intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu tập huấn hướng dẫn thực hiện chương trình môn Địa lí

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:37

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu tập huấn hướng dẫn thực hiện chương trình môn Địa lí gồm các nội dung chính như sau: Tìm hiểu đặc điểm và quan điểm xây dựng chương trình môn Địa lí 2018; Tìm hiểu mục tiêu và yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của môn Địa lí 2018; Tìm hiểu nội dung giáo dục môn Địa lí 2018. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu tập huấn hướng dẫn thực hiện chương trình môn Địa lí

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI TÀI LIỆU TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MÔN ĐỊA LÍ (Trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018) HÀ NỘI, 2019 0
  2. TÁC GIẢ VÀ CỘNG TÁC VIÊN Người biên soạn: 1. TS. Đỗ Văn Thanh, Khoa Địa lí, trường ĐHSP Hà Nội 2. GS.TS. Nguyễn Viết Thịnh, Khoa Địa lí, trường ĐHSP Hà Nội 3. TS. Nguyễn Quyết Chiến, Khoa Địa lí, trường ĐHSP Hà Nội 4. TS. Nguyễn Tường Huy, Khoa Địa lí, trường ĐHSP Hà Nội 5. TS. Dương Thị Lợi, Khoa Địa lí, trường ĐHSP Hà Nội 6. TS. Nguyễn Thị Thu Hiền, Khoa Địa lí, trường ĐHSP Hà Nội 7. PGS.TS. Ngô Thị Hải Yến, Khoa Địa lí, trường ĐHSP Hà Nội 1
  3. MỤC LỤC CHÚ GIẢI THUẬT NGỮ ........................................................................... .. 4 A. MỤC TIÊU KHOÁ TẬP HUẤN . ............................................................. 8 B. NỘI DUNG KHOÁ TẬP HUẤN ............................................................... 8 NỘI DUNG 1. Tìm hiểu đặc điểm và quan điểm xây dựng chương trình môn Địa lí 2018 ....................................................................................................... 8 NỘI DUNG 2. Tìm hiểu mục tiêu và yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của môn Địa lí 2018 ........................................................................................ 10 NỘI DUNG 3. Tìm hiểu nội dung giáo dục môn Địa lí 2018 ........................ 12 NỘI DUNG 4. Tìm hiểu về dạy học môn Địa lí 2018 .................................... 14 C. DỰ KIẾN KẾ HOẠCH TẬP HUẤN ......................................................... 16 D. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TẬP HUẤN......................................................... 18 PHỤ LỤC 1. Bảng kiểm đánh giá về kĩ năng lập kế hoạch dạy học .............. 19 PHỤ LỤC 2. Ví dụ minh họa về kế hoạch tổ chức cho HS tìm hiểu về các thế mạnh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ ................................................ 20 PHỤ LỤC 3. Ví dụ về một sản phẩm học tập của HS về vẽ sơ đồ tư duy thể hiện các thế mạnh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ ................................... 23 PHỤ LỤC 4. Một số câu hỏi tình huống để đánh giá khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học ở chủ đề “Khai thác các thế mạnh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ”. ........................................................................................... 24 PHỤ LỤC 5. Giáo án minh họa ....................................................................... 26 2
  4. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BCV : Báo cáo viên GDPT : Giáo dục phổ thông GV : Giáo viên HS : Học sinh HV : Học viên THPT : Trung học phổ thông 3
  5. CHÚ GIẢI THUẬT NGỮ 1. Chương trình tổng thể: Chương trình giáo dục phổ thông là văn bản quy định những vấn đề chung nhất, có tính chất định hướng của chương trình giáo dục phổ thông, bao gồm: quan điểm xây dựng chương trình, mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông và mục tiêu chương trình từng cấp học, yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi của học sinh cuối mỗi cấp học, hệ thống môn học và hoạt động giáo dục, thời lượng của từng môn học và hoạt động giáo dục, định hướng nội dung giáo dục bắt buộc ở từng cấp học đối với tất cả học sinh trên phạm vi toàn quốc, định hướng về phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục, điều kiện thực hiện chương trình giáo dục phổ thông. 2. Năng lực: Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể. 3. Phẩm chất: Phẩm chất là những tính tốt thể hiện ở thái độ, hành vi ứng xử của con người; cùng với năng lực tạo nên nhân cách con người. 4. Yêu cầu cần đạt: Yêu cầu cần đạt là kết quả mà học sinh cần đạt được về phẩm chất và năng lực sau mỗi cấp học, lớp học ở từng môn học và hoạt động giáo dục; trong đó, mỗi cấp học, lớp học sau đều có những yêu cầu riêng cao hơn, đồng thời bao gồm những yêu cầu đối với các cấp học, lớp học trước đó. 5. Môn học Môn học là lĩnh vực nội dung dạy học được thực hiện trong nhà trường có cấu trúc và logic phù hợp với ngành khoa học và thực tiễn tương ứng, phù hợp với những quy luật Tâm- Sinh lí của dạy học. 6. Giáo dục hướng nghiệp Giáo dục hướn nghiệp bao gồm toàn bộ các hoạt động của nhà trường phối hợp với gia đình và xã hội nhằm trang bị kiến thức, hình thành năng lực 4
  6. định hướng nghề nghiệp cho học sinh, từ đó giúp học sinh lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực, tính cách, sở thích, quan niệm về giá trị của bản thân, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của gia đình và phù hợp với nhu cầu của xã hội. Giáo dục hướng nghiệp có ý nghĩa quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện và phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và sau trung học phổ thông. Trong chương trình giáo dục phổ thông, giáo dục hướng nghiệp được thực hiện thông qua tất cả các môn học và hoạt động giáo dục, tập trung ở các môn Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật, Giáo dục công dân ở cấp trung học cơ sở, các môn học ở cấp trung học phổ thông và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cùng với Nội dung giáo dục của địa phương. 7. Hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông Hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông được thực hiện thường xuyên và liên tục, trong đó tập trung vào các năm học cuối của giai đoạn giáo dục cơ bản và toàn bộ thời gian của giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. 8. Trải nghiệm Trải nghiệm là quá trình hoạt động để thu nhận những kinh nghiệm, từ đó vận dụng một cách có hiệu quả vào thực tiễn cuộc sống. 9. STEM STEM là thuật ngữ viết tắt của các từ Science (khoa học) Technology (công nghệ), Enginering (kỹ thuật), và Math (toán học) được sử dụng khi bàn đến các chính sách phát triển về Khoa học, Công nghệ, kĩ thuật và Toán học. Thuật ngữ này lần đầu tiên được giới thiệu bởi Quỹ Khoa học Mĩ vào năm 2001. 10. Giáo dục STEM Giáo dục STEM được hiểu là mô hình giáo dục dựa trên tiếp cận liên môn , giúp học sinh áp dụng các kiến thức khoa học, công nghệ, kĩ thuật và Toán học vào giải quyết một số vấn đề thực tiễn trong bối cảnh cụ thể. 11. Đánh giá tổng kết Đánh giá tổng kết còn được gọi là đánh giá kết quả, là đánh giá có tính tổng hợp, bao quát nhằm cung cấp thông tin về sự tinh thông/ thành thạo của học sinh ở các mặt nội dung, kiến thức, kĩ năng và thái độ sau khi kết thúc một khóa học/lớp học hoặc một môn học/học phần/ chương trình. 5
  7. 12. Đánh giá quá trình Đánh giá quá trình là hoạt động đánh giá diễn ra trong tiến trình hoạt động giảng dạy môn học/ khóa học, cung cấp thông tin phản hồi cho người học biết được mức độ đạt được của bản thân so với mục tiêu giáo dục, qua đó điều chỉnh cách học, cách dạy giúp người học tiến bộ . Đánh giá quá trình chính là đánh giá vì sự tiến bộ của người học. 13. Tích hợp Tích hợp là sự hợp nhất/ nhất thể hóa các bộ phận khác nhau để đưa tới một đối tượng mới như là một thể thống nhất dựa trên những nét bản chất của các thành phần đối tượng chứ không phải là phép cộng đơn giản những thuộc tính của đối tượng ấy. 14. Dạy học tích hợp Dạy học tích hợp: là định hướng dạy học giúp học sinh phát triển khả năng huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng,... thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống, được thực hiện ngay trong quá trình lĩnh hội tri thức và rèn luyện kĩ năng. 15. Phân hóa Phân hóa là chia một khối/ một nhóm thành nhiều phần / nhiều đối tượng có các tính chất khác biệt nhau để thực hiện những tác động cho phù hợp. 16. Dạy học phân hóa: Dạy học phân hoá: là định hướng dạy học phù hợp với các đối tượng học sinh khác nhau, nhằm phát triển tối đa tiềm năng vốn có của mỗi học sinh dựa vào đặc điểm tâm - sinh lí, khả năng, nhu cầu, hứng thú và định hướng nghề nghiệp khác nhau của học sinh. 17. Nội dung giáo dục điạ phương Nội dung giáo dục địa phương là những vấn đề cơ bản hoặc thời sự về văn hóa, lịch sử, địa lý, kinh tế, xã hộ , môi trường, hướng nghiệp …của địa phương bổ sung cho nội dung giáo dục bắt buộc chung thống nhất trong cả nước, nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết về nơi sinh sống, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp phần giải quyết những vấn đề của quê hương. 18. Kế hoạch giáo dục nhà trường 6
  8. Kế hoạch giáo dục nhà trường là sự cụ thể hóa tiến trình thực hiện CTGDPT (bao gồm cả nội dung giáo dục địa phương) phù hợp với điều kiện cụ thể về thời gian, đặc điểm của người học, nhân lực, vật lực …của nhà trường. Kế hoạch giáo dục của nhà trường được xây dựng hàng năm dựa trên kế hoạch giáo dục chung và các hướng dẫn trong CTGDPT. 7
  9. NỘI DUNG KHOÁ TẬP HUẤN A. MỤC TIÊU TẬP HUẤN Sau khóa tập huấn, học viên cần đạt được: - Giải thích được Chương trình giáo dục phổ thông môn Địa lí năm 2018. - So sánh và tìm ra được những điểm mới về của Chương trình giáo dục phổ thông môn Địa lí năm 2018 so với chương trình môn Địa lí năm 2006. - Thiết kế được kế hoạch dạy học theo yêu cầu của Chương trình GDPT môn Địa lí năm 2018. - Biết cách triển khai tổ chức tập huấn lại cho đồng nghiệp về việc thực hiện Chương trình môn học tại địa phương. B. NỘI DUNG TẬP HUẤN Nội dung tập huấn bao gồm 04 mô-đun hoạt động: 1. Mô-đun 1: TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM VÀ QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH MÔN ĐỊA LÍ 2018 1.1. Mục tiêu: Sau khi tập huấn, HV cần đạt được: - Trình bày được các đặc điểm nổi bật và quan điểm xây dựng Chương trình GDPT môn Địa lí năm 2018. - Phân tích để thấy được các điểm mới về vị trí, vai trò của môn học và quan điểm xây dựng Chương trình GDPT môn Địa lí năm 2018 1.2. Nguồn tài liệu: - Mục I và mục II tài liệu (TEXT): Tìm hiểu chương trình môn Địa lí trong Chương trình GDPT 2018; - Chương trình GDPT môn Địa lí năm 2018; - Tài liệu hỏi đáp, INFOGRAPHIC và VIDEO. - Chương trình môn Địa lí năm 2006 (cấp THPT) 1.3. Tiến trình tổ chức hoạt động Hoạt động 1: Tìm hiểu về đặc điểm của môn Địa lí trong Chương trình GDPT năm 2018 - Bước 1: Báo cáo viên trình bày các vấn đề cơ bản về đặc điểm của môn Địa lí trong Chương trình GDPT 2018. - Bước 2: BCV chia lớp thành các nhóm và tổ chức cho các nhóm tìm hiểu về đặc điểm của môn Địa lí trong Chương trình GDPT 2018, Chương trình môn Địa lí 2006 và tìm sự khác biệt về vị trí và vai trò của Chương trình môn Địa lí 8
  10. năm 2018 so với Chương trình môn Địa lí năm 2006. - Bước 3: Các nhóm thảo luận và trình bày ý kiến thảo luận trên giấy A0 hoặc máy tính. - Bước 4: BCV mời đại diện một nhóm báo cáo kết quả làm việc. Các nhóm khác nhận xét bổ sung. - Bước 5: BVC nhận xét, đánh giá kết quả thảo luận; trả lời các câu hỏi của học viên (HV); chốt lại các vấn đề về vị trí và vai trò của môn học; hướng dẫn HV tìm hiểu thêm nội dung qua tài liệu Hỏi đáp, INFOGRAPHIC và VIDEO. Hoạt động 2. Tìm hiểu về các quan điểm xây dựng Chương trình GDPT môn Địa lí năm 2018 - Bước 1: BCV tổ chức cho HV đọc tài liệu mục II trong Chương trình GDPT môn Địa lí năm 2018 và thảo luận theo nhóm để tìm hiểu về quan điểm xây dựng chương trình môn học và những điểm mới so với chương trình hiện hành. - Bước 2: HV các nhóm tiến hành thực hiện nhiệm vụ được giao và trình bày kết quả tìm hiểu trên giấy AO hoặc trên máy tính. - Bước 3: BCV mời đại diện 1 nhóm báo cáo kết quả tìm hiểu các nhóm khác đặt câu hỏi cho nhóm trình bày. - Bước 4: BCV nhận xét và làm rõ các quan điểm trong xây dựng Chương trình GDPT môn Địa lí năm 2018; làm rõ sự khác biệt và những điểm mới về quan điểm xây dựng chương trình so với chương trình môn học 2006; hướng dẫn học viên tìm hiểu thêm nội dung qua tài liệu Hỏi đáp, INFOGRAPHIC và VIDEO. 1.4. Sản phẩm hoạt động và định hướng đánh giá - Sản phẩm hoạt động là các bản trình bày kết quả làm việc cá nhân và nhóm trên giấy A0 hoặc trên máy tính. - Đối chiếu các bản trình bày kết quả làm việc của các cá nhân và các nhóm với tài liệu tập huấn để đánh giá hiệu quả của hoạt động nhóm, nhận thức chung và giải đáp những vấn đề chưa rõ. - Phân tích các thu hoạch của cá nhân để đánh giá mức độ thấu hiểu về đặc điểm của môn học và quan điểm xây dựng chương trình môn học, để HV có thể quán triệt lại cho các GV dự tập huấn ở các vòng sau. - Đặt các câu hỏi suy ngẫm cho HV: Những điều tâm đắc về đặc điểm và quan điểm xây dựng chương trình môn học. Những điều còn băn khoăn, chưa 9
  11. hiểu và cần giải đáp. Những vấn đề có thể cải tiến cho nội dung và các hoạt động tập huấn. 2. Mô-đun 2: TÌM HIỂU VỀ MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT VỀ PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC CỦA CHƯƠNG TRÌNH MÔN ĐỊA LÍ 2018 2.1. Mục tiêu: Sau khi tập huấn, HV cần được: - Trình bày được mục tiêu của Chương trình GDPT môn Địa lí năm 2018, tìm ra điểm khác biệt so với Chương trình môn Địa lí 2006. - Trình bày và phân tích được yêu cầu cần đạt Chương trình GDPT môn Địa lí năm 2018 2.2. Nguồn tài liệu: - Mục III và mục IV tài liệu (TEXT): Tìm hiểu chương trình môn Địa lí trong Chương trình GDPT 2018; - Chương trình GDPT môn Địa lí năm 2018; - Tài liệu hỏi đáp, INFOGRAPHIC và VIDEO; - Chương trình môn Địa lí năm 2006 (cấp THPT). 2.3. Tiến trình tổ chức hoạt động - Hoạt động 1: Tìm hiểu về mục tiêu của Chương trình GDPT môn Địa lí năm 2018 + Bước 1: BCV tổ chức cho HV dựa vào Mục III và mục IV của Tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chương trình GDPT Địa lí năm 2018 và thảo luận theo nhóm để trả lời một số câu hỏi sau: 1. Chương trình GDPT môn Địa lí năm 2018 bao gồm có những mục tiêu nào? 2. Có sự khác biệt nào giữa mục tiêu của Chương trình GDPT môn Địa lí năm 2018 với Chương trình môn Địa lí năm 2006? + Bước 2: Các nhóm tiến hành thảo luận và đưa ra ý kiến thảo luận của nhóm. + Bước 3: BCV mời đại diện một nhóm báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét và bổ sung. + Bước 4: BCV đánh giá, nhận xét kết quả thực hiện nhiệm vụ của các nhóm và làm rõ các mục tiêu của Chương trình GDPT môn Địa lí năm 2018; làm rõ sự khác biệt giữa mục tiêu của Chương trình GDPT môn Địa lí năm 2018 với Chương trình môn Địa lí hiện hành; hướng dẫn học viên tìm hiểu thêm nội 10
  12. dung qua tài liệu Hỏi đáp, INFOGRAPHIC và VIDEO. - Hoạt động 2: Tìm hiểu những yêu cầu cần đạt của Chương trình GDPT môn Địa lí năm 2018 + Bước 1: BCV tổ chức cho HV dựa vào Mục IV của Tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chương trình GDPT môn Địa lí năm 2018 và thảo luận nhóm để thực hiện một số nhiệm vụ sau:  Nhiệm vụ 1: Vẽ sơ đồ tư duy trên giấy A0 để thể hiện các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của Chương trình GDPT môn Địa lí năm 2018.  Nhiệm vụ 2: So sánh và tìm ra sự khác biệt về yêu cầu cần đạt giữa Chương trình GDPT môn Địa lí năm 2018 với Chương trình môn Địa lí hiện hành. + Bước 2: HV của các nhóm tiến hành đọc tài liệu, thảo luận về các yêu cầu cần đạt và tiến hành vẽ sơ đồ tư duy để thể hiện các yêu cầu cần đạt của Chương trình GDPT môn Địa lí năm 2018. BCV có thể đặt ra một một số câu hỏi để định hướng hoạt động cho HV như: Có những yêu cầu cần phải đạt được khi thực hiện Chương trình GDPT môn Địa lí năm 2018? Sự khác biệt lớn nhất về yêu cầu cần đạt giữa Chương trình GDPT môn Địa lí năm 2018 với Chương trình môn Địa lí hiện hành là gì? + Bước 3: Các nhóm trưng bày sản phẩm học tập và quan sát sản phẩm học tập của nhóm bạn. + Bước 4: BCV gọi đại diện một nhóm báo cáo. Các nhóm khác góp ý, bổ sung sản phẩm cho nhóm bạn. + Bước 5: BCV nhận xét sản phẩm của các nhóm và chính xác hóa nội dung tìm hiểu, nhất là làm rõ sự khác biệt và những điểm mới về yêu cầu cần đạt của Chương trình GDPT môn Địa lí năm 2018 so với Chương trình môn Địa lí hiện hành hiện hành; hướng dẫn học viên tìm hiểu thêm nội dung qua tài liệu Hỏi đáp, INFOGRAPHIC và VIDEO. 1.4. Sản phẩm hoạt động và định hướng đánh giá - Sản phẩm hoạt động là các bản trình bày kết quả làm việc cá nhân và nhóm trên giấy A0. - Đối chiếu các bản trình bày kết quả làm việc của các cá nhân và các nhóm với tài liệu tập huấn để đánh giá hiệu quả của hoạt động nhóm, nhận thức chung và giải đáp những vấn đề chưa rõ. - Phân tích các thu hoạch của cá nhân để đánh giá mức độ thấu hiểu những mục tiêu và yêu cầu cần đạt về năng lực môn học của Chương trình môn Địa lí 11
  13. năm 2018, để HV có thể quán triệt lại cho các GV dự tập huấn ở các vòng sau. - Đặt các câu hỏi suy ngẫm cho học viên: Những điều tâm đắc về mục tiêu và yêu cầu cần đạt của Chương trình GDPT môn Địa lí năm 2018. Những điều còn băn khoăn, chưa hiểu và cần giải đáp. Những vấn đề có thể cải tiến cho nội dung và các hoạt động tập huấn. 3. Mô-đun 3: TÌM HIỂU VỀ NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔN ĐỊA LÍ NĂM 2018 3.1. Mục tiêu Sau khi tập huấn, HV cần đạt được: - Trình bày được cấu trúc và nội dung của của Chương trình GDPT môn Địa lí năm 2018. - Phân tích được những điểm mới trong của Chương trình GDPT môn Địa lí năm 2018 so với Chương trình môn Địa lí năm 2006. 3.2. Nguồn tài liệu: - Mục V tài liệu (TEXT): Tìm hiểu chương trình môn Địa lí trong Chương trình GDPT 2018; - Chương trình GDPT môn Địa lí năm 2018; - Tài liệu hỏi đáp, INFOGRAPHIC và VIDEO; - Chương trình môn Địa lí năm 2006. 3.3. Tiến trình tổ chức hoạt động - Hoạt động 1: Tìm hiểu về cấu trúc và nội dung của Chương trình GDPT môn Địa lí năm 2018 + Bước 1: BCV trình bày các căn cứ xác định nội dung của chương trình môn Địa lí năm 2018. + Bước 2: BCV tổ chức cho HV dựa vào Mục V của Tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chương trình GDPT môn Địa lí năm 2018 và thảo luận theo nhóm để thực hiện một số nhiệm vụ sau:  Nhiệm vụ 1: Đọc tài liệu để tìm hiểu về các nội dung khái quát và nội dung giáo dục cụ thể của Chương trình GDPT môn Địa lí năm 2018.  Nhiệm vụ 2: So sánh sự giống và khác nhau về nội dung giáo dục khái quát và nội dung giáo dục cụ thể giữa Chương trình GDPT môn Địa lí năm 2018 và chương trình môn Địa lí năm 2006. + Bước 3: HV các nhóm tiến hành thực hiện nhiệm vụ được giao và trình bày kết quả tìm hiểu trên giấy AO hoặc trên máy tính. 12
  14. + Bước 4: BCV mời đại diện một nhóm trình bày sản phẩm, các nhóm khác nhận xét và đặt câu hỏi phản biện. + Bước 6: BCV nhận xét sản phẩm của các nhóm và chính xác hóa nội dung tìm hiểu, đặc biệt BCV làm rõ những điểm mới về nội dung khái quát và mạch nội dung của Chương trình GDPT môn Địa lí năm 2018 với chương trình môn môn Địa lí 2006; hướng dẫn học viên tìm hiểu thêm nội dung qua tài liệu Hỏi đáp, INFOGRAPHIC và VIDEO. Hoạt động 2: Tìm hiểu về nội dung giáo dục của Chương trình GDPT môn Địa lí năm 2018 + Bước 1: BCV tổ chức cho HV dựa vào Mục V của Tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chương trình GDPT môn Địa lí năm 2018 và thảo luận theo nhóm để hoàn thành các nhiệm vụ học tập sau:  Nhiệm vụ 1: Lập sơ đồ thể hiện các mạch kiến thức của các lớp (lớp 10, 11,12) trong Chương trình GDPT môn Địa lí năm 2018.  Nhiệm vụ 2: Tìm về những nội dung giáo dục mới trong Chương trình GDPT môn Địa lí năm 2018 so với Chương trình môn Địa lí năm 2006 (Cấp THPT) + Bước 2: HV của các nhóm thực hiện nhiệm vụ được giao. Vẽ sơ đồ trên giấy AO hoặc trên máy tính. + Bước 3: BCV tổ chức cho các nhóm trưng bày và gọi đại diện 01 nhóm lên trình bày kết quả tìm hiểu. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung hoặc đưa ra câu hỏi phản biện. + Bước 4. BCV nhận xét sản phẩm của các nhóm và chính xác hóa nội dung tìm hiểu; BCV làm rõ những điểm mới về nội dung giáo dục của các lớp; hướng dẫn học viên tìm hiểu thêm nội dung qua tài liệu Hỏi đáp, INFOGRAPHIC và VIDEO. 3.4. Sản phẩm hoạt động và định hướng đánh giá - Sản phẩm hoạt động là các bản trình bày kết quả làm việc cá nhân và nhóm trên giấy A0 hoặc trên máy tính. - Đối chiếu các bản trình bày kết quả làm việc của các cá nhân và các nhóm với tài liệu tập huấn để đánh giá hiệu quả của hoạt động nhóm, nhận thức chung và giải đáp những vấn đề chưa rõ. - Phân tích các thu hoạch của cá nhân để đánh giá mức độ thấu hiểu về nội dung giáo dục môn học của Chương trình môn Địa lí năm 2018, để học viên có 13
  15. thể quán triệt lại cho các HV dự tập huấn ở các vòng sau. - Đặt các câu hỏi suy ngẫm cho HV: Những điều tâm đắc về nội dung giáo dục tronng Chương trình GDPT môn Địa lí năm 2018; những điều còn băn khoăn, chưa hiểu và cần giải đáp; những vấn đề có thể cải tiến cho nội dung và các hoạt động tập huấn. 4. Mô-đun 4: TÌM HIỂU VỀ CÁCH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO CHƯƠNG TRÌNH GDPT MÔN ĐỊA LÍ NĂM 2018 4.1. Mục tiêu: - Xác định được các yêu cầu cần thực hiện về phương pháp giáo dục, đánh giá giáo dục trong Chương trình GDPT môn Địa lí năm 2018. - Xác định được các điểm mới, cần chú trọng về phương pháp giáo dục và đánh giá giáo dục khi thực hiện Chương trình GDPT môn Địa lí năm 2018. - Thiết kế được các hoạt động dạy học làm ví dụ minh họa cho việc tổ chức dạy học Chương trình GDPT môn Địa lí năm 2018. 4.2. Nguồn tài liệu: - Mục VI và mục VII tài liệu (TEXT): Tìm hiểu chương trình môn Địa lí trong Chương trình GDPT 2018; - Chương trình GDPT môn Địa lí năm 2018; - Tài liệu hỏi đáp, INFOGRAPHIC và VIDEO; - Chương trình môn Địa lí năm 2006 ( cấp THPT). 4.3. Tiến trình tổ chức hoạt động: - Hoạt động 1: Tìm hiểu về cách thức tổ chức dạy học theo Chương trình GDPT môn Địa lí năm 2018 + Bước 1: BCV tổ chức cho HV dựa vào thông tin Mục VI, mục VII trong Chương trình GDPT môn Địa lí năm 2018 và thảo luận theo nhóm để trả lời một số câu hỏi sau: 1. Có những yêu cầu nào đặt ra về phương pháp giáo dục và đánh giá giáo dục khi thực hiện Chương trình GDPT môn Địa lí năm 2018. 2. Những điểm mới nào cần chú trọng về phương pháp giáo dục và đánh giá giáo dục khi thực hiện Chương trình GDPT môn Địa lí năm 2018. + Bước 2: Các nhóm tiến hành thảo luận và trình bày kết quả trên máy tính hoặc trên giấy A0. + Bước 3: BCV tổ chức cho các nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm mình, quan sát sản phẩm của nhóm bạn và gọi đại diện một nhóm báo cáo, các nhóm 14
  16. khác nhận xét và bổ sung. + Bước 4: BCV nhận xét sản phẩm học tập của các nhóm và chính xác hóa nội dung tìm hiểu, nhất là làm rõ các điểm cần chú trọng về phương pháp giáo dục và đánh giá giáo dục khi thực hiện Chương trình GDPT môn Địa lí năm 2018 - Hoạt động 2. Thực hành thiết kế kế hoạch dạy học theo các yêu cầu của Chương trình GDPT môn Địa lí năm 2018 + Bước 1: BCV tổ chức cho các nhóm HV dựa vào kết quả thảo luận ở Hoạt động 1 để thực hiện các nhiệm vụ học tập sau: Nhiệm vụ 1: Dựa vào yêu cầu cần đạt về nội dung của chủ đề Khai thác các thế mạnh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (Trang 33 – Chương trình giáo dục phổ thông môn Địa lí năm 2018) và kết quả thảo luận ở Hoạt động 1, hãy thảo luận theo nhóm để xây dựng một kế hoạch học tập cho HS khi tìm hiểu về các thế mạnh phát triển của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Nhiệm vụ 2: Thiết kế công cụ để đánh giá kết quả học tập cho học sinh sau khi tìm hiểu về các thế mạnh phát triển của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. + Bước 2: HV tiến hành trao đổi, thảo luận theo nhóm để hoàn thành các nhiệm vụ học tập đặt ra. Sản phẩm của nhóm được trình bày giấy A0 hoặc trên máy tính. + Bước 3: BCV tổ chức cho các nhóm báo cáo sản phẩm và chứng minh kế hoạch dạy học của nhóm đã thực hiện tốt các yêu cầu cần đạt về nội dung, về phương pháp giáo dục và đánh giá giáo dục. Các nhóm khác quan sát sản phẩm của nhóm bạn và đặt câu hỏi cho nhóm bạn. + Bước 4: BCV nhận xét và đánh giá sản phẩm của các nhóm thông qua bảng kiểm (Phụ lục 1). + Bước 5: BCV có thể đưa ra thêm một số ví dụ minh họa cho việc thiết kế kế hoạch dạy học và đánh giá giáo dục khi thực hiện Chương trình GDPT môn Địa lí năm 2018 (Phụ lục 2, 3,4). 4.4. Sản phẩm hoạt động và định hướng đánh giá - Sản phẩm hoạt động là các bản trình bày kết quả làm việc cá nhân và nhóm trên giấy A0 hoặc trên máy tính. - Đối chiếu các bản trình bày kết quả làm việc của các cá nhân và các nhóm với tài liệu tập huấn để đánh giá hiệu quả của hoạt động nhóm, nhận thức chung và giải đáp những vấn đề chưa rõ. 15
  17. - Phân tích các thu hoạch của cá nhân để đánh giá mức độ thấu hiểu về cách thức tổ chức dạy học Địa lí theo hướng hình thành phẩm chất và phát triển năng lực cho người học, để HV có thể quán triệt lại cho các GV dự tập huấn ở các vòng sau. - Đặt các câu hỏi suy ngẫm cho HV: Những điều tâm đắc về cách thức tổ chức dạy học khi thực hiện Chương trình GDPT môn Địa lí năm 2018. Những điều còn băn khoăn, chưa hiểu và cần giải đáp. Những vấn đề có thể cải tiến cho nội dung và các hoạt động tập huấn. C. DỰ KIẾN KẾ HOẠCH TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GDPT MÔN ĐỊA LÍ NĂM 2018 (THPT) Thời gian Nội dung Cơ sở vật chất, học liệu Sáng ngày 8h00 - 8h30 Giới thiệu chung về đợt tập huấn: - Máy tính có kết nối thứ nhất - Mục đích internet, máy chiếu - Các nội dung chính - Tài liệu tập huấn - Tài liệu - Phương pháp tổ chức tập huấn, - Phương pháp đánh giá 8h30 - 9h30 Tìm hiểu về đặc điểm của môn - Máy tính có kết nối Địa lí trong Chương trình GDPT internet, máy chiếu năm 2018 - Giấy A0, A4, bút dạ - Bảng, phấn - Tài liệu tập huấn 9h30 - 9h45 Giải lao 9h45 - 11h30 Tìm hiểu về các quan điểm xây - Máy tính có kết nối dựng Chương trình GDPT môn internet, máy chiếu Địa lí năm 2018 - Giấy A0, A4, bút dạ - Bảng, phấn - Tài liệu tập huấn Chiều ngày 13h30 - Tìm hiểu về mục tiêu của Chương - Máy tính có kết nối thứ nhất 14h30 trình GDPT môn Địa lí năm 2018 internet, máy chiếu - Giấy A0, A4, bút dạ - Bảng, phấn - Tài liệu tập huấn 14h30 - Giải lao 14h45 14h45 - Tìm hiểu những yêu cầu cần đạt - Máy tính có kết nối 17h00 của Chương trình GDPT môn Địa internet, máy chiếu 16
  18. Thời gian Nội dung Cơ sở vật chất, học liệu lí năm 2018 - Giấy A0, A4, bút dạ - Bảng, phấn - Tài liệu tập huấn Sáng ngày 8h00 - 9h30 Tìm hiểu về cấu trúc và nội dung - Máy tính có kết nối thứ hai của chương trình môn Địa lí 2018 internet, máy chiếu - Giấy A0, A4, bút dạ - Bảng trắng và bút viết bảng các màu - Tài liệu tập huấn 9h30 - 9h45 Giải lao 9h45 - 11h30 Tìm hiểu về nội dung giáo dục - Máy tính có kết nối của Chương trình GDPT môn Địa internet, máy chiếu lí năm 2018 (THPT) - Giấy A0, A4, bút dạ - Bảng, phấn - Tài liệu tập huấn Chiều ngày 13h30 - Tìm hiểu về các biện pháp để tổ - Máy tính có kết nối thứ hai 14h30 chức dạy học theo Chương trình internet, máy chiếu GDPT môn Địa lí năm 2018 - Giấy A0, A4, bút dạ - Bảng, phấn - Tài liệu tập huấn 14h30 - Giải lao 14h45 14h45 - Thực hành thiết kế kế hoạch dạy - Máy tính có kết nối 16h30 học theo các yêu cầu của Chương internet, máy chiếu trình GDPT môn Địa lí năm 2018 - Giấy A0, A4, bút dạ - Bảng, phấn - Tài liệu tập huấn 16h30 - - Tổng kết đợt tập huấn - Máy tính có kết nối 17h00 - Giao nhiệm vụ mà HV cần thực internet, máy chiếu hiện sau khóa tập huấn và làm rõ - Tài liệu tập huấn yêu cầu đối với bài thu hoạch cần nộp 17
  19. D. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KHÓA TẬP HUẤN 1. Cách thức đánh giá kết quả tập huấn - Đánh giá quá trình thông qua các sản phẩm hoạt động của HV trong quá trình tập huấn. - Đánh giá kết quả thông qua bài thu hoạch mà HV cần hoàn thiện sau khóa tập huấn. 2. Nhiệm vụ, bài thu hoạch mà HV cần thực hiện sau khóa tập huấn HV viết báo cáo thu hoạch kết quả khóa tập huấn thông qua việc trả lời các câu hỏi sau: Câu 1. Thầy/Cô hãy trình bày các đặc điểm nổi về vị trí, vai trò, mục tiêu và yêu cầu cần đạt của Chương trình GDPT môn Địa lí năm 2018. Câu 2. Thầy/Cô hãy trình bày và phân tích về nội dung giáo dục của Chương trình GDPT môn Địa lí năm 2018. Câu 3. Theo Thầy/Cô, Chương trình GDPT môn Địa lí năm 2018 có những điểm mới nào so với chương trình môn Địa lí năm 2006? Câu 4. Theo Thầy/Cô, cần đảm bảo những yêu cầu nào về phương pháp giáo dục và đánh giá giáo dục khi thực hiện Chương trình GDPT môn Địa lí năm 2018? Câu 5. Thầy/Cô hãy thiết kế một kế hoạch dạy học để làm minh họa cho việc thực hiện Chương trình GDPT môn Địa lí năm 2018. 18
  20. PHỤ LỤC 1 Bảng kiểm đánh giá về kĩ năng lập kế hoạch dạy học để thực hiện Chương trình môn Địa lí năm 2018 TT Nội dung Có/không 1 Có đưa ra mục tiêu của hoạt động rõ ràng và phù hợp với yêu cầu cần đạt không? 2 Có thiết kế các nhiệm vụ học tập cho học sinh để đạt được mục tiêu của hoạt động không? 3 Có thể hiện rõ các bước tiến hành trong hoạt động học tập không? (Chuyển giao nhiệm vụ, tổ chức cho HS thực hiện nhiệm vụ; Tổ chức cho HS trình bày kết quả/ sản phẩm học tập; Tổ chức nhận xét, đánh giá và chính xác hóa nội dung học tập; Mở rộng liên hệ cho HS) 4 Có vận dụng các PPDH phù hợp và tích cực hóa hoạt động cho HS không? 5 Có thiết kế được công cụ đánh giá sản phẩm học tập cho HS không? 6 Có thiết kế được công cụ đánh giá kết quả học tập cho HS không? 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0