Tài liệu: Trần Thái Tông
lượt xem 7
download
Trần Thái Tông (1218 – 1277) là vị vua đầu tiên của nhà Trần trong lịch sử ViệtNam. Ông ở ngôi hơn 32 năm (1225 - 1258), làm Thái thượng hoàng 19 năm. Vua còn trẻ đã lập quốc, được Thái sư Trần Thủ Độ giúp sức cai quản, đất nước thêm yên ổn. Khi trưởng thành, tự có thể cai quản tốt mà không phụ thuộc quá nhiều vào Thái sư. Tuy vậy chuyện gia đình, phòng the lại có nhiều điều hổ thẹn, gây nên nhiều điều tiếng cho thế hệ sau. Thân thế Ông nguyên tên...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu: Trần Thái Tông
- Trần Thái Tông Trần Thái Tông (1218 – 1277) là vị vua đầu tiên của nhà Trần trong lịch sử ViệtNam. Ông ở ngôi hơn 32 năm (1225 - 1258), làm Thái thượng hoàng 19 năm. Vua còn trẻ đã lập quốc, được Thái sư Trần Thủ Độ giúp sức cai quản, đất nước thêm yên ổn. Khi trưởng thành, tự có thể cai quản tốt mà không phụ thuộc quá nhiều vào Thái sư. Tuy vậy chuyện gia đình, phòng the lại có nhiều điều hổ thẹn, gây nên nhiều điều tiếng cho thế hệ sau. Thân thế Ông nguyên tên thật là Trần Bồ , sau đổi thành Trần Cảnh , là con thứ của Trần Thừa, sinh ngày 16 tháng 6 năm Mậu Dần, niên hiệu Kiến Gia thứ 8 triều Lý (tức 10 tháng 7 năm 1218). Ông được chép là mũi cao, mặt rộng, giống như Hán Cao Tổ. Khi mới 8 tuổi, làm Chi hậu chính chi ứng cục triều Lý. Lên ngôi Hoàng đế Đại Việt Khi ông sinh ra, họ Trần đã nắm quyền thao túng triều chính nhà Lý. Vì có chú họ là Trần Thủ Độ làm Điện Tiền Chỉ Huy Sứ, nên ông được vào hầu trong cung. Lý Chiêu Hoàng, nữ hoàng nhỏ tuổi của nhà Lý thấy ông thì rất ưa. Do sự sắp đặt của người chú họ là Trần Thủ Độ - quyền thần đương thời - ông lấy nữ hoàng đầu tiên và là vua cuối cùng của nhà Lý là Lý Chiêu Hoàng khi mới lên 7 tuổi.
- Khi đó Trần Thủ Độ là Điện tiền chỉ huy sứ trong triều Lý. Cha của Trần Cảnh là Trần Thừa, cũng là một viên quan của triều Lý như Trần Thủ Độ (từng làm Nội thị khán thủ, một chức quan đứng đầu các quan hầu cận của vua nhà Lý). Cuối năm 1225, Trần Thủ Độ ép nữ hoàng nhà Lý mới lên 7 tuổi nhường ngôi cho ông. Ông trở thành Hoàng đế Đại Việt, lập ra triều đại nhà Trần. Trần Thừa trở thành Thái thượng hoàng, cùng Trần Thủ Độ chấp chính giúp vua trị nước. Cai trị Sự chấp chính của Thái sư Trần Thủ Độ Bài chi tiết: Trần Thủ Độ Trần Thủ Độ, sau khi Thái thượng hoàng Trần Thừa mất, trở thành người nhiếp chính cho Thái Tông đến khi ông trưởng thành. Thủ Độ được chép là tuy không có học vấn, nhưng tài lược hơn người, làm quan triều Lý được mọi người suy tôn. Thái Tông lấy được lấy được thiên hạ đều nhờ mưu sức của ông cả. Vì thế ông được nhà nước dựa cậy, quyền át cả vua. Tuy vậy, Thái sư cho đến khi Thái Tông trưởng thành, tự mình cai quản đất nước đều không tâm niệm cướp ngôi, mà trở thành cánh tay đắc lực nhất của Thái Tông. Bất ổn trong gia đình Chiêu Thánh hoàng hậu có thai sinh ra một hoàng nam vào năm 1233, đặt tên là Trịnh, nhưng không may lại chết yểu. Hoàng hậu từ đó không sinh nở nữa. Thái sư Trần Thủ Độ bèn bàn với Thiên Cực công chúa, lập một người khác để có con nối dõi. Năm 1237, phế Chiêu Thánh xuống làm Công chúa và lấy Thuận
- Thiên phu nhân, vợ của anh trai vua là An Sinh vương Trần Liễu, đương có thai 3 tháng, lập làm Hoàng hậu Thuận Thiên. Vì thế, Trần Liễu đem quân bản bộ ra sông Cái làm loạn. Điều này làm cho vua Trần Thái Tông khó xử và ông đã bỏ kinh đô lên núi Yên Tử. Trần Thủ Độ phải đích thân lên núi mời, cộng với lời khuyên của sư Phù Vân, ông mới quay lại kinh đô. Hai tuần sau, Trần Liễu thế cô, không đối địch được, mới đi thuyền độc mộc giả làm người đánh cá, đến chỗ vua xin hàng. Trần Thủ Độ định chém Trần Liễu, nhưng vua Trần Thái Tông đã lấy thân mình che đỡ cho Liễu nên Thủ Độ không làm gì được. Sau đó lấy đất Yên Phụ, Yên Dưỡng, Yên Sinh, Yên Hưng, Yên Bang cho Liễu làm ấp thang mộc. Vì tên đất được phong, mà Liễu có tên hiệu là Yên Sinh Vương (An Sinh Vương). Tuy nhiên, Trần Liễu vẫn ôm hận trong lòng và trước khi mất (1251) có dặn lại con trai là Trần Quốc Tuấn phải tìm cách đoạt lấy ngai vàng (Con không vì cha lấy được thiên hạ, thì cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được). Trần Quốc Tuấn đã nhận lời cha, nhưng sau này ông đã không thực hiện lời trối trăng này. Vi hành qua nước Tống Lúc này, Thái Tông đã trưởng thành, tự mình có thể đảm đương việc đất nước. Năm 1241, ông thân hành cầm quân đi đánh các trại Vĩnh An, Vĩnh Bình của nước Tống phía đường bộ, vượt qua châu Khâm, châu Liêm. Vào địa phận nước Tống, tự xưng là Trai Lang, bỏ thuyền lớn ở trong cõi, chỉ đi bằng các thuyền nhỏ Kim Phụng, Nhật Quang, Nguyệt Quang.
- Người châu ấy không biết là ai, đều sợ hãi chạy trốn. Đến sau biết là Hoàng đế Đại Việt, mới chăng xích sắt giữa sông để chặn đường thủy. Khi trở về, ông sai nhổ lấy vài chục cái neo đem về, rồi ung dung đi tiếp đường cũ mà không sợ hãi lúng túng. Triệu Nguyễn Hiền giải nạn cho nước Bài chi tiết: Nguyễn Hiền Nguyễn Hiền là trạng nguyên trẻ tuổi nhất trong nền khoa bảng ViệtNam. Ông mồ côi cha từ nhỏ, bà mẹ đã cho ông theo học sư cụ chùa Hà Dương ở làng Dương A. Năm 11 tuổi, Hiền đã nổi tiếng và được mệnh danh là “thần đồng”, đã đỗ trạng nguyên tại khoa thi tháng 2 năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 16 (1247) thời vua Trần Thái Tông. Nhưng Thái Tông cho là Hiền còn quá nhỏ, cần về quê để học thêm. Tương truyền sứ thần Trung Hoa đem một bài thơ ngụ ngôn sang thử nhân tài nướcNam. Bài thơ như sau: “ Lưỡng nhật bình đầu nhật, Tứ sơn điên đảo sơn, Lưỡng vương tranh nhất quốc, Tứ khẩu tung hoành gian. Dịch là: “ Hai mặt trời bằng đầu, Bốn trái núi điên đảo, Hai vua tranh nhau một nước, Bốn miệng ở trong khoảng dọc ngang.”
- Vua và các quan trong triều không ai giải nghĩa được là gì. Một viên quan tâu với vua xin mời trạng nguyên Nguyễn Hiền đến để hỏi nghĩa. Các quan đến quê mời gặp lúc Nguyễn Hiền đang nô đùa với chúng bạn, Nguyễn Hiền nói với các quan: "Trước đây vua nói ta chưa biết lễ, thì nay chính vua cũng không biết lễ. Không ai đi mời trạng nguyên về kinh lại không có lễ nghĩa. Quan về tâu lại với vua, rồi đem đồ lễ và xe ngựa đến đón, Nguyễn Hiền mới chịu về kinh. Về đến kinh đô, vua đưa bài thơ của sứ Tàu ra, trạng Hiền liền giải thích như sau: Câu thứ nhất nghĩa là hai chữ “nhật” đều bằng đầu nhau. Câu thứ hai “Tứ sơn điên đảo sơn” là 4 chữ “sơn”, ngược xuôi cũng đều là chữ “sơn” cả. Câu thứ ba “Lưỡng vương tranh nhất quốc”, nghĩa là chữ “vương”hai vua tranh một nước. Câu thứ tư “Tứ khẩu tung hoành gian”, có nghĩa là 4 chữ “khẩu” ngang dọc cũng đều thành chữ “khẩu” cả. Tóm lại tất cả 4 câu thơ chỉ nói đến chữ “Điền”. Nguyễn Hiền được giữ vào triều. Vua tuyển ông vào học tiếp Tam giáo chủ khoa, tức đạo Lão, đạo Phật, đạo Khổng và bổ nhiệm làm quan đến chức Thượng thư bộ Công. Ngày 14 tháng 8 năm Bính Tý (1255), trạng nguyên Nguyễn Hiền lâm bệnh nặng và qua đời, thọ 21 tuổi. Nhà vua thương tiếc truy phong ông là Đại vương thành hoàng và tôn làm thần ở 32 nơi, trong đó có đình Lại Đà ở xã Đông Hội - huyện Đông Anh, Hà Nội ngày nay. Chống Mông Cổ
- Bài chi tiết: Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần 1 Trong khi đó ở phương bắc, Trung Quốc từ lâu đã bị chia cắt. Nhà Tống phải rút xuống phía nam trước sự xâm lấn của nước Kim của người Nữ Chân. Phía tây bị nước Tây Hạ chia cắt. Tới đầu thế kỷ 13, người Mông Cổ ở phía bắc nước Kim thống nhất dưới quyền Thành Cát Tư Hãn, trở nên lớn mạnh. Mông Cổ đánh xuống phía nam, tiêu diệt Tây Hạ (1227) và Kim (1234). Mặc dù đã mở rộng bờ cõi bao la sang phía tây, diệt nhiều nước Tây Á và đánh sang châu Âu, người Mông Cổ tiếp tục tiến xuống phía nam để tiêu diệt Nam Tống. Năm 1254, quân Mông Cổ đánh chiếm nước Đại Lý (Vân Nam ngày nay), muốn đánh chiếm Đại Việt để tạo thế "gọng kìm" bao vây Nam Tống. Các đoàn ngoại giao của Mông Cổ được phái sang Đại Việt đề nghị mở đường cho quân đội Mông Cổ đi qua để lên đất Tống. Nhưng các vua Trần không những từ chối lại còn cho bắt giam các nhà ngoại giao Mông Cổ. Chiến tranh nổ ra vào năm 1258 khi Uriyangqatai cùng con trai là Aju đem 3 vạn quân Mông Cổ và 1,5 vạn quân Đại Lý tấn công Việt Nam. Quân Mông Cổ mau chóng giành được thắng lợi, chiếm được kinh đô Thăng Long, nhưng rồi cũng mau chóng bị quân Đại Việt đánh bật. Cuộc chiến năm 1258 chỉ diễn ra trong vòng khoảng nửa tháng, cuối tháng 1 năm 1258. Truyền ngôi và qua đời Năm 1258, ông truyền ngôi cho Thái tử Trần Hoảng, lui về làm Thái thượng hoàng, được tôn làm Hiển Nghiêu Thánh Thọ Thái Thượng Hoàng Đế. Trần Hoảng lên ngôi tức Trần Thánh Tông. Lệ Thái thượng hoàng của nhà Trần từ đây thành truyền thống, thứ nhất tránh việc tranh giành ngôi báu giữa các con do đã sớm được định đoạt, thứ nữa là rèn luyện cho vị vua mới cai trị đất nước càng sớm càng tốt.
- Ở ngôi Thái thượng hoàng 19 năm, ngày mồng 1 tháng 4 năm Đinh Sửu (tức 5 tháng 5 năm 1277), Trần Thái Tông băng hà tại điện Vạn Thọ, thọ 60 tuổi, táng tại Chiêu Lăng phủ Long Hưng (Tiến Đức, Hưng Hà, Thái Bình ngày nay). Tác phẩm Khu di tích đền Trần (Thái Bình) Tác phẩm của Trần Thái Tông có: Khóa hư lục (Tập bài giảng về lẽ hư vô) Thiền tông chỉ nam ca (Bài ca về yếu chỉ của thiền tông), nhưng nay chỉ còn lại bài tựa. Lục thì sám hối khoa nghi (Nghi thức sám hối vào sáu thời khắc trong một ngày)
- Trần Thái Tông ngự tập (1 quyển), được Phan Huy Chú khen là "lời thơ thanh nhã, đáng đọc"[1], nhưng nay đã không còn, chỉ còn lại 2 bài chép trong Việt âm thi tập và Toàn Việt thi lục. Ngoài ra ông còn đề tựa kinh Kim Cương, viết một số bài bình luận về việc tọa thiền, việc niệm Phật và một bài răn về tửu sắc...[2]. Theo GS. Trần Văn Giáp thì ông còn viết: Quốc triều thông chế Kiến trung thường lễ [3]. Gia đình Một góc Đền Trần ở quê hươngNamĐịnh Cung Vũ Lâm -Đền Thái Vi (Ninh Bình) nơi các vua Trần xuất gia Vợ
- Chiêu Thánh hoàng hậu Lý Chiêu Hoàng, năm 1237 giáng làm công chúa do không có con, năm 1258 gả cho Lê Phụ Trần. Thuận Thiên hoàng hậu Lý thị húy Oanh, nguyên là vợ An Sinh vương Trần Liễu. Có lẽ còn một số bà vợ khác nhưng không rõ tên tuổi, Trần Ích Tắc (1254), Trần Nhật Duật (1255) đều sinh ra sau khi Thuận Thiên hoàng hậu đã mất (1248). Con cái Sử sách cổ không ghi chính xác là bao nhiêu nhưng có thể thấy các con trai có: Trần Trịnh (chết yểu năm 1233)[4] Tĩnh Quốc Vương Trần Quốc Khang[4], thực tế là con của Trần Liễu và hoàng hậu Thuận Thiên. Trần Hoảng, tức vua Trần Thánh Tông, con của Thuận Thiên hoàng hậu. Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải, con của Thuận Thiên hoàng hậu. Bình Nguyên vương Trần Nhật Vĩnh Chiêu Đạo Vương Trần Quang Xưởng, anh cùng mẹ với Ích Tắc. Chiêu Quốc Vương Trần Ích Tắc Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật Minh Hiến Vương Uất[5]. Chơi thân với Phạm Ngũ Lão. Các con gái gồm: Công chúa Thiên Thành (? - 9/1288) (Theo Đại Việt sử ký toàn thư, bà là trưởng công chúa[6] nhưng không nói rõ là con ai (có lẽ là con gái lớn của Trần Thái
- Tông[7]), trong khi Khâm định Việt sử thông giám cương mục chép bà là con gái[8] của Trần Thừa). Công chúa Thiều Dương húy Thúy (? - 4/1277): Lấy thượng vị Văn Hưng hầu, mất khi Trần Thái Tông vừa mất. Công chúa Thụy Bảo: Lấy Uy Văn vương Toại, sau lấy Bảo Nghĩa vương Trần Bình Trọng. Công chúa An Tư: Lấy Thoát Hoan. Niên hiệu Trong thời gian ở ngôi, Trần Thái Tông đã 3 lần đổi niên hiệu: Kiến Trung (1225-1232), Thiên Ứng Chính Bình (1232-1250) và Nguyên Phong (1251-1258). Tôn hiệu Lăng Trần Thái Tông ở Long Hưng, Thái Bình
- Các vua nhà Trần có nhiều tôn hiệu: Tôn hiệu khi được nhường ngôi, khi đang làm hoàng đế, khi lui về làm Thái Thượng hoàng, và thụy hiệu sau khi mất. Tôn hiệu của Trần Thái Tông gồm: Khi mới nhận ngôi từ Lý Chiêu Hoàng thì tôn hiệu là: Thiện hoàng (Hoàng đế được nhường ngôi) Khi đang làm vua: Khải Thiên Lập Cực Chí Nhân Chương Hiếu Hoàng Đế Khi về làm Thái thượng hoàng: Hiển Nghiêu Thánh Thọ Thái Thượng Hoàng Đế Thụy hiệu đầy đủ: Thống Thiên Ngự Cực Long Công Hậu Đức Hiền Công Hựu Thuận Thánh Văn Thần Vũ Nguyên Hiếu hoàng đế Tôn vinh Ngày nay ở nhiều thành phố ViệtNamcó tên đường Trần Thái Tông như ở Hà Nội có phố Trần Thái Tông ở quận Cầu Giấy. Các thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Đà Lạt, thành phố Thái Bình, thành phố Nam Định... đều có đường phố mang tên ông. Lăng mộ của Trần Thái Tông theo Đại Việt sử ký toàn thư thì thái tổ Trần Thừa và các Vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông được táng tại phủ Long Hưng, nay thuộc xã Tiến Đức, Hưng Hà, Thái Bình ngày nay. Trần Thái Tông hiện được đúc tượng và thờ phụng ở các đền Trần (Thái Bình), đền Trần (NamĐịnh) và đền Thái Vi ở Ninh Bình. Nhận định
- Sử thần Ngô Sĩ Liên, trong Đại Việt sử ký toàn thư đã đánh giá về ông như sau:“ Vua khoan nhân đại độ, có lượng đế vương, cho nên có thể sáng nghiệp truyền dòng, lập kỷ dựng cương, chế độ nhà Trần thực to lớn vậy. Song quy hoạch việc nước đều do Trần Thủ Độ làm và chốn buồng the cũng có nhiều điều hổ thẹn.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kiến thức lớp 10 "Đại cáo bình Ngô" - Nguyễn Trãi –tổng quát
13 p | 587 | 61
-
Bài giảng điện tử môn lịch sử: Nhà Trần
0 p | 144 | 26
-
Kiến thức lớp 10 "Phú sông Bạch Đằng" - Trương Hán Siêu -tìm hiểu tác phẩm
9 p | 187 | 20
-
3 CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG - NGUYÊN_2
7 p | 217 | 18
-
NGUYÊN PHI TRẦN THỊ DUNG
6 p | 111 | 10
-
Triều Trần ( 1225 – 1400)
7 p | 71 | 6
-
Kế sách giữ nước thời Lý-Trần _27
6 p | 111 | 6
-
Tài liệu: Trần Thánh Tông
10 p | 75 | 6
-
TÀI LIỆU: Huyền Trân
7 p | 97 | 6
-
Tài liệu: Trần Hưng Đạo
13 p | 121 | 6
-
Tài liệu: Trần Duệ Tông
8 p | 52 | 5
-
Tài liệu: Trần Quang Khải
8 p | 53 | 5
-
Thuyết minh về Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn - Bài làm 1
5 p | 181 | 5
-
Tài liệu: Trần Anh Tông
10 p | 73 | 5
-
Tài liệu: Bùi Thị Xuân
10 p | 75 | 4
-
Tìm hiểu bài Phú sông Bạch Đằng'' của Trương Hán Siêu
6 p | 125 | 3
-
Tìm hiểu bài HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN (Ngô Sĩ Liên)
4 p | 138 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn