intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

4 Kinh Nghiệm - Bí Quyết Ôn Thi Môn Văn Đạt Điểm Cao

Chia sẻ: Huynh Kim Chi | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:15

321
lượt xem
88
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu '4 kinh nghiệm - bí quyết ôn thi môn văn đạt điểm cao', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 4 Kinh Nghiệm - Bí Quyết Ôn Thi Môn Văn Đạt Điểm Cao

  1. 4 Kinh Nghiệm ­ Bí Quyết Ôn Thi Giúp Bạn  Đạt Điểm Cao Môn Văn *********************************************************************
  2. Kỳ thi tốt nghiệp THPT và Đại học sắp tới. Môn Văn là môn học  quan trọng trong nhà trường. Dưới đây là tổng hợp những  kinh nghiệm ôn thi và thi cử từ nhiều giảng viên, thầy cô  giúp các bạn tự tin, thành công với mùa thi sắp tới. *********************************************************************
  3. Kinh nghiệm 1: Bí quyết ôn thi môn Văn hiệu  quả nhất 1. Ôn tập theo vấn đề và nhóm tác phẩm Những tác phẩm trong nhóm thường phải có  chung một hoặc một số  điểm  tương  đồng, chẳng hạn cùng chung  đề  tài (về   đất nước, về  người lính, về  chủ  nghĩa  anh  hùng  cách  mạng...),  chung  thể  loại (truyện ngắn, thơ...),   chung giai  đoạn sáng tác (từ   đầu thế  kỉ  XX  đến năm 1945)...Ôn tập theo  hướng này, các em sẽ  có  thể  giải quyết tốt  được cả  hai dạng:  đề   đơn (đề  cập tới một tác phẩm) và đề tổng hợp (đề cập tới nhiều tác phẩm). Sau khi tập hợp các tác phẩm thành từng nhóm, cần phải phát hiện được: ­ Những nét độc đáo của tác phẩm này so với tác phẩm khác. ­ Những nét chung của tác phẩm trong nhóm. 2. Khám phá tác phẩm trong các mối liên hệ * Các mối liên hệ bên ngoài: Môn văn gián tiếp  đòi hỏi thí  sinh phải có  kiến thức về  lịch sử, nếu không   khó mà phân tích đúng. Vì vậy, các em cần nắm chắc hoàn cảnh ra  đời,  ý  nghĩa nhan đề và kết cấu cảm hứng để hiểu sâu và chính xác về nội dung   tư  tưởng và  hình thức nghệ  thuật tác phẩm,  đồng thời qua tác phẩm phải  thấy được cả hiện thực thời đại mà nhà văn sống và sáng tác. Chẳng hạn có  thể  viết: Nếu không ra  đời vào mùa xuân năm 1948, thời   điểm mà vấn đề “nhận đường” (Nguyễn Đình Thi), vấn đề “lột xác” (Nguyễn   Tuân) đang đặt ra một cách gay gắt đối với các văn nghệ sĩ trí thức tiểu tư   sản lớp trước, thì  “Đôi mắt” sẽ  không phải là  tuyên ngôn nghệ  thuật của  một thế hệ nhà văn đi theo kháng chiến như Nam Cao, Tô Hoài. Để hiểu sâu sắc và chính xác về tác phẩm, cần đặt nó trong mối liên hệ với  quan điểm sáng tác, tư tưởng và phong cách nghệ thuật của nhà văn. Khi tìm hiểu một tác phẩm cũng phải  đặt nó trong mối liên hệ mật thiết với  giai đoạn văn học, trào lưu văn học, thời kì hoặc phương pháp sáng tác. * Các mối liên hệ bên trong: Mỗi tác phẩm văn chương thường có hai phần nổi bật: nội dung tư tưởng và  hình thức nghệ thuật. Nên từ hình thức tìm ra nội dung, tránh diễn xuôi tác  phẩm. 3. Học văn theo ý, kết hợp tư duy và tái hiện
  4. Các giám khảo chấm bài thi thường phải so sánh giữa hệ  thống  ý  của bài  văn và hệ thống ý mà Bộ GD&ĐT đề ra trong đáp án và biểu điểm chấm thi  để  cho  điểm. Vì  vậy, khi học văn, các em cần tránh học vẹt, mà  nên học  theo ý (theo luận điểm). Cần nhớ số lượng ý lớn, ý nhỏ trong từng bài, từng đề, rồi mới nhớ nội dung   của từng ý, từng luận điểm. Khi làm bài, các em nên diễn đạt lại những ý đó  theo cách của mình. Việc hệ  thống kiến thức theo các bảng, theo các nhánh cây, các mô hình,   và việc liên hệ giữa văn học với cuộc sống, nhất là cuộc sống của bản thân   cũng giúp các em nhớ kiến thức lâu và sâu sắc. 4. Tăng cường chiều sâu tư tưởng và lí luận Mỗi tác phẩm văn học là  cả  một hệ  thống  ý  nghĩa sâu sắc, mà  chỉ  những  người có năng lực cảm thụ tinh tế, sắc sảo và vốn văn hóa sâu rộng mới có   thể nhận ra. Chẳng hạn, tùy bút “Người lái  đò  sông  Đà” không chỉ  ca ngợi những “vẻ  đẹp vàng mười nơi tâm hồn con người vùng Tây Bắc”, mà còn là bài ca về  tư  thế  tự  do và  niềm tin vào khả  năng chiến thắng của Con Người trong   cuộc đọ sức muôn thuở với thiên nhiên. Để bài viết có chiều sâu lí luận, không nhất thiết cứ phải trích dẫn những lời  lẽ của các nhà văn, hay nhà lí luận. Chiều sâu lí  luận của bài viết còn thể  hiện ở sự am hiểu của người viết về các đặc trưng và quy luật của văn học. Chẳng hạn viết về  cách sử  dụng chi tiết nghệ  thuật của Nam Cao, Thạch   Lam, Tô Hoài, mà nêu được ý: Tài năng của một nhà văn lớn bao giờ cũng  được làm nên từ những chi tiết nhỏ… thì bài viết đã có chiều sâu lí luận hơn  nhiều. 5. Tăng cường tính chính xác và tư duy khoa học Văn học là  một môn khoa học về  nghệ  thuật ngôn từ. Vì  vậy, cần kết hợp  vừa tăng cường chất văn vừa tăng cường tính chính xác trong bài văn, nhất  là  trong việc trích dẫn kiến thức và  dẫn chứng. Bên cạnh  đó, việc hiểu rõ,   nắm vững và sử dụng chính xác các khái niệm, các thuật ngữ văn học cũng 
  5. giúp tăng cường tính chính xác của bài văn. Các em không nên sử  dụng  khái niệm, nếu như chưa hiểu rõ về nó. 6. Xây dựng đoạn văn chặt chẽ và chuyển ý khéo léo Các em nên tự rèn luyện kĩ  năng viết 1 ý thành đoạn văn, dưới nhiều hình   thức như quy nạp, diễn dịch, tổng ­ phân ­ hợp. Cũng cần xác định mức độ trình bày đối với mỗi ý. Trong bài văn đạt điểm  cao, không phải mọi  ý   đều  được trình bày với  độ  dài ngắn như  nhau. Trái  lại,  ý  nào quan trọng, cần viết dài hơn,  để  triển khai kĩ  lưỡng hơn;  ý  nào   phụ, có thể trình bày ngắn gọn, hoặc nêu tóm tắt. Khi hết một ý, chuyển sang ý khác, cần có câu chuyển ý (chuyển đoạn). 7. Dẫn chứng hợp lý, bình dẫn chứng tinh tế Bài văn  đạt  điểm cao không chỉ  cần  đủ   ý  mà  còn cần có  các dẫn chứng  được trích dẫn chính xác, tiêu biểu, có chọn lọc, giàu sức thuyết phục, góp  phần làm sáng tỏ  và  nổi bật hơn hệ  thống  ý  của bài văn… Trước khi nêu  dẫn chứng, cần có  một lời giới thiệu khéo léo về  dẫn chứng. Lời dẫn này  nên kết hợp với lời bình, với cảm nhận của các em về  dẫn chứng,  để  làm   nổi bật ý của bài văn. Chẳng hạn, có thể giới thiệu dẫn chứng như sau: Khi tiếng sáo gọi bạn yêu   “lấp ló” ở “đầu núi” cũng là khi khát vọng tình yêu, hạnh phúc, tự do đã “lấp  ló” nơi tâm hồn Mị: “Đầu núi  đã  lấp ló  có  tiếng ai thổi sáo rủ  bạn  đi chơi”.   Cũng có  thể  phân tích và  bình giảng sau khi  đã  trích dẫn chứng, miễn là   làm nổi bật được ý văn cần thể hiện. 8. Tuân thủ nghiêm các nguyên tắc Để đạt điểm cao, bài văn phải được trình bày sáng sủa, sạch đẹp. Cần hết   sức tránh việc dập xóa, để tránh cho bài làm không bị xấu và bẩn. Các em  cần phải rèn luyện cho mình một cách diễn  đạt  đúng, nghĩa là  nói và  viết  đúng ngữ pháp. Các em nên học cách diễn  đạt của nhà  phê  bình Hoài Thanh trong “Thi  nhân Việt Nam”. Nói về chất cổ điển của “Tràng giang”, ông viết: “Huy Cận  đã  khơi lại cái mạch sầu mấy nghìn năm vẫn ngấm ngầm trong cõi  đất   này”.
  6. 9. Phân bố thời gian làm bài hợp lý Các em cần hết sức lưu ý đến điểm số của từng câu (hoặc từng phần) được  ghi trong  đề  thi,  để  từ   đó, chủ   động phân chia thời lượng, giấy mực... cho   từng câu một cách hợp lí. 10. Rèn luyện để tăng tốc độ viết Các em nên luyện tập ngón tay và  khuỷu tay,  để  tránh bị  mỏi tay khi viết  bài, đồng thời luyện viết thường xuyên để viết nhanh, chữ viết rõ ràng, sạch   đẹp hơn. Cần lưu ý rằng, điều kiện đầu tiên để tốc độ viết văn nhanh hơn là  các em phải luôn làm chủ kĩ năng và kiến thức, phải chuẩn bị sẵn sàng và   đầy đủ kiến thức trong đầu. Nếu   kiên   nhẫn   rèn   luyện,   nỗ   lực   học   tập   một   cách   thông   minh   và   có   phương pháp, chỉ cần một thời gian ngắn, chắc chắn các em sẽ có bài văn   đạt điểm cao trong kì thi tuyển sinh đại học, cao đẳng. (Tổng hợp từ bài viết của Thạc sĩ Phạm Hữu Cường, giảng viên Đại học   quốc gia Hà Nội.)
  7. Kinh nghiệm 2: Bí quyết làm bài thi môn Văn tốt  nghiệp đạt điểm cao Một mùa thi lại  đến mang theo bao hy vọng  đan xen bao  âu lo trong các em  học sinh lớp 12. Để giúp các em có thể ôn tập và làm bài tốt môn Ngữ Văn, cô   giáo dạy văn Trương Thị  Hiền Lương chia sẻ  bí  quyết  để   đạt  điểm cao môn  Văn. Ôn luyện là công việc bắt buộc cho tất cả các học sinh cuối cấp. Ôn là học lại   những kiến thức của 12 năm đèn sách và để xem khối kiến thức ấy các em đã   nắm  được bao nhiêu phần trăm. Còn luyện là việc các em vận dụng kiến thức  để đi vào làm các bài văn cụ thể. Học Văn tối kỵ là học vẹt, học tủ.  Một  điều rất cần thiết là  các em luôn phải nắm chắc kiến thức cơ  bản trong   sách giáo khoa, nắm vững được bài giảng của các thầy cô trên lớp về nội dung  và nghệ thuật của từng tác phẩm văn học cụ thể. Ví dụ như học về bài thơ Tây  tiến của nhà  thơ  Quang Dũng, các em không thể  không biết về  hoàn cảnh   sáng tác của bài thơ này, về hình  ảnh những anh bộ  đội cụ Hồ ­ những người   con của  đất Thăng Long Hà  Nội  đã  ngã  xuống vì   độc lập tự  do của Tổ  quốc,   đã   được Quang Dũng xây dựng thành bức tượng  đài bi tráng trong tác phẩm  Tây tiến như  thế  nào. Hay như  học về  tác phẩm Thuốc của nhà  văn Lỗ  Tấn, 
  8. các em không thể  không hiểu về  hình  ảnh chiếc bánh bao tẩm máu người   mang theo các lớp nghĩa hàm ẩn như thế nào. Học Văn tối kỵ là học vẹt, học tủ. Các em phải biết hệ thống hóa kiến thức và   phải biết chốt lại những kiến thức trọng tâm của tác phẩm, để tránh lan man xa  đề, lệch đề khi làm bài. Các em nên tạo thói quen học tập hàng ngày, không nên để bài vở dồn lại và  thức trắng  đêm  để  giải quyết chúng. Hãy luyện cho mình giống như  một chú   kiến chăm chỉ  cần mẫn tha dần từng khối lượng kiến thức về  cho mình. Có  được thói quen chăm chỉ đó các em vừa hoàn thành được bài vở của mình mà  vẫn có thể vui chơi cùng bè bạn trong năm học cuối cấp này. Hãy lên một kế  hoạch thật cụ  thể, tỉ  mỉ  và  chi tiết  để  có   được một thời gian   biểu hợp lý: học tập,  ăn uống, nghỉ  ngơi hài hòa thì  mới có   được sức khỏe  để  vững vàng bước vào những kỳ thi đầy thử  thách  ở  phía trước. Trong thời  điểm   này sức khỏe là yếu tố tiên quyết giúp các em có được 50% thắng lợi. Bên cạnh  đó   để  làm bài thi cho thật tốt, các em hãy bám sát vào cấu trúc  đề  thi mà  các thầy cô  giáo  đã  hướng dẫn các em trên lớp. Bắt  đầu từ  năm học  2008­2009, học sinh khối 12 trong cả  nước  đã  được học theo chương trình và   sách giáo khoa mới. Bộ GD­ĐT  đã có thông báo về  cấu trúc  đề thi tốt nghiệp   và đại học theo hai phần rất rõ rệt: I. Phần chung cho tất cả các thí sinh (5 điểm) Câu 1 (2 điểm): Tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm văn  học Việt Nam và tác giả, tác phẩm văn học nước ngoài. Câu 2 (3 điểm): Vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài nghị luận xã  hội ngắn khoảng 400­600 từ để nghị luận về một tư tưởng đạo lý hoặc một hiện   tượng xã hội. II. Phần riêng ­ Phần tự  chọn:  Thí  sinh chỉ   được làm một trong hai câu 3a  hoặc 3b theo chương trình Chuẩn hoặc Nâng cao.  Đó  là  phần vận dụng khả  năng  đọc hiểu và  kiến thức văn học  để  các em có  thể  viết  được hoàn chỉnh  một bài nghị luận văn học. Khi vào phòng thi các em hãy luôn giữ  bình tĩnh không tự  tạo  áp lực cho bản  
  9. thân. Hãy đọc kỹ đề bài và lựa chọn những câu hỏi phù hợp với khả năng của   các em để làm trước. Một  điều tối cần thiết là  các em phải phân bố  thời gian hợp lý  khi làm bài  để  tránh hết thời gian mà bài vẫn chưa hoàn thành. Thay vì làm lan man mỗi câu   một chút, các em nên tập trung vào từng câu một  để  có  thể  chắc chắn có   những cơ số điểm thích hợp. Chúc các em một mùa thi thành công! (Cô giáo Trương Thị Hiền Lương Giáo viên môn Ngữ văn, Trường THPT Đào Duy Từ, Hà Nội) Kinh nghiệm 3: Bí quyết để đạt điểm cao môn  Văn ­ Nêu muôn viết được bai văn đat điểm cao, ngoai việc tổ chức luận điểm sang   ́ ́ ̀ ̣ ̀ ́ ro mach lac, con cần co kết cấu sang tao, từ  mở  bai  đến kết bai. Cô  giáo   ̃ ̣ ̣ ̀ ́ ́ ̣ ̀ ̀ Nguyễn Thị Ninh, giáo viên tổ Văn Trường THPT Hà Nội ­ Amsterdam chia sẻ  với thí  sinh cách  ôn tập và  làm bài văn  đạt  điểm cao trong kỳ  thi tốt nghiệp   THPT. Mỗi bài văn cần có luận điểm rõ ràng
  10. Muốn đạt hiệu quả cao môn Văn trong kỳ thi tốt nghiệp, thí sinh phải nắm chắc   được kết cấu bài thi với 2 câu nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Đối với câu nghị luận xã hội, thí sinh phải nắm chắc kỹ năng làm nghị luận xã  hội, biết tổ  chức  ý  trong bài. Học sinh cân chu y cach tổ  chức luận  điểm như   ̀ ́́ ́ sau: ­ Luân điểm phai khoa hoc, chinh xac ̣ ̉ ̣ ́ ́ ­ Luận điểm phai ro rang, mach lac ̣ ̉̃̀ ̣ ̣ ­ Luân điểm phai co tinh hệ thống ̣ ̉ ́́ ­ Luân điểm phai sâu sắc mới me (đề̀̀ xuât được y kiến mơi) ̣ ̉ ̉ ́ ́ ́ Vi dụ: Khi đê bai yêu cầu ban luận một ngan ngữ Hi Lap: ́ ̀̀ ̀ ̣ ̣ "Cai rễ cua hoc hanh thi cay đắng nhưng qua cua no thi rất ngot ngao" ́ ̉ ̣ ̀ ̀ ̉̉ ́̀ ̣ ̀ Ngươi viết phai đưa ra được cac luận điểm sau: ̀ ̉ ́ 1. Vai tro cua việc hoc tập đối với con người ̀̉ ̣ 2. Qua trinh hoc tập bao giờ  cung gian khổ  kho khăn nhưng người ta sẽ   ́̀ ̣ ̃ ́ găt hai thanh công ̣ ́ ̀ 3. Co thể hưởng thu qua tri thức ngot ngao ma không cần hoc tập kiên trì  ́ ̣ ̉ ̣ ̀ ̀ ̣ không? Sau khi có  luận  điểm rồi thì  các em phải có  dẫn chứng thực tế  dựa vào vốn  sống về  xã  hội, trải nghiệm xã  hội  để  thuyết phục người  đọc về  nguyên nhân  xảy ra, thực trạng hiện nay như  thế  nào, nêu các giải pháp. Các em nên dẫn   chứng thực tế nhiều hơn dẫn chứng văn học. Có kết cấu sáng tạo Con ở phần Nghị luận văn học, các em phải nắm rõ xuất xứ, chủ đề tác phẩm  ̀ văn học ra đời trong hoàn cảnh nào. Đối với văn xuôi thì nắm vững cốt truyện,  nhân  vật, chi  tiết,  nội  dung  nghệ   thuật,  những  sáng  tạo   độc  đáo trong  tác  phẩm.
  11. Nêu muốn viết  được bai văn đat  điểm cao, ngoai việc tổ  chức luận điểm sang   ́ ̀ ̣ ̀ ́ ro mach lac, con cần co kết cấu sang tao, từ  mở bai đến kết bai. Khi ban luận  ̃ ̣ ̣ ̀ ́ ́ ̣ ̀ ̀ ̀ hoăc phân tich co đưa ra được những y kiến mới, đoi hoi người viết co cam thụ  ̣ ́ ́ ́ ̀ ̉ ́̉ tinh tê va kha năng tư  duy  độc lập, chon  được dẫn chứng tiêu biểu, trúng vấn   ́̀ ̉ ̣ đề, co lời binh hay, phat hiện độc đao. ́ ̀ ́ ́ Ngoai ra, cung phai chu y việc triên khai y khi phân tich tac phẩm văn xuôi  ̀ ̃ ̉ ́́ ̉ ́ ́ ́ phai mach lac, lôgic, từ khai quat đến cu thể. Cac y co sự liên kết chặt che. ̉ ̣ ̣ ́ ́ ̣ ́́́ ̃ Phân tich sâu rôi mới mở  rộng so sanh với cac tac phẩm tương  đồng. Nên  đa   ́ ̀ ́ ́ ́ dang hoa câu văn, kết hợp câu nghi luận với câu nghi vấn, câu khẳng  đinh,  ̣ ́ ̣ ̣ câu biêu cam, câu văn giau hinh anh... Phai huy động vốn từ phong phu. ̉ ̉ ̀ ̀ ̉ ̉ ́ Với tác phẩm thơ, học sinh cần nắm chắc hoàn cảnh ra  đời của tác phẩm, ví   dụ: Với bài thơ  Tây Tiến, các em phải hiểu bài này viết về   đơn vị  bộ   đội nào,  hoạt động ở đâu, hoàn cảnh thực tế họ trải qua gian khổ như thế nào. Điều đặc  biệt, chính tác giả bài thơ là người trải nghiệm, người cầm bút, điều này đã giúp   cho tác giả sáng tạo nên kiệt tác về người lính rất chân thực, sống động và bất  tử. Tác   phẩm   thơ   khác   với   văn   xuôi.   Văn   xuôi   thiên   về   chi   tiết,   nội   dung   cốt   chuyện còn ở thơ là hệ thống hình tượng và ngôn từ, hình ảnh. Khi phân tích đoạn thơ các em nên đặt trong chỉnh thể tác phẩm và phải nắm   được ý chủ đạo, phân tích mối quan hệ giữa đoạn thơ và nghệ thuật song song  để làm nổi bật tư tưởng nội dung chính của đoạn thơ. Dù phân tích văn xuôi hay thơ thì các em nên nhớ  để vị trí  của nhà văn trong   tiến trình văn học. Ví  dụ:  Đối với nhà  văn Tô  Hoài thì  tác phẩm Vợ  chồng A  Phủ  được trao giải nhất vì cái mới nhà văn thể hiện tư tưởng nhân đạo, tố cáo  giai cấp thống trị mà nhà văn đã miêu tả nhân vật trong tính cách đa chiều. Đối với đề thi Văn “mở” như năm vừa qua cách ra đề mới, tạo khoảng rộng cho   chủ  thể  sáng tạo. Các em không nhất thiết phải theo thứ  tự  A,B,C giải thích  vấn đề tại sao, như thế nào. Tất nhiên, về mặt cốt lõi bên trong phải tuân theo   lôgic nhưng làm mới vấn  đề   đó  bằng cách  đặt một câu chuyện nhập vào bài   luận, từ vấn đề đó mình bàn luận ra. Ví dụ: Viết về tình yêu quê hương thì các em có thể bắt đầu từ: Tôi nhận được   một bức thư của một người bạn nước ngoài đã 5 năm không trở về quê hương. 
  12. Từ  đó, mình viết tình yêu quê hương quan trọng đến mức nào  đối với mỗi con  người. Lưu  ý: Bài văn  đạt  điểm cao phai co hinh thức  đep: Kết cấu sang. Chữ  sach   ̉ ́̀ ̣ ́ ̣ đep, ro rang. Viết hoa,  đung qui cach,  đung luật chinh ta, dẫn chứng luôn  để  ̣ ̃̀ ́ ́ ́ ́ ̉ trong ngoăc kep... ̣ ́
  13. Kinh nghiệm 4: Bí quyết thi tốt môn Văn tuyển  sinh Đại Học Không dễ “tiêu hóa” những điều trong sách tham khảo bởi đa số  ít hướng dẫn về phương pháp mà chỉ thuần kiến thức Kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm qua cho   thấy phần lớn các em nói thích  học văn theo lối tự  do cảm thụ. Thế  nhưng khi tôi hỏi thế  nào là  cảm thụ  thì  hầu hết  đều lúng túng. Trong bài viết này, tôi xin giới thiệu một số  phương   pháp  để   định hướng cảm thụ, với mong muốn các em sẽ  thi tốt nghiệp môn  văn đạt điểm cao. Học sinh Trường THPT Hoàng Hoa Thám (TPHCM) trong một giờ học. Ảnh: Huy Lân   Đừng xem thường chú thích    Trước tiên phải nói  đến sách giáo khoa, vì  toàn bộ  văn bản tác phẩm  đề  thi  đưa ra đều nằm trong đó. Trong sách giáo khoa  có phần “kết quả cần đạt” và   riêng sách cơ bản có thêm phần “ghi nhớ”,  đều có giá trị định hướng nội dung   tư  tưởng, chủ   đề  và  giá  trị  nghệ  thuật. Cần lưu  ý  phần “Hướng dẫn học bài”  ở   cuối văn bản vì đó là hướng dẫn nội dung từng phần của tác phẩm.   
  14. Đừng xem thường phần chú thích (nếu có), vì nó giải thích những từ khó hoặc  điển cố, điển tích văn học giúp các em hiểu ý nghĩa vấn đề. Chỉ cần bấy nhiêu   thôi là đã có điểm trên trung bình rồi.   Tôi từng biên soạn nhiều bộ  sách tham khảo nên chân thành nói với các em   rằng sẽ  không dễ   “tiêu hóa” những  điều trong  đó  bởi  đa số   ít hướng dẫn về  phương pháp mà chỉ thuần kiến thức. Có kiến thức mà không có phương pháp  chẳng khác gì con tàu thiếu hải đăng dẫn lối.    Lưu ý cả 2 phần: Dẫn, nhập     Xin giới thiệu các em 2 kiểu  đề  thường gặp trong phạm vi kỳ  thi tốt nghiệp  THPT:   ­  Kiểu cảm nhận về hình tượng nhân vật: Trong  đề tài  chiến tranh thường  lấy cảm hứng đất nước. Với loại đề này, trong phần mở bài bao giờ cũng gồm 2  phần là dẫn và nhập. Phần dẫn yêu cầu các em phải hiểu hình tượng nhân vật   đó đương nhiên ở trong tác phẩm cần cảm nhận và tác giả của nó. Vì vậy, phải   giới thiệu nét tiêu biểu về  tác giả  và  tác phẩm (chỉ  cần giới thiệu vị  trí  tác giả  trong  đời sống văn học và  phong cách sáng tác. Cả  hai vấn  đề   đều có  trong   tiểu dẫn của sách giáo khoa).  Đối với nét tiêu biểu về tác phẩm thì có thể giới   thiệu hoàn cảnh ra đời kết hợp xuất xứ.   Phần nhập phải giới thiệu nhân vật trung tâm và   ý  nghĩa của luận  đề  (ví  dụ:   Tác phẩm thiên về   đề  tài chiến tranh thì  nhân vật chính thường mang phẩm  chất anh hùng, sống có  lý  tưởng cao  đẹp…). Hãy nhớ  mở  bài mà  không nêu   được luận đề thì coi như lạc đề hoặc không hiểu đề.   Ở  phần thân bài, bước 1 phải nêu  được khái quát nội dung tác phẩm. Từ khái   quát xuống cụ thể. Ví dụ: Rừng xà nu là câu chuyện đau thương mà người anh   hùng của nhân dân Tây Nguyên vùng lên giành độc lập tự do trong công cuộc   chống Mỹ cứu nước, được điển  hình qua hình tượng nhân vật Tnú.   Cuối thân bài các em nên nhận định chung, tổng hợp lại vấn đề rồi từ nhân vật   cụ thể mà khái quát lên thành tập thể.   ­  Kiểu phân tích giá  trị  nhân  đạo của tác phẩm:  Đây là   kiểu  đề  khó  nên  các em phải luyện tập thật tốt. Cần biết phân tích giá  trị  nhân  đạo trong tác  phẩm văn học là tìm hiểu thái độ tình cảm xót thương, thấu hiểu, trân trọng, tin  
  15. tưởng của nhà  văn  đối với cảnh ngộ; niềm trăn trở  tâm tư, khát vọng hạnh   phúc, phẩm chất tốt đẹp và khả năng vươn dậy của những mảnh đời bất hạnh  trước hiện thực tăm tối của cuộc sống.    * Trong phần mở bài thì phần dẫn giống kiểu đề cảm nhận về hình tượng nhân   vật. Phần nhập thì  phải nêu tư  tưởng của tác phẩm (tinh thần nhân  đạo).  Ở   phần thân bài, bước 1 phải nêu cho  được khái niệm nhân  đạo trong tác phẩm   văn học. Bước 2 phải khái quát nội dung tác phẩm. Bước 3 phải lần lượt tìm   hiểu phân tích thái độ, tình cảm của nhà văn qua từng nhân vật (tránh rơi vào  phân tích hình tượng nhân vật vì chỉ tìm hiểu thái độ của tác giả về một nhân   vật). Bước 4 phải tổng hợp lại vấn đề để xem tính nhất quán của tác giả. Phần  kết bài giống với  kiểu đề cảm nhận về hình tượng nhân vật.  ** Trong phần kết bài của kiểu  đề  cảm nhận về  hình tượng nhân vật, lưu  ý  nguyên tắc cơ  bản là  mở  cái gì  thì  phải kết về  cái  đó. Liên hệ  bản thân (nếu  vận dụng  được thì  tốt nhưng tránh kiểu câu hô  hào mà  không tạo  được tính   biểu cảm chân thành). NGUYỄN ĐỨC HÙNG (Trung tâm Luyện thi ĐH và Bồi dưỡng văn hóa Vĩnh   Viễn ­ TPHCM) (Collected & created by thanhtong32)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2