intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu tập huấn hướng dẫn thực hiện chương trình môn Lịch sử và Địa lí (tiểu học)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:31

18
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu tập huấn hướng dẫn thực hiện chương trình môn Lịch sử và Địa lí (tiểu học) với mục tiêu giúp các bạn có thể trình bày, phân tích được các vấn đề cốt lõi của Chương trình môn Lịch sử và Địa lí (Tiểu học); So sánh và tìm ra được những điểm mới của trong xây dựng chương trình môn học hình thành và phát triển năng lực học sinh; quan điểm dạy học tích hợp trong môn Lịch sử và Địa lí (Tiểu học) 2018 so với chương trình môn Lịch sử và Địa lí (Tiểu học) 2006.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu tập huấn hướng dẫn thực hiện chương trình môn Lịch sử và Địa lí (tiểu học)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI TÀI LIỆU TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ (TIỂU HỌC) Trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 HÀ NỘI, 2019
  2. Người biên soạn: 1. TS. Nguyễn Thị Thu Thủy 1
  3. MỤC LỤC A. MỤC TIÊU TẬP HUẤN ............................................................................................ 3 B. NỘI DUNG TẬP HUẤN............................................................................................ 4 1. Nội dung 1: TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM VÀ QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ (TIỂU HỌC) ........................................................ 4 2. Nội dung 2: TÌM HIỂU MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ (TIỂU HỌC) VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT VỀ PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC ..... 5 3. Nội dung 3: TÌM HIỂU NỘI DUNG GIÁO DỤC CỦA MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ (TIỂU HỌC) .................................................................................................................... 7 4. Nội dung 4: THỰC HIỆN DẠY HỌC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TRONG MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ (TIỂU HỌC) ............................................. 9 C. DỰ KIẾN KẾ HOẠCH TẬP HUẤN (02 ngày) ....................................................... 12 D. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KHÓA TẬP HUẤN .......................................................... 14 PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 15 2
  4. A. MỤC TIÊU TẬP HUẤN Sau khóa tập huấn, học viên: - Trình bày, phân tích được các vấn đề cốt lõi của Chương trình môn Lịch sử và Địa lí (Tiểu học). - So sánh và tìm ra được những điểm mới của trong xây dựng chương trình môn học hình thành và phát triển năng lực học sinh; quan điểm dạy học tích hợp trong môn Lịch sử và Địa lí (Tiểu học) 2018 so với chương trình môn Lịch sử và Địa lí (Tiểu học) 2006. - Xác định và thực hiện được các yêu cầu cần đạt ở mỗi mạch nội dung chính, các chủ đề của môn học. Vận dụng và cụ thể hóa các yêu cầu cần đạt phù hợp với đối tượng học sinh của một trường cụ thể, ở một điều kiện giáo dục cụ thể. - Biết cách xây dựng đề cương chi tiết của một chủ đề của môn học theo tiếp cận hình thành và phát triển năng lực học sinh. - Thiết kế được một giáo án, một bộ công cụ đánh giá cho một chủ đề học tập, trong đó thể hiện rõ mục tiêu học tập cần đạt; cách tổ chức các đơn vị kiến thức và các hoạt động dạy học; các phương pháp dạy học được lựa chọn; phân bổ thời lượng cho các hoạt động; kiểm tra/đánh giá kết quả giáo dục. - Biết cách triển khai tổ chức tập huấn lại cho đồng nghiệp về việc thực hiện Chương trình môn học tại địa phương. 3
  5. B. NỘI DUNG TẬP HUẤN 1. Nội dung 1: TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM VÀ QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ (TIỂU HỌC) 1.1. Mục tiêu - Trình bày được đặc điểm, vị trí và quan điểm xây dựng chương trình môn Lịch sử và Địa lí (Tiểu học). - So sánh và phân tích những điểm mới về vị trí, quan điểm xây dựng chương trình của môn Lịch sử và Địa lí (Tiểu học) 2018 với môn Lịch sử và Địa lí (Tiểu học) 2006. - Phân tích được mối quan hệ giữa Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và chương trình môn Lịch sử và Địa lí (Tiểu học), mối quan hệ giữa chương trình môn Lịch sử và Địa lí và với các môn học khác ở cùng cấp tiểu học. 1.2. Nguồn tài liệu - Mục I và mục II của Tài liệu TEXT: Tìm hiểu chương trình môn Lịch sử và Địa lí (Tiểu học) trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. - Chương trình môn học, tài liệu hỏi đáp, INFOGRAPHIC và VIDEO. - Chương trình môn Lịch sử và Địa lí (Tiểu học) 2006. 1.3. Tiến trình tổ chức hoạt động Hoạt động 1. Tìm hiểu đặc điểm môn Lịch sử và Địa lí (Tiểu học) - Báo cáo viên trình bày về đặc điểm môn Lịch sử và Địa lí (Tiểu học) 2018, những phẩm chất và năng lực chung được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và yêu cầu học viên: so sánh vị trí môn Lịch sử và Địa lí (Tiểu học) 2018 so với môn Lịch sử và Địa lí (Tiểu học) 2006; phân tích khả năng đóng góp của môn Lịch sử và Địa lí (Tiểu học) vào việc hình thành và phát triển các phẩm chất, năng lực chung được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. - Học viên đọc tài liệu và hoạt động theo nhóm để thảo luận về: vị trí của môn Lịch sử và Địa lí (Tiểu học) 2018 so với môn Lịch sử và Địa lí (Tiểu học) 2006; những đóng góp cụ thể của môn Lịch sử và Địa lí (Tiểu học) vào việc hình thành và phát triển các phẩm chất, năng lực chung được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Viết ra các nhận thức chung của nhóm về nhiệm vụ được giao. - Các nhóm thảo luận và trình bày ý kiến thảo luận trên giấy A0 hoặc trên PowerPoint. - Báo cáo viên lựa chọn một nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Báo cáo viên chốt lại các vấn đề quan trọng về vị trí môn học, mối quan hệ giữa Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và chương trình môn Lịch sử và Địa lí (Tiểu học); hướng dẫn học viên tìm hiểu thêm qua tài liệu Hỏi đáp, INFOGRAPHIC và 4
  6. VIDEO. Hoạt động 2. Tìm hiểu quan điểm xây dựng chương trình môn Lịch sử và Địa lí (Tiểu học) - Báo cáo viên tổ chức cho học viên đọc tài liệu mục II trong tài liệu Tìm hiểu chương trình môn Lịch sử và Địa lí (Tiểu học) trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 và thảo luận theo nhóm để tìm hiểu về quan điểm xây dựng chương trình môn học và những điểm mới so với chương trình hiện hành. - Học viên các nhóm tiến hành thực hiện nhiệm vụ được giao và trình bày kết quả tìm hiểu trên giấy A0 hoặc trên PowerPoint. - Báo cáo viên gọi đại diện 1 nhóm báo cáo kết quả tìm hiểu các nhóm khác đặt câu hỏi cho nhóm trình bày. - Báo cáo viên nhận xét và làm rõ các quan điểm trong xây dựng Chương trình môn Lịch sử và Địa lí (Tiểu học) 2018; sự khác biệt và những điểm mới so với chương trình 2006; hướng dẫn học viên tìm hiểu thêm nội dung qua tài liệu Hỏi đáp, INFOGRAPHIC và VIDEO. 1.4. Sản phẩm hoạt động và định hướng đánh giá - Sản phẩm hoạt động là các biên bản thảo luận nhóm và các bản thu hoạch cá nhân. - Đối chiếu các biên bản thảo luận của các nhóm và đối chiếu với tài liệu tập huấn để đánh giá hiệu quả của hoạt động nhóm, nhận thức chung và giải đáp những vấn đề chưa rõ. - Phân tích các thu hoạch của cá nhân để đánh giá mức độ hiểu thấu các quan điểm xây dựng chương trình môn học, để học viên có thể quán triệt lại cho các giáo viên dự tập huấn ở các vòng sau. 2. Nội dung 2: TÌM HIỂU MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ (TIỂU HỌC) VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT VỀ PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC 2.1. Mục tiêu Học viên: - Trình bày được mục tiêu và các yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực trong môn Lịch sử và Địa lí (Tiểu học). - Trình bày và phân tích được những phẩm chất, năng lực đặc thù cần hình thành và phát triển cho học sinh và biểu hiện của các phẩm chất, năng lực đặc thù đó đó trong chương trình mới môn Lịch sử và Địa lí (Tiểu học). Lấy được ví dụ chứng minh. - So sánh được những điểm kế thừa và khác biệt về mục tiêu, yêu cầu cần đạt trong môn Lịch sử và Địa lí (Tiểu học) 2018 với môn Lịch sử và Địa lí (Tiểu học) 2006. 5
  7. 2.2. Nguồn tài liệu - Mục III và mục IV của Tài liệu TEXT: Tìm hiểu chương trình môn Lịch sử và Địa lí (Tiểu học) trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. - Chương trình môn Lịch sử và Địa lí (Tiểu học) 2018, tài liệu hỏi đáp, INFOGRAPHIC và VIDEO. - Chương trình môn Lịch sử và Địa lí (Tiểu học) 2006. 2.3. Tiến trình tổ chức hoạt động Hoạt động 1. Mục tiêu của chương trình môn Lịch sử và Địa lí (Tiểu học) 2018 - Báo cáo viên trình bày mục tiêu của chương trình môn Lịch sử và Địa lí (Tiểu học) 2018; hướng dẫn học viên đọc Chương trình môn Lịch sử và Địa lí (Tiểu học) và mục III tài liệu TEXT: Tìm hiểu chương trình môn Lịch sử và Địa lí (Tiểu học) trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 và yêu cầu học viên: Đọc và trình bày mục tiêu của Lịch sử và Địa lí (Tiểu học) trong chương trình giáo dục phổ thông 2018. - Học viên chia thành nhóm thực hiện nhiệm vụ được giao và trình bày kết quả tìm hiểu trên giấy A0 hoặc trên PowerPoint. - Báo cáo viên gọi đại diện 1 nhóm báo cáo kết quả tìm hiểu các nhóm khác đặt câu hỏi cho nhóm trình bày. - Báo cáo viên nhận xét và làm rõ mục tiêu Chương trình môn Lịch sử và Địa lí (Tiểu học) 2018; sự khác biệt và những điểm mới so với chương trình 2006; hướng dẫn học viên tìm hiểu thêm nội dung qua tài liệu Hỏi đáp, INFOGRAPHIC và VIDEO. Hoạt động 2. Yêu cầu cần đạt của chương trình môn Lịch sử và Địa lí (Tiểu học) 2018 - Báo cáo viên yêu cầu học viên đọc Chương trình môn Lịch sử và Địa lí (Tiểu học) và mục IV tài liệu TEXT: Tìm hiểu chương trình môn Lịch sử và Địa lí (Tiểu học) trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 và yêu cầu học viên thực hiện các nhiệm vụ sau: + Vẽ sơ đồ tư duy trên giấy A0 hoặc trên PowerPoint để thể hiện các yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực chung và năng lực đặc thù của Chương trình môn Lịch sử và Địa lí (Tiểu học). + So sánh và tìm ra những điểm khác biệt trong yêu cầu cần đạt trong môn Lịch sử và Địa lí (Tiểu học) 2018 với môn Lịch sử và Địa lí (Tiểu học) 2006. Lấy ví dụ minh chứng. - Học viên các nhóm đọc tài liệu, thảo luận về các yêu cầu cần đạt và tiến hành vẽ sơ đồ tư duy để thể hiện các yêu cầu cần đạt đó. - Các nhóm trưng bày sản phẩm học tập và quan sát sản phẩm học tập của các nhóm khác. 6
  8. - Báo cáo viên gọi đại diện 1 nhóm báo cáo kết quả tìm hiểu các nhóm khác đặt câu hỏi cho nhóm trình bày. - Báo cáo viên nhận xét và làm rõ yêu cầu cần đạt của Chương trình môn Lịch sử và Địa lí (Tiểu học) 2018; sự khác biệt và những điểm mới so với chương trình 2006; hướng dẫn học viên tìm hiểu thêm nội dung qua tài liệu Hỏi đáp, INFOGRAPHIC và VIDEO. 2.4. Sản phẩm hoạt động và định hướng đánh giá - Sản phẩm hoạt động là các bản trình bày kết quả làm việc cá nhân và nhóm trên giấy A0 hoặc trên PowerPoint. - Đối chiếu các bản trình bày kết quả làm việc của các cá nhân và các nhóm với tài liệu tập huấn để đánh giá hiệu quả của hoạt động nhóm, nhận thức chung và giải đáp những vấn đề chưa rõ. - Phân tích các thu hoạch của cá nhân để đánh giá mức độ thấu hiểu những mục tiêu và yêu cầu cần đạt về năng lực môn học của Chương trình môn Lịch sử và Địa lí (Tiểu học), để học viên có thể quán triệt lại cho các giáo viên dự tập huấn ở các vòng sau. 3. Nội dung 3: TÌM HIỂU NỘI DUNG GIÁO DỤC CỦA MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ (TIỂU HỌC) 3.1. Mục tiêu Học viên: - Trình bày được cấu trúc và nội dung của chương trình môn Lịch sử và Địa lí (Tiểu học) 2018. - Phân tích được những điểm mới trong chương trình môn Lịch sử và Địa lí (Tiểu học) 2018 so với chương trình hiện hành. 3.2. Nguồn tài liệu - Mục V của Tài liệu TEXT: Tìm hiểu chương trình môn Lịch sử và Địa lí (Tiểu học) trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. - Chương trình môn Lịch sử và Địa lí (Tiểu học) 2018, tài liệu hỏi đáp, INFOGRAPHIC và VIDEO. - Chương trình môn Lịch sử và Địa lí (Tiểu học) 2006. 