Tài liệu tập huấn khuyến nông 2012: Phân bón và sử dụng phân bón hợp lý
lượt xem 60
download
Tài liệu tập huấn khuyến nông 2012: Phân bón và sử dụng phân bón hợp lý trình bày về khái niệm phân bón, phân loại phân bón theo nguồn gốc hình thành và theo cách sử dụng, giới thiệu về một số loại phân bón thông dụng và biện pháp sử dụng phân bón hiệu quả. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu tập huấn khuyến nông 2012: Phân bón và sử dụng phân bón hợp lý
- TÀI LIỆU TẬP HUẤN KHUYẾN NÔNG 2012 PHÂN BÓN VÀ SỬ DỤNG PHÂN BÓN HỢP LÝ Phần I - PHÂN BÓN I. Khái niệm Phân bón: Là những chất hoặc hợp chất hữu cơ hoặc vô cơ có chứa một hay nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu được đưa vào trong sản xuất nông nghiệp với mục đính chính là cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng nhằm giúp chúng sinh trưởng phát triển tốt và cho năng suất cao. II. Phân loại 1. Phân loại theo nguồn gốc hình thành - Phân hữu cơ: Là loại phân bao gồm phế phụ phẩm của cây trồng và gia súc ở các giai đoạn khác nhau của quá trình phân giải và được bón vào đất nhằm cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng và cải thiện tính chất đất. Phân hữu cơ bao gồm phế phụ phẩm của trồng trọt, lâm nghiệp, rác thải từ các nghành sản xuất như nghành sản xuất giấy, đường, bùn cống rãnh và phế phụ phẩm từ các ngành chế biến nông sản. - Phân vô cơ: là những loại phân không có yếu tố các bon (có khi dùng thuật ngữ phân hóa học, phân khoáng để gọi phân vô cơ nh ằm phân bi ệt s ản phẩm được sản xuất ra bằng phương pháp vật lý, hóa h ọc và không có ngu ồn gốc từ cây trồng, vật nuôi) - Phân đơn: là loại phân chỉ chứa một nguyên tố dinh dưỡng đa lượng (phân đạm , kali, lân...) - Phân tổng hợp: Là những loại phân chứa nhiều nguyên t ố dinh dưỡng (bao gồm có phân trộn như NPK; phân phức hợp như DA, DAP.v.v.) - Phân sinh học: Là loại phân có chứa vi sinh vật có tác dụng tăng cường quá trình tổng hợp, phân giải, chuyển hoá các ch ất dinh d ưỡng trong đ ất đ ể cây trồng sử dụng. Phân sinh học chỉ có giá trị khi bón ra đồng ru ộng các vi sinh v ật trong phân còn sống và phát huy tác dụng. - Phân sinh hoá: Loại phân được sản xuất bằng c ả công ngh ệ sinh h ọc và hoá học trong đó: + Sử dụng công nghệ sinh học để chuyển hoá làm giàu các nguyên li ệu sản xuất phân. + Sử dụng công nghệ hoá học để tạo ra sản phân bón. Phân sinh hoá khi bón ra ruộng không còn sự có mặt của vi sinh vật. - Phân phức hợp: Là loại phân có chứa trong thành phần từ 2 hoặc nhiều hơn các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng. - Phân trung lượng: là loại phân chứa một loại chất dinh dưỡng trung lượng như: Mg, S, Ca…Các loại chất dinh dưỡng này cây cần với m ột lượng trung bình nhưng rất cần thiết cho sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng. - Phân vi lượng: Phân vi lượng là loại phân có chứa một y ếu tố dinh dưỡng vi lượng như: Cu, Fe, Zn, Mo…Phân vi lượng cây trồng cần một lượng 1
- TÀI LIỆU TẬP HUẤN KHUYẾN NÔNG 2012 rất nhỏ nhưng nó lại ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng phát tri ển cũng nh ư chất lượng của nông sản phẩm. 2. Phân loại theo cách sử dụng Theo cách sử dụng người ta chia phân bón thành 3 nhóm: - Phân bón rễ: là các loại phân bón được bón trực tiếp vào đất hoặc vào nước để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng thông qua bộ rễ; - Phân bón lá: là các loại phân bón được tưới hoặc phun trực ti ếp vào lá hoặc thân để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng thông qua thân lá; - Chất cải tạo đất. Là chất bón vào đất có tác dụng nâng cao độ phì, cải thiện đặc điểm lý tính, hoá tính, sinh tính đất, tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao và chất lượng nông sản tốt; III. Giới thiệu một số loại phân bón thông dụng 1. Phân hữu cơ. 1.1. Phân chuồng, phân ủ Là những loại phân có nguồn gốc động, thực vật như phân trâu, bò, lợn, gà, gia cầm. Phân chuồng nói riêng và phân hữu cơ nói chung có ưu đi ểm là luôn luôn chứa đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng: đạm, lân, kali, canxi, magie, natri, silic, các nguyên tố vi lượng như: đồng, kẽm, Mangan, coban, bor, molipden,... tuy hàm lượng không cao. Phân hữu cơ truyền thống, trong đó có phân chuồng, cũng có những nh ược điểm như: hàm lượng chất dinh dưỡng thấp, phải bón lượng lớn, khó vận chuyển đi xa, nếu không chế biến kỹ có thể mang đến một số nấm bệnh cho cây trồng. Ngoài ra do lên men, phân hữu cơ chứa các axit hữu cơ, nếu không kết hợp với bón vôi sẽ làm chua đất. Những chân ruộng trũng, lầy th ụt,... cũng không nên bón nhiều phân hữu cơ. Phương pháp ủ phân chuồng: Phân chuồng xếp thành lớp rộng nén chặt đến khi đống phân cao 1,5-2,0 m. Trát kín bùn, ở giữa chọc m ột lỗ hình ph ễu đ ể tưới nước. ủ từ 2 đến 6 tháng. Song thông thường, nên ủ phân chuồng với đất bột, với lân (bất cứ loại phân lân nào, tỷ lệ 2%), có th ể thêm vôi (3-5%) cho phân mang hoai hơn, bớt chua, các vi sinh vật hoạt động thuận tiện h ơn. Trong thực tế nông dân còn sử dụng một số nguyên liệu thực vật để độn trong chuồng. Người ta ít sử dụng phân chuồng bón trực tiếp mà ch ế biến thành phân ủ để đảm bảo vệ sinh, hạn chế sâu bệnh, cỏ dại và sử dụng tốt hơn. 1.2. Phân rác: Loại phân này làm từ thân ngô, rơm rạ, thân cây đậu đỗ, vỏ lạc, trấu, bã mía, chặt thành đoạn ngắn 20-30 cm, có th ể ngâm nước vôi loãng 2-3 ngày trước khi ủ. Phương pháp ủ phân rác: phân rác cũng xếp thành lớp và cứ 30 cm rắc một lớp vôi. Trát bùn, ủ khoảng 20 ngày, rồi đảo lại rắc phân lên men (phân b ắc, phân chuồng, phân hóa học như đạm, lân) với tỷ lệ 20%. X ếp đủ cao, l ại trát bùn, để hở lỗ để tưới thường xuyên nước giải pha loãng. Ủ 45-60 ngày và có thể dùng bón lót. Để lâu hơn nữa cho phân hoai thì dùng để bón thúc. 2
- TÀI LIỆU TẬP HUẤN KHUYẾN NÔNG 2012 1.3. Phân xanh: Phân xanh là tên gọi chung các cây hoặc lá cây t ươi đ ược ủ hay vùi thẳng xuống đất để bón ruộng. Đồng thời với tác dụng làm phân bón, cây phân xanh có thể phủ đất, chống xói mòn, bảo vệ đất, và làm cây che bóng. Trong quá trình phân giải của cây phân xanh (vùi trong đất) nh ất là ở đi ều kiện ngập nước, thường phát sinh ra nhiều hợp chất độc hại đối với cây nh ư H2S, axit butiric, CH4, C2H2, v.v... Do đó, cần bón vôi, lân kèm theo để chế ngự và xác định thời kỳ cây thích hợp sau khi vùi. Phương pháp chế biến: dùng lá cây, bèo dâu, cốt khí, điền thanh, muồng muồng, ủ với đất bột, phân lân, phân chuồng, trát kín bùn, ủ khoảng 1 tháng. 2. Phân vi sinh (phân hữu cơ vi sinh): Phân bón vi sinh vật (phân vi sinh) là sản phẩm chứa vi sinh vật (VSV) sống, đã được tuy ển chọn có m ật độ phù h ợp v ới tiêu chuẩn ban hành, thông qua các hoạt động sống của chúng tạo nên các chất dinh dưỡng mà cây trồng có thể sử dụng được (N, P, K, S, Fe...) hay các hoạt chất sinh học, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản. Phân vi sinh phải bảo đảm không gây ảnh hưởng xấu đến người, động vật, thực vật, môi trường sinh thái và chất lượng nông sản (theo TCVN 6168-1995). 3. Phân vô cơ 3.1. Phân đạm: Là các loại phân hoá học mà thành phần ch ất dinh d ưỡng trong phân là Nitơ (N). Các loại phân hoá học có ch ứa nit ơ và còn có các ch ất dinh dưỡng khác thì không gọi là phân đạm theo nghĩa phân đơn. Trên thế giới trong sản xuất nông nghiệp sử dụng rất nhiều loại phân đạm nhưng ở ta ph ổ bi ến s ử dụng các loại phân sau: - Amôn sunfát (đạm sunfat): Công thức hoá học (NH4)2SO4, phân thương phẩm thường ở dạng kết tinh màu trắng, tan hoàn toàn trong nước, là phân chua sinh lý, trong phân có chứa 20,5-21% Nitơ. - Aminclorua (đạm clorua) Công thức hoá học NH4Cl, phân thương phẩm ở dạng hạt kết tinh màu trắng, tan hoàn toàn trong nước là phân sinh lý chua (chua hơn Amônsunfat). Trong phân có chứa 24,0-25,0% nitơ. - Amonnitrat (đạm nitrat): Công thức hoá học NH 4NO3 phân thương phẩm có dạng kết tinh màu trắng, tan hoàn toàn trong n ước, là phân chua sinh lý. T ỉ l ệ nitơ trong phân dao động từ 22% trở lên tuỳ thuộc vào từng loại, loại cao nh ất (đủ tỉ lệ theo công thức hoá học) chứa 33-34,5%. - Phân Urê, Công thức hoá học: CO(NH 2)2, phân thương phẩm dạng hạt trứng cá màu trắng, tan trong nước với tỉ lệ 1:1. Trong phân có 46% nitơ. * Sử dụng phân đạm bón cho cây như thế nào cho hiệu quả Các loại phân đạm khi bón vào đất (cho cây trồng) đều x ảy ra các quá trình hoá học để giải phóng ra nitơ dưới dạng ion NH 4+, NO3-, keo đất sẽ hấp phụ NH4+, NO3- lên bề mặt hạt keo, Việc cây hút dinh dưỡng nitơ thực hiện bằng phản ứng trao đổi của các tế bào trên lông hút của rễ cây với keo đất. Nắm được nguyên tắc này mà người nông dân muốn sử dụng phân đạm bón cho cây trồng mang lại hiệu quả cao cần lưu ý một số điểm sau: 3
- TÀI LIỆU TẬP HUẤN KHUYẾN NÔNG 2012 - Căn cứ vào tính chất đất đai: Đó là xem xét đ ất giàu, nghèo ch ất h ữu c ơ, thành phần cơ giới, độ pH (độ chua)của đất để bón. Ví dụ: Đất nghèo chất hữu cơ thành phần cơ giới nhẹ thì không nên bón tập trung, đất có độ pH thấp không nên bón những loại phân chua sinh lý nh ư đạm sunfat … - Xem xét điều kiện thời tiết để bón: ví dụ: Trời âm u, nhiệt độ th ấp không nên bón đạm hoặc xem xét mưa nắng để bón - Căn cứ vào dạng phân: khả năng hoà tan, khả năng gây chua đ ể s ử d ụng dạng phân phù hợp theo yêu cầu thâm canh tăng vụ - Căn cứ vào công thức luân canh cây trồng để cung cấp lượng phân cho phù hợp - Căn cứ cuối cùng là mục tiêu thâm canh, phải hiểu rằng năng suất c ủa cây trồng được hình thành từ quá trình quang hợp và quá trình hút dinh d ưỡng t ừ đất, trong đó yếu tố dinh dưỡng hết sức quan trọng là nitơ, Cây trồng có tiềm năng năng suất cao nhưng muốn khai thác được tiềm năng đó thì ph ải cân đối đủ dinh dưỡng cho cây. * Biểu hiện của thiếu thừa đạm trên cây trồng và tác hại - Thiếu đạm: cây phát triển kém, còi cọc, lá xanh vàng hoặc vàng (thi ếu nặng), biếu hiện ở lá già trước, thời gian sinh trưởng rút ng ắn, ra hoa s ớm, t ỉ l ệ đậu hoa, đậu quả thấp, năng suất chất lượng giảm. - Thừa đạm: lá cây có màu xanh đậm, thân lá phát tri ển không cân đ ối v ới bộ rễ, thân lá mềm dễ bị lốp đổ, thừa đạm cây trồng dễ nhiễm sâu bệnh, th ời gian sinh trưởng của cây kéo dài, cây lấy hạt tỉ lệ hạt lép cao, ch ất l ượng nông sản giảm. 3.2. Phân lân: Phân lân là phân bón chứa chất dinh dưỡng là phot-pho (P). Hầu hết các loại phân lân đều có nguồn gốc từ thiên nhiên, trong th ực t ế sử dụng vào sản xuất nông nghiệp phân lân tồn tại trong hai nhóm: + Nhóm phân lân tự nhiên: Chủ yếu là các loại phân photphat tự nhiên nh ư photphorit, Apatit, hàm lượng lân trong quặng không đồng nhất, cao nhất là trong Apatit lân chứa 20-40% (Apatit Lao Cai). Ngày nay việc nghiền quặng photphat tự nhiên làm phân bón rất ít phổ biến, chủ yếu sử dụng quặng đ ể s ản xu ất phân lân công nghiệp. Phân lân cũng được gọi là một loại phân lân tự nhiên có hàm lượng lân cao (có mẫu đến 40% lân). Quá trình hình thành phân lân do tích t ụ và phân gi ải xác động vật trong các hang đá nên ngoài yếu tố lân trong phân lèn còn có t ỷ l ệ h ữu cơ cao và các chất dinh dưỡng khác. + Nhóm phân lân chế biến (phân lân công nghiệp) - Supe lân đơn: Được sản xuất do sự kết h ợp giữa Apatit và acic saifuaric, hàm lượng lân dễ tiêu chiếm từ 16-22%, dễ tan trong nước, dễ hút nước, đông cục khi bị ẩm. Phân thương phẩm có dạng bột màu xám tro hoặc xám xanh, do quá trình sản xuất luôn tồn dư một lượng acic do trong sản ph ẩm nên phan supe lân có tính chua. 4
- TÀI LIỆU TẬP HUẤN KHUYẾN NÔNG 2012 - Phân lân nung chảy: Được sản xuất trong điều kiện nung quặng photphat ở nhiệt độ cao, trong tự nhiên có nhiều loại quặng nên phân lân nung ch ảy cũng có nhiều loại khác nhau, hàm lượng lân tổng số dao động từ 9-21%, lân dễ tiêu 16%, tất cả các loại phân thương phẩm đều có dạng bột mịn, màu s ắc không đặc trưng (trắng xám đến nâu). * Biện pháp sử dụng phân lân có hiệu quả Cây hấp thụ lân P205 qua trao đổi giữa rễ cây và keo đất sử dụng phân lân bón cho cây trồng đạt hiệu quả cần chú ý mốt số điểm sau: - Căn cứ vào đặc điểm sinh lý của cây trồng: Tất cả các cây trồng đếu cần lân và khả năng hút lân cao nhất là ở thời kỳ còn non, lân còn rất cần cho sự phát triển của bộ rễ vì vậy các loại phân lân đều phải bón lót, đặc biệt là cho cây ngắn ngày. - Căn cứ vào loại sản phẩm: Đất chua hoặc các loại cây trồng cạn nên bón phân lân nung chảy, phân supelân nên bón cho đất trung tính hoặc đ ất đã đ ược bón vôi cải tạo. - Căn cứ vào thành phần cơ giới của đất: Đất có thành ph ần c ơ gi ới trung bình, thịt, thịt nặng thường giàu keo, đặc biệt là trên đất trồng cây trồng cạn, bón lân vào thường bị keo đất hấp phụ giữ chặt cây khó hấp thu vì v ậy nên bón theo hàng theo hốc. - Căn cứ vào tính chất của phân lân: Đó là xem xét tính kiềm, tính chua của từng loại phân để bón cho phù hợp: Phân lân nung ch ảy bón ruộng chua, phân sunpelân bón ruộng kiềm đến trung tính. - Căn cứ vào hệ thống canh tác cây trồng trước để cân đối lân cho đ ất, ví dụ: Cây trồng trước là những cây lấy củ như khoai lang, sắn… thì vụ sau nên tăng cường bón lân. - Bón kết hợp: Khi bón kết hợp với phân khác cần xem xét để bón cho phù hợp ví dụ, lân nung chảy (kiềm) thì bón với đạm sunphat (chua). * Biểu hiện của thừa lân trên cây trồng - Cây thừa lân thấp hơn cây bón đủ lân, cây có dáng m ảnh kh ảnh, Lá màu xanh tối biểu hiện ở lá già trước nếu thiếu trầm trọng thì lá có màu tím đ ỏ do có sự tích luỹ sắc tố anthoxian trong lá. - Đẻ nhánh kém, chín muộn, năng suất chất lượng nông sản giảm - Cây non rất mẫn cảm với thiếu lân, thiếu lân ở gian đoạn này cây khó phục hồi. 3.3. Phân kali: Phân kali là loại phân chứa chất dinh dưỡng là kali. Hầu h ết phần kali đếu có nguồn gốc từ các mỏ quặng tự nhiên. Cây hấp thụ Kali dưới dạng ion k+ thông qua trao đổi giữa rễ cây và keo đất. Phân kali t ồn t ại ch ủ y ếu gồm hai loại kaliclorua (KCl) và kalisunphat (K2SO4). - Kaliclorua KCl là loại phân đựơc sử dụng rộng rãi nh ất trên th ế gi ới. Hi ện nay phân KCl chiếm 90% sản lượng kali tiêu thụ trên trên thị trường thế giới. 5
- TÀI LIỆU TẬP HUẤN KHUYẾN NÔNG 2012 Công thức hoá học là KCl, phân thương phẩm ở dạng kết tinh màu h ồng, đỏ. Hàm lượng kali trong phân chiếm từ 60-63% và lưu huỳnh 17% Sử Dụng: - Có thể sử dụng để bón lót, bón thúc vào đất hoặc phun qua lá - Có thể sử dụng bón cho nhiều loại cây trên nhiều loại đất khác nhau - Không nên bón cho các loại cây mẫn cảm với Cl. + Kalisunphat Công thức hóa học là: K2SO4 Phân thương phẩm có cấu trúc tinh thể, màu trắng, hàm lượng kali trong phân là 48-53%. Sử dụng: - Có thể sử dụng để bón lót, bón thúc vào đất hoặc phun qua lá - K2SO4 là phân sinh lý chua do có gốc acic SO 4- vì vậy không nên bón cho đất quá chua đất phèn hay đất mặn. - Thích hợp để bón cho các loại cây có nhu cầu l ưu huỳnh cao như cây lấy dầu, cà phê hoặc cây mẫn cảm với Cl-. * Biện pháp sử dụng hiệu quả phân Kali Các cây trồng khác nhau có nhu cầu về kali khác nhau, vi ệc cung c ấp đ ầy đủ và kịp thời kali cho cây trồng sẽ giúp cây trồng sinh tr ưởng phát tri ển t ốt cho năng suất cao. - Cần ưu tiên bón kali cho những cây trồng có nhu c ầy v ề kali căonh: Mía, khoai tây, cà phê. - Kali khi bón vào đất sẽ bị keo đất hấp phụ và kali ít di đ ộng do v ậy tuỳ thuộc vào tính chất của đất để có cách bón và độ sâu bón phù h ợp t ạo đi ều ki ện cho rễ cây dễ dàng hút kali một cách dễ dàng. Trên đất thịt nặng, giàu sét cây trồng thu hút kali ít thuận lợi hơn so với các loại đất khác. - Căn cứ vào thành phần cơ giới đất để có cách bón và lượng bón kali cho phù hợp. Trên những loại đất có thành phần cơ giới nặng có khả năng cố định kali cao do vậy vấn đề rửa trôi kali trên loại đất này không phải là vấn đ ề nghiêm trọng, trên loại đất này có thể bón kali với lượng khá giảm số lần bón; Ngược lại trên loại đất có thành phần cơ giới nh ẹ thì kh ả năng rửa trôi kali l ớn khi bón nên chia làm nhiều lần để bón. - Bón kali cần quan tâm đến pH (độ chua của đất) bởi vì phân kali đa s ố là phân chua sinh lý, khi bón vào đất đặc biệt là đất chua s ẽ làm cho pH đ ất gi ảm đột ngột sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây trồng. Vì v ậy khi bón kali trên đất chua thì nhất thiết phải bón vôi để cải tạo đất trước. - Để tránh kali bị giữ chặt trên bề mặt đất, phân kali cần được vùi sâu vào đất. Cần chú ý để cho phân, phân phối đều trong đất vì kali khuy ếch tán trong đất chậm. 3.4. Phân trung lượng 6
