Tài liệu tập huấn triển khai chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông
lượt xem 10
download
Tài liệu tập huấn triển khai quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học gồm hai phần: Những nét cơ bản về căn cứ, nguyên tắc, cấu trúc chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học và vận dụng chuẩn vào đánh giá xếp loại giáo viên; nội dung chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học. Mời bạn đọc cùng tham khảo để biết thêm các nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu tập huấn triển khai chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO DỰ ÁN PT GIÁO VIÊN THPT&TCCN – CỤC NHÀ GIÁO VÀ CBQLCSGD - DỰ ÁN PT GIÁO DỤC THCS II ---------*--------- TÀI LIỆU TẬP HUẤN TRIỂN KHAI CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN THCS, GIÁO VIÊN THPT Hà Nội, 3-2010 1
- MỤC LỤC Trang Lời nói đầu Phần một. Những căn cứ, nguyên tắc xây dựng, cấu trúc Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học và đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học I. Căn cứ xây dựng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học II. Nguyên tắc xây dựng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học III. Cấu trúc Chuẩn IV. Vận dụng Chuẩn vào việc đánh giá, xếp loại giáo viên Phụ lục Phần một. Tổng hợp kinh nghiệm nước ngoài trong xây dựng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên I. Hoa Kỳ II. Vương quốc Anh III. Cộng hòa Liên bang Đức IV. Khối Australia V. Trung Quốc Phần hai. Các văn bản về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học I. Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 Phụ lục 1 Phụ lục 2 Phụ lục 3 Phụ lục 4 II. Công văn số 660/BGDĐT-NGCBQLGD hướng dẫn đánh giá, xếp loại giáo viên trung học theo Thông tư số 30/2009/ TT-BGDĐT Phụ lục 1 Phụ lục 2 Phụ lục 3 Phụ lục 4 2
- LỜI NÓI ĐẦU Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông (dưới đây gọi tắt là Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học) đã được ban hành kèm theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thực hiện kế hoạch tập huấn triển khai Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học và được sự chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phối hợp với Dự án Phát triển giáo viên THPT và TCCN, Dự án Phát triển giáo dục THCS II tổ chức tập huấn triển khai Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học trên phạm vi cả nước. 1. Mục đích đợt tập huấn - Học viên (HV) nắm vững mục đích ban hành Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học, căn cứ xây dựng, cấu trúc, nội dung Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học, các tiêu chuẩn, tiêu chí của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học, quy trình và công cụ đánh giá xếp loại giáo viên theo Chuẩn. - Học viên được thực hành về phương pháp, quy trình và công cụ đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn. - Sau khi tập huấn, HV có khả năng tổ chức tập huấn và triển khai vận dụng Chuẩn vào đánh giá, xếp loại giáo viên THCS, THPT ở các cơ sở giáo dục. 2. Đối tƣợng tham gia tập huấn Là cán bộ quản lý ở các Sở, các Phòng Giáo dục và Đào tạo, cán bộ quản lý các trường THCS và THPT. 3. Hình thức tổ chức tập huấn Tập huấn theo hai cấp: - Cấp Bộ : Tập huấn cho một số cán bộ quản lý các Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo, một số cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, Hiệu phó) các trường THCS, THPT (gọi chung là cán bộ cốt cán). Những người tham gia tập huấn ở cấp này là báo cáo viên cho các lớp tập huấn ở các địa phương. - Cấp Sở Giáo dục và Đào tạo: Tập huấn cho tất cả cán bộ quản lý các Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo quản lý giáo viên THPT, THCS, cán bộ quản lý (Hiệu 3
- trưởng, Hiệu phó, Tổ trưởng chuyên môn) của các trường THCS, THPT, trường phổ thông có cấp THCS, cấp THPT. 4. Nội dung tập huấn - Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học (ban hành kèm theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009); - Công văn số 660/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 09/02/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn đánh giá, xếp loại giáo viên trung học theo Thông tư số 30/2009/TT- BGDĐT; - Học viên được hiểu thêm về các căn cứ, nguyên tắc xây dựng, cấu trúc của Chuẩn và vận dụng Chuẩn vào đánh giá, xếp loại giáo viên; - Kế hoạch triển khai Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học tại các trường THCS, THPT, các trường phổ thông có cấp THCS và cấp THPT. 5. Phƣơng pháp tập huấn Ngoài việc được giới thiệu những nội dung cơ bản của Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học, học viên nghiên cứu, thảo luận các nội dung (mục đích ban hành Chuẩn, nội dung các tiêu chuẩn, tiêu chí, mức độ đạt được của các tiêu chí, v.v...), thực hành về cách thức vận dụng Chuẩn vào đánh giá, xếp loại giáo viên, v.v... Với những yêu cầu được trình bày ở trên, tài liệu tập huấn triển khai Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học gồm hai phần : - Những nét cơ bản về căn cứ, nguyên tắc, cấu trúc Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học và vận dụng Chuẩn vào đánh giá xếp loại giáo viên; - Nội dung Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học. Trong phần này giới thiệu hai văn bản : Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ban hành Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông; Công văn số 660/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 09/02/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn đánh giá, xếp loại giáo viên trung học theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT. Tài liệu này được cấp tới mọi HV ở cả hai cấp tập huấn. Cục Nhà giáo và CBQLCSGD cùng với Dự án Phát triển giáo viên THPT và TCCN, Dự án Phát triển giáo dục THCS II tổ chức ấn hành tài liệu này. Hà Nội, ngày 22 tháng 3 năm 2010 BAN BIÊN TẬP 4
- Phần một NHỮNG CĂN CỨ, NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG, CẤU TRÚC CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC VÀ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI GIÁO VIÊN THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC I. CÁC CĂN CỨ XÂY DỰNG CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC 1. Căn cứ pháp lí Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học phải phù hợp, tham chiếu những quy định đối với giáo viên trong các văn bản pháp quy hiện hành của Việt Nam, trực tiếp là các văn bản sau: 1) Luật Giáo dục 2005, đặc biệt các Điều 70 (có liên quan đến tiêu chuẩn nhà giáo), Điều 72 (nhiệm vụ của nhà giáo), Điều 75 (các hành vi nhà giáo không được làm); 2) Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội. 3) Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; 4) Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11/01/2005 phê duyệt Đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005-2010”; 5) Điều lệ trường Trung học cơ sở, trường Trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (ban hành kèm theo Quyết định số 07/2007/QĐ- BGDĐT ngày 02/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo); 6) Quyết định số 202/TCCP-VC ngày 08/6/1994 của Bộ trưởng Trưởng Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) về việc ban hành Tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành giáo dục và đào tạo (ngạch giáo viên trung học và ngạch giáo viên trung học cao cấp); 5
- 7) Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập; 8) Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/4/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành Quy định đạo đức Nhà giáo. 2. Đặc điểm lao động sƣ phạm của giáo viên Chuẩn phải tiếp thu, vận dụng những xu hướng về sự thay đổi chức năng của người giáo viên trong bối cảnh khoa học, kĩ thuật, công nghệ đang phát triển rất nhanh hướng tới kinh tế tri thức và xã hội học tập. 2.1. Giáo viên không còn chỉ đóng vai trò là người truyền đạt tri thức mà phải là người tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, gợi mở, cố vấn, trọng tài cho các hoạt động học tập tìm tòi khám phá, giúp học sinh tự lực chiếm lĩnh kiến thức mới. Giáo viên phải có năng lực đổi mới phương pháp dạy học, chuyển từ kiểu dạy tập trung vào vai trò giáo viên và hoạt động dạy sang kiểu dạy tập trung vào vai trò của học sinh và hoạt động học, từ cách dạy thông báo – giải thích – minh hoạ sang cách dạy hoạt động tìm tòi khám phá. 2.2. Trong bối cảnh kĩ thuật công nghệ phát triển nhanh, tạo ra sự chuyển dịch định hướng giá trị, giáo viên trước hết phải là nhà giáo dục có năng lực phát triển ở học sinh về cảm xúc, thái độ, hành vi, bảo đảm người học làm chủ được và biết ứng dụng hợp lí tri thức học được vào cuộc sống bản thân, gia đình, cộng đồng. Bằng chính nhân cách của mình, giáo viên tác động tích cực đến sự hình thành nhân cách của học sinh, giáo viên phải là một công dân gương mẫu, có ý thức trách nhiệm xã hội, hăng hái tham gia vào sự phát triển của cộng đồng, là nhân vật chủ yếu góp phần hình thành bầu không khí dân chủ trong lớp học, trong nhà trường, có lòng yêu giới trẻ và có khả năng tương tác với giới trẻ. 2.3. Trong xã hội đang phát triển nhanh, người giáo viên phải có ý thức, có nhu cầu, có tiềm năng không ngừng tự hoàn thiện nhân cách, đạo đức, lối sống, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phát huy tính chủ động, độc lập, sáng tạo trong hoạt động sư phạm, biết phối hợp nhịp nhàng với tập thể sư phạm nhà trường trong việc thực hiện các mục tiêu giáo dục. Quá trình đào tạo ở trường sư phạm chỉ là sự đào tạo ban đầu, là cơ sở cho quá trình đào tạo tiếp theo trong đó sự tự học, tự đào tạo đóng vai trò quan trọng, quyết định sự thành đạt của mỗi giáo viên. Giáo 6
- viên phải có năng lực giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn dạy học giáo dục bằng con đường tổng kết kinh nghiệm, phát huy sáng kiến, thực nghiệm sư phạm. 2.4. Giáo viên trung học là giáo viên môn học: mỗi giáo viên dạy một hoặc hai môn có quan hệ chuyên môn gần gũi, thực hiện chức năng giáo dục học sinh (nghĩa hẹp) chủ yếu thông qua giảng dạy môn học. Những giáo viên được phân công làm chủ nhiệm lớp, công tác Đoàn, Đội, hoạt động ngoài giờ lên lớp... có phạm vi hoạt động giáo dục rộng hơn. 2.5. Đối tượng của giáo viên trung học là học sinh lứa tuổi từ 11 đến 18 tuổi, nên hoạt động nghề nghiệp của giáo viên trung học đa dạng, phức tạp. Giáo viên phải đạt yêu cầu cao về phẩm chất, năng lực chuyên môn nghiệp vụ mới đáp ứng được nhu cầu, trình độ nhận thức đã khá phát triển của học sinh trung học. 2.6. Bối cảnh hiện nay đòi hỏi giáo viên trung học phải có trình độ tin học và sử dụng phương tiện công nghệ thông tin trong dạy học, trình độ ngoại ngữ mới theo kịp yêu cầu phát triển nội dung, đổi mới phương pháp dạy học môn học của mình ở trường THCS và THPT. 3. Về công tác đánh giá giáo viên Cho đến nay ở Việt Nam chưa thực hiện việc đánh giáo giáo viên trung học gắn liền với quyết định thăng tiến về nghề nghiệp của họ. Tuy nhiên hằng năm, các trường THCS và THPT vẫn tiến hành đánh giá giáo viên dựa trên các văn bản sau: - Thông tư số 43/2006/TT-BGDĐT ngày 20/10/2006 về việc hướng dẫn thanh tra toàn diện nhà trường, cơ sở giáo dục khác và thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo; - Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21/3/2006 của Bộ Nội vụ về việc ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập. Theo Quyết định này, nội dung đánh giá gồm các mặt: phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kết quả công tác được giao; khả năng phát triển. Trên cơ sở đánh giá công chức này, tập thể giáo viên bình bầu các danh hiệu thi đua: Lao động giỏi, chiến sĩ thi đua... Việc đánh giá công nhận danh hiệu giáo viên giỏi thường được tiến hành qua các hội giảng (hội thi) giáo viên giỏi từ cấp trường đến cấp quốc gia. Giáo viên 7
- được công nhận danh hiệu giáo viên giỏi trước hết phải qua các Hội thi giáo viên giỏi và tiết dạy của giáo viên đó được Hội đồng chấm đánh giá loại giỏi và các mặt khác được cở sở (nhà trường, Phòng Giáo dục, Sở GD-ĐT) đánh giá tốt. Như vậy, cho đến nay, việc đánh giá giáo viên trung học hàng năm là để xếp loại, mang tính thi đua là chủ yếu. Tuy việc đánh giá, xếp loại giáo viên có theo các tiêu chuẩn nhưng còn rất chung chung, thiếu cụ thể. Do đó khó phân định được các mức độ, dễ dẫn đến tình trạng thiếu khách quan và thiếu chính xác. Từ những điều trình bày trên cho thấy, việc xây dựng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên nói chung, giáo viên trung học nói riêng phải căn cứ vào các cơ sở pháp lý, đặc điểm lao động sư phạm và thực tế của công tác đánh giá đội ngũ giáo viên. 4. Kinh nghiệm xây dựng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên của một số nƣớc trên thế giới và trong nƣớc 4.1. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên của một số nước Trong quá trình xây dựng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học, có tham khảo tài liệu Chuẩn giáo viên của một số nước, cụ thể là: - Hoa Kỳ (các Bang Minesota, Arizona, New Jersey, Ilinois, Wisconssin, Alaska (1999 – 2003). - Cộng hoà liên bang Đức, EU (2004). - Australia: Bang Queensland (2005); Đại học Mellbourne (2003). - Trung Quốc (2001)… (Xem Phụ lục Phần một). 4.2. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên của Việt Nam Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học tiếp thu những kinh nghiệm xây dựng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học (2007), Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non (2008) và những kết quả nghiên cứu của một số đề tài khoa học do Dự án Phát triển giáo viên THPT & TCCN tiến hành trong năm 2007 và 2008. Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học đã được ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 4/5/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, về cấu trúc và nội dung, được xây dựng tương tự như Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học. Quy định về Chuẩn nghề nghiệp 8
- giáo viên mầm non được ban hành kèm theo Quyết định số 02/2008/QĐ-BGDĐT ngày 21/01/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. II. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC (Chƣơng II: Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học) 1. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học (dưới dây gọi tắt là Chuẩn) phải tuân thủ những quy định đối với giáo viên trong các văn bản pháp luật hiện hành của Việt Nam. 2. Chuẩn phải tiếp thu vận dụng những xu hướng thế giới và những kinh nghiệm trong nước về xây dựng Chuẩn nghề nghiệp và công tác đánh giá giáo viên. 3. Chuẩn phải bảo đảm tính khoa học, tính thực tiễn, khả thi, dễ vận dụng. III. CẤU TRÚC CHUẨN (Chƣơng II Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học) 1. Chuẩn được xây dựng trên cơ sở kết hợp mô hình cấu trúc nhân cách với mô hình hoạt động nghề nghiệp, phản ánh những yêu cầu về phẩm chất và năng lực của đội ngũ giáo viên. Ở nước ta có thói quen truyền thống phân biệt phẩm chất với năng lực, phân biệt năng lực chuyên môn với năng lực nghiệp vụ, năng lực dạy học với năng lực giáo dục (nghĩa hẹp). Trong thực tế, người giáo viên môn học thực hiện chức năng dạy học và giáo dục một cách đan xen, hoà quyện với nhau, thể hiện năng lực chuyên môn và nghiệp vụ tích hợp, xen kẽ với nhau. Sự phân biệt trên chỉ là tương đối, thuận tiện cho việc đánh giá giáo viên theo tư duy phân tích trước khi có sự đánh giá chung theo tư duy tổng hợp. Việc phân biệt các nhóm năng lực của người giáo viên tuỳ thuộc vào thực tế sử dụng giáo viên ở mỗi nước trong từng giai đoạn. Ở nước ta thường phân biệt năng lực chuyên môn (kiến thức) với năng lực nghiệp vụ (kĩ năng sư phạm). Thực ra phẩm chất và kiến thức cũng là những yếu tố cấu thành năng lực của người giáo viên. Trong xây dựng Chuẩn, việc phân tích các năng lực của người giáo viên được căn cứ vào các hoạt động cơ bản trong nghề dạy học, lần lượt theo các công đoạn hành nghề của người giáo viên. Theo cách tiếp cận này, có thể trình bày các năng lực của người giáo viên như sau: - Năng lực tìm hiểu đối tượng, môi trường giáo dục; 9
- - Năng lực xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục; - Năng lực thực hiện kế hoạch giáo dục (gồm năng lực dạy học và năng lực giáo dục nghĩa hẹp); - Năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục; - Năng lực hoạt động xã hội ; - Năng lực giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục; - Năng lực phát triển nghề nghiệp. Trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay cần đặc biệt nhấn mạnh các năng lực chẩn đoán, đánh giá, giải quyết các vấn đề và cần chú ý những yêu cầu mới về năng lực thực hiện kế hoạch giáo dục. Với các năng lực đó, có thể ghép lại thành 5 nhóm năng lực : - Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục; - Năng lực dạy học; - Năng lực giáo dục; - Năng lực hoạt động chính trị, xã hội ; - Năng lực phát triển nghề nghiệp. 2. Chuẩn (từ Điều 4 đến Điều 9, Chương II: Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học) được trình bày thành 6 tiêu chuẩn (mỗi Điều là một tiêu chuẩn); mỗi tiêu chuẩn được cụ thể hoá thành một số tiêu chí (từ 2 đến 8 tiêu chí, tuỳ nội dung của tiêu chuẩn). Mỗi tiêu chí đều có tiêu đề để dễ nhớ, có nội dung cô đọng, chứa đựng những dấu hiệu cơ bản về chất lượng theo định hướng đổi mới giáo dục hiện nay. Tất cả các tiêu chí đều được đánh giá theo thang điểm 4. Mức 1 điểm phản ánh yêu cầu tối thiểu giáo viên phải đạt về tiêu chí đó. Mức điểm của từng tiêu chí có thể tham khảo trong Phụ lục 1 của Công văn số 660/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 09/02/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Mỗi mức điểm cao hơn bao gồm các yêu cầu của mức điểm thấp hơn liền kề cộng thêm một vài yêu cầu mới đối với mức điểm đó. Việc phân biệt các mức điểm cao, thấp dựa vào số lượng và chất lượng các hoạt động giáo viên đã thực hiện. Tuỳ từng tiêu chí, phần chỉ báo cho mức độ đạt được của tiêu chí được thể hiện hoặc bằng số lượng hành động hoặc bằng chất lượng sản phẩm hoạt động của giáo viên. Điều này được đánh giá bởi các động từ hành động hoặc các trạng từ, tính từ (xem Phụ lục 1 kèm theo 10
- Công văn số 660/BGDĐT-NGCBQLGD) và được gọi là từ khóa. Để người tự đánh giá hoặc người đánh giá dễ đối chiếu, 4 mức điểm trong mỗi tiêu chí đều được trình bày theo một cấu trúc đồng dạng. Nguồn minh chứng được quy định chung cho từng tiêu chuẩn (không quy định cho từng tiêu chí). Nói chung, các nguồn minh chứng này nằm trong số các loại hồ sơ, sổ sách đã được quy định trong Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học. Ở một số tiêu chuẩn, khuyến khích giáo viên chuẩn bị thêm một vài nguồn minh chứng khác. Mỗi nguồn minh chứng được mã hoá bằng số thứ tự để giáo viên tiện kê khai những cái mình có vào phiếu tự đánh giá. 3. Cấu trúc của Chuẩn được mô tả theo sơ đồ dưới đây: Chỉ báo của mức 1 điểm Tiêu chí 1.1 Chỉ báo của mức 2 điểm TIÊU CHUẨN 1 Nguồn minh chứng của Chỉ báo của mức 3 điểm Chỉ báo của mức 4 điểm Tiêu chuẩn 1 Tiêu chí 1.2 ------ Chỉ báo của mức 1 điểm Chỉ báo của mức 2 điểm Tiêu chí 1.n Chỉ báo của mức 3 điểm Chỉ báo của mức 4 điểm Tiêu chí 2.1 TIÊU CHUẨN 2 Nguồn minh chứng của Tiêu chí 2.2 Tiêu chuẩn 2 …… ……………. 11
- IV. VẬN DỤNG CHUẨN VÀO VIỆC ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI GIÁO VIÊN 1. Bản chất của việc đánh giá giáo viên theo Chuẩn Đánh giá giáo viên theo Chuẩn thực chất là đánh giá năng lực nghề nghiệp của giáo viên. Năng lực nghề nghiệp biểu hiện ở phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và năng lực sư phạm của người giáo viên. Năng lực sư phạm là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu của hoạt động giáo dục và dạy học, đảm bảo cho hoạt động này có kết quả. Theo Chương II Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học, ngoài yêu cầu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, còn nêu ra 5 loại năng lực sư phạm cơ bản của người giáo viên, bao gồm: năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục; năng lực dạy học; năng lực giáo dục; năng lực hoạt động chính trị xã hội; năng lực phát triển nghề nghiệp. Đánh giá giáo viên theo Chuẩn là một quá trình thu thập các minh chứng thích hợp và đầy đủ nhằm xác định mức độ năng lực nghề nghiệp của giáo viên. Đánh giá giáo viên theo Chuẩn đòi hỏi có sự thay đổi cơ bản trong suy nghĩ của giáo viên, hiệu trưởng và cán bộ quản lý giáo dục: đánh giá giáo viên theo Chuẩn không phải chủ yếu để bình xét danh hiệu thi đua hằng năm, mà là xem xét những gì giáo viên phải thực hiện và đã thực hiện được, những gì giáo viên có thể thực hiện được. Trên cơ sở đó khuyến cáo giáo viên xây dựng chương trình, kế hoạch tự rèn luyện, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp. 2. Mục đích của việc đánh giá giáo viên theo Chuẩn Đánh giá giáo viên theo Chuẩn nhằm: - Xác định chính xác, khách quan mức độ năng lực nghề nghiệp của giáo viên ở thời điểm đánh giá theo các tiêu chí trong Chuẩn. Trên cơ sở đó đưa ra những khuyến nghị cho giáo viên và các cấp quản lý giáo dục trong việc tổ chức đào tạo bồi dưỡng (xây dựng chương trình, lập kế hoạch, quy hoạch đào tạo bồi dưỡng, v.v...) nâng cao năng lực cho giáo viên; - Trên cơ sở xác định mức độ năng lực nghề nghiệp giáo viên, tiến hành xếp loại giáo viên; - Cung cấp thông tin cho việc xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục; 12
- - Cung cấp những thông tin xác đáng làm cơ sở cho việc xây dựng và thực hiện các chính sách đối với giáo viên... 3. Phƣơng pháp đánh giá, xếp loại giáo viên Khi thực hiện phương pháp đánh giá, xếp loại giáo viên (Điều 11 Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học) cần chú ý : - Việc đánh giá giáo viên phải căn cứ vào các kết quả đạt được thông qua các chỉ báo và nguồn minh chứng phù hợp với các tiêu chí trong từng tiêu chuẩn của Chuẩn; - Việc xếp loại phải căn cứ vào cả hai điều kiện: Các mức điểm đạt được của các tiêu chí và tổng số điểm đạt được của tất cả các tiêu chuẩn. Khi xếp loại, giáo viên được xếp vào loại đạt chuẩn hoặc chưa đạt chuẩn. Điều kiện để xếp loại cụ thể như sau: a) Đạt chuẩn Được xếp vào một trong ba loại : - Loại xuất sắc: Tất cả các tiêu chí đạt từ mức 3 điểm trở lên, trong đó phải có ít nhất 15 tiêu chí đạt mức 4 điểm và có tổng số điểm từ 90 đến 100. - Loại khá: Tất cả các tiêu chí đạt từ mức 2 điểm trở lên, trong đó phải có ít nhất 15 tiêu chí đạt mức 3 điểm, mức 4 điểm và có tổng số điểm từ 65 đến 89. - Loại trung bình: Tất cả các tiêu chí đều đạt từ mức 1 điểm trở lên nhưng không xếp được ở các mức cao hơn. b) Chưa đạt chuẩn - loại kém Giáo viên bị xếp vào loại này khi gặp một trong hai trường hợp sau : tổng số điểm dưới 25 hoặc từ 25 điểm trở lên nhưng có tiêu chí chưa đạt mức 1 điểm trong đánh giá. 4. Quy trình đánh giá, xếp loại Quy trình đánh giá, tính điểm và xếp loại giáo viên trung học theo Chuẩn được tiến hành theo các bước cụ thể như sau: Bước 1. Giáo viên tự đánh giá, xếp loại Bước 2. Tổ chuyên môn đánh giá, xếp loại Bước 3. Hiệu trưởng đánh giá, xếp loại. 13
- Nội dung các bước, xem Công văn số 660/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 09/02/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn đánh giá, xếp loại giáo viên trung học theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT. 5. Chú ý Nếu việc đánh giá, xếp loại theo Chuẩn chỉ dừng lại ở việc tính điểm, xếp loại giáo viên thì sẽ chỉ tác động vào một bộ phận nhỏ giáo viên yếu kém hoặc xuất sắc mà không kích thích được sự nỗ lực phấn đấu phát triển nghề nghiệp của toàn đội ngũ. Cần coi trọng việc đối chiếu với từng tiêu chí, kiểm tra các nguồn minh chứng, đánh giá đúng điểm mạnh, điểm yếu của mỗi giáo viên, chỉ ra phương hướng khắc phục nhược điểm, phát huy ưu điểm của giáo viên đó thì mới đạt được mục đích cơ bản của Chuẩn. Phải làm cho mỗi giáo viên tự giác vận dụng Chuẩn để tự đánh giá, làm cho tập thể tổ chuyên môn thực sự quán triệt mục đích của Chuẩn và các yêu cầu đánh giá, xếp loại theo Chuẩn, tránh qua loa đại khái, dĩ hòa vi quý, chỉ nhằm vào cho điểm, xếp loại thì Chuẩn mới thực sự có tác động đến trình độ nghề nghiệp của giáo viên. 14
- Phụ lục Phần một TỔNG HỢP KINH NGHIỆM NƢỚC NGOÀI TRONG XÂY DỰNG CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN Ngày nay trong giáo dục thế giới đã xuất hiện xu hướng “cải cách dựa trên các chuẩn” (reform based on standards). Nhiều nước đã tiến hành xây dựng bộ chuẩn cho giáo dục của nước mình: chuẩn chất lượng giáo dục, chuẩn nhà trường, chuẩn cán bộ quản lý giáo dục, chuẩn giáo viên. Trong bộ chuẩn cho giáo viên (GV) có chuẩn trình độ đào tạo, chuẩn chức danh, chuẩn nghề nghiệp (professional standard)… Trong chuẩn nghề nghiệp, một số nước đã tiến đến xây dựng chuẩn nghề nghiệp cho GV từng ngành học, cấp học, môn học. Chuẩn nghề nghiệp (sau đây gọi tắt là Chuẩn) của giáo viên phổ thông là văn bản quy định các yêu cầu cơ bản về phẩm chất, năng lực mà người giáo viên cần đạt được nhằm đáp ứng mục tiêu của giáo dục phổ thông. I. HOA KỲ Hoa Kỳ là quốc gia đi tiên phong trong xây dựng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông. Uỷ ban quốc gia chuẩn nghề dạy học (National Board for Professional Teacher Standards – NBPTS) - được thành lập năm 1987 - đã đề xuất 5 điểm cốt lõi để các bang vận dụng: (i) Giáo viên phải tận tâm với học sinh và việc học của họ (Teachers are Committed to Students and Their Learning). (ii) Giáo viên phải làm chủ môn học, biết cách dạy môn học của mình (Teachers Know the Subjects They Teach and How to Teach Those Subjects to Students). (iii) Giáo viên phải có trách nhiệm quản lý và hướng dẫn học sinh học tập (Teachers are Responsible for Managing and Monitoring Student Learning). (iv) Giáo viên phải suy nghĩ một cách hệ thống về thực tế hành nghề của họ và học tập qua trải nghiệm (Teachers Think Systematically about Their Practice and Learn from Experience). (v) Giáo viên phải là thành viên của cộng đồng học tập (Teachers are Members of Learning Communities). 15
- Dựa vào 5 đề xuất cốt lõi đó, mỗi bang đã xây dựng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông của bang mình. 1. Bang Ohio Bang này xây dựng nhiều loại Chuẩn, trong đó có Chuẩn nghề dạy học (Standards for The Teaching Profession) và xây dựng dựa trên các năng lực, gồm 7 tiêu chuẩn tóm tắt như sau: Tiêu chuẩn 1: Tìm hiểu học sinh Giáo viên hiểu sự phát triển và quá trình học của HS, và tôn trọng sự đa dạng của mỗi HS mà mình dạy. Tiêu chuẩn 2: Biết (nắm vững) nội dung dạy học Giáo viên biết và hiểu nội dung môn học/lĩnh vực mà mình có trách nhiệm giảng dạy. Tiêu chuẩn 3: Đánh giá học sinh Giáo viên hiểu và sử dụng các cách thức đánh giá đa dạng để đưa vào việc giảng dạy, đánh giá và đảm bảo chắc chắn việc học tập của học sinh. Tiêu chuẩn 4: Kế hoạch dạy học và triển khai hiệu quả đến từng học sinh Giáo viên lập kế hoạch và tiến hành giảng dạy có hiệu quả nhằm nâng cao kết quả học tập của từng cá nhân học sinh. Tiêu chuẩn 5: Môi trường học tập Giáo viên tạo môi trường học tập trong đó thúc đẩy việc học tập và đạt được thành tích cao cho tất cả học sinh. Tiêu chuẩn 6: Phối hợp và giao tiếp Giáo viên phối hợp và giao tiếp với học sinh, cha mẹ học sinh, đồng nghiệp, cán bộ quản lý và cộng đồng để hỗ trợ cho việc học tập của học sinh. Tiêu chuẩn 7: Trách nhiệm và phát triển về chuyên môn Giáo viên gánh vác trách nhiệm tự phát triển chuyên môn, thực hiện và lôi cuốn sự tham gia như là những cá nhân nhưng đồng thời cũng như là những thành viên của cộng đồng học tập 2. Bang Illinois 16
- Có 11 tiêu chuẩn về các năng lực dạy học (xem Illinois Professional Teaching Standards): (i) Kiến thức môn học (Content Knowledge) (ii) Học tập và phát triển các giá trị nhân văn (Human Development and Learning) (iii) Phát triển đa dạng cho HS (Diversity) (iv) Xây dựng kế hoạch dạy học (Planning for Instruction) (v) Xây dựng môi trường học tập (Learning Environment) (vi) Đa dạng trong dạy học (Instructional Delivery) (vii) Giao tiếp (Communication) (viii) Đánh giá (Assessment) (ix) Quan hệ hợp tác (Collaborative Relationship) (x) Tự phản ánh và phát triển nghề nghiệp (Reflection and Professional Growth) (xi) Đạo đức nghề nghiệp (Professional Conduct). 3. Bang New Jersey Chuẩn nghề nghiệp dạy học (New Jersey Professinal Teaching Standars) có 12 tiêu chuẩn : (i) Nâng cao kiến thức của nội dung môn học (ii) Cải thiện sự hiểu biết về học thuật, xã hội, tinh thần và vật chất bảo đảm giáo viên tận dụng được các kỹ năng dạy học để giúp học sinh đạt được kết quả học tập (iii) Phản ánh đầy dủ và sáng tạo những kiến thức cần thiết có liên quan về những bài học và kinh nghiệm nghề nghiệp, tạo đồng thuận về chính kiến nghề nghiệp dạy học và lãnh đạo (iv) Khuyến khích giáo viên phát triển sự đa dạng của lớp học nhờ các kỹ năng đánh giá (v) Cung cấp những bài học mới có tính tích hợp vào trong chương trình và trong lớp học (vi) Trang bị cho học sinh đủ kiến thức để học tập và phát triển (vii) Đánh giá định kỳ để tạo ra tác động của nó đối với hoạt động dạy học 17
- (viii) Giáo viên cần nắm vững, tận dụng và hỗ trợ phát triển các mối quan hệ cộng đồng (ix) Phát triến văn hóa trường học để giúp cho việc thực hiện và xử lý các quan hệ truyền thống trong giáo dục (x) Có kế hoạch phát triển nghề nghiệp bao gồm cả việc xem xét trí tuệ và tài chính (xi) Bố trí đủ thời gian nhằm hỗ trợ cho sự phát triển nghề nghiệp (xii) Làm việc có hiệu quả với cha mẹ học sinh và cộng sự 4. Bang Wisconsin Có 10 tiêu chuẩn: (i) Giáo viên biết các môn học mà học dạy (teachers kmow the subjects they are teaching) (ii) Giáo viên hiểu học sinh phát triển thế nào (iii) Giáo viên hiểu rằng trẻ em học tập khác nhau (iv) Giáo viên biết dạy thế nào (v) Giáo viên biết quản lý lớp học thế nào (vi) Giáo viên có khả năng giao tiếp tốt (vii) Giáo viên có khả năng lập kế hoạch với các phương án khác nhau cho các bài học (viii) Giáo viên biết kiểm tra thế nào đối với sự tiến bộ của học sinh (ix) Giáo viên có khả năng tự đánh giá bản thân (x) Giáo viên cần quan hệ với các giáo viên khác và cộng đồng. 5. Bang California (California Standards for the teaching Profession) Có 6 tiêu chuẩn: (i) Cuốn hút và hỗ trợ mọi HS trong học tập (ii) Tạo dựng và duy trì môi trường học tập (iii) Am hiểu và làm chủ môn học (iv) Xây dựng kế hoạch dạy và tạo lập kinh nghiệm học (v) Đánh giá kết quả học tập của học sinh. 18
- (vi) Phát triển nghề nghiệp nhà giáo. 6. North Carolina (Professional Teaching Standards) Có 5 tiêu chuẩn: (i) Giáo viên thể hiện được sự lãnh đạo (Teachers demonstrate leadership) (ii) Giáo viên thiết lập được môi trường tôn trọng sự đa dạng của học sinh (iii) Giáo viên hiểu biết nội dung môn mình dạy (iv) Giáo viên biết làm cho việc học tập của học sinh được thuận tiện, dễ dàng (v) Giáo viên biết gắn với thực tiễn của mình. II. VƢƠNG QUỐC ANH Chuẩn nghề nghiệp giáo viên của Anh (2007) được cấu trúc gồm 3 phần (lĩnh vực) có liên quan lẫn nhau, đó là: (i) Những đặc trưng nghề nghiệp (ii) Kiến thức và sự am hiểu nghề nghiệp (iii) Các kĩ năng nghề nghiệp. Mỗi phần (lĩnh vực) lại có các tiêu chuẩn (ký hiệu dấu * ở dưới). Các tiêu chuẩn này chung cho tất cả các loại giáo viên. Mỗi tiêu chuẩn có các yêu cầu. Đối với mỗi loại giáo viên có những yêu cầu khác nhau (cả về số lượng và mức độ). Chuẩn nghề nghiệp giáo viên được xác định cụ thể cho từng giai đoạn phát triển nghề của giáo viên: - Giáo viên mới vào nghề (Q): (33 yêu cầu) - Dành cho tất cả giáo viên (C): (41 yêu cầu) - Giáo viên trong thang bậc trả lương cao (P): (10 yêu cầu) - Giáo viên giỏi (E): (15 yêu cầu) - Giáo viên có kĩ năng cấp cao (chuyên gia) (A): (3 yêu cầu) Trong phần này, xin giới thiệu những tiêu chuẩn và yêu cầu nghề nghiệp dành cho tất cả giáo viên (loại C): 1. Những đặc trưng nghề nghiệp: * Mối quan hệ với HS 19
- (C1) Có những mong đợi cao về HS bao gồm cả việc cam kết đảm bảo cho mọi HS được phát triển hết khả năng và thiết lập mối quan hệ công bằng, tôn trọng, tin tưởng, ủng hộ và xây dựng với các em. (C2) Nắm giữ những giá trị và thái độ tích cực; chấp nhận những chuẩn mực hành vi cao trong vai trò nghề nghiệp của mình. * Phạm vi làm việc (C3) Duy trì sự cập nhật kiến thức và sự am hiểu về những nhiệm vụ nghề nghiệp của GV và cơ cấu tổ chức của ngành nghề mình công tác, và góp phần mình vào sư phát triển, thực hiện và đánh giá các chính sách và thực tiễn nơi mình giảng dạy, bao gồm cả những chính sách liên quan đến việc thúc đẩy công bằng về cơ hội. * Giao tiếp và làm việc cùng với người khác (C4): a) Giao tiếp có hiệu quả với trẻ em, thanh thiếu niên và đồng nghiệp b) Giao tiếp có hiệu quả với cha mẹ, bao gồm việc định kì thông báo những thông tin có liên quan đến kết quả học tập, mục tiêu, những tiến bộ ... của HS c) Thừa nhận giao tiếp là quá trình hai chiều và khuyến khích cha mẹ tham gia vào thảo luận về những tiến bộ, sự phát triển và giáo dục trẻ em (C5) Thừa nhận và tôn trọng sự đóng góp của đồng nghiệp và phụ huynh HS vào sự phát triển của trẻ cũng như nâng cao thành tích học tập. (C6) Cam kết phối hợp và làm việc hợp tác khi thích hợp. * Sự phát triển chuyên môn của cá nhân (C7) Đánh giá sự thực hiện của bản thân và cam kết nâng cao thực tế giảng dạy của mình thông qua sự phát triển chuyên môn phù hợp. (C8) Có phương pháp tiếp cận sáng tạo, phê phán mang tính xây dựng với những đổi mới; sẵn sàng cải tiến thực tiễn của mình khi mà những tác dụng và tiến bộ đã được xác định. (C9) Hành động dựa trên lời khuyên, sự phản hồi và luôn cởi mở cho việc giảng dạy và tư vấn. 2. Kiến thức và sự am hiểu chuyên môn * Dạy và học 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo dục giá trị và kỹ năng sống cho học sinh phổ thông (Tài liệu tập huấn/bồi dưỡng giáo viên) - Tập 1
62 p | 238 | 69
-
Bài giảng Chương 6: Lập kế hoạch bài giảng và xây dựng chương trình tập huấn
11 p | 146 | 11
-
Tài liệu tập huấn Giới và dự án phát triển - Dự án thúc đẩy quản lý cộng đồng tại Việt Nam
14 p | 103 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn