intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu: Những bí quyết để thành công (Phần 2)

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

103
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những bài thi nhiều lựa chọn hoặc lữa chọn đúng/sai thường được gọi là “trắc nghiệm” vì có một câu trả lời đúng được quyết định từ trước. Chúng cũng được gọi là những bài kiểm tra “nhận biết” vì câu trả lời đúng ở đâu đó trước mặt bạn – nhiệm vụ của bạn là nhận biết nó. 3. Bài thi trắc nghiệm (nhiều lựa chọn hoặc lựa chọn đúng/sai) Những bài thi nhiều lựa chọn hoặc lữa chọn đúng/sai thường được gọi là “trắc nghiệm” vì có một câu trả lời đúng được quyết định từ trước....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu: Những bí quyết để thành công (Phần 2)

  1. Làm bài thi: Những bí quyết để thành công (Phần 2)
  2. Những bài thi nhiều lựa chọn hoặc lữa chọn đúng/sai thường được gọi là “trắc nghiệm” vì có một câu trả lời đúng được quyết định từ trước. Chúng cũng được gọi là những bài kiểm tra “nhận biết” vì câu trả lời đúng ở đâu đó trước mặt bạn – nhiệm vụ của bạn là nhận biết nó. 3. Bài thi trắc nghiệm (nhiều lựa chọn hoặc lựa chọn đúng/sai) Những bài thi nhiều lựa chọn hoặc lữa chọn đúng/sai thường được gọi là “trắc nghiệm” vì có một câu trả lời đúng được quyết định từ trước. Chúng cũng được gọi là những bài kiểm tra “nhận biết” vì câu trả lời đúng ở đâu đó trước mặt bạn – nhiệm vụ của bạn là nhận biết nó. Nếu các câu hỏi được đặt ra đúng đắn, bạn không cần phải cân nhắc lâu để tìm ra câu trả lời đúng, bạn cũng không cần phải diễn giải. Thông thường, có những khác biệt rất nhỏ tạo nên sự phân biệt giữa sai, có thể đúng và nhất định đúng. Đây là một vài chiến thuật giúp bạn tăng khả năng thành công với kiểu bài thi này. Những chiến thuật với câu hỏi nhiều lựa chọn Phần chính của một câu hỏi có nhiều lựa chọn thường được gọi là “gốc”. Nó thường ở dạng một câu trình bày được hoàn thành bởi một trong
  3. nhiều lựa chọn ở bên dưới. Nó cũng có thể ở dạng một câu hỏi để bạn lựa chọn một đáp án hợp lý từ những lựa chọn đã cho. Làm câu dễ trước. Bỏ qua những câu hỏi khó và quay lại sau. Lên ba kế hoạch để trả lời các câu hỏi: lần đầu trả lời câu dễ, lần hai cho những câu trả lời đòi hỏi phải suy nghĩ và làm việc chăm chỉ mới có thể trả lời đúng và lần ba dành cho những đáp án có hơn 50% theo phỏng đoán của bạn. Mục tiêu của bạn phải chắc chắn trả lời được tất cả các câu hỏi dễ trước tiên và đạt điểm các câu hỏi đó. Sớm mắc vào các câu khó trong bài thi không chỉ khiến bạn lãng phí thời gian mà còn dễ nãn chí, làm dòng chảy trí nhớ bị cắt ngang. Tạo được sự tự tin khi trả lời đúng nhiều câu hỏi sẽ khiến bạn thư giãn và nhớ lại kiến thức cho các câu hỏi khó sau. Hãy chắc chắn là bạn hiểu được phần gốc và từng lựa chọn có thể. Đừng vội vàng đưa ra câu trả lời. Ngay lập tức loại bỏ đáp án sai rõ ràng và khả năng thay thế không hợp lý. Những điều này thường rõ ràng hơn bạn nghĩ. Khó có thể tạo ra nhiều lựa chọn sai mà lại có vẻ ngoài như đúng. Thi thoảng, do người ra đề lười biếng hoặc mệt mỏi, đưa ra nhiều lực chọn thay thế không được tốt lắm và dễ bị nhận biết.
  4. Hãy chọn câu trả lời hoàn toàn chính xác. Có nhiều lựa chọn dường như khá giống hoặc cũng có chỗ đúng. Trong tình huống đó, bạn dễ chọn ngay lựa chọn đầu tiên có vẻ đúng mà không cần đọc hết toàn bộ các lựa chọn. Hãy chủ động làm bài. Bạn nên khoanh tròn và gạch chân những từ khóa, các thời, các từ ở dạng số nhiều,v.v… Tìm mâu thuẫn trong tính hợp lý của các con số. Nếu phần gốc ở dạng số ít, nhưng một trong các lựa chọn lại ở dạng số nhiều, bạn có thể bỏ lựa chọn đó. Kiểm tra sự hợp thời của động từ. Nếu phần gốc ở thì hiện tại và có một sự lựa chọn ờ thời quá khứ và tương lai, bạn có thể dễ dàng loại bỏ lựa chọn đó. Kiểm tra cấu trúc ngữ pháp không hợp lý giữa phần gốc và các lựa chọn. Đây có thể là những gợi ý giúp bạn loại bỏ các lựa chọn sai. Trong lần thứ hai và thứ ba làm bài thi, hãy viết nguệch ngoạc những ý nghĩ bất chợt lên một mãnh giấy nháp. Việc này có thể kích thích những trí thông minh khác hoạt động giúp bạn nhớ lại thông tin.
  5. Hình dung bạn đang đọc tài liệu này. Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy mình thường xuyên có thể thật sự “nhìn thấy” câu trả lời trong sách giáo khoa hoặc trong các ghi chép của mình. Bạn có nên thay đổi câu trả lời? Đó luôn là một quyết định khó khăn. Hãy luôn tin tưởng vào bản năng của bạn – bạn hầu như có thể đúng trong lựa chọn đầu tiên. Bạn chỉ nên thay đổi câu trả lởi nếu thuyết phục được chính mình rằng lựa chọn ban đầu của bạn hoàn toàn sai và bạn tự tin với một sự lựa chọn khác. Bạn có nên đoán? Đây là vài chỉ dẫn để bạn có thể sử dụng sự lười biếng và một số sai sót khác trong việc ra đề (chỉ dẫn không phải lúc nào cũng đúng, nó chỉ hướng dẫn cho những trường hợp tương tự): Nếu một câu trả lởi căn bản là dài hơn, đó có thể là câu trả lời đúng. Nếu có hai sự đối lập, câu trả lời có thể là một trong số đó. Về mặt tâm lý, nếu viết ra câu đúng sẽ dễ dàng hơn viết ra nhiều câu sai. Một lựa chọn có nội dung là “tất cả những ý trên” thường có khả năng là lựa chọn đúng hơn, trong khi lựa chọn “không ý nào trong số những ý trên” có nhiều khả năng sai hơn.
  6. Những chiến thuật đúng/sai Đối với những bài thi đúng/sai, hãy sử dụng nhiều chiến thuật tương tự với những chiến thuật đa lựa chọn. Trong nhiều trường hợp, các bài thi đúng/sai giống cái bài thi đa lựa chọn. Bạn có thể áp dụng nhiều phương pháp và lỗi thiết lập đề thi. Làm những câu dễ trước. Nếu hết thời gian đừng bò lại những cây bạn chắc chắn đạt điểm. Hãy cẫn trọng khi đoán, Một vài bài thi đưa ra hình thức phạt khắc khe và trừ điểm đối với câu đoán không chính xác và câu trả lời sai. Trong trường hợp này, đoán có thể là, giảm điểm số của bạn. Nếu không có hình thức phạt nào, bạn có thể đoán! Bạn có cơ hội 50% chọn được đáp án đúng. Đối với việc đoán, có những gợi ý đặc biệt trong bài thi đúng/sai: Những câu nhấn mạnh và dùng từ ngữ khẳng định như “luôn luôn”, “không bao giờ”, “tất cả”, “bắt buộc”, “mọi lúc” và “không cái nào đúng” thường sai. Những câu dùng ít ngôn từ áp đặt như: “thường xuyên”, “hay”, “có thể”, “có lẽ”, “nên” và “hiếm khi” thường đúng.
  7. Viết ra những câu đúng thường có vẻ dễ hơn những câu sai nhưng có vẻ đúng. Những câu dài hơn thường có vẻ đúng nhiều hơn sai, và đúng là cách đoán cuối cùng tốt nhất.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0