- TÀI LIỆU TẬP HUẤN KHUYẾN NÔNG 2012 Là loại phân chứa một loại chất dinh dưỡng chính mà cây trồng sử dụng với lượng trung bình như: Canxi (Ca), Magiê (Mg), Lưu huỳnh (S) và Silic (SiO2); 3.5. Phân vi lượng Là loại phân chưa những yếu tố dinh dưỡng mà cây trồng sử dụng với lượng ít gồm: sắt (Fe), kẽm (Zn), đồng (Cu), bo (B), môlipđen (Mo) mangan (Mn) và clo (Cl);... Phân vi lương tuy cây trồng cần một lường rất nh ỏ nh ưng l ại ảnh h ưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây và đ ặc bi ệt là ch ất l ượng của nông sản phẩm vì vậy cần lưu ý bổ sung đầy đủ các yếu tố vi l ượng cho cây để đảm bảo năng suất và tăng tính cạnh tranh cho nông sản phẩm. 3.6. Chất điều hoà sinh trưởng. Chất điều hoà sinh trưởng là những chất có hoạt tính sinh lý cao nh ư Vitamin, enzyme, hormone có vai trò rất quan trọng trong vi ệc đi ều ch ỉnh quá trình sinh trưởng phát triển và các hoạt động sinh lý của cây trồng. Chất điều hoà sinh trưởng ở thực vật chia thành hai nhóm có tác d ụng đ ối kháng về mặt sinh lý là chất kích thích sinh trưởng và chất ức chế sinh trưởng. Đối với các chất điều hoà sinh trưởng khi sử dụng nên lưu ý sử dụng với nồng độ thấp hợp lý nếu sử dụng với nồng độ cao sẽ có tác dụng ngược lại. Phần 2. SỬ DỤNG PHÂN BÓN HỢP LÝ I. Bón phân hợp lý Bón phân hợp lý là bón đảm bảo cân đối, phù hợp với đặc điểm cây trồng, tính chất của đất đai, điều kiện khí hậu thời tiết, đặc đi ểm mùa v ụ và h ệ th ống canh tác của địa phương, nhằm đạt hiệu quả sản xuất cây trồng cao nhất. II. Các cơ sở để bón phân hợp lý Để bón phân hợp lý cần phải biết và hiểu được nhu cầu dinh dưỡng, hệ số sử dụng phân bón của cây, khả năng cung cấp chất dinh dưỡng của đất, kỹ thuật trồng trọt và các phương pháp bón phân; 1. Bón phân dựa vào nhu cầu dinh dưỡng của cây Nhu cầu dinh dưỡng của cây là lượng dinh dưỡng cây cần từ khi trồng đến khi thu hoạch để cho năng suất tốt đa. + Dựa vào năng suất của cây trồng: Trên cùng một đơn vị diện tích, nếu cho năng suất cao thì cây sẽ lấy nhiều chất dinh dưỡng từ đất thông thường tỉ lệ chất dinh dưỡng cây lấy đi từ đất tỉ lệ thuận với năng suất cây trồng vì v ậy c ần phải xác định lượng lượng chất dinh dưỡng cây lấy đi từ đất sau mỗi v ụ đ ể b ổ sung lượng phân bón cho phù hợp. + Dựa vào kết quả thí nghiệm trên cơ sở xem xét biểu hiện về hình thái và trạng thái sinh lý của cây ở các thời kỳ sinh trưởng, phát triển khi bón các li ều lượng phân khác nhau để xác định liều lượng bón và cách bón phù h ợp nh ất, đ ạt 7
- TÀI LIỆU TẬP HUẤN KHUYẾN NÔNG 2012 năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất, làm cơ s ở đ ể xây d ựng quy trình k ỹ thuật phù hợp cho từng loại cây trồng. + Mặt khác khi bón phân chúng ta cần ph ải bón thêm m ột lượng nh ất đ ịnh và đất so với nhu cầu của cây vì một phần phân bón bị rửa trôi (ví dụ: N,P…), hoặc do vi sinh vật đất và một số sinh vật khác hấp th ụ hoặc chuy ển sang d ạng dạng hợp chất khó tiêu cây không thể sử dụng được. + Dựa vào nhu cầu dinh dưỡng của cây qua các thời kỳ sinh trưởng và phát triển. Ở các thời kỳ sinh trưởng phát triển khác nhau của cây đòi h ỏi m ột l ượng dinh dưỡng khác nhau. Trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây có một thời kỳ cây hút chất dinh dưỡng mạnh nhất thông th ường th ời kỳ này trùng với giai đoạn cây sinh trưởng phát triển mạnh nhất tích luỹ chất khô nhiều nhất. Ví dụ: - Cây lúa thời kỳ hút chất dinh dưỡng mạnh nhất là từ đẻ nhánh đến trổ bông; - Mía: ở thời kỳ vươn cao lóng cây hút dinh dưỡng mạnh nhất, - Ngô: Giai đoạn từ 6-9 lá. + Bón phân cần lưu ý đến thời kỳ khủng hoảng chất dinh dưỡng và thời kỳ hiệu suất cao của cây. Thời kỳ khủng hoảng chất dinh dưỡng là th ời kỳ cây cần có đủ một lượng chất dinh dưỡng nào đó mà nếu thiếu thì các th ời kỳ sau không bù được. Thời kỳ hiệu suất cao là khoảng thời gian ch ất dinh d ưỡng có tác dụng tốt nhất đến năng suất cây trồng; Ví dụ: - Lúa khủng hoảng lân ở thời kỳ cây mạ, mạ thi ếu lân sinh tr ưởng phát triển kém cây cói cọc năng suất giảm; - Ngô khủng hoảng lân ở thời kỳ 3-6lá, cần phải bón lót cho cây + Dựa vào sản phẩm thu hoạch: Lá hay củ, quả và yêu c ầu ch ất l ượng sản phẩm như thế nào? Ví dụ: - Cây lấy thân lá chú ý bón nhiều đạm; - Cây lấy củ, quả bón nhiều lân và kali 2. Bón phân dựa vào khả năng cung cấp chất dinh dưỡng của đất Các loại đất khác nhau có tỉ lệ, hàm lượng các chất dinh dưỡng (đa lượng, vi lượng …) ở dạng dễ tiêu, khó tiêu khác nhau. Dinh d ưỡng d ễ tiêu là các ch ất dinh dưỡng mà cây trồng dễ dàng hấp thụ. Dinh dưỡng khó tiêu là các ch ất dinh dưỡng tồn tại ở dạng hợp chất cây chưa sử dụng được. Dựa vào lượng dinh dưỡng có trong đất nhiều hay ít để bón phân hợp lý cho cây. - Ví dụ: Trên cùng một loại cây trồng ở đất bạc màu bón lượng phân lớn hơn khi trồng trên đât phù sa… 3. Bón phân dựa vào hệ số sử dụng phân bón của cây trồng Các loại cây trồng khác nhau có hệ số sử dụng phân bón khác nhau Hệ số sử dụng phân bón là tỉ lệ phần trăm phân bón cây h ấp thu đ ược trên tổng lượng phân bón vào cho cây. Dựa vào hệ số sử dụng phân bón của cây để xác định lượng bón cho phù hợp. Ví dụ: Cây lúa có hệ số sử dụng phân lân bón là 20% (bón 100kg P 205 thì cây hấp thụ được 20 kg), phân kali là 65% và phân đạm là 70%. 4. Bón phân dựa vào kỹ thuật trồng trọt. 8
- TÀI LIỆU TẬP HUẤN KHUYẾN NÔNG 2012 - Cây trồng trong các mùa vụ khác nhau thì yêu cầu loại phân và li ều lượng bón cũng khác nhau. + Cây vụ đông bón nhiều P, K , bón ít đạm bởi vì bón đ ạm nhi ều cây sinh trưởng quá mạnh tạo ra nhiều bộ phận non sức chống chịu kém, bón nhi ều P, K để tăng cường khả năng chống chịu cho cây; + Vụ hè thu để tăng khả năng chống nóng và chống hạn (tăng khả năng hút nước của tế bào) cần chú ý bón P, K, Ca. - Theo mật độ trồng .v.v. Mật độ trồng khác nhau thì yêu cầu về lượng phân bón khác nhau. Khi tăng mật độ trồng cần tăng thêm liều lượng phân bón và số lần bón để cây trồng cho năng suất cao. Ví dụ: Cây ngô hướng tăng năng suất hiện nay là tăng cường mật độ, năng suất cá thể có thể giảm ít nhưng năng suất quần thể tăng cao. Khi tăng mật độ mật độ ngô lai từ 5-6 vạn cây/ha lên 7-8vạn cây/ha cần ph ải chú ý tăng lượng phân bón so với ban đầu. Yếu tố khí hậu thời tiết + Nghiên cứu vùng khí hậu: Để xây dựng chế độ sử dụng phân bón cho vùng. + Xem xét diễn biến thời tiết: Nhiệt độ, lượng mưa, th ời gian chi ếu sáng (số giờ nắng) để chọn cách bón, thời điểm bón. Ví dụ: Trời nắng to cần bón sâu vào đất kết hợp tưới nước để cây d ễ hấp thụ + Trời âm u không nên bón đạm vì bón cây sinh trưởng thân lá mạnh nhiều bộ phận non dễ nhiễm các loại sâu bệnh. 5. Các phương pháp bón phân - Phương pháp bón lót: Đối với các loại phân hữu cơ và vô cơ khó tan - Phương pháp bón thúc: Đối với các loại phân vô cơ dễ tan cây dễ h ấp thu Hiện nay có một số nơi dùng toàn bộ lượng phân để bón lót. Bón lót có ưu điểm là ít tốn công nhưng cây không thể sử dụng hết ch ất dinh dưỡng ngay một lúc nên dễ bị rửa trôi mất phân. Bón lót kết hợp bón thúc thì hiệu quả sử d ụng phân bón cao hơn nhưng nhưng tốn công. Tuỳ điều kiện của từng địa phương mà người ta có thể sử dụng phương pháp bón khác nhau nhưng xu hướng chung là giảm số lần bón song vẫn đảm bảo được năng suất để gi ảm số công đ ầu t ư và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình cơ giới hoá. - Cách bón. Thường bón vào đất hay hoà vào nước để tưới. Có thế dùng để phun qua lá thường sử dụng đối với các loại phân vi lượng phương pháp này thường tiết kiệm được phân bón, thời gian, sức lao động nhưng đòi hỏi hiểu biết và kỹ thuật cao. 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phương pháp đào tạo khuyến nông
70 p | 243 | 70
-
Tài liệu Phương pháp và kỹ năng tập huấn khuyến nông
70 p | 194 | 40
-
Tài liệu tập huấn khuyến nông: Hướng dẫn sử dụng thuốc kháng sinh, sản phẩm xử lý và cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản
112 p | 193 | 38
-
marketing nông nghiệp (tài liệu tập huấn)
81 p | 107 | 18
-
Tài liệu tập huấn khuyến nông: Canh tác nông lâm kết hợp bền vững cho vùng trung du, miền núi phía Bắc
124 p | 37 | 9
-
Tài liệu tập huấn khuyến nông: Hướng dẫn sử dụng thuốc kháng sinh, sản phẩm xử lý và cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản (Năm 2017)
120 p | 41 | 9
-
Một số tài liệu tập huấn kỹ thuật dùng cho khuyến nông viên cấp xã (Tập 1): Phần 1
65 p | 29 | 8
-
Tài liệu tập huấn khuyến nông Kỹ thuật phòng, trị một số bệnh thường gặp ở cá nước ngọt: Phần 1
42 p | 16 | 7
-
Tài liệu tập huấn khuyến nông Kỹ thuật phòng, trị một số bệnh thường gặp ở cá nước ngọt: Phần 2
71 p | 22 | 7
-
Một số tài liệu tập huấn kỹ thuật dùng cho khuyến nông viên cấp xã (Tập 1): Phần 2
47 p | 32 | 6
-
Một số tài liệu tập huấn kỹ thuật dùng cho khuyến nông viên cấp xã (Tập 2): Phần 1
118 p | 25 | 6
-
Tài liệu tập huấn khuyến nông Kỹ thuật trồng đậu bắp
17 p | 68 | 5
-
Tài liệu tập huấn khuyến nông Kỹ thuật trồng bắp nếp
14 p | 37 | 5
-
Tài liệu tập huấn khuyến nông Kỹ thuật trồng đậu nành
14 p | 49 | 4
-
Tài liệu tập huấn khuyến nông Kỹ thuật trồng mè
25 p | 26 | 3
-
Tài liệu tập huấn khuyến nông Kỹ thuật trồng củ sắn
13 p | 38 | 3
-
Tài liệu tập huấn khuyến nông Kỹ thuật trồng cải tùa xại
17 p | 28 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn