Tại sao các thương hiệu cần phải thích nghi
lượt xem 19
download
Tham khảo tài liệu 'tại sao các thương hiệu cần phải thích nghi', kinh doanh - tiếp thị, quản trị kinh doanh phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tại sao các thương hiệu cần phải thích nghi
- Tại sao các thương hiệu cần phải thích nghi
- Tại sao các thương hiệu cần phải thích nghi (P1) Những xu hướng tiêu dùng xuất hiện, rồi lại mau chóng qua đi. Điều gì mới mẻ khác sẽ đến tiếp theo? Rất nhiều. Chúng ta đang sống trong một thời kỳ không có tiền lệ khi vài yếu tố quan trọng – như nợ của người tiêu dùng gia tăng, chi phí cho các nhu cầu cơ bản tăng cao hơn mức bình thường, tỷ lệ tiết kiệm thấp, giá trị tài sản giảm đi và gia tăng sự nhận thức về các vấn đề môi trường - dần dần kết hợp lại với nhau tạo nên một cơn bão khủng hoảng “hoàn hảo” đối với người tiêu dùng. Chi tiêu tiêu dùng từng chiếm 2/3 tổng hoạt động kinh tế của Mỹ trước năm 1990 và nhanh chóng tăng lên đến con số 72% trước
- khi nền kinh tế hiện tại khiến việc chi tiêu quá mức phải dừng lại. “Vấn đề với nước Mỹ lúc này chính là sự tiêu dùng quá mức”, nhà kinh tế của đại học Columbia Joseph Stiglitz cho biết. Dường như cùng với nhiều yếu tố khác thay đổi trong nền kinh tế, chúng ta cũng đang đồng thời chứng kiến một sự điều chỉnh lớn trong tiêu dùng. Một sự điều chỉnh đáng kể dường như đã diễn ra trong nhận thức của người tiêu dùng và rõ ràng hơn là một xu hướng nhất thời. Kết quả là, những công ty sản xuất hàng tiêu dùng và mọi nhân viên marketer của họ cũng phải hiểu điều gì đang thúc đẩy người tiêu dùng chi tiêu số tiền mà họ vất vả kiếm được. Những xu hướng dưới đây chỉ ra sự thay đổi trong các nguyên tắc tiêu dùng: Precycling (Giảm lượng rác thải): Đây là từ được tạo ra bởi The Intelligence Group. Người tiêu dùng chủ ý lựa chọn mua ít loại sản phẩm hơn, mua hàng sỉ nhiều hơn, và sau đó tái sử dụng vào việc khác càng nhiều càng tốt. Nguyên tắc này
- cắt giảm lượng rác thải và tăng tái chế, là một tin tốt cho môi trường và bãi rác thải của địa phương. Excess (Sự dư thừa): Đây là một từ mới có ý nghĩa xấu đối với người tiêu dùng. Những thách thức đối với nền kinh tế của quốc gia ngày càng mang tính cá nhân cao. Theo một vài đánh giá, người tiêu dùng Mỹ hiện tại chi 57 cent trong mỗi đôla họ mua hàng hóa cho các nhu cầu cơ bản – và con số đó đang tăng lên hằng ngày. Nghĩa là đang có một sự suy giảm lớn trong xu hướng mua sắm thỏa thích và không chi nhiều tiền cho phụ phí. Thậm chí điều này nói lên rằng, cũng không có nhiều xu hướng cho những thứ phụ thêm. Reorientation (tái định hướng): Người tiêu dùng điều chỉnh cách sống của mình một cách có chủ ý. Thậm chí những người mở đầu xu hướng cũng đang hướng lối sống của họ theo hướng nỗ lực cắt giảm sự dư thừa và phung phí. Simplification (Đơn giản hóa): Mọi người đang mong mỏi cắt giảm và đơn giản hóa cuộc sống của họ. Nhiều người tiêu
- dùng ngày càng trở nên có chọn lọc về những sản phẩm họ mua và mua ít hơn. Những xu hướng trên không phải là mới. Người tiêu dùng đã gắn bó với nhận thức về môi trường nhiều thập kỷ nay. Đặc biệt là gần đây, họ vẫn đang kích thích, cổ vũ những xu hướng tiêu dùng chủ đạo. Điều mà từng là một xu hướng không liên tục hay chỉ là mốt nhất thời, giờ trở nên lâu dài bền vững hơn. Câu hỏi được đặt ra là: Làm thế nào những công ty sản xuất hàng tiêu dùng định vị thương hiệu và sản phẩm của họ để đáp ứng lại các nguyên tắc tiêu dùng mới? Khi người tiêu dùng mua ít sản phẩm hơn, các doanh nhân cần bắt đầu suy nghĩ lại chiến thuật của họ và nhận thức đây là về vấn đề sống còn, cơ hội chỉ dành cho những công ty phù hợp nhất. Tại thời điểm sự trung thành với thương hiệu tụt dốc, những thương hiệu có nhận thức về vấn đề môi trường đem đến cho người tiêu dùng lý do để đặt niềm tin.
- Tại sao các thương hiệu cần phải thích nghi (P2) Những phương pháp bổ sung từ quan điểm môi trường có ý nghĩa nhiều hơn bao giờ hết cho các công ty. Chi phí có thể cắt giảm trong nhiều trường hợp. Làm theo những phương pháp cụ thể có thể giúp các công ty làm cho sản phẩm của họ cạnh tranh hơn về giá và làm giá đỡ về cơ bản cho quá trình sản xuất. Ngoài ra, họ sẽ trở nên hấp dẫn hơn trong mắt người tiêu dùng vì khi đó họ có một câu chuyện tuyệt vời để kể - câu chuyện làm tăng mức tác động đến người tiêu dùng.
- Dưới đây là một vài ý tưởng mà các công ty sản xuất hàng tiêu dùng có thể cân nhắc sử dụng: Sản xuất sản phẩm từ những nguyên liệu tái sử dụng hay tái chế càng nhiều càng tốt. Sử dụng giấy các-tông, nhựa hoặc nguyên liệu dễ phân hủy để đóng gói và vận chuyển; sử dụng mực dễ phân hủy. Tập trung vào sản phẩm bằng cách làm cho chúng sinh lợi nhiều hơn. Ít tập trung vào bao bì hơn là điều cần thiết, cắt giảm kích thước và trọng lượng bao bì, và thiết kế cho bao bì chịu lực tốt hơn khi quá trình vận chuyển. Ngược lại, đưa ra nhiều sản phẩm có giá trị hơn trong số những loại mặt hàng cơ bản, thiết kế thùng đựng hàng nhỏ hơn có thể sử dụng lại cho nhiều sản phẩm đóng gói. Đem đến đồ thay thế cho người tiêu dùng để họ có thể tái sử dụng thùng đựng hàng - một ý tưởng cũ nhưng nay hữu ích.
- Đưa ra những gợi ý cho người tiêu dùng về cách tái sử dụng bao bì vào mục đích khác. Những công ty cũng nên làm việc đó. TerraCycle, có trụ sở tại Trenton, New Jersey, đã bắt đầu bán thuốc bón cho cây trồng ở dạng lỏng được làm từ chất thải sinh học đựng trong những chai sôđa được tái sử dụng mà công ty thu được từ các chương trình tái chế trong trường học, và ngược lại công ty quyên góp cho trường học. Ủng hộ những mục tiêu bảo vệ môi trường hữu ích. Những nhà sản xuất thực phẩm và những nhà bán lẻ có lượng hàng bán các sản phẩm hữu cơ tự nhiên gia tăng có thể ủng hộ những nông trại gia đình và hiệp hội của những người trồng rau quả hữu cơ như Stonyfield Farm of Londonderry, NH hay Annie’s of Napa (California) để bảo vệ môi trường. Hoặc họ có thể quyên góp một phần lợi nhuận cho tổ chức American Forests tại Washington DC để với mỗi đôla họ quyên góp, tổ chức này sẽ trồng một cây xanh.
- Vài công ty sản xuất hàng tiêu dùng đang sẵn sàng bổ sung những phương pháp trên, giúp tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá và về cơ bản cắt giảm mạnh lượng nguyên liệu phải tái chế hoặc thêm vào cho các bãi rác thải của chúng ta, trong khi đem đến cho người tiêu dùng nhiều giá trị hơn cho đồng đôla của họ bỏ ra mua
- Làm sáng tỏ những nguyên tắc tiêu dùng trên đem đến cho các marketer nhiều cơ hội to lớn. Website của công ty, tập quảng cáo sản phẩm, phương tiện truyền thông, và bao bì có thể kết nối thương hiệu với những nguyên tắc mới xuất hiện trong thị trường. Điều đó tác động đến người tiêu dùng. Vì thế, bán gợi ý về nguyên tắc mới của thương hiệu giờ đây quan trọng hơn cố gắng để quảng cáo và bán sản phẩm như trước đây, đặc biệt giờ đây khi nền kinh tế đang vận hành hết mức để trở lại như bình thường. Tiếp tục quảng cáo đẩy sản phẩm mới và được cải tiến ra thị trường, cố để tạo ra sự so sánh tốt với những sản phẩm cạnh tranh, hoặc sử dụng giá như một dụng cụ đo lường giá trị hàng đầu là những phương thức đang ngày càng bị phớt lờ. Tuy nhiên, các thương hiệu và sản phẩm được quảng cáo với một thái độ đích thực, quay lại với giá trị cơ bản, có nhận thức với môi trường phải cho phép những marketer đáp lại các nguyên tắc mới xuất hiện hướng theo văn hóa với thái độ phù hợp. Những
- công ty có thể bắt đầu tái định vị thương hiệu của mình sao cho tương ứng với những giá trị mà cộng đồng trong đó họ đang kinh doanh. Bằng cách làm như thế, họ có thể đem đến cho người tiêu dùng giá trị cảm nhận lớn hơn đối thủ của mình. Những đối thủ sẽ nhanh chóng phản ứng lại và đi theo lối nào đó, nhưng có nhiều điều để nói khi trở thành người đầu tiên trong danh sách nhà sản xuất nằm trong tâm trí của người tiêu dùng, đúng không bạn? Những công ty bênh vực cho giá trị cốt lõi và làm việc hướng về những mục tiêu cụ thể mà không “xanh hóa” sẽ bám sát chỉ tiêu lợi nhuận. Những người chủ, quản lý, nhân viên, cổ đông, người cung cấp, và người hợp tác sẽ cảm thấy hài lòng về những công ty có một mục đích thực tế và một cam kết. Còn nếu công ty của bạn bảo vệ môi trường, bạn sẽ được gì? Sự trả công? Sự thật là người tiêu dùng ngày càng làm tăng mức độ hòa hợp nhằm ủng hộ những thương hiệu trung thực, có trách nhiệm với xã hội, minh bạch và có nhận thức về môi trường, bởi
- vì đó là nơi giá trị của họ ngày càng vượt trội. Những công ty đem đến những giá trị như thế sẽ sống sót và phát triển, không cần biết những khó khăn mà nền kinh tế và môi trường kinh doanh đang phải đối mặt.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khi nào cần nghiên cứu thương hiệu?
6 p | 228 | 69
-
Tại sao Doanh nghiệp cần phải xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu?
6 p | 280 | 33
-
Bài giảng Quản trị thương hiệu: Chương 7 – ThS. Đặng Đình Trạm
46 p | 153 | 22
-
4 giai đoạn để giải phóng sức mạnh của việc định vị lại thương hiệu
18 p | 165 | 20
-
tại sao các thương hiệu cần có một tầm nhìn trên fac
12 p | 86 | 17
-
tại sao các thương hiệu nên để mắt tới fac ?
5 p | 106 | 14
-
Tại sao các thương hiệu cần phải thích nghi (P1)
5 p | 91 | 11
-
Muốn nổi tiếng, hãy “dựa hơi” thương hiệu dẫn đầu
5 p | 87 | 10
-
Tại sao xây dựng thương hiệu lại quan trọng ngày nay,
4 p | 119 | 10
-
Vai trò của logo trong chiến lược thương hiệu
0 p | 127 | 8
-
Đặt tên cho thương hiệu: phần 1 - nxb trẻ
68 p | 71 | 8
-
Tại sao các thương hiệu cần phải thích nghi (P2)
7 p | 104 | 8
-
Những thương hiệu một thời- vì sao mất đi?
5 p | 75 | 7
-
Lựa chọn kiểu chữ thương hiệu sao cho hiệu quả
4 p | 85 | 5
-
Bài giảng Giải pháp cho thương hiệu mạnh Việt Nam - Đoàn Đình Hoàng
28 p | 88 | 4
-
Tài liệu truyền thông của bạn có tạo được ấn tượng đúng cho thương hiệu
4 p | 62 | 3
-
Lợi ích của Bản sắc -Thương hiệu với các nhà đầu tư
7 p | 87 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn