intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tai nạn giao thông

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

127
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tổng quanTai nạn giao thông được tính từ té xe đạp, đến sự cố lớn hơn với nhiều nạn nhân liên quan. - Thường thì hiện trường sẽ có nhiều rủi ro, khó cho việc bảo đảm an toàn, bởi vì có nhiều xe cộ qua lại... * Do đó, cần thiết phải thiết lập sự an toàn nơi hiện trường để bảo vệ bản thân bạn, nạn nhân và những người khác qua lại trên đường. II. Nguyên tắc 1. Thiết lập an toàn nơi hiện trường a, Trước hết - Phải bảo đảm an toàn cho chính...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tai nạn giao thông

  1. Tai nạn giao thông I. Tổng quanTai nạn giao thông được tính từ té xe đạp, đến sự cố lớn hơn với nhiều nạn nhân liên quan. - Thường thì hiện trường sẽ có nhiều rủi ro, khó cho việc bảo đảm an toàn, bởi vì có nhiều xe cộ qua lại... * Do đó, cần thiết phải thiết lập sự an toàn nơi hiện trường để bảo vệ bản thân bạn, nạn nhân và những người khác qua lại trên đường. II. Nguyên tắc 1. Thiết lập an toàn nơi hiện trường a, Trước hết - Phải bảo đảm an toàn cho chính bạn. - Bạn cũng không được gây thêm nguy hiểm cho nạn nhân. - Đậu xe an toàn và có thê nhìn thấy rõ hiện trường. - Cho đèn xe chớp nháy để báo có tai nạn (nếu có). - Đừng băng qua bên kia đường khi xe cộ đông đúc.
  2. - Ban đêm phải mặc hoặc mang vật sáng hay phản chiếu và dùng đuốc (hoặc đèn pin). b, Sau đó là các việc sau: - Bảo những người xung quanh thông báo cho các tài xế khác biết để cảnh giác. - Đặt biển báo hay đèn chiếu sáng cách hiện trường 200-250m về mỗi hướng. - Tắt công tắc của bất kỳ loại xe nào đã hư hỏng, và nếu bạn biết cách hãy gỡ bình điện ra. Khóa bộ phận cung cấp nhiên liệu đối với các loại xe nhạy bằng xăng. - Cố định xe chắc. nếu xe ở thế bình thường, hãy dùng thắng tay để gài số lại hay đặt vật cản trước bánh xe. Nếu xe bị lật nghiêng một bên thì đừng dựng xe dậy nhưng cố gắng không cho xe lăn. - Để ý xem có những nguy hiểm vật lạ nào không ? Có ai có đang hút thuốc không ? Có xe chở hàng nào có biểu tượng Hazchem không (các chất nguy hiểm)? Có dây điện hư hay xăng chảy không? Loại trừ hết các nguy cơ đó đi. 2. Xem xét nhanh nạn nhân - Nhanh chóng xem xét cho tất cả các nạn nhân. - Chỉ di chuyển họ khi có nguy hiểm ngay lập tức xảy đến (xe sắp đổ), hoặc khi bạn phải áp dụng cách chữa trị cứu người.
  3. - Giải quyết các bệnh trạng đe dọa đến tính mạng trước. - Hãy lục soát khắp vùng đề bạn không bỏ sót nạn nhân nào bị văng ra xa hoặc bị lạc đường. - Không được di chuyển nạn nhân, trừ khi điều đó thật cần thiết. - Nếu nạn nhân bị thương ở cổ - hãy dùng tay giữ đầu và cổ của nạn nhân ở tư thế ưỡn nhẹ để nạn nhân có thể dễ thở. - Tìm và chỉ xử lý các vết thương đe dọa đến tính mạng. - Trông chừng nạn nhân cho đến khi có chuyển viện đến giúp đỡ. 3. Di chuyển nếu thực sự cần thiết: - Cần có ba người giúp đỡ cho bạn: một người giữ vai và ngực, một người giữ hông + bụng, và một người giữ chân. bạn nên giữ đầu nạn nhân và chỉ đạo việc di chuyển. (h20,h21) - Đối với nạn nhân bị kẹt dưới xe: Hãy cố tìm người giúp đỡ nâng hoặc di chuyển xe đi (nếu thật sự cần thiết) để kéo nạn nhân ra. chú ý vị trí chính xác của xe và/hoặc của nạn nhân. Cảnh sát sẽ rất cần thông tin này. 4. Phát hiện các chất nguy hiểm - Tai nạn có thể phức tạp do các chất nguy hiểm bị đổ hay các khí độc thoát ra. - Đừng bao giờ cố cứu người khác một cách mù quáng - trừ khi bạn biết chắc là bạn sẽ không bị nguy hại khi tiếp xúc với các chất nguy hiểm đó.
  4. - Hãy giữ những người đứng xem xa hiện trường, vì khí độc có thể thoát ra và bay đến. Nên đứng ngược chiều gió để không có hơi khí nào bay vào mũi bạn. - Chú ý biểu tượng Hazchem: . Các áp phích dán trên xe thông báo cho bạn biết là xe đang chở những chất nguy hiểm. . Nếu bạn nghi ngờ về sự an toàn của bạn hay về ý nghĩa của dấu hiệu này, hãy tránh xa đặc biệt là khi có sự đổ vãi từ xe hoặc khi bạn nhìn thấy chữ "e" (emergency: cấp cứu). - Hãy chú ý các thông tin trên áp phích và nói rõ nhận xét của bạn về nó khi gọi điện xin giúp đỡ III. Kỹ thuật can thiệp * Tiến hành các kỹ thuật sơ cứu cơ bản, làm như sau: + Hô hấp(h1b) (h1c): - Khi sơ cứu trong hầu hết trường hợp, việc đầu tiên là cần phải kiểm soát được đường hô hấp cho bệnh nhân, làm đường thở thông thoáng. - Nếu đường thở bị tắc nghẽn do đất, cát, răng giả, đờm dãi... phải móc ngay ra. (h1,h2,h3) - Nếu người bệnh không thở được thì phải hô hấp nhân tạo (h2b,h2c). - Muốn hạn chế tình trạng suy hô hấp thì nên đặt bệnh nhân nằm đầu cao.
  5. - Nếu bệnh nhân bị huyết áp thấp, hoặc bệnh nhân có bệnh sọ não cần lưu ý không nên đặt nằm ở tư thế đầu quá cao. + Khi bị chảy máu thì phải cầm máu tại chỗ bằng cách lấy ngón tay, nắm tay, khăn hay một cục bông đè mạnh vào vết thương - động tác rất đơn giản nhưng cầm máu hiệu quả.(h4, h5, h6,h7, h8,h9, h10) + Nạn nhân hôn mê, bất tỉnh, cần chuyển ngay bệnh nhân đến bệnh viện ở t ư thế nằm. Lưu ý, cần từ 2-3 người nhấc người bệnh lên chứ không bế xốc bổng hay bế gập người lại (h20,h21), đưa đến chỗ an toàn và gọi xe cứu thương đến hoặc chuyển ngay đến bệnh viện. + Khi bị rách ổ bụng, ruột bị thòi ra ngoài, người cấp cứu cần hết bình tĩnh, đừng cố gắng nhét ruột trở lại bụng. Cần lấy bát to (h13), tấm băng, gạc lớn, mềm, sạch quấn ngang bụng tạm thời cho bệnh nhân để cố định chỗ bị thương. Không được băng quá chặt sẽ khiến bệnh nhân bị ngạt thở. Sau đó, đặt bệnh nhân lên cáng, để ở tư thế nằm ngửa rồi chuyển đến bệnh viện (lưu ý, khi khiêng nạn nhân vẫn cần giữ ở tư thế nằm, nếu đặt bệnh nhân ở tư thế ngồi có thể khiến ruột bị thòi thêm ra). + Khi bị vật gì nhọn đâm vào cơ thể, nhất là ngực, bụng, tuyệt đối không được rút vật nhọn đó ra, vì lúc này nó có tác dụng bịt mạch máu. Nếu rút ra, máu sẽ phun mạnh, bệnh nhân mất máu nhiều, có thể bị tử vong. + Bị gãy nhiều xương sườn, bệnh nhân thường rất đau và khó thở. Lúc này, nên đặt bệnh nhân ở tư thế đầu hơi cao - tư thế này giúp bệnh nhân dễ thở hơn, rồi chuyển ngay đến bệnh viện
  6. + Với tổn thương chi, sơ cứu như người bị gãy xương .(h14, h15,h16,h17 h18,h19) + Vận chuyển: Để bệnh nhân ở tư thế dễ chịu nhất và chuyển ngay đến bệnh viện. (Tuỳ từng trường hợp mà ở tư thế đứng hay ngồi, chính người bệnh sẽ cảm thấy ở tư thế nào họ sẽ thấy dễ chịu nhất). + Người bị tai nạn giao thông mà vẫn hoàn toàn tỉnh táo, không chảy máu, thậm chí đứng dậy được, vẫn cần cho nằm nghỉ để theo dõi nhịp thở. * Cấp cứu chuyên sâu hơn: (Căn cứ khả năng thành thạo, hiểu biết mà làm theo hướng dẫn trong mục Chấn thương) 1. Cấp cứu chấn thương 2. Cầm máu tạm thời 3. Cố định gãy xương 4. Sơ cứu vùi lấp, kẹt đè * Có chuyên môn thì thực hiện thêm các kỹ năng theo như đã hướng dẫn (chống sốc…)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2