệ môi trường sửa đổi; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dự trữ quốc gia; Đề án tái cơ cấu NSNN; Đề án nâng cao năng lực hoạt động thẩm định giá của Việt Nam giai đoạn 2013 - 2020; Đề án hoàn thiện các văn bản pháp luật tài chính về hội nhập và Đề án tiếp tục hội nhập trong lĩnh vực tài chính. 2. Kết quả triển khai thực hiện Chiến lược Tài chính đến năm 2020 đề ra 8 nhóm giải pháp. Việc triển khai xây dựng các đề án trong năm 2016 đã bám sát các định hướng, cũng như lộ trình thực hiện được xác định trong MTAP giai đoạn 2016 - 2018. 2.1. Nhóm giải pháp số 1: Nâng cao hiệu quả huy động nguồn lực tài chính quốc gia Triển khai thực hiện nhóm giải pháp số 1, trong năm 2016, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ để trình Quốc hội thông qua 2 luật; trình Chính phủ ban hành 7 nghị định; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành 1 quyết định; trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, Bộ Tài chính đã ban hành 10 thông tư hướng dẫn triển khai thực hiện, bao gồm một số văn bản pháp luật quan trọng như: - Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu (sửa đổi) số 107/2016/QH13 ngày 06/4/2016. 14 MTAP 2017 - 2019
  14. - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế GTGT, Luật Thuế TTĐB và Luật Quản lý thuế số 106/2016/QH13 ngày 06/4/2016 của Quốc hội. - Nghị định số 12/2016/NĐ-CP ngày 19/02/2016 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản. - Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ quy định Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan. - Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ quy định một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu. - Nghị định số 135/2016/NĐ-CP ngày 09/9/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước. - Nghị định số 140/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ về lệ phí trước bạ. - Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế GTGT, Luật Thuế TTĐB và Luật Quản lý thuế. - Quyết định số 36/2016/QĐ-TTg ngày 01/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ quy định việc áp dụng thuế suất thông thường đối với hàng hóa nhập khẩu. - Thông tư số 16/2016/TT-BTC ngày 21/01/2016 của Bộ Tài chính sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng thuộc nhóm 27.07, 29.02, 39.02 tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi. - Thông tư số 25/2016/TT-BTC ngày 16/02/2016 của Bộ Tài chính sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng diamoni hydro orthophosphat (diamoni phosphat) thuộc mã hàng 3105.30.00 tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi. - Thông tư số 31/2016/TT-BTC ngày 23/02/2016 của Bộ Tài chính về bổ sung mặt hàng dung môi N-Hexan để sản xuất khô dầu đậu tương và dầu thực vật, cám gạo trích ly và dầu cám vào Chương 98 của biểu thuế nhập khẩu ưu đãi. - Thông tư số 51/2016/TT-BTC ngày 18/3/2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung danh mục nhóm mặt hàng và mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi riêng đối với mặt hàng sắt hoặc thép để sản xuất tanh lốp xe thuộc chương 98 của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành kèm theo Thông tư số 182/2015/TT-BTC ngày 16/11/2015 của Bộ Tài chính. - Thông tư số 98/2016/TT-BTC ngày 29/6/2016 của Bộ Tài chính bổ sung danh mục nhóm mặt hàng và mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi riêng đối với mặt hàng trứng artemia vào chương 98 của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành kèm theo Thông tư số 182/2015/TT-BTC ngày 16/11/2015 của Bộ Tài chính. - Thông tư số 124/2016/TT-BTC ngày 03/8/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý số tiền thu được từ cho thuê, cho thuê mua và bán nhà thuộc sở hữu nhà nước; thanh toán tiền chênh lệch khi thuê nhà ở công vụ và quản lý tiền thu được từ cho thuê nhà TỔNG KẾT TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH… 15
  15. ở công vụ theo quy định tại Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở. - Thông tư số 139/2016/TT-BTC ngày 19/9/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; hoàn trả lại hoặc khấu trừ vào nghĩa vụ tài chính cho chủ đầu tư khi đầu tư xây dựng nhà ở xã hội và phương pháp xác định tiền sử dụng đất phải nộp khi người mua, thuê mua được phép bán lại nhà ở xã hội. - Thông tư liên tịch số 88/2016/TTLT/BTC-BTNMT ngày 22/6/2016 của liên Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về hồ sơ của người sử dụng đất khi thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai. - Thông tư số 332/2016/TT-BTC ngày 26/12/2016 của Bộ Tài chính sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 76/2014/TT-BTC ngày 16/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất. - Thông tư số 333/2016/TT-BTC ngày 26/12/2016 của Bộ Tài chính sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 77/2014/TT-BTC ngày 16/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước. Trong năm 2016, chính sách thu NSNN tiếp tục tập trung hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh; trên cơ sở nhận diện sớm các khó khăn khách quan (như giá dầu thô thế giới dao động ở mức độ thấp, thiên tai, lũ lụt, hạn hán, xâm ngập mặn kinh tế tăng trưởng ở mức thấp), Bộ Tài chính đã tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác thu ngân sách, tăng cường quản lý thu, chống thất thu, chuyển giá, trốn thuế và xử lý nợ đọng thuế, phấn đấu tăng thu nội địa và thu từ hoạt động XNK ở mức cao nhất để bù đắp số giảm thu từ dầu thô. Nhờ vậy, kết quả thu ngân sách đã đạt khá hơn dự báo, đạt 1.101,45 nghìn tỷ đồng, tăng 8,6% so với dự toán; thu cân đối từ hoạt động XNK đạt 173,39 nghìn tỷ đồng, tăng 0,8% so với dự toán. Bên cạnh đó, huy động vốn TPCP cũng đạt được những kết quả khả quan. Các giải pháp huy động vốn NSNN được phối hợp chặt chẽ với chính sách tiền tệ, không làm ảnh hưởng đến việc huy động và tăng trưởng tín dụng phục vụ hoạt động sản xuất - kinh doanh của nền kinh tế và góp phần làm cân đối NSNN. Dư nợ thị trường trái phiếu đạt xấp xỉ 36,9% GDP, trong đó dư nợ TPCP khoảng 27,3% GDP, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh khoảng 3,38% GDP, trái phiếu chính quyền địa phương khoảng 0,63% GDP và trái phiếu doanh nghiệp khoảng 5,27% GDP. Bên cạnh việc huy động vốn cho NSNN, các hoạt động tái cơ cấu thị trường và danh mục nợ của Chính phủ cũng được triển khai thực hiện tốt, đã phát hành 281.750 tỷ đồng và hoàn thành mục tiêu Quốc hội đề ra (TPCP kỳ hạn dưới 3 năm không quá 30% tổng khối lượng phát hành TPCP); huy động 55 nghìn tỷ đồng từ Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, giải ngân vốn vay ODA và vay ưu đãi khoảng 3,8 tỷ USD, đáp ứng kịp thời các nhiệm vụ chi ngân sách theo dự toán và đầu tư cho các chương trình, dự án. Trong năm 2016, Bộ Tài chính cũng đã ký kết 36 hiệp định vay ODA, vay ưu đãi từ các đối tác phát triển với tổng giá trị trên 5,2 tỷ USD, góp phần tạo nguồn lực cho đầu tư phát triển. 16 MTAP 2017 - 2019
  16. 2.2. Nhóm giải pháp số 2: Nâng cao hiệu quả phân bổ và sử dụng các nguồn lực tài chính gắn với quá trình tái cơ cấu nền tài chính quốc gia Trong năm 2016, chính sách phân bổ, quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính tiếp tục được hoàn thiện gắn với quá trình tái cơ cấu nền tài chính quốc gia, đảm bảo thực hiện phân bổ, quản lý và sử dụng các nguồn lực theo hướng tiết kiệm, hiệu quả. Bộ Tài chính đã trình Quốc hội cho ý kiến 1 luật; trình Chính phủ để trình UBTVQH thông qua 2 nghị quyết, trình Chính phủ để trình Quốc hội thông qua 1 nghị quyết; trình Thủ tướng Chính phủ thông qua 1 nghị quyết, 1 nghị định, 1 quyết định, 1 chỉ thị; đồng thời Bộ Tài chính đã ban hành theo thẩm quyền một số thông tư hướng dẫn triển khai thực hiện. - Luật Quản lý, Sử dụng tài sản công (đã hoàn thành xây dựng và trình Quốc hội khóa XIV cho ý kiến). - Nghị quyết số 25/2016/QH14 ngày 09/11/2016 của Quốc hội về Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016 - 2020. - Nghị quyết số 266/2016/UBTVQH14 ngày 04/10/2016 của UBTVQH quy định nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi thường xuyên. - Nghị quyết của UBTVQH về việc ban hành Quy chế lập, thẩm tra, trình Quốc hội quyết định dự toán NSNN, phương án phân bổ NSTW và phê chuẩn quyết toán NSNN (UBTVQH đã thông qua ngày 21/12/2016). - Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 07/01/2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2016. - Nghị định số 04/2016/NĐ-CP ngày 06/01/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03/6/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, Sử dụng TSNN. - Quyết định số 08/2016/QĐ-TTg ngày 26/02/2016 cuả Thủ tướng Chính phủ về mua sắm tài sản theo phương thức tập trung. - Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 03/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - NSNN năm 2016. - Thông tư số 206/2015/TT-BTC ngày 24/12/2015 của Bộ Tài chính quy định về tổ chức dự toán NSNN năm 2016. - Thông tư số 19/2016/TT-BTC ngày 01/02/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung của Quyết định số 58/2015/QĐ-TTg ngày 17/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng máy móc thiết bị của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập. - Thông tư số 23/2016/TT-BTC ngày 19/02/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 04/2016/NĐ-CP ngày 06/01/2016 của Chính phủ về việc quản lý, sử dụng TSNN tại đơn vị sự nghiệp công lập. - Thông tư số 34/2016/TT-BTC ngày 26/02/2016 của Bộ Tài chính công bố danh mục tài sản tập trung quốc gia. TỔNG KẾT TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH… 17
  17. - Thông tư số 35/2016/TT-BTC ngày 26/02/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn mua sắm TSNN theo phương thức tập trung. - Thông tư số 124/2016/TT-BTC ngày 03/8/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý số tiền thu được từ cho thuê, cho thuê mua và bán nhà thuộc sở hữu nhà nước; thanh toán tiền chênh lệch khi thuê nhà ở công vụ và quản lý tiền thu được từ cho thuê nhà ở công vụ theo quy định tại Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở. - Thông tư số 158/2016/TT-BTC ngày 25/10/2016 của Bộ Tài chính quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác phần mềm tổng hợp số liệu kiểm kê tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. - Thông tư số 341/2016/TT-BTC ngày 29/12/2016 của Bộ Tài chính quy định tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng máy móc, thiết bị của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài. Chính sách chi NSNN Chi NSNN (bao gồm chi trả nợ gốc) ước đạt 1.360 tỷ đồng, tăng 6,8% so với dự toán. Mặc dù có những thời điểm nguồn thu ngân sách được tập trung chậm, nhưng vẫn đảm bảo theo đúng dự toán, đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, chính trị của các đơn vị sử dụng ngân sách. Nguồn dự phòng các cấp được điều hành quản lý chặt chẽ; tạm giữ lại 50% dự toán chi dự phòng NSTW và NSĐP (đối với những địa phương dự kiến giảm thu) để chủ động xử lý khi nguồn thu NSNN giảm lớn. Các bộ, ngành và địa phương đã nghiêm túc tổ chức triển khai các giải pháp đề ra; chi trong phạm vi dự toán được giao, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi; chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng. Cơ quan tài chính đã tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc sử dụng ngân sách tại một số bộ, địa phương; một số dự án đầu tư sử dụng vốn NSNN; hoạt động kiểm soát chi của KBNN. Nhờ đó, kỷ luật tài chính được tăng cường, hiệu quả sử dụng NSNN có tiến bộ. Giải ngân nguồn vốn NSNN (theo quy định đến 31/01/2017) đạt 91,1% dự toán, vốn TPCP đạt khoảng 67,4% dự toán (theo Nghị quyết số 99/2015/QH13 ngày 11/11/2015 của Quốc hội về dự toán NSNN năm 2016, thì tổng kế hoạch vốn TPCP trong năm 2016 là 60 nghìn tỷ đồng; số vốn TPCP đã phân bổ, giao dự toán cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương là 47,49 nghìn tỷ đồng, còn lại 12,5 nghìn tỷ đồng). Trên cơ sở kết quả thực hiện thu, các nhiệm vụ chi chưa thực sự cần thiết, chậm triển khai được rà soát, cắt giảm; cân đối NSTW được đảm bảo; giữ mức bội chi NSNN trong phạm vi dự toán Quốc hội quyết định. Tái cơ cấu đầu tư công Bộ Tài chính đã chủ động tham gia với các bộ, ngành về kế hoạch đầu tư công trung hạn gắn với kế hoạch tài chính - NSNN giai đoạn 2016 - 2020; trình Thủ tướng Chính phủ các giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng; phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đề ra theo Nghị quyết số 60/NQ-CP ngày 08/7/2016 của Chính phủ. Đồng thời tăng cường kiểm tra, thanh tra, kiểm soát chi, đảm bảo việc sử dụng nguồn vốn đầu tư từ NSNN, TPCP, ODA và tín dụng đầu tư nhà nước có hiệu quả. 18 MTAP 2017 - 2019
  18. Cải cách quản lý ngân quỹ nhà nước Xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định số 24/2016/NĐ-CP ngày 05/4/2016 quy định chế độ quản lý ngân quỹ nhà nước và một số thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện; xây dựng các công cụ quản lý và chuẩn bị điều kiện sẵn sàng triển khai các nghiệp vụ quản lý ngân quỹ năm 2017. Hoạt động dự trữ quốc gia Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về dự trữ quốc gia. Công tác quản lý chất lượng và bảo quản hàng dự trữ quốc gia đã được tăng cường thông qua việc ban hành nhiều quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế kỹ thuật, tạo cơ sở pháp lý trong công tác quản lý và điều hành hoạt động dự trữ quốc gia. Lực lượng dự trữ quốc gia vừa là công cụ của Nhà nước, vừa là tiềm lực tài chính nhằm sẵn sàng, chủ động đáp ứng yêu cầu cấp bách về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh; bảo đảm quốc phòng an ninh, an sinh xã hội và thực hiện các nhiệm vụ khác được Thủ tướng Chính phủ giao (trong năm 2016 đã xuất cấp hàng dự trữ quốc gia trị giá khoảng 2,2 nghìn tỷ đồng, trong đó xuất cấp gần 160 nghìn tấn gạo để cứu trợ, cứu đói, hỗ trợ cho học sinh tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Công tác quản lý giá Tiếp tục xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý giá; chủ động phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện quản lý, điều hành đối với các mặt hàng quan trọng, thiết yếu như xăng dầu; điều chỉnh giá dịch vụ công (xăng dầu, sữa, dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế, cước vận tải...) theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát của năm 2016. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về giá. Giám sát chặt chẽ hoạt động đăng ký, kê khai giá của doanh nghiệp. Phối hợp với các lực lượng chức năng tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại; kiểm tra, xử lý các hành vi mua bán, vận chuyển hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng, mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Tăng cường thông tin, tuyên truyền về giá trên các phương tiện thông tin đại chúng, tạo sự đồng thuận trong xã hội. Giá hàng hóa thế giới, đặc biệt là dầu thô và các nguyên, nhiên liệu đầu vào, ở mức thấp, góp phần giảm sức ép lạm phát từ bên ngoài. Kết hợp với các giải pháp đã triển khai mang lại kết quả tích cực, CPI bình quân cả năm tăng 2,66%, lạm phát cơ bản bình quân tăng 1,83% so với năm 2015. 2.3. Nhóm giải pháp số 3: Đổi mới cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công cùng với việc đẩy mạnh nhằm đa dạng hóa nguồn lực xã hội phát triển dịch vụ công Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương về đổi mới mạnh mẽ hơn khu vực sự nghiệp công, Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập và Quyết định số 695/2015/QĐ-TTg ngày 21/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 quy định cơ chế tự chủ của TỔNG KẾT TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH… 19
  19. đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác; đồng thời đôn đốc các bộ, ngành, địa phương khẩn trương triển khai các nhiệm vụ được phân công1; phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây dựng và quản lý định mức kinh tế - kỹ thuật đối với dịch vụ sự nghiệp công; thí điểm trao quyền tự chủ toàn diện cho một số trường đại học; thí điểm CPH một số đơn vị sự nghiệp; đẩy mạnh xã hội hóa. Hầu hết các địa phương đã ban hành kế hoạch hành động triển khai thực hiện Nghị định số 16/2015/NĐ-CP và Quyết định số 695/2015/QĐ-TTg. Một số địa phương đã ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN, ban hành quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công và các định mức kinh tế - kỹ thuật áp dụng trong các lĩnh vực sự nghiệp công thuộc phạm vi quản lý của địa phương. 2.4. Nhóm giải pháp số 4: Hoàn thiện chính sách, cơ chế tài chính doanh nghiệp, thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước Trong năm 2016, để triển khai thực hiện Luật số 69/2014/QH13 ngày 26/11/2014 của Quốc hội về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, đồng thời hỗ trợ quá trình tái cơ cấu DNNN, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ 1 nghị định (đã được ban hành ngày 09/02/2017) và Bộ Tài chính đã ban hành 1 thông tư hướng dẫn các nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ. - Nghị định số 10/2017/NĐ-CP ngày 09/02/2017 của Chính phủ về quy chế quản lý tài chính của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và sửa đổi, bổ sung khoản 4 điều 4 Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế GTGT. - Thông tư số 14/2016/TT-BTC ngày 20/01/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính khi các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ tham gia thực hiện nhiệm vụ chính trị, đảm bảo an sinh xã hội, cân đối cung cầu cho nền kinh tế. Việc hoàn thiện chính sách, cơ chế tài chính doanh nghiệp, thực hiện tái cấu trúc DNNN đã góp phần thúc đẩy quá trình sắp xếp, đổi mới các DNNN. Hiệu quả hoạt động của khu vực DNNN có nhiều cải thiện. Vốn nhà nước đầu tư vào DNNN cơ bản được bảo toàn, phát triển. Hiệu quả hoạt động mua bán nợ của DATC đã đóng góp vào tiến trình CPH DNNN thông qua việc cơ cấu nợ, xử lý tài chính trước khi CPH và tăng cường năng lực tài chính, hỗ trợ doanh nghiệp CPH ổn định phát triển sản xuất - kinh doanh. Trong năm 2016 (tính đến ngày 20/12/2016), có 56 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án CPH với tổng giá trị thực tế là 34,017 nghìn tỷ đồng, trong đó giá trị thực tế phần vốn nhà nước là 24,39 nghìn tỷ đồng. Trong giai đoạn 2011 - 2016, cả nước đã thực hiện CPH 564 doanh nghiệp với tổng giá trị thực tế gần 800 nghìn tỷ đồng, trong đó giá trị thực tế phần vốn nhà nước là trên 213 nghìn tỷ đồng, qua đó về cơ bản hoàn thành kế hoạch CPH DNNN theo đề án tái cơ cấu DNNN đề ra. Về thoái vốn ngoài lĩnh vực, các đơn vị đã thoái được 3,646 nghìn tỷ đồng, thu về 6,840 nghìn tỷ đồng. SCIC đã bán vốn tại 1 Như: Trình Chính phủ ban hành Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 14/6/2016 quy định cơ chế tự chủ của tổ chức KH & CN công lập; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 171/QĐ-TTg ngày 27/01/2016 phê duyệt quy hoạch mạng lưới tổ chức KH&CN đến năm 2020, định hướng đến năm 2030... 20 MTAP 2017 - 2019
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
39=>0