Cây thiên lý có tên khoa học Telosma cordata (Bura.F) merr pergularia minorander, họ thiên lý (Asclepaadaceae). Cây leo bằng dây không có tua cuốn, hoa mọc thành chùm ở nách lá, hoa nở từ tháng 5 đến tháng 10 ....
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Tài liệu Kỹ thuật trồng hoa thiên lý
- Kỹ thuật trồng hoa thiên lý
- Cây thiên lý có tên khoa học Telosma cordata (Bura.F) merr
pergularia minorander, họ thiên lý (Asclepaadaceae). Cây leo bằng dây
không có tua cuốn, hoa mọc thành chùm ở nách lá, hoa nở từ tháng 5 đến
tháng 10. Là cây ưa ẩm, không chịu được úng, nếu bị khô hạn cây phát triển
cằn cỗi. Hoa thiên lý có giá trị dinh dưỡng cao, trước kia ở nông thôn hoa
thiên lý được trồng làm cây cảnh, lấy bóng mát, thưởng thức mùi thơm và
làm thức ăn bổ sung hàng ngày. Những năm gần đây nhu cầu tiêu thụ hoa
thiên lý ở các thành thị rất lớn, nhất là các thành phố lớn như, Hà Nội, Hải
Phòng... Vì vậy mà người dân một số nơi đã đưa cây thiên lý vào trồng theo
hướng hàng hoá. Xã Nam Xuân - Nam Đàn là xã đã thành công trong việc
đưa hoa thiên lý từ vườn nhà ra trồng ở ruộng sản xuất, người dân nơi đây
trồng 1 ha hoa thiên lý cho thu nhập 140 - 160 triệu đồng /năm, trong đó chi
phí vật tư hết khoảng 20 triệu đồng. Chúng tôi xin giới thiệu kỹ thuật trồng
hoa thiên lý cho bà con nông dân, những người muốn được học tập phát
triển loại cây trồng này.
I. Thời vụ trồng
Có thể ươm trồng quanh năm, tuy nhiên để có trọn mùa hoa thu hoạch
trong năm đầu bà con nên trồng vào vụ xuân.
- II. Nhân giống
Dùng những đoạn dây bánh tẻ (không già quá và cũng không non quá)
có đường kính 7 - 10 mm làm hom. Cắt mỗi hom dài khoảng 1m, sau khi cắt
cần chấm tro vào hai đầu vết cắt để chống chảy nhựa, mất nước và sát
khuẩn. Khoanh tròn phần phía dưới để lại 2 mắt phía trên và đem trồng.
Cũng có thể nhân giống bằng cách chọn những dây lươn mọc gần gốc,
vùi đoạn sát gốc xuống đất, khoảng 15 - 20 ngày sau rễ sẽ mọc nhiều, ta cắt
tách rời khỏi cây mẹ đem trồng. Chú ý khi trồng đào luôn cả đất tránh tổn
thương rễ, khi trồng đảm bảo tỷ lệ sống cao hơn.
III. Chuẩn bị đất trồng và làm giàn
- Chuẩn bị đất trồng: Chọn đất pha cát, nơi dễ tưới, tiêu nước. xung
quanh không có cây to và núi cao che khuất. Cày bừa kỹ, lên luống cao 40 -
50 cm, luống rộng 1,2m, rãnh giữa hai luống rộng 80 cm.
Hố trồng được dào vào giữa luống, giữa các luống được bố trí trồng
so le. khoảng cách cây x cây 3 -4m. Hố trồng được đào sâu 40 cm, rộng và
dài 0,5 - 1m. Đổ phân chuồng hoai (càng nhiều càng tốt) trộng với thuốc trừ
nấm (Zined hoặc CopperzineZ,...) và một ít đất mặt vừa phải, toàn bộ hỗn
- hợp trộn đó được cho xuống hố (cao hơn miệng hố 1 - 2 cm) để sau 1 tuần
thì tiến hành trồng.
- Làm giàn: Sau khi chuẩn bị đất xong tiến hành làm giàn. Làm giàn
bao toàn bộ diện tích ruộng trồng, cao 1,6 - 1,7 m.
Nếu có điều kiện về vốn thì sử dụng cọc được đổ bằng bê tông, bên
trong có 3 - 4 cọc sắt ỵ6. Cọc được chôn thành hàng theo rãnh giữa hai
luống, khoảng cách giữa các cọc 4 - 5 m, sau đó dùng dây kẽm căng đan xen
ngang, dọc để làm giàn cho dây leo. Loại giàn này vững và sử dụng được
thời gian dài.
Có thể sử dụng các vật liệu sẵn có ở địa phương để làm giàn như gỗ,
tre, luồng, ... Loại giàn này sử dụng cọc nhiều hơn, khoảng cách cọc 2 -
2,5m, cọc càng lớn càng tốt (tối thiểu bằng thân cây tre già). Sử dụng dây
kẽm căng đan xen ngang, dọc, cũng có thể sử dụng gỗ, tre, luồng bắc nối
ngang dọc làm giàn cho dây leo. Các hàng cọc ngoài cùng cần được neo,
chống cố định, vững chắc.
IV. Trồng và chăm sóc.
- - Trồng: Đối với cây được nhân bằng cách vùi đoạn sát gốc xuống đất
để tạo rễ, tiến hành tách rời cây giống khỏi cây mẹ, đào luôn cả đất và rễ
đem trồng vào hố trồng.
Đối với cây giống được nhân bằng hom, đặt phần khoanh tròn của
hom xuống, lấp đất chừa lại 1-2 mắt mằm phía trên mặt đất và nén chặt.
Sau khi trồng xong tưới nước đủ ẩm và rào bảo vệ.
- Chăm sóc: Chọn những chồi tốt nhất làm dây cái cho leo lên giàn,
những dây phát triển kém thì cắt bỏ. Đảm bảo đủ ẩm, úng phải tiêu nước
ngay. Khi cây leo cao được 2m tiến hành bón thúc bằng nước giải pha loãng
1/20 (1 lít nước giải pha với 20 lít nước1) tưới cách gốc 60 cm. Khi cây nằm
trên giàn 30 - 50 cm mới cho phát triển nhánh, chủ động dẫn nhánh toả kín
giàn, tránh để các nhánh quấn vào nhau.
Khi cây thiên lý cho hoa tiến hành bón phân bổ sung cho cây. Rễ thiên
lý là loại rễ ăn cạn nên khi bón phân không cần xới xáo, chỉ cần rãi phân và
sau đó phủ lên một lớp mùn và lá khô là được. Bình quân mỗi tháng bổ sung
phân một lần, khoảng 5 - 10 kg phân chuồng hoai + 100 - 150 g NPK (16-
16 - 8) cho một gốc.
V. Thu hoạch.
- Thu hoạch hoa thiên lý khi chùm nụ hoa gần nở (khoảng 1 ngày trước
khi nở hoa), nên tiến hành vào buổi sáng sớm, 3 ngày thu hoạch 1 lần. Thu
hoạch xong nếu chưa vận chuyển ngay thì rải ra, để trong bóng tối hạn chế
hoa nở.
IV. Sâu bệnh và cách phòng trừ.
Rệp:.phải kiểm tra hàng ngày, nếu ít bắt bằng tay, nếu nhiều phải
dùng chổi lông quét rệp vào tờ bìa cứng rồi đốt cháy rệp. Khi có nụ phải
kiểm tra xem rệp có chui vào kẽ chùm nụ hay không, nếu có thì dùng tăm
nhọn đẩy rệp ra xử lý.
Nấm đen: phát triển trên lá và dây. Nó làm cho cây chảy nhựa và suy
yếu. Phòng nấm đen bằng cách không để lá dày nhiều lớp, hái bớt lá non để
ăn, lá già để làm phân. Nếu thấy nấm đen, hái toàn bộ lá có nấm rắc vôi bột
và đem chôn, pha nước vôi quét vào dây có nấm.
* Nếu trồng hoa thiên lý ở những khoảng trống trong sân, vườn nhà
thì cần bố trí nơi có nhiều ánh nắng. Đất phải được đắp thành ụ cao 30 40
cm, đường kính 1 - 1, 5 m. Diện tích giàn phải đảm bảo 10 - 12m2/gốc.
Cây thiên lý nếu được chăm sóc tốt, trồng một lần có thể cho thời gian
kinh doanh từ 3 - 4 năm. Hàng năm vào mùa đông tiến hành cắt hết những
- nhánh phụ, để lại bộ khung, sang xuân cây sẽ ra những nhánh mới và tiếp
tục cho hoa.