3.3. Tiến trình tổ chức hoạt động Hoạt động 1. Cấu trúc và nội dung của chương trình môn Lịch sử và Địa lí (Tiểu học) 2018 - Báo cáo viên trình bày các vấn đề cơ bản về cấu trúc của chương trình môn Lịch sử và Địa lí (Tiểu học) 2018; hướng dẫn học viên đọc Chương trình môn Lịch sử và Địa lí (Tiểu học) và mục V tài liệu TEXT: Tìm hiểu chương trình môn Lịch sử và Địa lí (Tiểu học) trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 và yêu cầu học viên: 7
  9. Đọc và trình bày bằng sơ đồ các mạch nội dung Lịch sử và Địa lí trong chương trình GDPT 2018. - Học viên được chia thành các nhóm. Mỗi nhóm vẽ sơ đồ mạch nội dung khái quát của môn Lịch sử và Địa lí (Tiểu học) 2018; lựa chọn đọc 01 trong 03 mạch nội dung: a) Địa phương và các vùng, miền Việt Nam b) Việt Nam c) Thế giới. - Các nhóm phân công nhiệm vụ đọc cho mỗi thành viên. Sau đó, trưởng nhóm tổ chức thảo luận trong nhóm về mạch nội dung được phân công, tìm hiểu và thống nhất các nội dung sẽ trình bày trước toàn lớp trên giấy A0 hoặc trên PowerPoint cũng như các vấn đề còn vướng mắc để hỏi báo cáo viên. - Báo cáo viên lựa chọn 01 nhóm trình bày sơ đồ mạch nội dung khái quát của môn Lịch sử và Địa lí (Tiểu học). Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Sau đó, 03 nhóm trình bày về 03 mạch nội dung; nhận xét về kết quả tìm hiểu của các nhóm cũng như trả lời các câu hỏi của học viên. - Báo cáo viên chốt lại các vấn đề cấu trúc mạch nội dung khái quát, những nội dung quan trọng về 03 mạch nội dung; hướng dẫn học viên tìm hiểu thêm qua tài liệu Hỏi đáp, INFOGRAPHIC và VIDEO. Hoạt động 2. Những điểm mới trong chương trình môn Lịch sử và Địa lí (Tiểu học) 2018 - Báo cáo viên yêu cầu các nhóm học viên đọc Chương trình môn Lịch sử và Địa lí (Tiểu học) 2006, Chương trình môn Lịch sử và Địa lí (Tiểu học) 2018 và hoàn thiện bảng đối sánh nội dung giáo dục môn Lịch sử và Địa lí (Tiểu học) như sau: Nội dung Chương Nội dung Chương Vấn đề trình Lịch sử và trình Lịch sử và Giải thích Điểm mới so sánh Địa lí (Tiểu học) Địa lí (Tiểu học) điểm mới 2006 2018 Vấn đề 1 Vấn đề 2 Vấn đề 3 … - Học viên được chia thành các nhóm. Mỗi nhóm lựa chọn một vấn đề để thực hiện bảng đối sánh. - Các nhóm phân công nhiệm vụ đọc cho mỗi thành viên. Sau đó, trưởng nhóm tổ chức thảo luận trong nhóm về điểm mới và cách giải thích điểm mới về vấn đề nội dung được phân công. Nhóm thống nhất các nội dung sẽ trình bày trước toàn lớp trên giấy A0 hoặc trên PowerPoint cũng như các vấn đề còn vướng mắc để hỏi báo cáo viên. - Báo cáo viên lựa chọn các nhóm trình bày về từng vấn đề thể hiện tính mới của 8
  10. nội dung chương trình môn Lịch sử và Địa lí (Tiểu học) 2018; nhận xét về kết quả tìm hiểu và cách giải thích tính mới của các nhóm; cũng như trả lời các câu hỏi của học viên. - Báo cáo viên chốt lại các điểm mới về nội dung chương trình Lịch sử và Địa lí (Tiểu học) 2018 và giải thích cặn kẽ tại sao cần thực hiện các điểm mới này. Báo cáo viên hướng dẫn học viên tìm hiểu thêm qua tài liệu Hỏi đáp, INFOGRAPHIC và VIDEO. 3.4. Sản phẩm hoạt động và định hướng đánh giá - Sản phẩm hoạt động là các bản trình bày kết quả làm việc cá nhân và nhóm trên giấy A0 hoặc PowerPoint trình bày về mạch nội dung, về điểm mới nội dung/giải thích điểm mới và các câu hỏi thảo luận của học viên. - Đối chiếu các bản trình bày kết quả làm việc của các cá nhân và các nhóm với tài liệu tập huấn để đánh giá hiệu quả của hoạt động nhóm, nhận thức chung và giải đáp những vấn đề chưa rõ. - Phân tích các thu hoạch của cá nhân để đánh giá mức độ thấu hiểu những mục tiêu và yêu cầu cần đạt về năng lực môn học của Chương trình môn Lịch sử và Địa lí (Tiểu học), để học viên có thể quán triệt lại cho các giáo viên dự tập huấn ở các vòng sau. - Định hướng đánh giá: So sánh bài trình bày của nhóm học viên với các tài liệu do Chủ biên chương trình xây dựng. 4. Nội dung 4: THỰC HIỆN DẠY HỌC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TRONG MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ (TIỂU HỌC)1 4.1. Mục tiêu - Xác định được các yêu cầu cần thực hiện về phương pháp giáo dục, đánh giá giáo dục trong Chương trình môn Lịch sử và Địa lí (Tiểu học) 2018. - Xác định được các điểm mới, cần chú trọng về phương pháp giáo dục và đánh giá giáo dục khi thực hiện Chương trình môn Lịch sử và Địa lí (Tiểu học) 2018. - Thiết kế được các hoạt động dạy học làm ví dụ minh họa cho việc tổ chức dạy học Chương trình môn Lịch sử và Địa lí (Tiểu học) 2018. 4.2. Nguồn tài liệu - Mục VI, Mục VII và Mục VIII của Tài liệu TEXT: Tìm hiểu chương trình môn Lịch sử và Địa lí (Tiểu học) trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. - Chương trình môn học, tài liệu hỏi đáp, INFOGRAPHIC và VIDEO. 4.3. Tiến trình tổ chức hoạt động Hoạt động 1. Tìm hiểu các biện pháp để tổ chức dạy học theo Chương trình 1 Chú trọng phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học. Lưu ý các văn bản chỉ đạo đổi mới giáo dục phổ thông trong thời gian gần đây trong các thảo luận về hướng dẫn dạy học theo Chương trình giáo dục phổ thong môn Lịch sử và Địa lí (Tiểu học) 2018. 9
  11. môn Lịch sử và Địa lí (Tiểu học) 2018 - Báo cáo viên tổ chức cho học viên dựa vào thông tin Mục VI, mục VII của tài liệu Tìm hiểu chương trình môn Lịch sử và Địa lí (Tiểu học) trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 và thảo luận theo nhóm để trả lời một số câu hỏi sau: + Làm thế nào để tổ chức dạy học Lịch sử và Địa lí ở nhà trường phổ thông theo Chương trình môn Lịch sử và Địa lí (Tiểu học) 2018 ? + Những điểm cần chú trọng nào về phương pháp giáo dục và đánh giá giáo dục khi thực hiện Chương trình môn Lịch sử và Địa lí (Tiểu học) 2018. - Các nhóm tiến hành thảo luận và trình bày kết quả trên giấy A0 hoặc trên PowerPoint . - Báo cáo viên tổ chức cho các nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm mình, quan sát sản phẩm của nhóm bạn và gọi đại diện một nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét và bổ sung. - Báo cáo viên nhận xét sản phẩm học tập của các nhóm và chính xác hóa nội dung về các biện pháp để tổ chức dạy học theo Chương trình môn Lịch sử và Địa lí (Tiểu học) 2018; hướng dẫn học viên tìm hiểu thêm nội dung qua tài liệu Hỏi đáp, INFOGRAPHIC và VIDEO. Hoạt động 2. Thực hành thiết kế kế hoạch dạy học theo các yêu cầu của Chương trình môn Lịch sử và Địa lí (Tiểu học) 2018 - Báo cáo viên tổ chức cho các nhóm học viên dựa vào các biện pháp vừa thảo luận thảo luận ở hoạt động 1 để thực hiện các nhiệm vụ học tập (bài tập tình huống) sau: + Dựa vào yêu cầu cần đạt về nội dung của chủ đề Đất nước và con người Việt Nam (trang 17 – Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí (Tiểu học)) và kết quả thảo luận ở hoạt động 1, hãy thảo luận theo nhóm để xây dựng một kế hoạch học tập cho học sinh khi tìm hiểu về Vị trí địa lí, lãnh thổ, đơn vị hành chính, Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca. + Thiết kế công cụ để đánh giá kết quả học tập cho học sinh sau khi tìm hiểu về Vị trí địa lí, lãnh thổ, đơn vị hành chính, Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca. - Học viên tiến hành trao đổi, thảo luận theo nhóm để hoàn thành các nhiệm vụ học tập đặt ra. Sản phẩm của nhóm được trình bày trên giấy A0 hoặc trên PowerPoint. - Báo cáo viên tổ chức cho các nhóm báo cáo sản phẩm và chứng minh kế hoạch dạy học của nhóm đã thực hiện tốt các yêu cầu cần đạt về nội dung, về phương pháp giáo dục và đánh giá giáo dục. Các nhóm khác quan sát sản phẩm của nhóm bạn và đặt câu hỏi cho nhóm bạn. - Báo cáo viên nhận xét và đánh giá sản phẩm của các nhóm. - Báo cáo viên có thể đưa ra thêm một số ví dụ minh họa cho việc thiết kế kế 10
  12. hoạch dạy học và đánh giá giáo dục cho bài tập tình huống trên. 4.4. Sản phẩm hoạt động và định hướng đánh giá - Sản phẩm hoạt động là các bản trình bày kết quả làm việc cá nhân và nhóm trên giấy A0 hoặc trên PowerPoint. - Đối chiếu các bản trình bày kết quả làm việc của các cá nhân và các nhóm với tài liệu tập huấn để đánh giá hiệu quả của hoạt động nhóm, nhận thức chung và giải đáp những vấn đề chưa rõ. - Phân tích các thu hoạch của cá nhân để đánh giá mức độ thấu hiểu những mục tiêu và yêu cầu cần đạt về năng lực môn học của Chương trình môn Lịch sử và Địa lí (Tiểu học), để học viên có thể quán triệt lại cho các giáo viên dự tập huấn ở các vòng sau. 11
  13. C. DỰ KIẾN KẾ HOẠCH TẬP HUẤN (02 ngày) Cơ sở vật chất, Thời gian Nội dung học liệu Giới thiệu chung về đợt tập huấn: - Mục đích - Máy tính có kết nối internet, - Các nội dung chính 8h00 - 8h30 máy chiếu. - Tài liệu - Tài liệu tập huấn - Phương pháp tổ chức tập huấn, - Phương pháp đánh giá - Máy tính có kết nối internet, Sáng ngày Tìm hiểu về đặc điểm của máy chiếu thứ nhất 8h30 - 9h30 môn Lịch sử và Địa lí (Tiểu - Giấy A0, A4, bút dạ học) 2018 - Bảng, phấn - Tài liệu tập huấn 9h30 - 9h45 Giải lao - Máy tính có kết nối internet, Tìm hiểu về các quan điểm máy chiếu xây dựng Chương trình môn 9h45 - 11h30 - Giấy A0, A4, bút dạ Lịch sử và Địa lí (Tiểu học) - Bảng, phấn 2018 - Tài liệu tập huấn - Máy tính có kết nối internet, Tìm hiểu về mục tiêu của máy chiếu 13h30 - 14h30 Chương trình môn Lịch sử - Giấy A0, A4, bút dạ và Địa lí (Tiểu học) 2018 - Bảng, phấn - Tài liệu tập huấn 14h30 - 14h45 Giải lao - Máy tính có kết nối internet, Chiều ngày Tìm hiểu những yêu cầu cần máy chiếu thứ nhất 14h45 - 15h30 đạt của Chương môn Lịch - Giấy A0, A4, bút dạ sử và Địa lí (Tiểu học) 2018 - Bảng, phấn - Tài liệu tập huấn - Máy tính có kết nối internet, Tìm hiểu về cấu trúc và nội máy chiếu dung của chương trình môn 15h30 - 17h00 - Giấy A0, A4, bút dạ Lịch sử và Địa lí (Tiểu học) - Bảng, phấn 2018 - Tài liệu tập huấn 12
  14. Tìm hiểu về nội dung giáo - Máy tính có kết nối internet, dục của Chương trình môn máy chiếu 8h00 - 9h30 Lịch sử và Địa lí (Tiểu học) - Giấy A0, A4, bút dạ 2018 - Bảng, phấn - Tài liệu tập huấn Sáng ngày 9h30 - 9h45 Giải lao thứ hai Tìm hiểu về các biện pháp - Máy tính có kết nối internet, để tổ chức dạy học theo máy chiếu Chương trình GDPT môn 9h45 - 11h30 - Giấy A0, A4, bút dạ môn Lịch sử và Địa lí (Tiểu - Bảng, phấn học) 2018 - Tài liệu tập huấn - Máy tính có kết nối internet, Thực hành thiết kế kế hoạch máy chiếu dạy học theo các yêu cầu 13h30 - 14h30 - Giấy A0, A4, bút dạ của Chương trình môn Lịch - Bảng, phấn sử và Địa lí (Tiểu học) 2018 - Tài liệu tập huấn Chiều ngày 14h30 - 14h45 Giải lao thứ hai - Máy tính có kết nối internet, Thực hành thiết kế kế hoạch máy chiếu dạy học theo các yêu cầu 14h45 -16h30 - Giấy A0, A4, bút dạ của Chương trình môn Lịch - Bảng, phấn sử và Địa lí (Tiểu học) 2018 - Tài liệu tập huấn 16h30 - 17h00 Tổng kết đợt tập huấn 13
  15. D. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KHÓA TẬP HUẤN 1. Phương pháp và công cụ đánh giá Học viên viết báo cáo thu hoạch kết quả khóa tập huấn thông qua việc trả lời các câu hỏi sau: Câu 1. Thầy/Cô hãy trình bày các đặc điểm nổi về vị trí, vai trò, mục tiêu và yêu cầu cần đạt của Chương trình môn Lịch sử và Địa lí (Tiểu học) 2018. Câu 2. Thầy/Cô hãy trình bày và phân tích về nội dung giáo dục của Chương trình môn Lịch sử và Địa lí (Tiểu học) 2018. Câu 3. Theo Thầy/Cô, Chương trình môn Lịch sử và Địa lí (Tiểu học) 2018 có những điểm mới nào so với chương trình môn Lịch sử và Địa lí hiện hành? Câu 4. Theo Thầy/Cô, cần đảm bảo những yêu cầu nào về phương pháp giáo dục và đánh giá giáo dục khi thực hiện Chương trình môn Lịch sử và Địa lí (Tiểu học) 2018? Câu 5. Thầy/Cô hãy thiết kế một kế hoạch dạy học (giáo án và bộ công cụ đánh giá) để làm minh họa cho việc thực hiện Chương trình môn Lịch sử và Địa lí (Tiểu học) 2018. 2. Thời gian và địa điểm đánh giá - Học viên làm bài ở nhà và nộp sản phẩm cho Ban tổ chức sau khi kết thúc tập huấn 1 tuần. - Báo cáo viên đánh giá và cho điểm bài thu hoạch của học viên và gửi điểm cho Ban tổ chức tập huấn. 14
  16. PHỤ LỤC GIÁO ÁN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ (TIỂU HỌC) Chủ đề: ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM 1. Mục tiêu của bài học Sau bài học, học sinh: – Xác định được vị trí địa lí của Việt Nam, kể tên được các nước láng giềng của Việt Nam. – Xác định được phạm vi lãnh thổ, mô tả được hình dạng đất liền của Việt Nam. – Trình bày được số lượng đơn vị hành chính của Việt Nam, nêu được tên một số tỉnh, thành phố tiêu biểu. – Mô tả và nêu được ý nghĩa của Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca. – Bày tỏ được cảm nghĩ của em các biểu tượng quốc gia, hình dạng đất nước. 2. Yêu cầu cần đạt – Năng lực nhận thức khoa học lịch sử và địa lí: xác định được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của Việt Nam; kể tên được các nước láng giềng của Việt Nam, tên một số tỉnh, thành phố tiêu biểu; mô tả được hình dạng đất liền, Quốc kì, Quốc huy của Việt Nam. – Năng lực tìm hiểu lịch sử: trình bày được số lượng đơn vị hành chính của Việt Nam; ý nghĩa của Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca của Việt Nam. – Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: xác định được biên giới đất liền Việt Nam với các quốc gia láng giềng, phân biệt được các biểu tượng của Việt Nam với các quốc gia khác. Ngoài ra, bài học còn bồi dưỡng tình cảm của học sinh với đất nước thông qua việc tìm hiểu về ý nghĩa của Quốc kì, Quốc huy và Quốc ca Việt Nam. 3. Nội dung kiến thức và đồ dùng dạy học 3.2. Nội dung kiến thức – Vị trí địa lí – Phạm vi lãnh thổ – Đơn vị hành chính – Quốc kì, Quốc ca, Quốc huy 3.2. Đồ dùng dạy học – Bản đồ: thế giới, khu vực Đông Nam Á, Hành chính Việt Nam. 15
  17. – Tranh ảnh (cột cờ Lũng Cú, mũi Cà Mau, hải đăng Đại Lãnh, Cột mốc số 0, Quốc kì, Quốc ca, Quốc huy,..). – Tư liệu về lịch sử ra đời của Quốc kì, Quốc ca, Quốc huy. – Máy tính, máy chiếu (nếu có). 4. Tổ chức hoạt động dạy học Bài học gồm 3 hoạt động (dẫn dắt vào bài, hình thành kiến thức mới, luyện tập và vận dụng) nối tiếp nhau theo một lôgic chặt chẽ. Mỗi hoạt động được thiết kế theo tiến trình của các phương pháp dạy học tích cực và đặc thù của môn học (phương pháp quan sát tranh ảnh, sử dụng lược đồ và biểu đồ), phù hợp với nội dung môn học nói chung và với nội dung bài học nói riêng. Vấn đề chính của chủ đề là tìm hiểu về đất nước Việt Nam trên các phương diện: vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, đơn vị hành chính, Quốc kì, Quốc huy và Quốc ca. Trên cơ sở những nội dung chính đó, bài học góp phần bồi dưỡng tình yêu, lòng tự hào với đất nước. Để giải quyết được các vấn đề trên, bài học có các nội dung chính: vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, đơn vị hành chính, Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca thông qua các tư liệu bản đồ, tranh ảnh, chuyện kể. Trên cơ sở những nội dung chính đó, bài học góp phần bồi dưỡng tình yêu, lòng tự hào với đất nước. Khi dạy bài này, giáo viên cần vận dụng linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy học, hình thức tổ chức dạy học để tổ chức các hoạt động học tập cho phù hợp với đối tượng học sinh, làm sao học sinh được hoạt động, tương tác, chủ động thực hiện các nhiệm vụ học tập nhằm thực hiện được mục tiêu và nội dung của bài học. 4.1. Dẫn dắt vào bài học – Giáo viên có thể chia lớp thành 3 nhóm nhỏ và giao nhiệm vụ cho 3 nhóm như sau: Hãy viết những hiểu biết của nhóm em về đất nước Việt Nam ? – Mỗi nhóm học sinh có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau. Giáo viên bắt đầu gợi mở nêu những nhiệm vụ của bài học mà các em phải tìm hiểu và dẫn dắt học sinh vào bài mới. 4.2. Hình thành kiến thức Nội dung 1. Giới thiệu về vị trí địa lí của đất nước Việt Nam a. Mục tiêu – Xác định được vị trí địa lí của Việt Nam, kể tên được các nước láng giềng của Việt Nam. 16
  18. b. Hoạt động dạy học Giáo viên cho học sinh quan sát bản đồ vị trí địa lí của đất nước Việt Nam, yêu cầu học sinh đọc thông tin và xác định vị trí địa lí của đất nước Việt Nam ? Việt Nam giáp với những quốc gia nào ? Việt Nam trên bản đồ thế giới và khu vực Đông Nam Á – Học sinh thực hiện nhiệm vụ; giáo viên quan sát, hỗ trợ (nếu cần). – Giáo viên gọi một số học sinh lên trình bày kết quả vừa làm việc (sử dụng bản đồ phóng to), các học sinh khác nhận xét, bổ sung, góp ý. – Giáo viên nhận xét, bổ sung, giúp học sinh hoàn thiện câu trả lời. – Giáo viên giúp học sinh rút ra kết luận: Việt Nam nằm ở khu vực phía Đông Nam của châu Á (Đông Nam Á), giáp với các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia. c. Gợi ý một số nội dung trả lời – Việt Nam nằm ở khu vực phía Đông Nam của châu Á (Đông Nam Á). – Việt Nam giáp với các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia. Nội dung 2. Tìm hiểu về những thuận lợi và khó khăn do vị trí địa lí của Việt Nam đem lại a. Mục tiêu – Phân tích những thuận lợi và khó khăn do vị trí địa lí đối với Việt Nam. b. Hoạt động dạy học – Giáo viên có thể chia lớp thành các 2 nhóm rồi vận dụng kĩ thuật “khăn trải bàn”. Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh. Cụ thể như sau: Quan sát bản đồ, đọc thông tin trong tài liệu cùng những hiểu biết của em, hãy cho biết: + Những thuận lợi do vị trí địa lí của đất nước Việt Nam đem lại ? + Những khó khăn do vị trí địa lí của đất nước Việt Nam đem lại ? 17
  19. PHIẾU HỌC TẬP NHÓM 1 Quan sát bản đồ, đọc thông tin trong tài liệu cùng những hiểu biết của em, hãy cho biết: Những thuận lợi do vị trí địa lí của đất nước Việt Nam đem lại ? PHIẾU HỌC TẬP NHÓM 2 Quan sát bản đồ, đọc thông tin trong tài liệu cùng những hiểu biết của em, hãy cho biết: Những khó khăn do vị trí địa lí của đất nước Việt Nam đem lại ? – Học sinh thực hiện nhiệm vụ; giáo viên quan sát, hỗ trợ (nếu cần). – Giáo viên gọi một số học sinh lên trình bày kết quả vừa làm việc (sử dụng bản đồ phóng to), các học sinh khác nhận xét, bổ sung, góp ý. – Giáo viên nhận xét, bổ sung, giúp học sinh hoàn thiện câu trả lời. – Giáo viên giúp học sinh rút ra kết luận. c. Gợi ý một số nội dung trả lời 18
  20. – Những thuận lợi từ vị trí địa lí của Việt Nam: + Vị trí ở Đông Nam Á, lại có vùng biển Đông rộng lớn, Việt Nam có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, thiên nhiên phong phú và đa dạng. + Việt Nam là cầu nối giữa lục địa với đại dương, có nhiều thuận lợi trong việc giao lưu với nhiều nước trên thế giới bằng đường bộ, đường biển và đường hàng không. – Những khó khăn từ vị trí địa lí của Việt Nam: Có nhiều thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán,… gây nhiều khó khăn cho sản xuất và đời sống của nhân dân. Nội dung 3. Tìm hiểu về phạm vi lãnh thổ của Việt Nam a. Mục tiêu – Xác định được phạm vi lãnh thổ, mô tả được hình dạng đất liền của Việt Nam. b. Hoạt động dạy học – Giáo viên cho học sinh đọc tài liệu và yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi: + Lãnh thổ Việt Nam gồm những bộ phận nào ? + Kể tên những quần đảo lớn ở biển Đông ? + Kể tên 4 điểm cực Đông, Tây, Nam, Bắc của Tổ quốc. – Học sinh thực hiện nhiệm vụ; giáo viên quan sát, hỗ trợ (nếu cần). – Giáo viên gọi một số học sinh lên trình bày kết quả vừa làm việc (sử dụng bản đồ phóng to), các học sinh khác nhận xét, bổ sung, góp ý. – Giáo viên nhận xét, bổ sung, giúp học sinh hoàn thiện câu trả lời. – Giáo viên giúp học sinh rút ra kết luận. c. Gợi ý một số nội dung trả lời – Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất, toàn vẹn, gồm: vùng đất liền, vùng biển và vùng trời. – Những quần đảo lớn ở biển Đông: quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa. – 4 điểm cực Đông, Tây, Nam, Bắc của Việt Nam: + Điểm cực Bắc: xã Lũng Cú, (Đồng Văn, Hà Giang). + Điểm cực Nam: xã Đất Mũi (Ngọc Hiển, Cà Mau). + Điểm cực Tây: xã Sín Thầu (Mường Nhé, Điện Biên. + Điểm cực Đông: xã Vạn Thạnh (Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà). Nội dung 4. Tìm hiểu về đơn vị hành chính của Việt Nam a. Mục tiêu 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2