intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tại sao tính đa dạng sinh học lại quan trọng ?

Chia sẻ: Nguyễn Thị Phương Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

401
lượt xem
123
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tại sao tính đa dạng sinh học lại quan trọng ? Với việc chọn chủ đề “Nhiều loài – Một hành tinh – Một tương lai” cho Ngày Môi trường Thế giới 5-6 năm nay, Chương trình Môi Môi trường sống của sinh trường Liên Hiệp vật đang ngày càng thu Quốc kêu gọi nhân hẹp loại hãy quan tâm, bảo tồn và phát triển hơn nữa tính đa dạng sinh học bởi nó có tầm quan trọng rất lớn đối với cuộc sống con người. 2010 cũng là năm Liên Hiệp Quốc chọn là “Năm Quốc tế về đa...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tại sao tính đa dạng sinh học lại quan trọng ?

  1. Tại sao tính đa dạng sinh học lại quan trọng ? Với việc chọn chủ đề “Nhiều loài – Một hành tinh – Một tương lai” cho Ngày Môi trường Thế giới 5-6 năm nay, Chương trình Môi Môi trường sống của sinh trường Liên Hiệp vật đang ngày càng thu Quốc kêu gọi nhân hẹp loại hãy quan tâm, bảo tồn và phát triển hơn nữa tính đa dạng sinh học bởi nó có tầm quan trọng rất lớn đối với cuộc sống con người. 2010 cũng là năm Liên Hiệp Quốc chọn là “Năm Quốc tế về đa dạng sinh học”, và ngày 22-5 vừa qua được gọi là “Ngày quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học”. Vậy đa dạng sinh học là gì, vai trò của nó quan trọng như thế nào? … Đa dạng sinh học là gì? Đa dạng sinh học (ĐDSH) là sự đa dạng đời sống trên Trái đất ở mọi cấp độ: từ gien cho đến các loài động thực vật và hệ sinh thái. Ví dụ, táo không chỉ có một loại mà rất nhiều loại khác nhau, đó chính là tính ĐDSH. Tuy nhiên, trước nay khi nói đến tính ĐDSH chúng ta chỉ mới xoay quanh các loài. ĐDSH mang lại những lợi ích gì? Nghiên cứu chứng minh hệ sinh thái đa dạng thể hiện tính ưu việt hơn trong việc cung cấp những nhu cầu cơ bản trong cuộc sống như thực phẩm và
  2. nước sạch. Chưa kể, hệ sinh thái đa dạng cũng phục hồi nhanh hơn sau những biến cố thiên nhiên như bão tố. Tính ĐDSH cũng có nghĩa là những sự chọn lựa. Lâu nay động thực vật luôn đóng vai trò khơi gợi cảm hứng, giúp các nhà khoa học nảy ra nhiều ý tưởng làm tiền đề cho sự ra đời của vô số sáng chế phục vụ đời sống con người, từ dược phẩm cho đến công nghệ. Nói cách khác, thế giới tự nhiên là kho chứa khổng lồ những thông tin, ý tưởng có tiềm năng làm lợi cho nhân loại. Điều này cũng bao hàm cả lương thực – thực phẩm. Hiện tại, trên Trái đất có khoảng 20 ngàn loại lương thực - thực phẩm phục vụ nhân loại. Trước thực trạng biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh ngày càng khó kiểm soát, giải pháp tối ưu để bảo đảm an ninh lương thực cho nhân loại là đa dạng hóa các giống cây trồng đang canh tác. Tính ĐDSH có phải đang lâm nguy? Nhiều nhà khoa học cho rằng Trái đất đang trải qua thời kỳ đại tuyệt chủng lần thứ 6 mà thủ phạm không ai khác chính là con người. Tuyệt chủng là quy luật tất yếu của tự nhiên. Tuy nhiên, giới khoa học ước tính tốc độ tuyệt chủng của các loài động thực vật hiện nay cao hơn so với mức trung bình đến 100-1.000%. Khoảng 1/3 số loài được các nhà nghiên cứu khảo sát trên thế giới đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Sự đa dạng của hệ sinh thái cũng bị tác động ít nhiều. Chẳng hạn: các vùng đất có nhiều cây bụi thuộc miền khí hậu Địa Trung Hải đang lâm nguy với mức độ nghiêm trọng hơn so với
  3. các khu rừng nhiệt đới. Làm sao biết tính ĐDSH đang suy giảm? Việc cân đo đong đếm tính ĐDSH không phải là chuyện dễ. Thực tế, các nhà khoa học không thể biết đích xác có bao nhiêu loài động thực vật đang hiện hữu trên Trái đất - ước tính dao động từ 5 đến 30 triệu loài. Trong số 2 triệu loài đã nhận dạng đặt tên, giới nghiên cứu chỉ mới theo dõi được khoảng 50.000 loài. Để nắm diễn biến ĐDSH, các nhà bảo tồn đã phát triển Chỉ số Hành tinh Sống (Living Planet Index - LPI) để theo dõi số cá thể của 1.686 loài chỉ thị trên khắp hành tinh, cũng giống như chỉ số chứng khoán. Và trong 35 năm qua, LPI đã tụt 28%, và điều này cho thấy “sức khỏe” ĐDSH không thật sự tốt. Đâu là những hiểm họa đe dọa tính ĐDSH? Mối đe dọa lớn nhất hiện nay chính là môi trường sống của các loài ngày càng bị mất dần. Sản xuất nông nghiệp, chăn thả gia súc, phát triển đô thị đã và đang làm manh mún và hủy hoại môi trường sống của động thực vật trên cạn. Tình hình ở dưới nước cũng chẳng sáng sủa hơn. Tình trạng đánh bắt, khai thác quá mức để phục vụ nhu cầu thực phẩm, thuốc men... cũng tiếp tay nhấn chìm tính ĐDSH. Đánh bắt cá đã hủy diệt 80% trữ lượng thủy sản tự nhiên trong khi nạn phá rừng và săn bắt động vật hoang dã ở các vùng nhiệt đới đang đẩy nhiều loài sống trong rừng đến bờ vực tuyệt chủng.
  4. Theo báo cáo của Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol), thị trường buôn lậu các loài động thực vật hoang dã không ngừng bành trướng với khoản lợi nhuận khổng lồ thu vào chỉ thua mỗi “hàng trắng”. Ô nhiễm có tác động đến tính ĐDSH? Những hiểm họa do ô nhiễm rất đa dạng từ “không thể nhìn thấy” – thuốc bảo vệ thực vật và chất thải công nghiệp “đầu độc” các con sông và tích tụ trong hệ sinh vật – cho đến “không thể ăn được”: mỗi năm hàng nghìn con chim và rùa biển chết do ăn phải bọc ni-lông. Phân hóa học và nước thải sinh hoạt thâm nhập nguồn nước và tạo điều kiện cho tảo sinh sôi và các vùng biển chết (do không có ôxy) hình thành. Khí CO2 gây hiện tượng ấm nóng toàn cầu cũng là một chất gây ô nhiễm, gây acid hóa các đại dương và có nguy cơ xóa sổ các rặng san hô giàu tính ĐDSH. Thế còn tình trạng biến đổi khí hậu? Trong những thập niên tới, tình trạng biến đổi khí hậu sẽ ngày càng đe dọa tính ĐDSH. Khi thiết lập mạng lưới các khu bảo tồn tự nhiên trên toàn cầu hiện nay, các nhà bảo vệ môi trường cũng lưu tâm đến diễn biến khí hậu. Làm thế nào để đánh giá đúng giá trị ĐDSH? Liên Hiệp Quốc đang kêu gọi các nước tham gia một nỗ lực toàn cầu nhằm tính toán giá trị ĐDSH – từ thụ phấn cho cây trồng cho đến doanh thu từ phát triển du lịch – để đưa vào quá trình đề ra chính
  5. sách của các quốc gia. Tính ĐDSH không phải lúc nào cũng mang lại lợi ích hữu hình cho nhân loại dù nó đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì nguồn nước, bầu không khí và thực phẩm sạch và những “dịch vụ” khác nữa. Một số cho rằng những lợi ích của tính ĐDSH đang được thổi phồng, và rằng chỉ nên bảo vệ tính ĐDSH vì lợi ích của chính nó. Tuy nhiên, các nhà kinh tế cho rằng việc am hiểu tính ĐDSH cũng mang lại một lợi ích, đó là “giá trị hiện hữu”. Các tổ chức nào hiện đang bảo vệ tính ĐDSH? Giữ vai trò chủ xị là Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên thế giới (WWF) đóng ở Thụy Sĩ – hiện đang điều phối 1.300 dự án tại 40 quốc gia trên thế giới. Một tổ chức quan trọng khác là tổ chức Bảo Tồn Quốc tế, đi tiên phong trong việc sử dụng khái niệm “những điểm nóng ĐDSH” – những khu vực có nhiều loài quí hiếm đang bị đe dọa – để xác định những loài nào cần bảo vệ trước. Hiện nay thế giới có nhiều hiệp ước bảo vệ tính ĐDSH như Công ước về cấm mua bán các loài có nguy cơ tuyệt chủng và Công ước về bảo tồn tính ĐDSH. Năm nay cũng là năm khép lại nỗ lực thực hiện sáng kiến của Hiệp hội Quốc tế bảo tồn tự nhiên (tiền thân của WWF) về hạn chế tình trạng suy thoái ĐDSH đến năm 2010. Liên Hiệp Quốc tuyên bố 2010 là Năm quốc tế về ĐDSH, và ngày 22-5 được chọn là Ngày quốc tế về bảo tồn ĐDSH. Bất chấp các nỗ lực của cộng đồng thế giới, có một điều gần như chắc chắn rằng tình trạng suy giảm tính ĐDSH sẽ không thể cải thiện trong một sớm
  6. một chiều, chứ nói gì là vào cuối năm nay.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2