Tài liệu ôn tập môn Ngữ văn lớp 12 - Trường THPT Lưu Hoàng
lượt xem 4
download
"Tài liệu ôn tập môn Ngữ văn lớp 12 - Trường THPT Lưu Hoàng" là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các bạn học sinh đang ôn tập chuẩn bị cho kì thi THPT QG sắp tới. Tham khảo đề thi để làm quen với cấu trúc đề thi và luyện tập nâng cao khả năng giải đề các bạn nhé. Chúc các bạn thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu ôn tập môn Ngữ văn lớp 12 - Trường THPT Lưu Hoàng
- TRƯỜNG THPT LƯU HOÀNG TÀI LIỆU ÔN TẬP TỔ VĂN – SINH - CN TỪ NGÀY 17/2/2020 ĐẾN 29/02/2020 MÔN: NGỮ VĂN ĐỀ 1. I. ĐỌC HIỂU (3 điểm) Đọc văn bản sau rồi trả lời câu hỏi bên dưới : “Không ai biết trước được tương lai. Bạn chỉ có thể tạo ra tương lai”. Jack Ma đã nói câu đó khi nhìn lại vụ bán 40% cổ phần Alibaba cho Yahoo của Jerry Yang vào năm 2005. Thời đó Alipay và Taobao của Jack đều đang lỗ, còn Yahoo của Jerry thì chỉ có tài sản khoảng 3 tỷ USD, và ít người nghĩ ông sẽ ném tới 1 tỷ vào Alibaba. Nhưng họ đã bắt tay, để quyết tâm đánh bại gã khổng lồ eBay trên thị trường Trung Quốc. Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những câu chuyện như thế về các doanh nhân thành công, những người đã đưa ra các quyết định long trời lở đất vào lúc không ai nghĩ đến, để rồi trở thành huyền thoại. Có một nghịch lý ở các nhân vật như Jack Ma hay Jerry Yang. Đó là người đời rất hay trông vào các lời khuyên của họ, rất hay đúc rút các bài học từ sự nghiệp họ (thậm chí đưa nó vào giáo trình kinh tế trong nhà trường), in đời họ thành sách gối đầu giường. Trong khi, chính bản thân họ luôn là những người đưa ra các quyết định phi quy luật. Họ thành công vì chối bỏ chủ nghĩa kinh nghiệm, vì không tin vào các giá trị cũ, và luôn tìm cách tạo ra cái mới. Nói như câu châm ngôn kinh điển của Steve Jobs : “Hãy đói khát, hãy khờ dại”. (Trích Bài học của Jack Ma, Đức Hoàng, Báo vnexpress.net) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn trên ? Câu 2. Từ câu chuyện cuộc đời của nhà tỷ phú Jack Ma, tác giả bài viết đã rút ra bài học gì ? Câu 3. Tại sao Jack Ma lại cho rằng : Không ai biết trước được tương lai. Bạn chỉ có thể tạo ra tương lai ? Câu 4. Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những câu chuyện như thế về các doanh nhân thành công, những người đã đưa ra các quyết định long trời lở đất vào lúc không ai nghĩ đến, để rồi trở thành huyền thoại. Anh/chị hãy nêu thêm tên và tóm tắt về cuộc đời của một tấm gương nổi tiếng khác (trong và ngoài lĩnh vực kinh doanh) cũng thành đạt theo cách thức được nêu trong đoạn văn trên. II. LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Anh/chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 từ trình bày suy nghĩ của mình về nguyên nhân thành công được nêu trong văn bản ở phần Đọc hiểu : . Họ thành công vì chối bỏ chủ nghĩa kinh nghiệm, vì không tin vào các giá trị cũ, và luôn tìm cách tạo ra cái mới. Câu 2 (5.0 điểm) Nhận xét về Tây Tiến của Quang Dũng, Hoài Thanh đã từng nói đại ý rằng : đó là một trong những tác phẩm mang vẻ buồn rớt, mộng rớt phảng phất hơi thơ Mới. Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào ? Theo anh/chị, đó là sự thành công hay thất bại của tác phẩm ? Hãy phân tích đoạn thơ sau đây để làm rõ quan điểm của mình : Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành. (Trích Tây Tiến – Quang Dũng) ĐỀ 2 I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới : Có bao giờ chúng ta yêu thế gian này như yêu ngôi nhà có lửa ấm áp của mình không ? Có bao giờ chúng ta yêu nhân loại như yêu một người máu thịt của mình không ? Chúng ta từng nói đến việc làm sao trở thành những công dân toàn cầu. Danh từ Công dân toàn cầu rất dễ làm cho những ai đó lầm tưởng về một
- siêu nhân trong những khía cạnh nào đấy. Nhưng bản chất duy nhất của một công dân toàn cầu là một người biết yêu thương thế gian này và luôn tìm cách cải biến thế gian. Có thể sẽ có những công dân kêu lên đầy bất lực : Ta chỉ là một sinh linh bé nhỏ này làm sao ta có thể yêu thương và che chở cho cả thế gian rộng lớn nhường kia ! Việc yêu thương và che chở cho cả thế gian có phải là ước mơ hay một nhân cách hão huyền không ? Không. Đó là một hiện thực và đó là một nguyên lý. Khi một con người yêu thương chân thực mảnh đất con người đó đang đứng dù chỉ hai bàn chân thì đó đã yêu cả trái đất này. Khi bạn yêu một cái cây bên cạnh bạn thì bạn yêu cái cây trên thế gian. Khi bạn yêu thương một con người bên cạnh thì bạn yêu cả nhân loại. Và khi tất cả những con người dù bé nhỏ đến đâu yêu thương người bên cạnh thì tình thương yêu ấy sẽ ngập tràn thế gian này. Tình yêu thương nhân loại nhân loại sẽ ngay lập tức trở nên hão huyền và mang thói đạo đức giả khi chúng ta nói đến tình yêu thương đó mà không bao giờ chúng ta yêu thương nổi một người bên cạnh. Và thói đạo đức giả đang lan rộng trên thế gian chúng ta đang sống. Hãy cứu thế gian này khỏi những hận thù, những ích kỷ, những vô cảm và giá lạnh bằng những hành động cụ thể của mỗi con người đang sống trên thế gian này. Đấy là tiếng kêu khẩn thiết, đầy tình thương yêu và trách nhiệm của biết bao con người đang sống trên thế gian này. (Trích Cần một ngày hòa giải để yêu thương, dẫn theo trang tuanvietnam.net, ngày 7/9/2010) Câu 1. Theo văn bản, phẩm chất cốt lõi của một công dân toàn cầu là gì ? Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của một phép tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên. Câu 3. Văn bản trên sử dụng thao tác lập luận nào khi bàn về bản chất duy nhất của công dân toàn cầu ? Câu 4. Anh/chị thử đưa ra một định nghĩa khác về công dân toàn cầu. II. Làm văn (7 điểm) Câu 1. (2 điểm) Theo anh/chị, thế hệ trẻ Việt Nam cần làm gì để trở thành công dân toàn cầu ? Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày quan điểm của anh/chị. Câu 2. (5 điểm) Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau : Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi. (Xuân Diệu, Vội vàng, Ngữ văn 11, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr.22) Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ. (Xuân Quỳnh, Sóng, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr.156) ĐỀ 3 I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: ngày chúng tôi đi các toa tàu mở toang cửa không có gì phải che giấu nữa những thằng lính trẻ măng tinh nghịch ló đầu qua cửa sổ những thằng lính trẻ măng quân phục xùng xình chen bám ở bậc toa như chồi như nụ con tàu nổi hiệu còi rung hết cỡ và dài muốn đứt hơi hệt tiếng gã con trai ồm ồm mới vỡ thế hệ chúng tôi hiệu còi ấy là một lời tuyên bố
- một thế hệ mỗi ngày đều đụng trận mà trách nhiệm nặng hơn nòng cối 82 vẫn thường vác trên vai một thế hệ thức nhiều hơn ngủ xoay trần đào công sự xoay trần trong ý nghĩ đi con đường người trước đã đi bằng rất nhiều lối mới (Một người lính nói về thế hệ mình – Thanh Thảo, 123, NXB Hội Nhà văn, 2007, tr. 63 – 64) Câu 1. Trong văn bản trên, tác giả đã sử dụng thể thơ gì ? Anh/ chị dựa vào đâu để xác định như vậy ? Câu 2. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính và nêu tên các biện pháp tu từ nổi bật trong văn bản. Câu 3. Đại từ chúng tôi trong đoạn thơ chỉ đối tượng nào ? Ngoài đại từ này, đối tượng đó còn được gọi tên bằng một số cụm từ khác. Hãy chép ra các cụm từ ấy ? Câu 4. Thế hệ chúng tôi được khắc họa trong văn bản có những đặc điểm gì nổi bật ? Tác giả đã dựng chân dung của thế hệ mình với thái độ như thế nào ? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1. (2.0 điểm) Theo những điều được gợi lên từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày nhận thức của mình về trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay trước đất nước, dân tộc. Câu 2. (5.0 điểm) Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu - Ngữ văn 12, tập hai, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2017), hai nhân vật Phùng và Đẩu từng có lúc thốt lên : Không thể nào hiểu được, không thể nào hiểu được!. Qua phân tích tình huống dẫn đến cảm giác ngạc nhiên, bối rối chứa đựng trong lời nói ấy của các nhân vật, anh/chị hãy làm sáng tỏ nội dung và ý nghĩa mà nhà văn gửi gắm. ĐỀ 4 I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Anh/chị hãy đọc văn bản sau đây rồi trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4 : Trong cuốn “Quá tải : kinh doanh du lịch bùng nổ”, tác giả Elizzabeth Becker gọi du lịch là một ngành công nghiệp toàn cầu tàn bạo, một con dao hai lưỡi, hứa hẹn thu nhập và việc làm cho bên chủ nhà, và các trải nghiệm để đời cho bên khách, nhưng cùng lúc có sức tàn phá khủng khiếp với môi trường, văn hóa và cộng đồng. Số phận các địa điểm du lịch tầm cỡ khác của Việt Nam cũng tương tự ở Sa Pa. Ở vịnh Hạ Long, mỗi ngày 20.000 du khách được đưa đến và chuyển đi như gà con trên băng chuyền, sau khi trực tiếp xả thẳng phế thải của mình xuống dưới biển. Ở Phú Quốc, mùi nắng gió, mùi nước mắm, các đồn điền tiêu, những làng chài, tâm hồn và tính cách của hòn đảo, đang biến mất dần. Thay vào đó là chi chít hàng quán, biển hiệu rối rắm, như một thị trấn vô hồn bất kỳ nào khác. Người ta xẻ rừng quốc gia để đặt vào đó các lâu đài nhái kiểu cổ tích châu Âu chóp nhọn lòe loạt xanh đỏ, những cây thông và bãi cỏ ôn đới lạ lẫm với khí hậu địa phương, biến một thiên đường nhiệt đới tự nhiên thành một “thiên đường” bê tông nhân tạo. Du lịch đại trà là một hiện tượng toàn cầu, nhưng nó gây ra tác hại nhiều nhất ở các nước đang phát triển, vì sức chống cự của những nước này, cả về nguồn lực tài chính lẫn trình độ quản lý đều yếu kém hơn. Ở Ankor Wat, gần đây các ngôi đền bắt đầu bị lún vì mực nước ngầm hạ thấp do mức tiêu thụ nước của các khách sạn liên tục tăng lên. Ám ảnh nhất với tôi là Vang Viêng ở Bắc Lào. Nằm bên bờ sông Nam Song, được vây xung quanh bởi các dãy núi đá vôi trùng điệp, cái làng nhỏ duyên dáng và xinh xắn này bỗng nhiên trở thành nơi các thanh niên phương Tây tập kết để ăn chơi như không có ngày mai. Họ tụ tập ở các quán bar trải dài 4 km dọc bờ sông, ăn pizza trộn với cần sa, nốc whisky đựng trong các bát tô nhựa, nhảy nhót trong tiếng nhạc rầm rầm, rồi nằm trong săm ô tô lao mình xuống nước xoáy để tiêu khiển. Sau mấy chục ca tử vong chỉ trong một năm, chính phủ Lào phải ra tay dừng cuộc vui lại. Mức sống chung cao lên, các đường bay giá rẻ ra đời, càng tạo điều kiện cho du lịch đại trà phát triển. Thậm chí người ta bắt đầu sử dụng tới thuật ngữ “du lịch siêu đại trà” (mega mass tourism) để mô tả hiện tượng này. Đầu thế kỷ 21, Giáo hoàng John Paul II phê phán du lịch đại trà là một hình thức bóc lột
- mới, nó “biến văn hóa, các nghi lễ tôn giáo, và các lễ hội dân tộc thành những sản phẩm tiêu dùng” khi khách du lịch tìm tới những cái mới lạ một cách hời hợt và không muốn tiếp xúc thực sự với văn hóa bản địa. (…) Có thể dừng cỗ máy khổng lồ mang tên “phát triển” này được không ? Tôi không chắc. Vì nó đang được đốt bởi lòng tham. Các doanh nghiệp thì tham lợi nhuận. chính phủ thì tham tăng trưởng GDP. Các du khách thì tham các trải nghiệm mì ăn liền, tham việc tưởng thưởng mà không phải lao động. Họ muốn “chỉ cần 15 phút để lên nóc nhà Đông Dương”, chụp ảnh selfie giữa rừng già mà vẫn đi guốc cao gót, nhẹ nhàng như vào Paris Deli. Nhưng cũng như với mọi thứ trên đời, sự tham lam sẽ phá hủy hết. Lòng tham sẽ biến con ngỗng vàng mang tên du lịch thành một con quái vật. Các nhà chuyên môn đã nói nhiều về cú nổ bong bóng của các điểm đến sau thời kỳ tăng trưởng nóng vô độ. Với cách làm du lịch hiện nay, sẽ tới lúc Sa Pa giống muôn vàn những chỗ khác : vô bản sắc, ô hợp, nhân tạo và rẻ tiền. Rồi tất cả sẽ trở thành Đồ Sơn, một sự thảm hại cho cả người ở đó lẫn người tới thăm. (Theo Bức xúc không làm ta vô can, Võ Hoàng Giang) Câu 1. Đoạn văn trên có nội dung gì ? Câu 2. Văn bản có sự kết hợp của những thao tác lập luận nào ? Câu 3. Chỉ ra và phân tích hiệu quả của hai biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản. Câu 4. Căn cứ vào văn bản, anh/chị hãy lý giải : tại sao du lịch bị xem là một ngành công nghiệp toàn cầu tàn bạo ? II. Làm văn (7 điểm) Câu 1. (2 điểm) Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày ý kiến của anh/chị về nguy cơ con ngỗng vàng mang tên du lịch có thể biến thành một con quái vật ở Việt Nam. Câu 2 (5 điểm) So sánh và đánh giá phần kết thúc truyện ngắn Chí Phèo (SGK Ngữ văn 11, tập một, NXB giáo dục) của nhà văn Nam Cao và phần kết thúc truyện ngắn Vợ nhặt (SGK Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục) của nhà văn Kim Lân. ĐỀ 5. I. ĐỌC HIỂU (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới : Câu chuyện cổ tích dành cho U23 Việt Nam hết qua chương hào hùng này lại tới chương lẫy lừng khác. Chiến thắng sau loạt sút luân lưu nghẹt thở trước U23 Qatar đưa niềm tự hào của Đông Nam Á vào tới trận chung kết châu lục. Và riêng Bùi Tiến Dũng, hai lần thành người hùng sau những màn đấu súng trước Iraq và Qatar như một sự chiều lòng của số phận, sau quá khứ cơ cực, khó khăn và nhiều nước mắt. Làng Bào, xã Phúc Thịnh, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa là nơi Tiến Dũng cùng em trai Tiến Dụng sinh ra và lớn lên. Nhà Dũng nghèo, tuổi thơ Dũng gắn với bờ tre, gốc rạ, với những củ sắn, củ khoai trở thành bữa ăn quen thuộc từng ngày từng tháng. Tiến Dũng và em trai Tiến Dụng thích bóng đá. Nhưng nhà nghèo lấy đâu ra điều kiện để mua cho hai anh em dù chỉ là một trái bóng nhựa. Dũng – Dụng lấy lá chuối, giấy vụn cuộc tròn lại để chơi. Hoặc may mắn hơn là chờ những quả bưởi hỏng sau nhà rụng để cùng nhau vui đùa. Đến năm lớp 7, trung tâm huấn luyện dưới huyện Thường Xuân chiêu sinh, Dũng và Dụng xin phép bố mẹ cho đi thi tuyển. Ông Bùi Văn Nguyệt, chú ruột của Tiến Dũng kể lại : “Dù nhà rất nghèo nhưng thấy các cháu đam mê, gia đình cố gửi các cháu sang luyện tập ở huyện Thường Xuân”. Hàng tháng,, bố mẹ cố gắng làm lụng gửi tiền sang cho hai con. Thế nhưng giấc mơ bóng đá đã không suôn sẻ với cả hai anh em. Trung tâm đào tạo tại huyện miền núi Thường Xuân phá sản, ngừng hoạt động. Cả hai rầu rĩ trở về quê hương. Dũng thưa chuyện với mẹ : “Bố mẹ khó khăn quá thì con ở nhà giúp đỡ bố mẹ, con tìm nghề khác con làm cho bố mẹ đỡ vất vả.” Rồi suốt hơn một năm trời, Dũng không còn nghĩ nhiều đến bóng đá. Cậu ở nhà làm phu hồ, làm đủ thứ việc linh tinh nếu có ai thuê. Đã có lúc, Tiến Dũng nghĩ rằng cuộc đời của anh sẽ gắn bó với xi măng, gạch vữa và những buổi cuốc mướn làm thuê. Thật may, huấn luyện viên Nguyễn Thành Dũng đưa Tiến Dũng về đội trẻ Thanh Hóa. Thời điểm đó, bóng đá trẻ xứ Thanh chìm trong khó khăn. Mâm cơm của những chàng trai đang tuổi ăn, tuổi lớn chỉ độc một đĩa thịt lợn mỡ và chút ít canh rau cho đủ bữa qua ngày. Những buổi sáng đi học văn hóa, anh chỉ nắm xôi tí hon ăn cho đỡ nóng ruột. Thậm chí có hôm, Dũng phải bấm chặt bụng nhịn đói. Bóng đá trở lại với Tiến Dũng chẳng dễ dàng. Miệt mài tập luyện trong khung gỗ, Tiến Dũng được huấn luyện viên Hoàng Anh Tuấn trao cơ hội triệu tập vào đội U21 Việt Nam chuẩn bị cho giải giao hữu Nations Cup tại Malaysia vào tháng 6/2016. Anh không phải là sự ưu tiên số 1, thậm chí là đứng thứ 4 trong số 4 người gác gôn của đội bóng. Khi
- ấy, Tiến Dũng chẳng bao giờ dám mơ mộng rằng đến một ngày mình được trong khung gôc đội nhà. Tiến Dũng miệt mài, chăm chỉ rèn luyện trên sân. Anh kiên trì, không tự ái, chịu thương chịu khó với ý chí phấn đấu cao ngùn ngụt. Anh từng bước khẳng định được mình qua những trận tập nội bộ trước mắt các thầy của đội bóng. Tiến Dũng sau đó vượt qua Sỹ Huy, Thanh Tuấn để trở thành thủ môn số 1. Dũng cùng đồng đội làm nên cơn địa chấn này đến kỳ tích khác tại giải U23 châu Á. (Bảo Nhi – Minh Nhân, kenh14.vn) Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích trên. Câu 2. Đặt trong văn bản của đoạn trích, câu văn Cánh cửa này đóng lại thì sẽ có một cánh cửa khác mở ra nói lên điều gì ? Câu 3. Trong câu văn Dũng cùng đồng đội làm nên cơn địa chấn này đến kỳ tích khác tại giải U23 châu Á, cụm từ làm nên cơn địa chấn được tác giả sử dụng theo biện pháp tu từ nào ? Cách diễn đạt này có tác dụng gì ? Câu 4. Đọc đoạn trích, có ý kiến cho rằng : Thủ môn Bùi Tiến Dũng có nhiều phẩm chất đáng trân trọng. Anh/chị có đồng tình với ý kiến trên không ? Vì sao ? II. LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1. (2 điểm) Từ đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn, khoảng 200 chữ, bàn về vai trò của ý chí, nghị lực đối với thành công của con người trong cuộc sống. Câu 2. (5 điểm) Cảm nhận của anh/chị về hình tượng sông Hương trong đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông ? của Hoàng Phủ Ngọc Tường (SGK Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam). Từ đó, so sánh với hình tượng sông Hương trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử : (…) Gió theo lối gió, mây đường mây Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay ? (…) (SGK Ngữ văn 11, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập môn ngữ văn
21 p | 3917 | 1483
-
Đề cương ôn tập môn Ngữ văn lớp 7
8 p | 1439 | 164
-
Đề cương ôn tập HK2 Ngữ văn 8 (2011 – 2012)
13 p | 832 | 112
-
Bộ đề kiểm tra 1 tiết môn Ngữ Văn lớp 7 năm 2017-2018 (Có đáp án)
35 p | 2528 | 87
-
Tài liệu ôn thi môn sinh : khái niệm và thuật ngữ di truyền học
3 p | 148 | 31
-
Tài liệu ôn thi Môn Văn
106 p | 178 | 25
-
Tài liệu ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Đào Sơn Tây
25 p | 11 | 5
-
Tài liệu ôn tập môn Ngữ văn lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Đào Sơn Tây
144 p | 10 | 5
-
Tài liệu ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Đào Sơn Tây
75 p | 12 | 4
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2020-2021 có đáp án
33 p | 38 | 4
-
Tài liệu học tập môn Ngữ văn lớp 9 bài: Đồng chí - Chính Hữu
4 p | 23 | 3
-
Tài liệu ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Gia Viễn
23 p | 7 | 3
-
Tài liệu ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Gia Viễn
11 p | 15 | 3
-
Tài liệu ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Gia Viễn
11 p | 9 | 3
-
Tài liệu ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022-2023 - Phòng GD&ĐT TP. Bà Rịa
11 p | 8 | 2
-
Đề kiểm tra bài viết số 6 môn Ngữ Văn 11 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THPT Núi Thành
7 p | 150 | 2
-
Đề thi KSCĐ hè môn Ngữ văn lớp 12 năm 2017 - THPT Ngô Gia Tự
13 p | 55 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn