intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu Thẩm phân

Chia sẻ: Nguyen Phong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

64
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thận chịu trách nhiệm lọc những chất cặn ra khỏi máu. Thẩm phân là một thủ thuật dùng để làm thay một số chức năng bình thường của thận. Thận là 2 cơ quan nằm ở 2 bên ở mặt sau của ổ bụng. Thẩm phân giúp cho một người có thể sống một cuộc sống có ích ngay cả khi hai quả thận của họ không còn làm việc một cách hiệu quả nữa. Tại Hoa Kỳ, có trên 200.000 người đang phải trải qua thủ thuật này. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu Thẩm phân

  1. Thẩm phân Thận chịu trách nhiệm lọc những chất cặn ra khỏi máu. Thẩm phân là một thủ thuật dùng để làm thay một số chức năng bình thường của thận. Thận là 2 cơ quan nằm ở 2 bên ở mặt sau của ổ bụng. Thẩm phân giúp cho một người có thể sống một cuộc sống có ích ngay cả khi hai quả thận của họ không còn làm việc một cách hiệu quả nữa. Tại Hoa Kỳ, có trên 200.000 người đang phải trải qua thủ thuật này.
  2. Thẩm phân hỗ trợ cơ thể bằng cách thực hiện những chức năng b ình thường của thận để thay thế hai quả thận thật sự đã bị suy. Thận đóng nhiều vai trò khác nhau. Công việc cơ bản của thận là điều hòa mức cân bằng dịch của cơ thể bằng cách điều chỉnh lượng nước tiểu bài tiết ra ngoài mỗi ngày. Khi thời tiết nóng nực, cơ thể sẽ đổ mồ hôi nhiều hơn, do đó thận sẽ chỉ cần bài tiết nước ít hơn. Vào những ngày lạnh, cơ thể đổ mồ hôi ít hơn, do đó lượng nước tiểu thải ra cần phải nhiều hơn để bảo đảm sự cân bằng cần thiết trong cơ thể. Đó chính là công việc của thận để điều hòa mức cân bằng dịch cơ thể bằng cách điều chỉnh lượng nước tiểu. Một chức năng quan trọng khác của thận là loại bỏ những chất cặn mà cơ thể đã sản xuất ra trong ngày. Khi thực hiện những chức năng của cơ thể, các tế bào cần phải có năng lượng. Quá trình hoạt động của các tế bào tạo ra những sản phẩm cặn cần phải được loại bỏ ra khỏi cơ thể. Nếu không được loại bỏ đi một cách hiệu quả, chúng sẽ tích tụ lại trong cơ thể. Sự gia tăng lượng chất cặn trong cơ thể được đo trong máu được gọi là "chứng tăng ure huyết". Khi nào cần phải thẩm phân? Bệnh nhân thường cần phải thẩm phân khi những chất cặn tích tụ trong cơ thể quá nhiều đến mức có thể gây bệnh. Mức độ tích tụ của chúng thường tăng chậm. Bác sĩ sẽ cần phải đo một số chỉ số hóa sinh của máu để có thể quyết định đ ược là có nên thẩm phân hay không. Có hai chỉ số hóa sinh máu cần được đo là creatinine
  3. máu và BUN (blood urea nitrogen). Nếu 2 chỉ số này tăng, đó chính là d ấu hiệu của sự giảm khả năng làm sạch những chất cặn ra khỏi cơ thể của thận. Bác sĩ sẽ dùng một xét nghiệm nước tiểu, "độ thanh thải creatinine", để đo lường chức năng của thận. Bệnh nhân sẽ giữ n ước tiểu trong một hộp chứa đặc biệt trong vòng 1 ngày. Các chất cặn trong nước tiểu và trong máu được ước lượng bằng cách đo creatinine. Bằng cách so sánh nồng độ của creatinine trong máu và trong nước tiểu, bác sĩ sẽ có một đánh giá xác đáng về chức năng của thận. Kết quả so sánh này được gọi là "độ thanh thải creatinine". Thông thường khi độ thanh thải creatinine xuống còn 10 - 12 cc/phút thì bệnh nhân sẽ phải cần đến thẩm phân. Bác sĩ cũng dùng những chỉ điểm khác về tình trạng của bệnh nhân để quyết định mức độ cần thiết của biện pháp thẩm phân đối với bệnh nhân. Nếu bệnh nhân trải qua tình trạng mất khả năng thải nước thừa ra ngoài một cách nghiêm trọng, hoặc nếu như bệnh nhân bị bệnh tim, phổi, hoặc dạ dày, hoặc có khó khăn trong việc cảm nhận cảm giác ở chân, sẽ phải cần thực hiện thẩm phân ngay cả khi độ thanh thải không giảm xuống mức 10 - 12 cc/phút. Có những loại thẩm phân nào? Có 2 loại thẩm phân chính là chạy thận nhân tạo (thẩm phân qua máy) và thẩm phân phúc mạc. Chạy thận nhân tạo là dùng một dụng cụ lọc đặc biệt để loại bỏ những chất cặn và nước dư thừa ra khỏi cơ thể. Thẩm phân phúc mạc là dùng dịch
  4. được đưa vào trong khoang dạ dày bệnh nhân qua một ống nhựa đặc biệt để loại bỏ những chất cặn và dịch dư thừa ra khỏi cơ thể. Trong quá trình ch ạy thận nhân tạo, máu sẽ đi từ trong cơ thể bệnh nhân qua một màng lọc nằm bên trong máy thẩm phân được gọi là màng thẩm phân. Ở phương pháp này, bệnh nhân sẽ được đặt một ống nhựa đặc biệt vào giữa động mạch và tĩnh mạch ở tay và chân. Đôi khi người ta sẽ tạo một liên kết trực tiếp giữa động mạch và tĩnh mạch trên cánh tay. Thủ thuật này được gọi là Cimino fistula. Kim sẽ được đặt vào mô ghép hoặc lỗ dò, và máu sẽ đi qua đó để đến máy thẩm phân rồi đi qua màng lọc và quay trở lại cơ thể bệnh nhân. Bên trong máy thẩm phân, một dung dịch ở phía bên kia màng lọc sẽ thu nhận những chất cặn từ bệnh nhân. Thẩm phân phúc mạc là cách dùng chính những mô cơ thể bên trong ổ bụng của bệnh nhân để làm màng lọc. Ruột nằm bên trong ổ bụng bệnh nhân (khoảng trống giữa thành bụng và cột sống). Một ống nhựa đ ược gọi là "catheter thẩm phân" được đặt xu yên qua thành bụng để đi vào ổ bụng. Một chất dịch đặc biệt sau đó sẽ được bơm vào bên trong ổ bụng và rửa xung quanh ruột. Thành ruột đóng vai trò như một màng lọc giữa chất dịch này và máu. Bằng cách dùng những loại dịch khác nhau, chất cặn và nước thừa sẽ được loại bỏ ra khỏi cơ thể qua quá trình này. Bệnh nhân cần phải làm gì khi phải thẩm phân? Chạy thận nhân tạo
  5. Phương pháp này được thực hiện bên trong đơn vị chạy thận nhân tạo. Đây là một phòng đặc biệt được trang bị các máy móc phục vụ cho quá trình chạy thận. Những thiết bị hiện đại cung cấp những chất cần thiết để làm sạch nước dùng cho máy chạy thận. Bệnh nhân thường đến đơn vị chạy thận 3 lần mỗi tuần để được điều trị. Chẳng hạn như lịch hẹn có thể là thứ hai, tư, sau hoặc thứ ba, năm, bảy. Trước khi điều trị, bệnh nhân sẽ được cân để đo lượng dịch thừa đã tích tụ bên trong cơ thể tính từ lần chạy thận trước đó. Bệnh nhân sẽ được đưa đến 1 chiếc ghế dài. Vùng có mô ghép hoặc lỗ dò (khu vực chứa liên kết giữa động mạch và tĩnh mạch) sẽ được làm sạch hoàn toàn. Nhân viên y tế sẽ đâm 2 cây kim vào vùng này. Một kim sẽ đưa máu từ cơ thể vào máy để được làm sạch. Kim còn lại sẽ dẫn máu quay trở về cơ thể bệnh nhân. Thời gian thực hiện trong khoảng 2 tiếng rưỡi đến 4 tiếng rưỡi. Trong suốt thời gian này, nhân viên sẽ kiểm tra huyết áp bệnh nhân thường xuyên và điều chỉnh máy để bảo đám dịch ra khỏi cơ thể bệnh nhân với một lượng vừa đủ. Bệnh nhân có thể đọc, xem TV, ngủ hoặc làm những việc khác trong lúc điều trị. Thẩm phân phúc mạc Ở phương pháp này, bệnh nhân đóng vai trò chủ động nhiều hơn. Một điều quan trọng cơ bản là bệnh nhân phải chịu trách nhiệm bảo đảm bề mặt bụng phải đ ược sạch sẽ để tránh nhiễm trùng vì đây là nơi sẽ được thực hiện thủ thuật.
  6. Bệnh nhân sẽ tự cân để xác định lượng dịch cần thiết phải dùng. Sau đó bệnh nhân sẽ mang mặt nạ vào và lau sạch mặt phía bên có catheter phúc mạc. Lượng dịch đang nằm trong ổ bụng (đã được đưa vào đó ở lần trước) sẽ được chảy ngược trở về túi nhựa mà lúc ban đầu được dùng để chứa nó. Sau đó sẽ tháo túi ra khỏi người bệnh nhân và gắn vào một túi dung dịch mới giúp dịch chảy vào bên trong ổ bụng. Khi dịch đã được vào trong, túi sẽ được cuốn lại và đặt bên trong quần lót của bệnh nhân cho đến lần điều trị kế tiếp. Ph ương pháp này thường sẽ mất khoảng 30 phút và phải làm 4 đến 5 lần mỗi ngày. Có một biện pháp thay thế cách điều trị n ày đó là dùng một loại máy có tên là cycler mỗi đêm. 5 cho đến 6 túi dịch thẩm phân được dùng bên trong máy và máy sẽ thay đổi dịch trong lúc bệnh nhân ngủ. Những lợi ích của các phương pháp thẩm phân Mỗi loại phương pháp thẩm phân có những ích lợi và bất lợi riêng. Tùy thuộc vào sự quyết định của bệnh nhân xem ph ương pháp nào là tốt nhất đối với họ dựa trên lối sống, những bệnh khác của họ, hệ thống hỗ trợ, và mức độ trách nhiệm và tham gia vào điều trị mà anh ta/cô ta mong muốn. Cho dù là chọn phương pháp nào thì bệnh nhân cũng cần phải có một số trách nhiệm nhất định chẳng hạn như theo một chế độ ăn kiêng nhất định, theo dõi lượng dịch nhập vào cơ thể và uống một số loại vitamin đặc biệt và những loại thuốc khác để kiểm soát huyết áp, mức độ cân bằng calci và phospho.
  7. Đối với nhiều người, ích lợi lớn nhất của chạy thận nhân tạo là họ chỉ cần tham gia ở mức độ tối thiểu. Tuy nhiên, bệnh nhân cần phải tuân thủ chặt chẽ lịch hẹn và đến đơn vị chạy thận đều đặn. Chạy thận nhân tạo cũng cần phải có chế độ ăn kiêng và kiểm soát dịch chặt chẽ hơn thẩm phân phúc mạc. Đối với những bệnh nhân thích sự độc lập h ơn thì thích hợp với thẩm phân phúc mạc hơn vì phương pháp này cho phép một thời khóa biểu linh hoạt hơn và có thể thực hiện được tại nhà. Bệnh nhân vẫn cần phải trải qua một số lần thẩm phân nhất định mỗi ngày nhưng có thể thay đổi thời điểm thực hiện chính xác. Ngo ài ra, thẩm phân phúc mạc cần phải được thực hiện tất cả các ngày trong tuần. Vấn đề lớn nhất đối với thẩm phân phúc mạc là nhiễm trùng. Bệnh nhân có một ống nhựa đi từ trong ổ bụng ra đến b ên ngoài cơ thể và đây là nơi có khả năng trở thành đường vào của vi khuẩn để xâm nhập cơ thể. Điều quan trọng nhất nằm ở việc vệ sinh sạch sẽ và kỹ thuật được dạy trong quá trình huấn luyện. Tóm lại Thẩm phân là một phương pháp dùng để thay thế một số chức năng b ình  thường của thận. Thẩm phân giúp những bệnh nhân bị suy thận có thể sống một cuộc sống có  ích.
  8. Có 2 loại thẩm phân là: thẩm phân qua máy (chạy thận nhân tạo) và thẩm  phân phúc mạc. Mỗi loại thẩm phân có những ích lợi và bất lợi riêng. Thường thì bệnh nhân  có thể chọn cách phù hợp nhất với nhu cầu của mình.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2