Tài liệu những hiểu biết cần thiết dùng cho lao động Việt Nam đi làm việc tại Ca-Ta
lượt xem 4
download
Cuốn tài liệu này do Cục Quản lý lao động ngoài nước biên soạn nhằm trang bị cho các bạn những hiểu biết cần thiết về đất nước, con người, phong tục tập quán, văn hoá, xã hội và luật pháp Ca-ta, nơi mà các bạn sẽ hoà nhập, chung sống và làm việc trong khoảng thời gian từ hai đến ba năm. Đất nước Ca-ta là một quốc gia Trung Đông đang trên đà phát triển, có bản sắc văn hoá mang đậm nét Đạo Hồi. Mời các bạn cùng tham khảo để biết thêm các nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu những hiểu biết cần thiết dùng cho lao động Việt Nam đi làm việc tại Ca-Ta
- TÀI LIỆU Những hiểu biết cần thiết dùng cho lao động Việt Nam đi làm việc tại Ca-ta Hà Nội - 2007 1
- Lời giới thiệu Các bạn lao động thân mến ! Cuốn tài liệu này do Cục Quản lý lao động ngoài nước biên soạn nhằm trang bị cho các bạn những hiểu biết cần thiết về đất nước, con người, phong tục tập quán, văn hoá, xã hội và luật pháp Ca-ta, nơi mà các bạn sẽ hoà nhập, chung sống và làm việc trong khoảng thời gian từ hai đến ba năm. Đất nước Ca-ta là một quốc gia Trung Đông đang trên đà phát triển, có bản sắc văn hoá mang đậm nét Đạo Hồi. Những ngày các bạn ở Ca-ta sẽ là những ngày các bạn có cơ hội, cũng như bổn phận nuôi dưỡng và phát triển những thiện cảm và sự tin cậy vốn có của người dân Ca-ta đối với đất nước và nhân dân Việt Nam, củng cố niềm tin của người dân Ca-ta về Người lao động Việt Nam - những người đầy nhiệt huyết, ham học hỏi, yêu lao động, sáng tạo, không chỉ thông minh mà còn có kỷ luật cao và trọng danh dự của đất nước. Các bạn sẽ tiếp cận và tiếp thu những kỹ thuật, công nghệ hiện đại, tác phong và cách làm việc công nghiệp trong một nền kinh tế thị trường. Tất cả những điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào nhận thức và nỗ lực của các bạn. Những người viết và biên tập cuốn sách này mong muốn cùng các bạn vượt qua khó khăn, trở ngại ban đầu và thành công trong thời gian sống và làm việc tại Ca- ta. Cục Quản lý lao động ngoài nước 2
- Phần một một số nét cơ bản về đất nước, con người Ca-ta I. Giới thiệu về đất nước, con người Ca-ta 1. Vị trí địa lý Ca-ta là một bán đảo nằm ở phía Đông bán đảo ảrập và một số đảo nằm dọc bờ Tây Vịnh ảrập, phía Tây giáp với Các tiểu Vương quốc ảrập thống nhất và ảrập Xê út. Diện tích là 11.437km2. Địa hình chủ yếu là sa mạc, đồng bằng cằn cỗi. Có khí hậu sa mạc, mùa hè nắng nóng kéo dài, nhiệt độ lên đến 440 C, mùa đông nhiệt độ trung bình từ 10-200 C. Thủ đô là Doha và các thành phố là Alkhor-Dukhan, Ru wais. Tên nước: Nhà nước Ca-ta Chính phủ: Loại hình Tiểu vương quốc hợp hiến Tôn giáo: Đạo Hồi là Quốc đạo Ngôn ngữ: tiếng ảrập là ngôn ngữ chính thống, tiếng Anh được sử dụng rộng rãi. Giờ Ca-ta chậm hơn giờ GMT 3 tiếng, chậm hơn giờ Việt Nam 4 tiếng. Quốc khánh: ngày 03 tháng 9 năm 1971 Hiến pháp: Được thông qua trong cuộc bầu cử năm 2003, có hiệu lực từ tháng 6 năm 2005. Pháp luật độc lập, không có đảng phái chính trị. 2. Dân số Theo thống kê tháng 7 năm 2006, dân số Ca-ta là 885.359 người. Bao gồm các nhóm dân tộc: người ảrập 40%, người Pakistan 18%, người ấn Độ 18%, người Iran 10%, các dân tộc khác 14%. 3. Kinh tế Ca-ta là một đất nước nhỏ với số dân dưới một triệu người nhưng có nền kinh tế phát triển mạnh, thu nhập bình quân đầu người cao, khoảng 38.200 USD/người/năm. 3
- Tài nguyên chính của Ca-ta là dầu lửa với trữ lượng 14,51 tỷ thùng, hơi đốt 17.930 tỉ m3. Nền kinh tế Ca-ta chủ yếu dựa vào nền công nghiệp khai thác, chế biến dầu lửa và hơi đốt, đem lại khoảng 85% nguồn thu từ xuất khẩu và 55% tổng thu nhập Quốc nội (GDP), ước tính khoảng 60% tổng thu nhập quốc gia(GNP). Từ năm 1973 việc sản xuất dầu và khí đốt đưa Ca-ta thoát ra khỏi nấc thang của những nước nghèo nhất thế giới, trở thành một trong những nước có thu nhập đầu người cao nhất. Ngoài ra, Ca-ta còn có một số nhà máy xi măng, sửa chữa tàu thuyền và ngư nghiệp. Ca-ta xuất khẩu chủ yếu các sản phẩm dầu, phân bón, thép..., nhập khẩu máy móc, thiết bị, hoá chất ,hàng tiêu dùng, thực phẩm. Công nghiệp: Các loại hình sản xuất và tinh lọc dầu, phát triển khí ga thiên nhiên, ngành mỏ, ngành xây dựng, ngành điện. Nông nghiệp: Nền nông nghiệp Ca-ta không phát triển, chỉ chiếm khoảng 2% GDP. Các sản phẩm nông nghiệp như: lương thực, thực phẩm, hoa quả, rau đều phải nhập khẩu. 4. Lịch sử Thế kỷ thứ VII, Ca-ta là một bộ phận của đế quốc ảrập Năm 1877 Ca-ta bị đế quốc Ottoman chiếm Năm 1882 bị thực dân Anh chiếm đóng, ngày 3/11/1916 Ca-ta trở thành xứ bảo hộ của nước Anh, bản Hiệp ước giữa nước Anh và Sheikh Abdulah ký kết nêu rõ người lãnh đạo Ca-ta đồng ý không dành lãnh thổ của mình cho nước nào khác ngoài nước Anh và không thiết lập quan hệ ngoại giao với Chính phủ nước nào khác nếu không có sự ưng thuận của nước Anh. Ngược lại người Anh hứa bảo vệ Ca-ta khỏi tất cả sự xâm lấn bằng đường biển và cung cấp lương thực trong trường hợp bị tấn công lấn chiếm đất đai. Năm 1935 một sự nhượng bộ dầu mỏ được ban cho công ty dầu mỏ Ca-ta, một chi nhánh của công ty dầu mỏ Irắc do Nam tước Anglo, người Pháp và các chi nhánh của Mỹ đồng sở hữu. Dầu chất lượng cao được khám phá vào năm 1940 tại Dukhan, trên phần phía tây của bán đảo Ca-tabij, do chiến tranh thế giới lần thứ hai xảy ra nên việc khai thác, xuất khẩu dầu bị dừng lại cho đến tận năm 1949. 4
- Từ năm 1950 đến 1956 lượng dầu khai thác tăng dần, Ca-ta bắt đầu giai đoạn lịch sử hiện đại. Năm 1968 người Anh thông báo chính sách kết thúc các mối quan hệ với người Sheikhdom. Ngày 03/9/1971 Anh trao trả độc lập cho Ca-ta và ngày này trở thành ngày Quốc khánh của Ca-ta. 5. Chính trị Ca-ta theo chế độ quân chủ chuyên chế, đứng đầu Nhà nước là Quốc Vương gọi là Emir (Quốc vương hiện nay của Ca-ta là Sheikh Hamad Bin Khalifan Al- Thani). Trước đây Ca-ta không có Quốc hội mà chỉ có Hội đồng cố vấn (Majis Al Shura) gồm 35 thành viên do Quốc Vương chỉ định. Quốc Vương chỉ định cả Thủ tướng và Hội đồng Bộ trưởng. Các đảng phái chính trị, các tổ chức công đoàn và quần chúng đều bị cấm hoạt động. Gần đây Ca-ta tiến hành cải cách chính trị, kinh tế cho phép phụ nữ được quyền bầu cử và tranh cử. Tháng 4 năm 2003, Ca-ta tổ chức trưng cầu dân ý và đã thông qua Hiến pháp mới, Quốc hội bao gồm 45 thành viên, trong đó 2/3 được bầu cử trực tiếp, 1/3 thành viên còn lại do Quốc Vương chỉ định. Cuộc bầu cử Quốc hội mới (thay thế Hội đồng cố vấn) được tiến hành vào năm 2004. Hiến pháp mới cho phép thành lập ngành Tư pháp độc lập, tách rời các cơ quan Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp, đảm bảo quyền tự do Hiệp hội, bày tỏ ý kiến nhưng không cho phép thành lập các đảng phái chính trị. 6. Con người Dân bản địa của bán đảo ảrập chủ yếu là dân Ca-ta có nguồn gốc từ các bộ tộc nhập cư tới Ca-ta, một số người có nguồn gốc từ các bộ tộc Omani. Người Ca-ta, sống tập trung phần lớn ở thủ đô Doha. Công dân nước ngoài chiếm 52% tổng dân số, phần lớn là người Đông Nam á, Ai cập, Palestin, Iran, Jordan. Người Ca-ta phần lớn theo đạo Hồi dòng Sunni, đạo Hồi là tôn giáo chính thống. Giáo dục là bắt buộc và miễn phí cho tất cả cư dân ảrập từ 6-16 tuổi, tỷ lệ người dân biết chữ cao. 7. Đối ngoại Ca-ta là thành viên của các tổ chức: Liên hiệp quốc (UN), Uỷ Ban kinh tế và xã hội Tây á (ESCWA), Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC), Tổ chức lương thực 5
- và nông nghiệp Thế giới (FAO), Tổ chức các nước xuất khẩu dầu thuộc khối ảrập (OAPEC), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá của Liên hiệp quốc (UNESCO), Tổ chức Hội nghị Hồi giáo (OIC), Tổ chức Thương mại và phát triển Liên hiệp quốc (UNCTAD) và nhiều Tổ chức quốc tế khác. Ca-ta có quan hệ tốt với các nước láng giềng vùng Vịnh và các nước ảRập, đã giải quyết xong vấn đề tranh chấp biên giới, lãnh thổ với ả Rập Xê út năm 1992, với Ba Ren năm 2001 thông qua phán xét của Toà án Quốc tế. Ca-ta là đồng minh quan trọng của Mỹ, có quan hệ hợp tác quân sự với Mỹ và các nước phương Tây. Việt Nam và Ca-ta lập quan hệ ngoại giao ngày 8 tháng 2 năm 1993. Đại sứ Việt Nam tại Cô oét kiêm nhiệm Ca-ta và Đại sứ Ca-ta tại Philippin kiêm nhiệm Việt Nam. Tháng 9 năm 2005 Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hằng đã đến thăm và làm việc tại Ca-ta, mở ra khả năng đưa lao động Việt Nam sang làm việc tại Ca-ta. 8. Văn hoá Ca-ta Phong cách ăn mặc: Đàn ông Ca-ta thường mặc áo sơ mi dài trắng trùm lên chiếc quần chùng, đội khăn vải chùng trên đầu được gọi là “Gutra" màu trắng hoặc đỏ và khăn vải được buộc lại bằng sợi dây màu đen gọi là "agal". Phụ nữ Ca-ta thường trùm đầu bằng khăn màu đen gọi là "Shaila" và mang trên mình chiếc váy dài gọi là “Abayah”. Trang phục truyền thống cho cả nam và nữ được người dân Ca- ta tôn trọng và giữ gìn. Tuy nhiên, người nước ngoài đến Ca-ta được tự do mặc trang phục họ muốn và cảm thấy phù hợp với xã hội, văn hoá, phong tục Ca-ta, phải tôn trọng nền văn hoá Đạo Hồi, tôn trọng phụ nữ. Nam giới thường mặc quần dài và áo công sở. Quần áo của nữ giới không để hở vai và đầu gối, quần soóc và váy ngắn được coi là không phù hợp. Quần áo tắm ở phương Tây được mặc ở khách sạn, các câu lạc bộ, bể bơi 6
- và bãi biển, trong nhà riêng. Trong công sở, comple là đồng phục thông dụng nhất cho nam giới, phụ nữ mặc giống như quần áo mặc tại đất nước của mình. Các phong tục xã hội Người ả rập rất hiếu khách và lịch sự, họ tuân theo những tập tục hà khắc của Đạo Hồi. Khi mời đàn ông đi dự tiệc không kèm theo vợ. Các bữa tiệc được phục vụ tại bàn theo phong cách người phương Tây. Những bữa ăn truyền thống được phục vụ trên một chiếc chiếu lớn trải trên sàn. Những người nước ngoài được cung cấp thìa và dĩa mặc dù người ả rập thích ăn bằng tay và chỉ dùng tay phải để bốc ăn hoặc mời khách thức ăn đồ uống, không bao giờ sử dụng tay trái. Khi ăn, chủ nhà sẽ gắp thức ăn cho khách vào đĩa, ăn xong bạn nên để lại một chút thức ăn. Các tập quán kinh doanh Người ả rập không muốn tham gia vào các cuộc nói chuyện về công việc, các cuộc hội thoại thường bắt đầu một cách chậm chạm với những câu chào hỏi chuyển dần sang công việc. Khi uống hết cà phê bạn muốn uống tiếp sẽ cầm ly bằng tay phải sẽ được tiếp thêm vào, nếu không muốn uống tiếp thì sẽ cầm và lắc cốc. Thời gian hẹn gặp để giải quyết công việc cần phải đúng giờ. Trao đổi qua điện thoại cần có đôi lời chào hỏi trước khi trình bày công việc. Danh thiếp, tờ rơi quảng cáo cần in hai thứ tiếng (tiếng Anh và tiếng ả rập). Sự thoả thuận bằng miệng cũng có tính chất ràng buộc, việc mặc cả về giá và các điều khoản được coi là rất quan trọng... Ngày lễ Ramadan và Eids Ramadan Al-Mubarak là tháng thứ 9 của năm Hijri, nổi bật bởi các hoạt động cúng lễ, tôn sùng và ăn chay. Năm Đạo Hồi được tạo thành bởi 12 tháng và bắt đầu từ năm 622 sau công nguyên khi Mohamed và những người theo ông ta tới Mecca và đến sống ở Medina. Đối với những người theo Đạo Hồi, Ramadan nghĩa là 4 tuần không ăn uống, không hút thuốc và không tham gia hoạt động tình dục từ bình minh đến khi mặt trời lặn, chủ yếu là cầu nguyện, im lặng và chịu đựng. Chỉ có người ốm, người già, những phụ nữ đang cho con bú, phụ nữ có thai và khách du lịch thì được 7
- miễn. Những người theo Đạo Hồi mà vì lý do nào đó không ăn kiêng thì cũng có xu hướng tự kiềm chế và điều chỉnh những hành vi của mình. Ramadan cũng là tháng làm từ thiện và bố thí cho người nghèo, đồ ăn đặc biệt và thịt ăn chay sẽ được chuẩn bị cho bữa ăn buổi tối suốt tháng ăn chay. Tháng Ramadan diễn ra vào cuối năm khoảng tháng 10 hoặc tháng 11 âm lịch. Ramadan là một bài tập tinh thần về sức chịu đựng và sự kỷ luật đáng kể đối với những người theo Đạo Hồi, họ đánh giá cao những hàm ý tôn giáo và xã hội của phong tục lễ giáo này. Trong suốt tháng Ramadan, mọi người nên ăn mặc nhã nhặn, mọi sinh hoạt cũng thay đổi, giờ mở và đóng cửa hàng cũng muộn hơn, giao thông cũng nhộn nhịp hơn về ban đêm. Thời gian làm việc được rút bớt 2 giờ/ngày. Những điều không nên làm Không nên chụp ảnh các gia đình địa phương mà không được sự cho phép của họ nhất là những người già và phụ nữ không thích người khác chụp ảnh họ. Tránh thăm viếng và chụp ảnh những nơi nhạy cảm như các cơ sở của cảnh sát hay quân đội. Không nên bắt tay với người khác giới trừ trường hợp người ấy đưa tay ra trước. Người cùng giới bắt tay và ôm hôn nhau là chuyện bình thường. Tránh đưa lòng bàn chân về phía chủ nhà hoặc ngồi quay lưng về phía người khác. Khi ngồi không được bắt chéo chân, không dạng chân và chĩa lòng bàn chân vào người khác. Tránh cầm hay nhận các đồ vật bằng tay trái, nếu bạn ăn thì sử dụng tay phải. Không ăn uống hoặc hút thuốc nơi công cộng từ sáng tinh mơ cho đến khi mặt trời lặn trong suốt tháng Ramadan. Việc đem mèo vào Ca-ta bị cấm đoán, người lao động có thể đem theo chó nhưng để được phép còn phải mất một thời gian làm thủ tục khá dài vì vậy người lao động tốt nhất là không nên đem theo chó và mèo khi nhập cảnh. 9. Phương tiện giao thông vận tải Hệ thống giao thông công cộng của Ca-ta mới phát triển trong thời gian gần đây. Tuy nhiên việc đi lại bằng taxi cũng rất an toàn với giá cả phải chăng. Hầu hết 8
- người nước ngoài thuê hoặc mua xe ôtô khi sinh sống tại Ca-ta. Khi có được giấy phép lưu trú, bạn phải đăng ký thi lấy bằng lái xe. Bằng lái xe, giấy tờ đăng ký xe và giấy tờ bảo hiểm phải luôn luôn mang theo xe. Trẻ em phải có ghế an toàn và khách ngồi phía trước xe phải luôn thắt dây an toàn. Những người khác ngồi trên xe cũng được khuyến nghị thắt dây an toàn. Đèn tín hiệu giao thông được lắp đặt tại các trục giao thông lớn, trong tương lai sẽ được lắp đặt tại tất cả các nút giao thông ở Đôha. Tốc độ di chuyển cho phép của các phương tiện giao thông được quy định trong luật, có máy camêra giám sát tốc độ của các phương tiện giao thông. Nếu bạn chạy quá tốc độ, vé phạt sẽ được tự động gửi tới địa chỉ của bạn căn cứ trên địa chỉ đăng ký ở biển số xe. 10. Dịch vụ ngân hàng Ngân hàng ở Ca-ta cũng cung cấp các dịch vụ tương tự như những ngân hàng ở các nước khác. Ví dụ như dịch vụ khấu trừ trực tiếp, tự động rút tiền, ngân hàng điện tử, thẻ tín dụng, kiểm tra số dư tài khoản hoặc cho vay trả góp mua phương tiện đi lại… Các máy rút tiền có mặt ở khắp nơi trên cả nước, các máy này chấp nhận hầu hết các loại thẻ rút tiền hoặc thẻ tín dụng. Bạn phải kiểm tra với ngân hàng cung cấp dịch vụ của mình vì đôi khi bạn sẽ phải trả một mức phí tương đối lớn khi rút tiền mặt hoặc chuyển đổi séc ngoại tệ ra nội tệ. Việc chuyển tiền bằng cũng phải trả phí dịch vụ. Nhiều người nước ngoài lựa chọn việc mở tài khoản ngân hàng địa phương tại Ca-ta với dịch vụ rút tiền (ATM) và thẻ tín dụng. Ca-ta có một số ngân hàng lớn để khách hàng lựa chọn sử dụng. Người nhà lao động nên mở tiền ngoại tệ tại Ngân hàng ở Việt Nam để người lao động gửi tiền về Việt Nam qua tài khoản đó. Đồng tiền quốc gia của Ca-ta được gọi là đồng ry-an (ryal), gồm 100 đồng đi- ham (dirham). Tỷ giá giữa đồng đôla Mỹ với đồng ry-an Ca-ta dao động trong khoảng 1 đôla đổi được 3,65 ry-an. Đồng tiền giấy của Ca-ta gồm các tờ 1, 5, 10, 50, 100 và 500 ry-an. Loại tiền xu gồm xu 25 và 50 đi-ham. Loại tiền xu thường ít được dùng đến, thường là vào các dịp bán hàng giảm giá mới phải dùng đến tiền lẻ. 11. Các hoạt động vui chơi giải trí ở Ca-ta biển không có sóng lớn để lướt sóng nhưng có rất nhiều cát giúp bạn tham gia những trò chơi cực kỳ thú vị. Những cồn cát lớn ở phía Nam Đô-ha cách khoảng 1 giờ xe chạy là nơi tụ họp của các loại xe 4 bánh với lốp bơm non hơi. Những người yêu thể thao thích lái xe lên và xuống những cồn cát này (tuy nhiên, 9
- bạn nên tránh xa những cồn cát lớn và tránh đến gần vũng nước vì lái xe vào đó, xe thường bị chết máy). Các khu nghỉ mát bên bờ biển đều có các loại địa hình chuyên dụng cho du khách thuê để tự lái. Cắm trại cũng là một hoạt động giải trí ngoài trời được ưa thích ở Ca-ta. Tuy nhiên hình thức cắm trại ở đây khác với những cách cắm trại thường thấy. Một công ty cắm trại chuyên nghiệp đứng ra dựng những trại lớn ở khu vực dành riêng để cắm trại. Các nhạc công sẽ tấu những bản nhạc du dương quanh đống lửa trại. Không khí lửa trại thật thú vị làm sao! Vào những ngày mùa đông đẹp trời, bạn còn có thể tự mang trại và các vật dụng cần thiết của mình ra bở biển để cắm trại và đàn hát suốt đêm dưới ánh trăng. Đôha có tới 4 tổ hợp rạp chiếu phim với lời thoại bằng tiếng Anh và nhiều rạp chiếu các phim của ảrập và châu á. Một vài đại sứ quán như đại sứ quán Pháp và Đức thường tổ chức những chương trình hòa nhạc tại các khách sạn ở thủ đô nhằm giới thiệu các nghệ sỹ của nước mình. 12. Dịch vụ ăn uống Ăn tối ở nhà hàng là hoạt động “giải trí” phổ biến nhất. Đôha có rất nhiều nhà hàng với hàng loạt phong cách khác nhau. Các khách sạn lớn ở đây đều tuyển dụng đầu bếp chuyên nghiệp đã giành được nhiều giải thưởng lớn, họ có thể chế biến những món ăn thượng hạng loại năm sao đồng thời các khách sạn đều được phép cung ứng đồ uống có cồn. Một số nhà hàng sang trọng mang phong cách ảrập nằm bên bờ biển hoặc ở phố Al Sadd đều có nhiều món ăn truyền thống đậm đà hương vị mà không một nơi nào khác có thể có. Trên con đường C, đặc biệt là xung quanh khu Ramada là các nhà hàng với nhiều món ăn Âu và Đông á. 13. Mua sắm Đô-ha có rất nhiều trung tâm mua sắm sầm uất như Khu Trung tâm thành phố, Landmark, Lulu’s Hypermarket, Hayat Plaza, The Mall… Mỗi khu vực dân cư đều có những cửa hàng bán lẻ nhỏ, nhưng những khu chợ trời truyền thống mới là nơi dành cho những người thích mua sắm. ở đây có các loại đồ trang sức bằng vàng và bạc với giá cả có thể mặc cả, các cửa hiệu may mặc nổi tiếng và các cửa hàng quần áo thời trang với giá phải chăng. Ngoài ra bạn còn có thể 10
- tìm thấy ở đó các loại hoa quả tươi ngon theo mùa, các đồ điện tử dân dụng, đồ lưu niệm và hơn hết là các loại gia vị đặc biệt để dùng với các món ăn. Những người thích mua sắm có thể tìm mua được tất cả những gì họ cần ở Đôha. Có một vài siêu thị thực phẩm lớn cung cấp các mặt hàng một cách đa dạng và phong phú. Cá tươi được bán ở các siêu thị và chợ ngoài trời. Các chợ cá ngoài trời là nơi lý tưởng cung cấp các loại cá tươi khác nhau. ở Ca-ta từ “ thịt” có nghĩa là thịt cừu. Tuy nhiên thịt bò cũng có bán tại các siêu thị. Do các lý do về tôn giáo và văn hóa nên thịt lợn và các sản phẩm từ thịt lợn không được phép nhập khẩu vào nước này. Các loại thực phẩm ở Ca-ta rất sẵn và rẻ, đặc biệt là thịt gà, thịt bò, cá, trứng, sữa, tim gan gà,…Thịt lợn có bán ở các góc khuất tại một số siêu thị vì người theo Đạo Hồi không ăn thịt lợn, vì thế giá thịt lợn cũng đắt hơn so với các loại thịt khác. Rau quả có đắt hơn ở Việt Nam nhưng cũng khá sẵn, đa dạng các loại. Hầu hết các trung tâm mua sắm, khách sạn và nhà hàng đều chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng. Tuy nhiên tại các chợ ngoài trời, bạn nên mang theo tiền mặt để có thể mặc cả với giá thấp hơn. 14 . Nơi ở Lao động thường được tập trung ở các khu ở gọi là Camp, và Camp ở một công ty thường ở trong một khu tập trung rất nhều Camp của các công ty khác (Labour camp area ) và thường gần các khu công nghiệp (Industrial Area ). Quanh đó có đủ các loại dịch vụ như: điện thoại, Internet, siêu thị, bến xe. Phòng ngủ thường được trang bị tối thiều là máy điều hoà, giường ngủ, chăn gối. Một phòng thường có từ 6-14 người một phòng tuỳ theo diện tích phòng. Hầu hết các công ty đều cung cấp điện, nước sinh hoạt miễn phí cho người lao động và có những quy định để chống lãng phí điện nước. 15. Các ngày nghỉ lễ ở Ca-ta có 3 đợt nghỉ lễ lớn; Ngày Độc lập tức ngày Quốc Khánh của Ca-ta tổ chức vào 3 tháng 9 hàng năm (nghỉ 01 ngày). Dịp lễ Eid Al Fitr (nghỉ 03 ngày) và lễ 11
- Eid Adha (nghỉ 03 ngày). Người Ca-ta và người nước ngoài thường dành nhiều thời gian cho gia đình và bạn bè vào dịp này. Bên cạnh đó có rất nhiều hoạt động vui chơi được tổ chức vào các dịp lễ này. Hàng tối đều có bắn pháo hoa và nhiều chương trình giải trí hấp dẫn mang niềm vui và tiếng cười đến cho mọi người. Thành phố được trang hoàng lộng lẫy, đặc biệt là khu vực ven bờ biển. Không khí nô nức, vui vẻ lan tràn khắp nơi trong cả nước. II. Một số loại giấy tờ dùng cho người nước ngoài làm việc tại Ca-ta 1. Thẻ khám chữa bệnh (thẻ Y tế) Sau khi nhập cảnh vào Ca-ta, chủ sử dụng sẽ đưa bạn đến trạm Y tế địa phương hoặc bệnh viện địa phương gần nhất nơi được cơ quan Y tế Ca-ta chỉ định để thực hiện việc khám sức khoẻ và đăng ký làm thẻ khám chữa bệnh. Để được khám và chữa bệnh tại các trạm y tế và bệnh viện Ca-ta, người nước ngoài phải xuất trình thẻ khám chữa bệnh khi tới trạm y tế hoặc bệnh viện. Với mức phí cho mỗi lần khám bệnh là 100 ry-al Ca-ta (ký hiệu tiền tệ là QR hoặc QAR), thẻ khám chữa bệnh được trạm y tế địa phương gần nhất phát hành, căn cứ theo giấy phép cư trú của người nước ngoài. 2. Giấy phép nhập cảnh (Visa) và giấy phép cư trú Giấy phép nhập cảnh thông thường do Đại sứ quán hoặc lãnh sự quán Ca-ta cấp căn cứ trên văn bản yêu cầu tuyển dụng lao động hoặc thư mời. Giấy phép cư trú có thời hạn tối đa là 3 năm dành cho người có hợp đồng làm việc tại Ca-ta. Khi nhập cảnh, người lao động phải làm các thủ tục theo quy trình để được cấp giấy phép cư trú, bao gồm kiểm tra sức khỏe, lấy dấu vân tay và thử máu. Người lao động phải chuẩn bị khoảng 20 tấm ảnh cỡ 4x6 cm để nộp trong quá trình làm thủ tục nhập cảnh. ảnh không đúng kích cỡ, nền ảnh không phải mầu trắng hoặc mầu mắt không đúng (đã bị sửa mầu) đều bị từ chối. Trong vòng 15 ngày kể từ ngày người lao động nhập cảnh vào Ca-ta, chủ sử dụng lao động có trách nhiệm đưa người lao động và mang theo giấy tờ có liên quan 12
- đến Cục Xuất nhập cảnh và thủ tục hộ chiếu địa phương nơi cư trú để làm Thẻ cư trú và lấy dấu vân tay. Thời hạn cư trú của người lao động tuỳ thuộc vào thời hạn hợp đồng lao động đã ký giữa chủ và người lao động, thông thường chủ sử dụng sẽ xin giấy phép cư trú lần đầu cho người lao động với thời hạn là 01 năm. Nếu hai bên tiếp tục ký hợp đồng làm việc thì chủ sử dụng sẽ gia hạn giấy phép cư trú cho người lao động trong vòng 30 ngày trước khi thời hạn giấy phép cư trú hết hạn. Từ tháng 02 năm 2000, visa lao động cấp cho người làm việc tại Ca-ta có thời hạn một năm, mỗi năm gia hạn lại một lần. Những người lưu trú lâu dài tại Ca-ta bắt buộc phải có thẻ căn cước, đặc biệt là khi họ phải làm việc với các cơ quan của Chính phủ Ca-ta trong các công việc hàng ngày. 3. Giấy phép làm việc Lần đầu đến Ca-ta làm việc, sau khi kiểm tra sức khoẻ đạt yêu cầu, trong vòng 15 ngày người lao động sẽ được chủ sử dụng làm thủ tục tại Cục Lao động thuộc Bộ Nhà ở và Các vấn đề dân sự để xin Giấy phép làm việc. Giấy phép làm việc tại Ca-ta do chủ sử dụng lao động giữ. Người lao động có đủ điều kiện có thể đón gia đình của mình sang lưu trú tại Ca-ta và được cấp Giấy phép lưu trú. Để ra khỏi Ca-ta, người có visa vào làm việc tại Ca-ta phải xin được giấy phép xuất cảnh mới được xuất cảnh, tuy nhiên, những người thân đi cùng họ không cần xin loại giấy phép này. 13
- Phần hai Những điều cần lưu ý khi làm việc tại Ca-ta I. Điều kiện làm việc 1. Cung ứng lao động Lực lượng lao động của Ca-ta chủ yếu phụ thuộc vào nguồn lao động nước ngoài, nhóm lao động nước ngoài nhiều nhất ở Ca-ta đến từ ấn độ, Pakitstan, Philippin và Nam á. 2. Các quan hệ lao động Không được phép thành lập công đoàn, tuy nhiên người lao động có quyền thành lập hội đồng có sự tham gia của chủ sử dụng lao động để giải quyết các vấn đề liên quan đến công việc. 3. Quyền được làm việc của người nước ngoài Để sống và làm việc tại Ca-ta, người lao động không mang Quốc tịch Ca-ta hoặc không mang Quốc tịch một trong khối 6 nước Vùng Vịnh GCC (UAE, Ca-ta, ôman, ả rập Xê-út, Bahrain, Kuwait) sẽ phải xin giấy phép đặc biệt khi vào Ca-ta. 4. Thời gian làm việc và chế độ trả lương 4.1. Thời gian làm việc, các ngày nghỉ: Ngày nghỉ cuối tuần ở Ca-ta là ngày thứ sáu và thứ bảy thay vì thứ bảy và Chủ nhật. Luật Lao động Ca-ta quy định ngày thứ sáu là ngày nghỉ với tất cả lao động, trừ những lao động nhận lương công nhật. 14
- Người lao động muốn chuyển chỗ làm việc phải được sự đồng ý của chủ sử dụng và phải có đủ thời gian 01 năm làm việc, đồng thời công việc mới phải phù hợp với trình độ chuyên môn của người lao động. Việc chuyển đổi này hạn chế trong một số lĩnh vực nghề nghiệp, theo một số điều kiện nhất định và được Cục Di trú phê duyệt. 4.2. Các ngày nghỉ lễ ở Ca-ta có 3 đợt nghỉ lễ lớn: - Ngày Độc lập tức ngày Quốc khánh của Ca-ta tổ chức vào mồng 3 tháng 9 hàng năm (nghỉ 01 ngày). - Dịp Lễ Eid Al Fitr (nghỉ 03 ngày). - Lễ Eid Adha (nghỉ 03 ngày). Người Ca-ta và người nước ngoài thường dành nhiều thời gian cho gia đình và bạn bè vào các ngày nghỉ lễ. Bên cạnh đó, có rất nhiều hoạt động vui chơi được tổ chức vào các dịp lễ. Hàng tối đều có bắn pháo hoa và nhiều chương trình giải trí hấp dẫn. 4.3. Theo Luật Lao động Ca-ta, lương cơ bản được trả cho thời gian làm việc 48 giờ mỗi tuần, 8 giờ mỗi ngày. Trong tháng Lễ Ramadan, người lao động chỉ phải làm việc 6 giờ mỗi ngày, nếu người lao động vẫn làm việc theo thời gian bình thường (8 giờ/ngày), thì sẽ được tính thêm 2 giờ làm thêm. Quy định này áp dụng cho tất cả những người lao động không theo Đạo Hồi. - Thời gian người lao động di chuyển từ nhà đến chỗ làm không được tính vào thời gian làm việc. - Thời gian nghỉ giữa ca không được tính vào thời gian làm việc. Các công ty thường quy định thời gian nghỉ giữa mỗi ca là 15 phút, nhưng thực tế người lao động thường nghỉ nửa tiếng. Ngoài ra, Công ty trừ khoảng thời gian người lao động lấy và trả công cụ lao động sau mỗi ca nghỉ, nên tính tổng thời gian nghỉ giữa mỗi ca là 30 phút và thời gian này không được tính vào thời gian làm việc. - Do có thời gian nghỉ giữa mỗi ca nên một số công ty sẽ quy định thời gian làm việc 9 tiếng, trên thực tế chỉ làm việc từ 8 tiếng đến 8 tiếng rưỡi và sẽ tính tiền làm thêm giờ bằng lương cơ bản chia cho 9 tiếng. 15
- - Trong 5 năm làm việc đầu tiên, thời gian nghỉ phép năm tối thiểu là 2 tuần và phụ thuộc vào việc chủ sử dụng lao động cho phép. Kết thúc 2 năm làm việc liên tục đầu tiên, người lao động được nghỉ 42 ngày. Sau đó, mỗi năm sẽ được nghỉ phép tối thiểu là 4 tuần. Thực tế thời gian và thời điểm nghỉ phép phụ thuộc vào chỉ định của chủ sử dụng lao động. Chủ sử dụng có trách nhiệm chi trả vé máy bay cho người lao động về nghỉ phép hoặc kết thúc hợp đồng và trở lại Ca-ta làm việc sau thời gian nghỉ phép hoặc tiếp tục hợp đồng mới. - Nghỉ ốm chỉ được chấp thuận bởi chủ sử dụng lao động khi có giấy chứng nhận của Bác sỹ. Người lao động sẽ được thanh toán đầy đủ lương nếu số ngày nghỉ ốm không quá 2 tuần và được thanh toán 1/2 tiền lương trong 4 tuần nghỉ ốm tiếp theo. Hợp đồng lao động có thể bị huỷ bỏ sau tuần thứ 12 nghỉ ốm nếu có giấy chứng nhận của Bác sỹ về sức khoẻ của người lao động không đủ để tiếp tục làm việc tại thời điểm đó. 5. Chế độ khoán sản phẩm tính theo đơn giá Chủ sử dụng lao động ngoài việc thực hiện trả lương cơ bản và trợ cấp ăn theo hợp đồng còn tuỳ thuộc vào tiến độ công việc, yêu cầu sản phẩm mà áp dụng chế độ khoán sản phẩm tại mỗi thời điểm để khuyến khích sản xuất. Như vậy, người lao động có tay nghề tốt sẽ có thu nhập cao hơn mức lương tính theo lương cơ bản. 6. Làm thêm giờ Chủ sử dụng lao động có thể đề nghị người lao động làm thêm giờ tuỳ theo yêu cầu và tính chất công việc. Tuy nhiên chủ sử dụng không được yêu cầu người lao động làm việc 2 ngày thứ sáu liên tục. Người lao động sẽ được trả tiền làm ngoài giờ như sau: - Người lao động sẽ được trả cho giờ làm thêm không ít hơn lương cơ bản và thêm không dưới 25% lương cơ bản. Nếu làm từ 9 giờ tối đến 4 giờ sáng hôm sau sẽ được cộng thêm 50% tiền lương cơ bản. - Những người lao động do yêu cầu công việc mà phải làm việc trong ngày thứ sáu hoặc ngày Lễ, theo luật quy định được hưởng 150% lương cơ bản hoặc nghỉ bù vào ngày khác. 7. Tai nạn lao động 16
- Nếu người lao động bị chết hoặc bị thương trong thời gian làm do tai nạn nghề nghiệp, chủ sử dụng lao động hoặc người đại diện phải báo cáo ngay với cảnh sát và Phòng lao động để làm thủ tuc và bồi thường cho người bị nạn. Nội dung của Bản báo cáo phải bao gồm tên, tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp, quốc tịch của người bị nạn và miêu tả ngắn gọn về sự việc đã xảy ra, địa chỉ xảy ra sự việc, những biện pháp khắc phục hoặc đã tiến hành cấp cứu cho người bị nạn. Người lao động sẽ được thanh toán đầy đủ chi phí khám chữa bệnh trong thời gian 06 tháng, sau 06 tháng sẽ chỉ được thanh toán 1/2 chi phí chữa trị cho đến khi bình phục hoặc có giấy chứng nhận đã qua đời. 8. Chế độ bảo hiểm 8.1 Bảo hiểm tai nạn Theo quy định của luật Lao động Ca-ta, các công ty sử dụng lao động phải mua bảo hiểm tai nạn lao động cho người lao động và chịu toàn bộ chi phí khám chữa bệnh cho người lao động khi xảy ra tai nạn lao động. Trong thời gian nghỉ việc do tai nạn lao động sẽ được hưởng nguyên lương cơ bản. Trong những trường hợp sau người lao động không được bồi thường tai nạn: - Người lao động cố ý tự làm thương chính mình. - Người lao động chết vì ảnh hưởng của say thuốc hoặc say rượu bia. 8.2. Bảo hiểm y tế Theo quy định của Luật Lao động, chủ sử dụng lao động phải có trách nhiệm làm Thẻ khám sức khoẻ ( Health card ) cho người lao động. 9. Hệ thống thuế Người lao động làm việc ở Ca-ta không bị đánh thuế thu nhập và cũng không bị khấu trừ một khoản nào cho bảo hiểm an ninh xã hội. II. Hợp đồng lao động 1. Các loại hợp đồng lao động: 17
- - Hợp đồng có thời hạn: Hiệu lực của hợp đồng này được quy định trong một thời gian nhất định, có ghi ngày bắt đầu và ngày kết thúc hiệu lực của hợp đồng. Thời hạn của hợp đồng có thể là 02 năm hoặc 03 năm (có thể gia hạn thêm 01 năm) nhưng tổng thời gian không được quá 04 năm. - Hợp đồng không thời hạn: Là loại hợp đồng có ghi ngày bắt đầu có hiệu lực của hợp đồng nhưng không có ngày kết thúc. Loại hợp đồng này thường được sử dụng trong các ngành dịch vụ khách sạn, nhà hàng. Theo điều 39 của Luật lao động Ca-ta, một hợp đồng lao động được coi là không có thời hạn trong các trường hợp sau: + Hợp đồng không được lập dưới hình thức văn bản. + Thời hạn hợp đồng không được ghi rõ. + Hợp đồng thời hạn được lập dưới hình thức văn bản, nhưng sau khi hết thời hạn ghi trong hợp đồng, các bên vẫn tiếp tục thực hiện các điều khoản của hợp đồng mà không có thoả thuận ghi rõ ngày kết thúc thời hạn. + Mục đích của việc tuyển lao động là để hoàn thành một công việc nhất định không có khung thời gian cụ thể, hoặc do tính chất của công việc mà hợp đồng lao động có thể được lặp đi lặp lại nhiều lần và tiếp tục có hiệu lực ngay khi các bên đồng ý với nhau về công việc. 2. Nội dung của hợp đồng lao động: Một hợp đồng lao động phải làm thành ít nhất 02 bản, người lao động và người sử dụng lao động mỗi bên giữ một bản. Về mặt pháp lý một hợp đồng lao động phải có những điều khoản cần thiết sau: - Tiền lương trả cho người lao động. - Ngày ký hợp đồng. - Ngày bắt đầu làm việc. - Tính chất của hợp đồng (có thời hạn hoặc không có thời hạn). - Địa điểm làm việc. - Thời hạn lao động (nếu là hợp đồng có thời hạn). Các điều khoản của hợp đồng trái với quy định của Luật lao động sẽ không có hiệu lực, trừ khi nó có lợi cho người lao động. Nếu trong hợp đồng có các điều 18
- khoản vô hiệu lực, chúng sẽ không làm mất giá trị hiệu lực của toàn bộ hợp đồng. Nếu hợp đồng có sự thay đổi cần nộp bản sửa đổi hoặc bản hợp đồng mới lên Bộ Lao động khi người lao động xin cấp mới thẻ lao động. 3. Thời gian thử việc: ở Ca-ta người lao động phải qua một thời gian thử việc thông thường là 03 tháng và có thể kéo dài tối đa là 06 tháng. Người lao động đang trong quá trình thử việc hoặc vừa kết thúc thời gian thử việc có thể bị chủ sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng mà không cần báo trước và không được lĩnh trợ cấp thôi việc. Tuy nhiên nếu người lao động hoàn thành thời gian thử việc và được tiếp tục làm việc thì thời gian thử việc vẫn được tính vào tổng thời gian làm việc của người lao động. 4. Chấm dứt hợp đồng lao động Theo điều 113 của Luật lao động, hợp đồng lao động có thể chấm dứt theo một trong các trường hợp sau đây: - Có sự đồng ý của cả hai bên trong quan hệ hợp đồng và người lao động thể hiện sự đồng ý bằng văn bản. - Hợp đồng lao động đã hết thời hạn. - Hợp đồng lao động không có thời hạn nhưng các bên thể hiện ý định kết thúc hợp đồng với điều kiện một trong hai bên đã thông báo trước cho bên kia trong một khoảng thời gian thích hợp. 5. Chủ sử dụng lao động tự chấm dứt hợp đồng không cần thông báo Theo Luật Lao động Ca-ta, Chủ sử dụng lao động có thể sa thải người lao động mà không cần báo trước trong các trường hợp sau: - Nếu người lao động mạo nhận danh tính hay quốc tịch của người khác hoặc dùng các bằng cấp, chứng chỉ giả mạo. - Việc chấm dứt hợp đồng lao động xảy ra trong thời gian thử việc của người lao động. - Nếu người lao động phạm lỗi và gây tổn thất vật chất đáng kể cho chủ sử dụng lao động và chủ sử dụng báo cáo vụ việc lên Vụ Lao động trong vòng 48 giờ kể từ khi phát hiện ra vụ việc đó. 19
- - Nếu người lao động không tuân thủ đúng chỉ dẫn hoặc vi phạm quy định an toàn lao động khi: + Các quy định và chỉ dẫn được viết và đặt ở chỗ dễ thấy tại nơi làm việc. + Người lao động đã được nghe các quy định và chỉ dẫn đó (nếu người lao động không biết chữ). - Nếu người lao động làm sai các nghĩa vụ trong hợp đồng và vẫn tiếp tục làm như vậy sau khi đã được cảnh báo. - Nếu người lao động tiết lộ bí mật của chủ sử dụng lao động. - Nếu người lao động phạm tội không trung thực hoặc phạm tội ảnh hưởng đến danh dự hay đạo lý. - Nếu người lao động bị phát hiện là đang say rượu hoặc đang ảnh hưởng bởi chất gây nghiện trong giờ làm việc. - Nếu người lao động dùng bạo lực tấn công người sử dụng lao động hoặc người nào đó khi đang làm việc. - Nếu người lao động vắng mặt tại nơi làm việc mà không có lý do chính đáng trong vòng 7 ngày liên tục hoặc hơn 20 ngày không liên tục trong 01 năm. - Nếu hợp đồng lao động có một thời hạn nhất định bị người sử dụng lao động chấm dứt vì bất kỳ lý do nào khác với những lý do trên đây thì người sử dụng lao động phải bồi thường cho người lao động. Số tiền bồi thường tối đa là toàn bộ 03 tháng tiền lương của người lao động hoặc thời gian trong thời gian làm việc còn lại cho đến khi hết thời hạn hợp đồng, tuỳ thuộc vào việc số tiền nào ít hơn hoặc không có quy định khác. 6. Người lao động tự chấm dứt hợp đồng mà không cần thông báo: Người lao động có thể tự ý thôi làm việc mà không cần thông báo trước trong những trường hợp sau: - Người lao động có thể bỏ việc nếu chủ sử dụng không trả lương 2 tháng liền. - Nếu người sử dụng lao động không thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của hợp đồng lao động hoặc theo Luật Lao động. - Nếu người lao động bị người sử dụng lao động hoặc đại diện của người sử dụng lao động tấn công. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng môn Tư tưởng - TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (Phần 2)
10 p | 2806 | 786
-
Đề cương chi tiết học phần Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin 1
11 p | 468 | 78
-
Đề tài "Tìm hiểu thực trạng phát triển sản xuất RAT ở Văn Đức - Gia Lâm - Hà Nội"
31 p | 193 | 37
-
Sổ tay phóng viên - Tiến hành phỏng vấn khảo sát
6 p | 156 | 30
-
Những Bí Mật Về Chiến Tranh Việt Nam - Chương 16 Khía cạnh đạo đức của cuộc chiến kéo dài
13 p | 139 | 23
-
CƠ THỂ HỌC
6 p | 167 | 15
-
Tôn giáo & thuyết thần quyền – Phần 1
8 p | 115 | 15
-
Bài tập Tâm lý học báo chí
1 p | 152 | 12
-
Những thú vị sử Việt có thể bạn chưa biết!
15 p | 87 | 10
-
INTERNET – Phương pháp dạy học hiệu quả
4 p | 90 | 10
-
Trẻ không hư nhưng cư xử ngỗ nghịch
10 p | 103 | 10
-
Bài 2. Các yếu tố cần xem xét khi xây dựng kế hoạch và triển khai ứng dụng CNTT – TT trong thư viện.
20 p | 132 | 9
-
NHO GIA
1 p | 86 | 9
-
Chuẩn bị khẩn cấp cho bài kiểm tra
6 p | 87 | 7
-
Vị trí, chức năng và nhiệm vụ của môn ĐL trong trường phổ thông
2 p | 119 | 6
-
VỀ NHỮNG CON NHỆN ĐỘC - Zarathustra đã nói như thế
8 p | 88 | 5
-
Đặng Dung
6 p | 104 | 4
-
Cách tính thời gian trong lịch sử
5 p | 81 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn