intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu về Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Chia sẻ: Hoang Viet Dung | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:11

221
lượt xem
55
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sau thế chiến thứ hai, nội chiến xảy ra giữa Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc Quốc dân đảng và Đảng Cộng Sản và chấm dứt vào năm 1949 với kết quả là Quốc dân Đảng mất đại lục Trung Quốc (cả đảo Hải Nam) vào phe Cộng sản, chỉ còn quản lý Đài Loan cùng một số đảo ngoài khơi xa của Phúc Kiến.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu về Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

  1. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Bước tới: menu, tìm kiếm Bài này nói về chính thể hiện nay tại Đại lục Trung Hoa với tên gọi tắt là Trung Quốc. Về thực thể Trung Quốc (lịch sử và văn hóa) hay Trung Hoa, xin xem bài Trung Quốc. . nuÆ } Ú . nuÆ } Ú Trung Hoa Nhân dân Cộng hòa quốc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Quốc ca Nghĩa dũng quân tiến hành khúc ( ( í “ ) Thủ đô Bắc Kinh 36°55′B, 116°23′Đ Thành phố lớn nhất Thượng Hải Ngôn ngữ chính thức Tiếng Hoa¹ Chính phủ Cộng sản một đảng - • Tổng Bí thư, Hồ Cẩm Đào Chủ tịch nước • Thủ tướng Quốc Vụ Viện
  2. Ôn Gia Bảo • Chủ tịch Quốc hội Ngô Bang Quốc Độc lập - Tuyên bố Ngày 1 tháng 10, 1949 Diện tích - Tổng số 9,596,960 km² (hạng 4) - Nước (%) 2,8% Dân số - Ước lượng 2005 1.306.313.812 ² (hạng 1) - Điều tra 2000 1.298.847.624 (hạng 1) - M ậ t độ 140 /km² (hạng 77) GDP (PPP) Ước tính 2005 8,091 tỷ Mỹ - Tổng số kim (hạng 2) - Theo đầu người 6.193 đô la (hạng 97) 0,755 (trung HDI (2003) bình) (hạng 85) Đơn vị tiền tệ Nhân dân tệ (CNY) Múi giờ (UTC+8) Tên miền Internet .cn ² Mã số điện thoại +86 ² ¹ Tiếng Phổ Thông là chuẩn chính thức về ngôn ngữ nói, ngoại trừ Hồng Kông và Ma Cao nói tiếng Quảng Đông. Tiếng Hoa cũng là ngôn ngữ chính thức bên cạnh tiếng Anh ở Hồng Kông và tiếng Bồ Đào Nha ở Ma Cao. Ở một số vùng thiểu số, tiếng Hoa ở mức độ nào đấy cùng là ngôn ngữ chính thức bên cạnh nhiều ngôn ngữ địa phương như tiếng Duy Ngô Nhĩ, Mông Cổ, và Tây Tạng. ² Chỉ tính Trung Quốc lục địa, không tính Hồng Kông, Ma Cao, và Đài Loan. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (giản thể: : i L o a , phồn thể: : i L o a , phanh âm: Zhōnghuá Rénmín Gònghéguó, nghe phát âm (trợ giúp·chi tiết); Hán-Việt: Trung Hoa Nhân dân Cộng hòa quốc; từ dưới sẽ viết tắt là CHNDTH), gọi tắt là Trung Quốc ( ( ) hay Trung Cộng ( ( ), là một nước ở khu vực Đông Á. Đây là nước đông dân nhất trên thế giới với hơn 1,3 tỷ người, phần nhiều thuộc sắc tộc Hán. Tính theo diện tích thì Trung Quốc là nước lớn nhất trong khu vực Đông Á và lớn thứ tư trên thế giới, sau Nga, Canada và Hoa Kỳ. Trung Quốc có biên giới giáp với 14 nước khác: Afghanistan, Ấn Độ, Bhutan, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Lào, Myanma, Mông Cổ, Nepal, Nga, Pakistan, Tajikistan, Triều Tiên và Việt Nam. Từ khi thành lập vào năm 1949, nước này do Đảng Cộng sản Trung Quốc cầm quyền. Mặc dù phương Tây coi Trung Quốc là nhà nước cộng sản, CHNDTH đã tư hữu hóa đáng kể nền kinh tế từ ba thập kỷ nay. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa liên tục đòi chủ quyền lãnh thổ đối với Đài Loan (cùng với quần đảo Bành Hồ ( ( i ), Kim Môn ( ( ) và quần đảo Mã Tổ ( ( m )), hiện do chính quyền Trung Hoa Dân Quốc quản lý. (Xem thêm Vị thế chính trị Đài Loan). Thuật ngữ "Trung Quốc Đại lục" hay "Hoa Lục" thường dùng để chỉ lãnh thổ dưới sự quản lý của CHNDTH (thường không tính hai đặc khu hành chính Hồng Kông và Ma Cao).
  3. M ục lục [ẩn] • 1 Lịch sử • 2 Chính trị • 3 Quan hệ ngoại giao • 4 Quân sự • 5 Phân chia hành chính • 6 Địa lý • 7 Kinh tế • 8 Con người • 9 Y tế • 10 Khoa học và kỹ thuật o 10.1 Chương trình không gian • 11 Văn hóa • 12 Du lịch o 12.1 Các kỳ quan được UNESCO công nhận • 13 Chú thích • 14 Xem thêm • 15 Các chủ đề khác • 16 Liên kết bên ngoài [sửa] Lịch sử Bài chi tiết: Lịch sử Trung Quốc Bài chi tiết: Lịch sử Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Bài chi tiết: Biểu đồ niên đại lịch sử Trung Quốc Sau Thế chiến thứ hai, nội chiến xảy ra giữa Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc Quốc dân đảng và Đảng Cộng Sản và chấm dứt vào năm 1949 với kết quả là Quốc Dân đảng mất đại lục Trung Quốc (cả đảo Hải Nam) vào phe Cộng sản, chỉ còn quản lý Đài Loan cùng một số đảo ngoài khơi xa của Phúc Kiến. Ngày 1 tháng 10 năm 1949, Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa theo thể chế nhà nước cộng sản tại đại lục. Những người ủng hộ Mao Trạch Đông, bao gồm chủ yếu là dân Trung Quốc nghèo khổ hoặc những người hoài cổ hay có tinh thần dân tộc chủ nghĩa hẹp hòi[cần dẫn nguồn], cũng như một số người nước ngoài theo chủ nghĩa cộng sản, thì cho rằng dưới thời Mao, chủ quyền và tính thống nhất của Trung Quốc lần đầu tiên sau hàng thập kỷ đã được bảo đảm, và đã có sự phát triển về mặt cơ sở hạ tầng, công nghiệp, y tế, và giáo dục. Họ cho rằng tất cả điều này đã giúp nâng cao tiêu chuẩn dân sinh cho đại bộ phận người dân Trung Quốc. Họ cũng tin tưởng rằng những phong trào như Đại nhảy vọt và Cách mạng Văn hóa đã tác động tích cực đến sự phát triển của Trung Quốc và làm trong sạch nền văn hóa. Những người ủng hộ cũng nghi ngờ những số liệu thống kê hay bằng chứng về số người chết hay những thiệt hại khác do các phong trào của Mao gây ra. Tuy nhiên, bên phản đối chế độ Mao, bao gồm phần lớn những chuyên gia và quan sát viên nước ngoài cũng như một bộ phận người Trung Quốc, đặc biệt là giới trung thượng lưu và
  4. dân thành thị tư tưởng tiến bộ [cần dẫn nguồn], thì cho rằng chính sách quản lý của Mao đã kiểm soát quá chặt chẽ đời sống hàng ngày, đồng thời cho rằng Mao phải chịu trách nhiệm với các phong trào như Đại nhảy vọt, Cách mạng Văn hóa và Trăm hoa đua nở làm hàng triệu (thậm chí có thể là hàng chục triệu) người chết, gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế, đồng thời phá hoại nghiêm trọng di sản văn hóa Trung Hoa. Đặc biệt từ khi có phong trào Đại nhảy vọt đã xảy ra một nạn đói khủng khiếp ở Trung Quốc, và theo như nguồn tin Tây phương và Đông phương, đã có từ 20 - 30 triệu người chết; hầu hết những nhà phân tích phương Tây và Trung Quốc đã quy kết cho Đại nhảy vọt, trong khi đó những người khác, bao gồm cả Mao, vào thời đó thì đổ cho tại thiên tai; số khác thì nghi ngờ những con số này và cho rằng nhiều người chết là do nạn đói và các hậu quả xuất phát từ những đảo lộn chính trị trong thời Tưởng Giới Thạch trước đó. Sau những thất bại bi thảm về kinh tế đầu thập niên 1960, Mao từ bỏ vị trí chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân. Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc đã bầu Lưu Thiếu Kỳ làm chủ tịch nước. Mao vẫn nắm chức chủ tịch Đảng và chuyển dần nhiệm vụ quản lý kinh tế sang cho một nhóm lãnh đạo ôn hòa hơn dưới ảnh hưởng chủ yếu của Lưu Thiếu Kỳ, Tổng bí thư Đặng Tiểu Bình và các nhân vật khởi xướng cải cách kinh tế. Năm 1966, Mao phát động phong trào Cách mạng Văn hóa, theo như những người chống đối (bao gồm các nhà phân tích phương Tây và nhiều thanh niên Trung Quốc vào thời đấy) thì đây là một cú đánh trả các đối thủ của Mao bằng cách huy động thanh niên cả nước ủng hộ tư tưởng Mao đồng thời dẹp bỏ phái lãnh đạo ôn hòa (Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình), còn theo những người ủng hộ thì là một thử nghiệm đối với nền dân chủ trực tiếp đồng thời là một nỗ lực thực sự để làm trong sạch xã hội Trung Quốc khỏi tham nhũng và những ảnh hưởng tiêu cực khác. Điều này đã dẫn đến những bất ổn nhưng ngay sau đó, phái ôn hòa dưới sự lãnh đạo của Chu Ân Lai đã dần dần lấy lại được ảnh hưởng. Sau khi Mao chết, Đặng Tiểu Bình, lãnh đạo của phong trào cải cách kinh tế, đã giành được quyền lãnh đạo tối cao; nhóm "Tứ nhân bang" (thường bị gọi một cách miệt thị là Bè lũ bốn tên), gồm quả phụ của Mao là Giang Thanh, Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên và Vương Hồng Văn, những người từng vươn lên nắm quyền lực trong Cách mạng Văn hóa, đã bị bắt và đưa ra xét xử. Kể từ đó, chính quyền mới đã dần dần nới lỏng đáng kể việc kiểm soát lên đời sống cá nhân người dân và bắt đầu giai đoạn chuyển tiếp của nền kinh tế theo kế hoạch hóa của Trung Quốc sang một hình thức kinh tế hỗn hợp. Những người ủng hộ cải cách kinh tế, có vẻ là giới trung thượng lưu Trung Quốc và những nhà quan sát phương Tây thuộc cánh trung tả tới cánh hữu, cho rằng sự phát triển nhanh chóng trong lĩnh vực kinh tế tiêu dùng và xuất khẩu, sự hình thành nên một giai cấp trung lưu (chủ yếu nằm ở các thành phố ven biển nơi tập trung phần lớn các ngành công nghiệp) hiện chiếm đến 15% tổng số dân, sự nâng cao mức sống chung (thể hiện ở sự tăng trưởng ngoạn mục của GDP trên đầu người, mức chi tiêu cho hàng tiêu dùng, tuổi thọ, tỷ lệ biết chữ và tổng sản lượng lương thực) và việc cải thiện quyền con người cũng như tự do cá nhân cho phần lớn người dân là bằng chứng về sự thành công của cải cách kinh tế. Những người phê phán cải cách kinh tế, có lẽ là đại bộ phận nông dân và công nhân Trung Quốc và những nhà quan sát phương Tây thuộc cánh tả, cho rằng cải cách kinh tế đã dẫn tới sự chênh lệch giàu nghèo, ô nhiễm môi trường, tham nhũng tràn lan, thất nghiệp gia tăng kết hợp với việc sa thải hàng loạt ở những doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả và đưa đến những ảnh hưởng văn hóa có hại. Do vậy họ cho rằng văn hóa Trung Quốc đã bị xuống cấp, những người nghèo đã trở thành một giai cấp thấp đông đảo không còn chút hy vọng, và sự ổn định xã hội của Trung Quốc sẽ bị đe dọa.
  5. Mặc dù có sự nhượng bộ đối với chủ nghĩa tư bản, Đảng cộng sản Trung Quốc vẫn nắm quyền và duy trì những chính sách phản ứng đối với những nhóm họ cảm thấy có sự đe dọa, như nhóm Pháp Luân Công và phong trào đòi độc lập ở Tây Tạng. Những người ủng hộ các chính sách này chủ yếu là nông dân và một nhóm nhỏ thị dân Trung Quốc, cũng như một số ít các quan sát viên, cho là những chính sách này giúp giữ gìn sự ổn định của một xã hội bị chia rẽ bởi ngăn cách và ganh đua giai cấp, một xã hội không có truyền thống về ý thức tự giác công dân và luật lệ hạn chế. Những người chống đối, có lẽ bao gồm một thiểu số người Trung Quốc, những người bất đồng chính kiến Trung Quốc sống ở nước ngoài, nhiều người ở Hồng Kông hay Đài Loan, các dân tộc thiểu số như Tây Tạng và hầu hết những người phương Tây cho rằng những chính sách này vi phạm nghiêm trọng những chuẩn mực về quyền con người, đồng thời cũng cho rằng việc này hình thành nên một nhà nước công an dẫn tới một bầu không khí âu lo và hình thành kiểu sống dửng dưng, an phận. Sau sự kiện quân đội đàn áp phong trào biểu tình hòa bình do sinh viên dẫn đầu kêu gọi cải cách dân chủ và tự do hơn năm 1989, còn gọi là Phong trào dân chủ 4 tháng 6, tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh, khiến hàng trăm đến hàng nghìn người không vũ trang bị giết, kết quả CHND Trung Hoa bị thế giới lên án và bị cấm vận mua bán vũ khí. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã thông qua hiến pháp mới vào ngày 4 tháng 12 năm 1982. Chính trị Bài chi tiết: Chính trị của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Phần này nói về chính trị của Đại lục Trung Quốc. Xem thêm: Chủ nghĩa quốc gia Trung Quốc, Chủ nghĩa đế quốc ở châu Á, Chính trị của Đài Loan, Chính trị của Hồng Kông, và Chính trị của Macao. Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1949 tại Quảng trường Thiên An Môn Theo thuật ngữ kỹ thuật của khoa học chính trị, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH) được nhiều người coi là một nhà nước cộng sản trong gần như suốt thế kỷ thứ 20, thế nhưng nhiều nhà khoa học chính trị lại không coi đơn giản như vậy. Mọi cố gắng để lột tả một cách đơn giản bản chất của cấu trúc chính trị của Trung Quốc đều không đạt được kết quả. Chế độ này có nhiều cách miêu tả với tính chất như độc tài, cộng sản, hay xã hội, hay thậm chí bằng kết hợp của các tính chất trên. Còn một số người cộng sản thiên tả thì gọi nó là tư bản nhà nước. Chính phủ CHNDTH do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo. Trong khi có một vài xu hướng cho tự do chính trị, ở chỗ các cuộc bầu cử được tiến hành ở cấp làng xã và các cơ
  6. quan lập pháp đôi khi còn quyết đoán và Đảng vẫn giữ kiểm soát trong việc chỉ định các các chức vụ trong chính quyền. Trong khi đó, nhà nước dùng các phương pháp độc quyền để ứng xử với các thách thức đối với sự thống trị của nó, đồng thời, lại tìm cách hạn chế những bất đồng (chính kiến) bằng cách nâng cao nền kinh tế, cho phép người dân biểu lộ những bất bình, và có các đối đãi khoan dung với những người biểu thị sự bất đồng, nếu như họ được chính quyền tin là không có các tổ chức đứng sau. Hạn chế ngôn luận chính trị là một thông lệ, và Đảng Cộng sản đàn áp thô bạo các cuộc chống đối và các tổ chức mà xét thấy có thể làm cho quyền lực của nó bị đe dọa như trường hợp Biểu tình ở Thiên An Môn. Mặc dù vậy, Đảng có thể có một số kiềm chế giới hạn trong việc này. Các phương tiện truyền thông dần dà chủ động tăng cường việc công khai hóa các vấn đề xã hội, tệ nạn tham nhũng, và sự thiếu hiệu quả của chính quyền cấp dưới. Đảng cũng đã không thành công lắm trong việc kiểm soát thông tin, và trong nhiều trường hợp phải thay đổi chính sách cho phù hợp với những phản ứng của quần chúng. Mặc dù sự chống đối có tổ chức không được dung tha, các cuộc biểu tình liên quan đến các vấn đề ở cấp địa phương diễn ra ngày càng phổ biến và được chấp nhận. Hiện chưa có thông tin rõ ràng về mức độ ủng hộ của dân chúng đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc, vì chưa có tuyển cử quốc gia đúng nghĩa, cũng như các đối thoại riêng tư, các tin đồn thường thể hiện những quan điểm mâu thuẫn. Nhiều người hài lòng về vai trò của chính quyền trong việc giữ ổn định xã hội tạo tiền đề cho tăng trưởng kinh tế liên tục. Những lo ngại chính trị tại Trung Quốc hiện bao gồm khoảng cách giàu và nghèo ngày càng lớn, và ngày càng nhiều bất đồng đối với sự lan tràn của tham nhũng trong giới lãnh đạo và cán bộ các cấp. Tại CHNDTH hiện còn có một số đảng phái khác, mặc dù chúng thường được coi như gắn với hoặc như một bộ phận trong ĐCSTQ. ĐCSTQ phối hợp với các đảng này thông qua một hội nghị hiệp thương đặc biệt, gọi là Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (HNHTCTNDTQ) do ĐCSTQ lãnh đạo. Mặc dù vậy, hiệu quả các đảng phái này trong chính quyền còn rất yếu. Với vai trò cố vấn không có quyền lực, HNHTCTNDTQ giống như một con mắt bên ngoài, mặc dù có các viên chức của hội đồng này hầu hết là nằm trong các bộ ngành của chính quyền. [sửa] Quan hệ ngoại giao Bài chi tiết: Quan hệ ngoại giao của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước trên thế giới, và yêu cầu công nhận Đài Loan là một phần không thể tách khỏi của CHNDTH cũng như không có quan hệ chính thức với Trung Hoa Dân Quốc là điều kiện tiên quyết để thiết lập quan hệ ngoại giao với CHNDTH. Chính quyền Trung Quốc cũng cực lực phản đối các chuyến công du nước ngoài của những lãnh đạo chính trị Đài Loan như Lý Đăng Huy và Trần Thủy Biển, cũng như Dalai Lama thứ 14 và Lý Hồng Chí - lãnh đạo tinh thần của phái Pháp Luân Công hiện đang sống lưu vong tại Mỹ.
  7. Giang Trạch Dân và Bill Clinton Từ 1971, trong giai đoạn chuẩn bị cho Chuyến thăm Trung Hoa của Richard Nixon năm 1972, phía Mỹ đã ủng hộ CHNDTH thay thế Trung Hoa Dân Quốc trong vai trò đại diện duy nhất của nước "Trung Quốc" tại Liên Hiệp Quốc và trở thành một trong năm thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. (Xem Trung Hoa và Liên Hiệp Quốc). Đã có một thời gian Trung Quốc có quan hệ thân thiện với Phong trào không liên kết, và hiện tại chỉ ở vị trí quan sát viên. Phần lớn các chính sách ngoại giao của Trung Quốc hiện nay dựa trên khái niệm Sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc. Quan hệ Hoa-Mỹ đã gặp trở ngại nhiều lần trong một vài thập niên. Sau chiến thắng của phe Cộng sản trên toàn bộ Hoa lục năm 1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa mới được thành lập không mấy thân thiện với Mỹ. Mao Trạch Đông trong tháng 6/1946 đã ra lệnh thực hiện chiến dịch bài Mỹ. Lực lượng của Mao đã sách nhiễu người Mỹ ở Trung Quốc. Một nhà ngoại giao Mỹ đã bị cảnh sát của Mao ở Thượng Hải đánh đập. Tổng lãnh sự Mỹ ở Thẩm Dương cũng bị quản thúc trong một năm liền và tháng 10/1950 khi quân cộng sản Trung Quốc can thiệp vào Chiến tranh Triều Tiên, chống lại các lực lượng của Liên Hợp Quốc do Mỹ lãnh đạo khi lực lượng này đang cố gắng đẩy lui cuộc xâm lăng Nam Hàn của quân Bắc Hàn do Kim Nhật Thành chỉ huy thì Quan hệ Ngoại giao giữa 2 nước chấm dứt. Năm 1972, quan hệ này mới được khôi phục sau Chuyến thăm Trung Hoa của Richard Nixon Tháng 5 năm 1999, một máy bay tàng hình B-2 đã thả ba trái bom loại 900 kg, có vệ tinh nhân tạo hướng dẫn, vào ngay đại sứ quán của Trung Quốc ở Belgrade trong thời gian chiến tranh Kosovo, làm chết ba nhân viên. Hoa Kỳ đã nhấn mạnh rằng đó là một nhầm lẫn không chủ ý, cho rằng tài liệu dùng trong việc lựa chọn tòa nhà làm mục tiêu tấn công đã dựa trên bản đồ quá cũ được in ra bởi Cơ quan Ảnh và Bản đồ Quốc gia (tên mới của nó là Cơ quan Tình báo Địa dư Quốc gia. Họ đã nhận lầm toà nhà này là một cơ quan quân sự của chính quyền Nam Tư. Mặc dù Mỹ đã gửi đại diện ngoại giao đặc biệt tới Trung Quốc để giải thích sự nhầm lẫn, nhưng chính quyền Trung Quốc vẫn cho đó là hành động có chủ ý. Tháng 4 năm 2001, một máy bay nhận dạng tín hiệu EP-3E Aries II của Mỹ hoạt động tình báo gần đảo Hải Nam đã đụng độ với một chiếc máy bay chiến đấu của Trung Quốc đang theo dõi nó. Chiếc phản lực Trung Quốc bị hỏng nát và viên phi công bị chết. Còn chiếc máy bay của Mỹ bị hư hại buộc phải đáp khẩn cấp xuống đảo Hải Nam, tại đó, 24 thành viên phi hành đoàn Mỹ đã bị giữ 12 ngày và các thiết bị dò thám đã bị tịch thu. Báo cáo Cox năm 1999 tiết lộ rằng các bí mật về hạt nhân của Mỹ bị CHNDTH hoạt động gián điệp đánh cắp trong nhiều thập niên. Sau nhiều thập niên cải cách, việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ của Trung quốc đã có nhiều thay đổi. Từ chủ trương dùng vũ lực hoặc hăm doa dùng vũ lực để giải quyết vấn đề như đưa quân xâm chiếm một phần và toàn bộ quần đảo Hoàng Sa thập kỷ 50 và 70, xâm chiếm một phần quần đảo Trường Sa từ thập kỷ 80, đe dọa thống nhất Đài Loan bằng mọi biện pháp nếu Đài Loan tuyên bố độc lập,đưa tàu ngầm vào lãnh hải Nhật, ra
  8. nhiều tuyên bố về chủ quyền về các đảo và vùng biển tranh chấp với Nhật, đơn phương khai thác tài nguyên vùng biển chồng lấn, từ chỗ bị nhiều người cho là nhân tố gây bất ổn ở eo biển Đài Loan, biển Đông và biển Nam Trung hoa, Trung quốc đã thay đổi chủ trương giải quyết bất đồng thông qua đàm phán và thương lượng, cùng gạt qua bất đồng chủ quyền để hợp tác khảo sát và khai thác tài nguyên biển, cũng như các hoạt động ngoại giao thiện chí với Ấn độ và Pakistan. Trung quốc hiện nay tỏ rõ quyết tâm về "sự trỗi dậy trong hòa bình của Trung quốc". Cho dù còn có nhiều ý kiến khác nhau, ngày càng có nhiều giới tỏ ý tin rằng Trung quốc ngày nay là một nước lớn trong khu vực có trách nhiệm và có thành ý hướng tới việc tôn trọng công pháp quốc tế và sẽ sớm trở thành nhân tố an ninh, hòa bình ở khu vực biển Đông và trên thế giới. Ngoài vấn đề Đài Loan, Trung Quốc đã có những tranh chấp khác về lãnh thổ như: • Aksai Chin, do Trung Quốc kiểm soát, nhưng Ấn Độ tuyên bố là có chủ quyền tại đó. • Quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc chiếm giữ một phần từ thập niên 60 và toàn bộ vào năm 1974 bằng vũ lực, nhưng Việt Nam và Trung Hoa Dân Quốc tuyên bố là có chủ quyền. • Quần đảo Trường Sa, tranh chấp giữa Việt Nam, Trung Quốc và một số nước trong vùng Đông Nam Á. • Quần đảo Senkaku hay quần đảo Điếu Ngư, do Nhật kiểm soát, nhưng CHNDTH và THDQ đều tuyên bố chủ quyền. • Arunachal Pradesh hay Nam Tây Tạng, do Ấn Độ kiểm soát, nhưng Trung Quốc tuyên bố là có chủ quyền. Xem thêm: Tình hình chính trị của Đài Loan Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa luôn coi trọng việc gắn ngoại giao phục vụ cho ngoại thương, xúc tiến và tiếp thị hàng hóa nhất là khi cả thế giới nghi ngờ hàng hóa Trung Quốc có chứa chất độc hại hoặc chất lượng thấp. Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã can thiệp nhắc nhở với tư cách láng giềng anh em xã hội chủ nghĩa rằng Việt Nam cần chỉ đạo cho báo chí mà nhà nước kiểm soát phải giảm nhẹ tầm quan trọng của vấn đề chứ không reo rắc nghi ngại cho người tiêu dùng Việt Nam.[1] [sửa] Quân sự CHNDTH duy trì một lực lượng quân đội lớn nhất thế giới, tuy nhiên theo nhiều chuyên gia, số lượng không phải là cơ sở để đánh giá sức mạnh của một quân đội. Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (QGPNDTQ) bao gồm lục quân, không quân và hải quân. Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc năm 2005 theo như công bố chính thức là 30 tỷ đô la Mỹ, chưa kể chi tiêu cho việc mua vũ khí từ nước ngoài, ngân sách cho các nghiên cứu trong quân sự, cũng như chi phí cho các lực lượng bán quân sự (Bộ đội cảnh sát Vũ trang Nhân dân). Nghiên cứu gần đây nhất của RAND ước tính tổng chi phí cho quân sự của CHDNTH là gấp khoảng 1.4 đến 1.7 lần con số chính thức. Như vậy theo ước lượng này thì ngân sách của Trung Quốc chi tiêu cho quân sự vào khoảng 56 tỷ đô la Mỹ, đứng thứ ba trên thế giới chỉ sau Mỹ (khoảng 400 tỷ đô la) và Nga. CHNDTH, mặc dù sở hữu vũ khí hạt nhân và hệ thống đẩy, được trong cũng như ngoài Trung Quốc đánh giá là khả năng quân sự hạn chế trong trường hợp có xung đột bên ngoài biên giới, và thường không được coi là siêu cường quốc tế thực sự mà chỉ là cường quốc tương đối trong khu vực. Nguyên nhân là vì hải quân và không quân thiếu các trang bị và vũ khí quy mô, hiện đại. Tuy nhiên, gần đây Trung Quốc đã mua một tàu sân bay của Nga,
  9. nhưng tàu này đã bị phá hủy trước khi Trung Quốc nhận được. Nhiều người cho rằng CHNDTH sẽ không sửa lại con tàu này mà sẽ dùng nó làm mẫu để thiết kế một con tàu sân bay hiện đại hơn. Quân đội Trung Quốc tăng cường vũ trang cho các lực lượng của mình trong trường hợp có đụng độ với Mỹ tại Đài Loan. CHNDTH cũng tích cực mua các loại máy bay chiến đấu đời mới nhất như Su-27, Su-30, đồng thời cũng có các kế hoạch tự sản xuất các loại máy bay chiến đấu tương đối hiện đại. Chứng kiến hiệu quả của không quân Mỹ tại Iraq nên quân đội CHNDTH đã tích cực hiện đại hóa lực lượng không quân của mình. Không quân được sắm các tên lửa đất đối không cực kỳ hiện đại S-300, được coi là thiết bị ngăn chặn máy bay hiện đại nhất thế giới hiện nay. CHNDTH cũng nhanh chóng cải tiến và nâng cấp các lực lượng quân sự bằng cách nâng cao các năng lực điện tử và nhắm mục tiêu của chúng. CHNDTH được coi là mối đe dọa thực sự đối với Mỹ và Mỹ cũng không hài lòng vì CHNDTH đã can thiệp vào các mục tiêu của nó ở phương Đông. Tuy nhiên hình ảnh quốc tế của QGPNDTQ đã bị một vết nhơ khi đàn áp bắn chết hàng trăm, thậm chí có thể đến hàng nghìn sinh viên trong sự kiện Thiên An Môn tháng sáu năm 1989. [sửa] Phân chia hành chính Bài chi tiết: Phân cấp hành chính Trung Quốc Về mặt hành chính, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa kiểm soát hơn 22 tỉnh (ỉ ); chính quyền Trung Quốc xem Đài Loan như là tỉnh thứ 23 của họ. (Xem Tình trạng chính trị của Đài Loan). Cùng với các tỉnh này CHNDTH cũng quản lý 5 khu tự trị (ị o a ) tập trung các sắc dân thiểu số, 4 thành phố trực thuộc trung ương (ơ o a ) là những thành phố lớn nhất của Trung Quốc và hai đặc khu hành chính (Ma Cao và Hồng Kông) (ĐKHC) () ( ĐK). Toàn bộ 22 tỉnh, 5 khu tự trị và 4 thành phố lớn nhất thường được gọi chung như Đại lục Trung Quốc, thuật ngữ này thường không tính Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan.
  10. Các đơn vị hành chính cấp tỉnh của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Sau đây là danh sách các đơn vị hành chính do CHNDTH quản lý. Tỉnh (22) • An Huy ( ( ) • Cam Túc ( ( ) • Cát Lâm ( ( ) • Giang Tây ( ( ) • Giang Tô ( ( ) • Hà Bắc ( ( ) • Hà Nam ( ( ) • Hải Nam ( ( ) • Hắc Long Giang ( ( ) • Hồ Bắc ( ( ) • Hồ Nam ( ( ) • Liêu Ninh ( ( ) • Phúc Kiến ( ( ) • Quảng Đông ( ( ) • Quý Châu ( ( ) • Sơn Đông ( ( ) • Sơn Tây ( ( ) • Thanh Hải ( ( ) • Thiểm Tây ( ( ) • Tứ Xuyên ( ( ) • Triết Giang ( ( ) • Vân Nam ( ( )
  11. Khu tự trị (5) • Ninh Hạ ( ( ), khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ (ạ ( 5 ) 3 Áq ) • Nội Mông Cổ ( ( 5 ), khu tự trị Nội Mông Cổ (ổ ( 5 ) 3 Á) • Quảng Tây ( ( ), khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (ả ( 5 ) 3 Áq ) • Tân Cương ( ( ), khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương (ơ ( 5 ) 3 Áq ï é ) • Tây Tạng ( ( ), khu tự trị Tây Tạng (ạ ( 5 ) 3 ) Thành phố trực thuộc trung ương (4) • Bắc Kinh ( ( ) • Thiên Tân ( ( ) • Thượng Hải ( ( ) • Trùng Khánh ( ( ) Đặc khu hành chính (2) • Hồng Kông tức Hương Cảng (ả ) • Ma Cao tức Áo Môn (ứ ) CHNDTH đòi chủ quyền, Trung Hoa Dân Quốc quản lý • Đài Loan ( ( ) (tranh chấp)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2