Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học tại trường THPT Nam Đàn 2
lượt xem 10
download
Đề tài "Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học tại trường THPT Nam Đàn 2" đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học tham gia kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh hàng năm tại trường THPT Nam Đàn 2. Đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh hết sức phức tạp việc bồi dưỡng trực tuyến được nhiều trường, nhiều giáo viên bồi dưỡng chú trọng và đang là vấn đề cấp thiết được quan tâm làm sao có thể phát huy tối đa năng lực, phẩm chất của học sinh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học tại trường THPT Nam Đàn 2
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT NAM ĐÀN 2 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Người thực hiện TRẦN THỊ PHÚ : Tổ : TOÁN – TIN Địa chỉ gmail phutinnd2@gmail.com : Số điện thoại 0947133666 :
- MỤC LỤC
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Cụm từ đầy đủ GV Giáo viên HS Học sinh THPT Trung học phổ thông PPDH Phương pháp dạy học HSG Học sinh giỏi CNTT Công nghệ thông tin
- DANH MỤC HÌNH ẢNH
- PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Trong bài hát “Một đời ngườ i một rừng cây” của nhạc sĩ Trần Long Ẩn có câu “Ai cũng chọn việc nh ẹ nhàng, gian khổ sẽ giành phần ai” tôi thấy thật thấm thía lời bài hát đó trong công việc khi đượ c chuyên môn của nhà trườ ng giao cho tr ọng trách bồi dưỡ ng học sinh gi ỏi và đặ c biệt là bồi dưỡ ng học sinh gi ỏi môn Tin học ở một ngôi trườ ng huyện thuộc vùng lũ quê nghèo. Bồi dưỡ ng học sinh giỏi là một công việc khó khăn và lâu dài, đòi hỏi nhiều tâm huyết của thầy và trò. Tôi cũng nghe ai đó nói rằng dạy học là một nghệ thuật và ngườ i ta nói ngườ i thầy không cầ n phải quá giỏi cơ bản là định hướ ng tốt đượ c cho học trò. Ngườ i giáo viên môn bồi dưỡ ng môn Tin học phải là ngườ i truyền lửa, tạo d ựng ni ềm đam mê, hình thành đượ c thói quen học t ập trên không gian số hi ện nay. Mong muốn xây dựng chuẩn đầu ra cho môn Tin với 4 hướng tiếp cận: lập trình thi đấu (nghiên cứu sâu về khoa học máy tính), STEM robotic (hướng tới các cuộc thi KHKT), lập trình ứng dụng (app, web), tin học văn phòng quốc tế (MOS). Trong những năm qua nhà trường đã xác định rõ vai trò của công tác giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi nên đã đề ra kế hoạch và phân công cụ thể ngay từ đầu năm học. Qua các kỳ thi học sinh giỏi tỉnh, môn Tin học đã gặt hái được những thành công nhất định góp phần vào kết quả chất lượng mũi nhọn của nhà trường. Thấu hiểu được mong muốn và kỳ vọng của nhà trường bản thân tôi luôn quan tâm, tìm tòi, nỗ lực hết mình trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và với phương châm sống của mình “hãy làm tốt hơn nữa những gì mình được giao” nên bước đầu đã đạt được những thành tích đáng kể, góp phần không nhỏ vào thành tích chung của nhà trường. Năm học 2020 2021 và năm học 2021 2022 đứng trướ c tình hình dịch bệnh COVID h ết s ức ph ức t ạp v ới mong mu ốn h ướng t ới phát triển năng lực, giúp đỡ học sinh về ph ương pháp học tập, để giáo viên Tin có thể làm tốt hơn nữa nhi ệm v ụ c ủa mình, sẵn sàng có đượ c tâm thế, hành trang tốt, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chươ ng trình giáo dục phổ thông 2018. Tr ước s ự bùng nổ của công nghệ đang tạo ra nhi ều ph ươ ng thức giáo dục mới, thông minh hơn, hi ệu quả h ơn. Đến nay, xu hướ ng chuyển đổi số trong giáo dục đã tác động sâu sắc đến hầu hết các nhà trườ ng, các phòng các sở GD & ĐT trên khắp cả nướ c. Để chuyển đổ i số thành công bắt buộc phải áp dụng công nghệ từ phươ ng pháp giảng dạy nên tôi mạnh dạn chia s ẻ nh ững kinh nghi ệm th ực t ế c ủa b ản thân trong công tác bồi dưỡ ng học sinh gi ỏi và đó cũng chính là lí do tôi quyết định
- viết đề tài:“Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác bồi dưỡ ng học sinh gi ỏi môn Tin học tại trườ ng THPT Nam Đàn 2”. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở lí luận trong công tác bồi dưỡ ng học sinh giỏi, đề tài đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡ ng học sinh giỏi môn Tin học tham gia kỳ thi h ọc sinh gi ỏi c ấp t ỉnh hàng năm tại trườ ng THPT Nam Đàn 2. Đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh hết sức ph ức tạp việc bồi dưỡng trực tuyến đượ c nhiều trườ ng, nhiều giáo viên bồi dưỡng chú trọng và đang là vấn đề cấp thiết đượ c quan tâm làm sao có thể phát huy tối đa năng lực, phẩm chất của học sinh. 3. Đối tượng nghiên cứu Đội tuyển học sinh giỏi môn Tin học lớp 12 năm học 20202021. 4. Phạm vi nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu và áp dụng tại trường THPT Nam Đàn 2, Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Xây dựng cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài. Nghiên cứu về nội dung kiến thức, đối tượng học sinh và phương pháp dạy học. Nghiên cứu kế hoạch dạy học trực tuyến theo định hướng nhằm phát triển năng học sinh trong chương trình giáo dục phổ thông 2018. Tiến hành thực nghiệm đánh giá kết quả. 6. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu thực tiễn: Tổng kết kinh nghiệm: Tổng hợp kinh nghiệm dạy và học của bản thân, đồng nghiệp, học sinh trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học. 7. Tính mới của đề tài Xây dựng được kế hoạch dạy học vừa trực tiếp vừa trực tuyến, tiếp cận phương pháp sử dụng công cụ hỗ trợ dạy học lập trình trực tuyến trên các website trong tình hình mới để hình thành được thói quen học tập trong không gian số. Khai thác tối đa tiềm năng của học sinh, giảm áp lực trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học đối với giáo viên.
- PHẦN II NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Vai trò của việc bồi dưỡng học sinh giỏi. Năm 1484 vua Lê Thánh Tông giao cho danh sĩ Thân Nhân Trung cùng các quan bộ lễ tiến hành viết các bài văn bia để khắc vào các bia tiến sĩ đầu tiên của Việt Nam trong đó có câu nói rất nổi tiếng “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn” thấm nhuần tư tưởng đó Đảng, nhà nước đã thường xuyên quan tâm đến công tác phát hiện, tuyển chọn, bồi dưỡng và đào tạo nhân tài. Có chính sách đãi ngộ đặc biệt đối với các nhà khoa học tài năng, tạo mọi điều kiện thuận lợi để họ cống hiến và trưởng thành. Công tác đào tạo nhân tài là nhiệm vụ cao cả của toàn xã hội, song trách nhiệm trực tiếp là của những người làm công tác giáo dục, chính vì thế trong những năm gần đây Bộ giáo dục và đào tạo có nhiều chủ trương mới về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Điển hình như đề án phát triển hệ thống trường trung học phổ thông chuyên giai đoạn hay thay đổi cách thức thi chọn đội tuyển tham gia các kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế. Đặc biệt hàng năm tổ chức lễ tuyên dương học sinh đoạt giải Olympic quốc tế và học sinh đạt điểm xuất sắc nhất kỳ thi tuyển sinh đại học. Đảng ta xem việc chọn nhân tài, bồi dưỡng nhân tài là một phần quan trọng trong quốc sách phát triển con người, điều đó được thể hiện qua việc chỉ đạo dạy và học trong các nhà trường. Nghị quyết TW2 khoá VIII đã chỉ rõ: “Việc bồi dưỡng học sinh giỏi là nguồn nhân tài cho đất nước được các nhà trường đặc biệt quan tâm và mọi giáo viên đều có nhiệm vụ phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi”. Việc tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi và thi học sinh giỏi nhằm: “Động viên khích lệ những học sinh và giáo viên trong dạy và học, góp phần thúc đẩy việc cải tiến, nâng cao chất luợng giáo dục, đồng thời phát hiện học sinh có năng khiếu để tiếp tục bồi dưỡng ở cấp học cao hơn, nhằm đào tạo nhân tài cho đất nước” (Điều 1 Quy chế thi chọn học sinh giỏi ban hành theo quyết định 3479/1997/QĐ BGD&ĐT ngày 01/11/1997. Như vậy, Nhân tài, học sinh giỏi là yếu tố tiên quyết, không thể thiếu được đối với bất kỳ một dân tộc, một quốc gia nào. Vì vậy quá trình phát hiện và tổ chức bồi dưỡng nhân tài, bồi dưỡng học sinh giỏi đang được đặt ra và tiến hành trong các nhà trường và trường THPT Nam Đàn 2 cũng không nằm ngoài qui luật đó. Tin học là môn học có tầm quan trọng đặc biệt trong thời đại chuyển đổi số ngày nay. Môn Tin học giữ vai trò chủ đạo trong việc chuẩn bị cho học sinh khả năng tìm kiếm, tiếp nhận, mở rộng tri thức và sáng tạo trong thời
- đại thông tin, kết nối và toàn cầu hóa; hỗ trợ đắc lực học sinh tự học và tập nghiên cứu; tạo cơ sở vững chắc cho việc ứng dụng công nghệ kĩ thuật số. Mặc dầu có tầm quan trọng như vậy, nhưng vì nhiều lý do khác nhau, chất lượng dạy và học môn Tin học trong thời gian qua còn có nhiều bất cập. Đã đến lúc phải có những đánh giá, nhìn nhận thực sự nghiêm túc cả từ phía người dạy lẫn người học để từ đó có giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn học có vị trí đặc biệt quan trọng này, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng dạy và học môn Tin học, trước hết cần nghiêm túc nhìn nhận lại vai trò, vị trí của môn học này trong hệ thống các môn học trong trường phổ thông từ đó đề ra các giải pháp cụ thể và có tính khả thi. Đối với ngườ i học, c ần thay đổi cách nhìn nhận, đánh giá vai trò của môn học từ đó xác định đúng động cơ và thái độ họ c tập. Không có một cuộc thi nào là dễ dàng cả. Đấu vật các đấ u sĩ có khi phải sứt đầ u mẻ trán mới đem lại vinh quang cho mình. Ngườ i học lập trình phải ngày đêm luyện code thì các em mới lên tay.Trong l ập trình, lập trình thi đấu có một ý nghĩa rất quan tr ọng, nó như là giai đoạn tập thể lực trướ c các trậ n đấu lớn. Nếu bạn không có thể lực thì đừ ng mơ chơi thể thao. L ập trình thi đấu là như vậy, các công ty hàng đầu thế giới vẫn tuy ển ng ườ i d ựa vào lập trình thi đấu và một biến thể là lập trình phỏng vấn . Đối với giáo viên, cần có những nỗ lực trong việc cải tiến, đổi mới phương pháp giảng dạy. Dạy học phải theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, bồi dưỡng cho học sinh năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên. Quá trình dạy phải gắn bó chặt chẽ với thực tiễn cuộc sống của học sinh, giáo viên cần tăng cường sự dụng các tình huống, các video trực quan tạo ra sự sinh động cho mỗi giờ lên lớp. Có thể nói rằng quá trình dạy một bài Tin học phải là quá trình học sinh được cuốn hút vào các hoạt động do giáo viên thiết kế, tổ chức và chỉ đạo, để thông qua đó, học sinh có thể tự khám phá và nắm vững nội dung bài học. Học sinh sẽ hứng thú, thông hiểu và ghi nhớ những gì học sinh đã nắm được qua hoạt động chủ động, nỗ lực của chính mình. Từ đó sẽ làm cho học sinh yêu thích môn Tin học hơn, đam mê với môn học và cũng làm cho giáo viên có điều kiện để chọn ra những em học sinh giỏi tham gia vào đội tuyển học sinh giỏi cấp Tỉnh môn Tin học hàng năm. 1.1.2. Tổng quan nghiên cứu về bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học. Trong những năm gần đây, các đề tài nghiên cứu bồi dưỡng học sinh giỏi khá nhiều. Các môn học, các lĩnh vực khác nhau đều có giáo viên nghiên cứu và có những bài học kinh nghiệm cho đội ngũ giáo viên tham gia bồi
- dưỡng học sinh giỏi. Ở tỉnh Nghệ An, các đề tài về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi trên các lĩnh vực Văn, Toán, Lý, Hóa...được nhiều giáo viên quan tâm. Nhận thấy, đây là lĩnh vực mà nhiều đồng nghiệp đang còn rất quan tâm nên tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học tại trường THPT Nam Đàn 2 trong bối cảnh hiện nay là vấn đề mới làm đề tài nghiên cứu của mình. 1.1.3. Những nguyên tắc cơ bản trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học. Bồi dưỡng học sinh giỏi là nhiệm vụ mũi nhọn quan trọng trong trường phổ thông. Để đạt kết quả tốt trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học cần đảm bảo các nguyên tắc sau đây: Các giáo viên chiếm lĩnh được các kỹ năng CNTT để hỗ trợ các phương pháp dạy và học hiệu quả. Ở mức Chiếm lĩnh Tri thức, CNTT được tích hợp vào các phương pháp dạy học truyền thống. Trong khi ở mức Chiếm lĩnh Tri thức, các phương pháp dạy học thường là để dạy và học theo đặc tính, thì các mức tiếp theo khuyến khích các giáo viên nắm lấy các phương pháp sư phạm lựa chọn thay thế lấy học sinh làm trọng tâm lý tưởng các phương pháp luận dựa vào dự án và vấn đề kết hợp sự cộng tác và hợp tác. Ở mức đô lý tưởng, giáo viên có được các năng lực số cơ bản để hỗ trợ thực hiện chương trình giảng dạy phù hợp điều kiện thực tế. Điều này sẽ dẫn đến cần thiết dành thời gian trong chương trình giảng dạy thông thường và thời gian để sử dụng kết hợp một số các công cụ và các tài nguyên số có hiệu quả. Việc sử dụng các công nghệ mới khuyến khích việc chấp nhận vai trò mới của giáo viên bao gồm các phương pháp, kĩ thuật dạy học mới và các tiếp cận mới cho giáo viên bồi dưỡng học sinh. Việc ứng dụng thành công CNTT vào môi trường học tập sẽ phụ thuộc vào khả năng của giáo viên để tổ chức dạy học theo các cách thức mới. Vì vậy, yêu cầu mỗi giáo viên phải có trình độ chuyên môn vững vàng, kĩ năng ngôn ngữ, tổ chức hợp lí các hoạt động dạy học, xử lí linh hoạt, sáng tạo các tình huống có vấn đề trong từng tiết học. Bằng những kiến thức, giáo viên bồi dưỡng cho học sinh một cách có hệ thống giúp học sinh có tình cảm đúng đắn đối với môn học. Ngược lại, tình cảm yêu mến môn học giúp các em có ý thức cao hơn trong quá trình bồi dưỡng. Các kỹ năng dạy học của tương lai sẽ bao gồm khả năng phát triển việc đổi mới phương pháp sử dụng công nghệ để cải thiện môi trường học tập, trợ giúp việc chiếm lĩnh tri thức, đào sâu tri thức và tạo lập tri thức. Việc học tập bồi dưỡng nghề nghiệp của giáo viên sẽ là thành phần quyết định cho sự tiến bộ giáo dục. Trong quá trình dạy học, hoạt động học đóng vai trò chủ đạo. Học sinh tự giác, tự lực tiếp thu kiến thức dưới tác động của giáo viên. Thông qua vai trò của người giáo viên, học sinh phát huy được tính tự giác, tích cực, ham mê tìm kiếm thức mới. Đảm bảo tính khoa học với tính vừa sức: đây là một
- nguyên tắc vô cùng quan trọng khi bồi dưỡng học sinh giỏi. Bởi yêu cầu, nhiệm vụ học tập phải phù hợp với trí tuệ học sinh. Dạy học phù hợp khả năng, năng lực, trình độ phát triển của đối tượng học sinh, đảm bảo học sinh đều được phát triển ở mức cao nhất. Những kiến thức chúng ta truyền tải đến học sinh phải được học sinh tiếp thu trên cơ sở phát huy hết khả năng của mình. Bồi dưỡng học sinh giỏi không phải là dạy những bài quá khó, những lý luận xa vời mà phải bắt đầu từ dạy chuẩn kiến thức, kỹ năng theo khung chương trình giới hạn mà kế hoạch của Sở Giáo dục đã ban hành từng khối lớp. Trên cơ sở chuẩn kiến thức, giáo viên có thể mở rộng, khắc sâu kiến thức cho học sinh. Nếu đưa những kiến thức quá cao đối với các em, các em không những không hiểu mà còn dẫn đến việc chán học, lâu dần các em sẽ cảm thấy quá áp lực, xa vời không hứng thú với việc bồi dưỡng học sinh giỏi. Hoặc nếu chỉ dừng lại ở việc cung cấp kiến thức theo chuẩn thì khó có học sinh giỏi và không phát huy được tính sáng tạo, tích cực học tập của học sinh. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Thực trạng về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học ở trường THPT 1.2.1.1. Về phía học sinh Như chúng ta đã biết, để có học sinh giỏi đạt kết quả cao trong các kỳ thi do nhiều yếu tố: tố chất học sinh, sự quan tâm của gia đình, nhà trường và xã hội, ý thức học tập của học sinh, việc bồi dưỡng và không ngoại trừ yếu tố may mắn. Tuy nhiên chúng ta không chỉ chờ đợi và cầu mong ở sự may mắn bởi vì yếu tố may mắn chỉ là một phần rất nhỏ. Phương châm có câu: "Trở thành nhân tài một phần do tài năng còn 99 phần là ở sự tôi luyện". Theo quan điểm của tôi, điều quan trọng hơn cả là chúng ta phải trang bị cho các em vững vàng kiến thức trước khi đi thi. Do vậy việc bồi dưỡng vẫn là yếu tố quan trọng hơn cả. Nhưng chúng ta cần bồi dưỡng học sinh giỏi những nội dung gì? bồi dưỡng như thế nào cho đạt hiệu quả? điều đó cần nhìn rõ thực trạng bồi dưỡng học sinh giỏi hiện nay. Có thể thấy công tác bồi dưỡng HSG Tin học ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An và trường THPT Nam Đàn 2 hiện nay đang gặp một số khó khăn nhất định đó là công tac tuy ́ ển chọn học sinh bồi dưỡng, xây dựng chương trình, nội dung bồi dưỡng, quy trinh bôi d ̀ ̀ ương giang day, tai liêu bôi ̃ ̉ ̣ ̀ ̣ ̀ dương, công tac kiêm tra, kiêm đinh chât l ̃ ́ ̉ ̉ ̣ ́ ượng... Bởi lẽ trong thực tế, theo quan niệm sai lầm của một số người: môn Toán, Văn, Ngoại ngữ mặc nhiên được coi là “chính”, các môn khác bị coi là “phụ”, riêng môn Tin học là “rất phụ”. Quan niệm “chính” “phụ” không chỉ có ở phụ huynh, mà còn có trong cả người học, thậm chí ngay cả trong đội ngũ giáo viên. Thực tế đã có nhiều trường hợp xảy ra đối với bản thân tôi và các đồng nghiệp khác trong quá trình lấy danh sách đội tuyển tham gia học sinh giỏi.
- Học sinh khi được giáo viên chọn thi môn Tin học tỏ ra không thích, đang còn dè chừng. Có học sinh đã nhận lời với giáo viên rồi nhưng vì đây không phải là môn khối, tâm lí thi môn này không bằng các môn Toán, Lí, Hóa,... nên các em đã từ chối sau khi tham gia một thời gian. Còn có những trường hợp phụ huynh khi biết con được giáo viên chọn đi thi môn Tin học phụ huynh cũng đã có phản ứng liền là không đồng ý vì sợ mất thời gian và làm ảnh hưởng đến các môn khối. Ngay cả trong đội ngũ giáo viên cũng có những người có sự tác động đến học sinh của mình không muốn cho tham gia thi môn Tin học. Cuối cùng đội tuyển môn tin học chỉ tuyển chọn được những học sinh còn sót lại của các môn như Toán, Lí, Hóa, Sinh, Anh,….. Đặc biệt là ở khu vực trường huyện vùng lũ lụt học sinh trong đội tuyển bồi dưỡng nhà lại chưa có điều kiện để mua máy tính. Giáo viên bồi dưỡng phải mượn những bộ máy cũ của đồng nghiệp cho các em trong đội tuyển mượn để học. Chính những khó khăn đó luôn đè nặng trên vai và tâm trí của người giáo viên môn Tin học khi tham gia dạy bồi dưỡng học sinh giỏi. Vi vây ̀ ̣ ảnh hưởng không nhỏ đến kêt qua chât l ́ ̉ ́ ượng học sinh giỏi môn Tin học ở các trường trung học phổ thông. 1.2.1.2. Về phía giáo viên Trong thời gian gần đây do tình hình dịch bệnh COVID đang diễn biến phức tạp để công tác bồi dưỡng học sinh giỏi được thường xuyên, liên tục và dễ dàng thì đang là một bài toán thách thức lớn cho người giáo viên bồi dưỡng.Việc học và việc giao tiếp giữa giáo viên với học sinh giờ đây không chỉ giới hạn trong vài mét vuông của lớp học. Mở ra nhiều kênh để kết nối và tương tác với học sinh hơn sẽ giúp gắn kết người dạy và người học về chiều rộng và cả chiều sâu. Xây dựng lớp học và tạo nội dung học trên fanpage để chia sẻ kiến thức. Đa dạng hóa sự xuất hiện của bản thân trên các nền tảng giúp học sinh dễ dàng tiếp cận và kết nối với giáo viên và cũng là cách để người dạy có thể giao tiếp dễ dàng, thấu hiểu học trò của mình hơn. Vì thế, giáo viên có thể thử nghĩ đến việc thay đổi từ những bài tập về nhà được giao, từ cách thức giảng dạy, cách làm bài của học sinh bằng một hình thức khác mới mẻ hơn để kích thích sự hứng thú của các em. Đặc biệt trong tình hình dịch bệnh COVID đang diễn biến phức tạp việc kết nối với học sinh mình bồi dưỡng hết sức khó khăn thì người giáo viên cần thay đổi tư duy phương thức tiếp cận với học sinh là vừa trực tuyến vừa trực tiếp. 1.2.2. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học ở trường THPT hiện nay 1.2.2.1. Thuận lợi
- Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói chung và ở trường THPT Nam Đàn 2 nói riêng hiện nay có thế thấy có rất nhiều thuận lợi: Đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, nhiều thầy, cô có kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng HSG và đặc biệt là có nhiệt huyết lớn trong công tác bồi dưỡng HSG. Ở trường THPT Nam Đàn 2 nhóm Tin học có 4/4 giáo viên đã từng tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi đều có kết quả tốt đã có giải cao. Đây là yếu tố quan trong tạo nên sự thi đua trong công tác giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi trong nhóm Tin nói riêng. Đặc biệt có nhiều em học sinh muốn tham gia thi chọn vào đội tuyển học sinh giỏi tỉnh, phụ huynh quan tâm nhiều hơn đến môn học. Nhận thức của phụ huynh, học sinh đã có nhiều thay đổi đối với môn học trong những năm gần đây: vai trò của môn Tin học trong vi ệc hình thành năng lực số. Có nhiều phụ huynh đã có chiều hướ ng tích cực theo xã hội (không ép con học theo văn, toán…mà tùy khả năng tiếp cận của con, cũng như những học sinh ngành công nghệ thông tin ra dễ tìm đượ c việc làm, lươ ng lại cao, nên phụ huynh đã cho con em theo h ọc b ộ môn tin học cũng như cho theo đội tuyển học sinh gi ỏi môn tin học) . Để hỗ trợ cho công tác dưỡ ng học sinh gi ỏi có hiệu quả, bên cạnh nhiệm vụ chuyên môn thườ ng xuyên, Ban giám hiệu các trườ ng THPT đã rất quan tâm đến công tác bồi dưỡ ng học sinh gi ỏi. Đây đượ c coi là chất lượ ng mũi nhọn để xây dựng thươ ng hiệu của nhà trườ ng, vì vậy, lãnh đạo nhà trườ ng đã có sự chỉ đạ o, quan tâm sâu sát kịp thời, có những kế hoạch cụ th ể và lâu dài cho công tác bồi dưỡ ng HSG. Nhà trườ ng đã có sự quan tâm đặc biệt và có những biện pháp hỗ trợ đúng mức, tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh tham gia bồi dưỡ ng như có chế độ thưở ng cho giáo viên và học sinh ngoài quy đị nh thưở ng của tỉnh. Chuyên môn nhà trườ ng đã lên kế hoạch bồi dưỡ ng ngay từ hè trướ c khi năm học mới bắt đầ u. Khi vào năm học để tránh lịch chồng chéo nhà trườ ng đã cố định, ưu tiên buổi học bồi dưỡ ng cho tất cả các môn vào chiều thứ 4 hàng tuần. Đó là một động lực để giáo viên và học sinh th ấy mình có trách nhiệm hơn v ới công tác bồi dưỡ ng học sinh giỏi. 1.2.2.2. Khó khăn Trong công tác bồi dưỡng HSG của môt sô tr ̣ ́ ường thường gặp những hạn chế về kết quả. Điều đó xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu như sau: Đa số giáo viên dạy bồi dưỡ ng v ừa ph ải b ảo đảm chất lượ ng đại trà, vừa phải hoàn thành chỉ tiêu chất lượ ng mũi nhọn và công tác kiêm nhiệm. Do đó việc đầu tư cho công tác bồi dưỡ ng HSG cũng có phần bị hạn chế. Công tác tự nghiên cứu, tự bồi dưỡ ng để nâng cao chất lượ ng
- dạy học sinh gi ỏi đòi hỏi nhiều thời gian, tâm huyết. Cùng với đó trách nhiệm lại nặng n ề, áp lực công việc lớn cũng là những khó khăn không nhỏ với các thầy cô giáo tham gia BD HSG. Ngoài ra, không phải không có trườ ng hợp có những thầy, cô giáo có chuyên môn giỏi và có kinh nghi ệm nh ưng chưa th ật m ặn mà với công tác BDHSG vì nhiều lí do khác nhau. H ọc sinh luôn đứng trướ c sự lựa ch ọn giữa học chuyên sâu để thi HSG và học để thi Đại học, các em không yên tâm vì phải mất nhiều th ời gian và ảnh hưở ng đến kết quả học tập ôn thi Đại học sau khi thi HSG. Bên cạnh đó nội dung bồi dưỡng thiếu định hướng và thiếu tính liên thông trong hệ thống chương trình. Tất cả giáo viên dạy bồi dưỡng đều phải tự soạn, tự nghiên cứu và tự sưu tầm tài liệu. Học sinh một số không yên tâm khi tham gia lớp bồi dưỡng HSG vì phải mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả học tập chung ở trên lơp. Giáo viên d ́ ạy bồi dưỡng vẫn phải hoàn tất công tác giảng dạy như các giáo viên khác, đôi khi còn kiêm nhiệm nhiều công tác khác như: chủ nhiệm, tổ trưởng bộ môn, công đoàn… đó là một thực tế do Ban giám hiệu lúc nào cũng muốn giao công tác cho những giáo viên tốt, có uy tín. Chính vì lý do đó, việc đầu tư cho công tác bồi dưỡ ng HSG cũng có phần bị hạn ch ế. Khó khăn lớn nhất là nhà một số em trong đội tuyển bồi dưỡng học sinh giỏi chưa có máy tính để học ở nhà. Mà môn tin học là môn bắt buộc phải có máy nó là công cụ trực tiếp để các em tôi luyện các dạng bài tập. Vì thế giáo viên bồi dưỡng Tin học phải nghĩ cách để các em có được công cụ học tập càng sớm càng tốt. Bằng cách mượn những bộ máy của đồng nghiệp mình. Có những em gia đình lại hết sức khó khăn không thể động viên gia đình học sinh mua máy tính được thì chính viên bồi dưỡng phải tự mua những máy vi tính cũ để các em có phương tiện học tập.
- CHƯƠNG 2 QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA GIẢI PHÁP 2.1. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học ở trường THPT Nam Đàn 2. 2.1.1. Chủ động về kiến thức và tài liệu để sẵn sàng tiếp nhận nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin. Để xứng đáng là “người dẫn đường tin cậy” của học sinh trước khi được phân công bồi dưỡng học sinh giỏi tôi xác định phải tự trau dồi kiến thức, tích lũy các dạng bài tập từ những bài đơn giản đến các dạng bài tập xử lí khó, phức tạp đòi hỏi nhiều kĩ thuật, xin tài liệu bồi dưỡng của đồng nghiệp mình. Hơn hết tôi phải tự trang bị kiến thức cho mình để chủ động trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của mình. Thời gian hè là thời gian lí tưởng nhất để tôi học tập. Với phương châm mỗi thầy cô giáo là tấm gương học tập suốt đời nên tôi nghĩ mình phải có kiến thức thì mới có thể đồng hành cùng với các em. Tôi tham gia các khóa học về ngôn ngữ lập trình của một số thầy cô có uy tín trong tỉnh nhà. Như khóa học nâng cao về ngôn ngữ lập trình C++, Python của thầy Nguyễn Đức Toàn Tổ phó Tổ Toán – Tin trường Đại học Vinh người thầy đã có nhiều thành tích xuất sắc bồi dưỡng học sinh giỏi trong các kì thi học sinh giỏi các cấp. Qua khóa học ngoài kiến thức thiếu hụt tôi được bù đắp tôi còn có cơ hội giao lưu, học hỏi với các đồng nghiệp của mình để trao đổi tài liệu, phương pháp, kinh nghiệm dạy học của mình. Chính vì mỗi thầy cô là một tấm gương học tập cho học sinh noi theo nên tôi thườ ng xuyên làm các bài tập trên trang web http://Laptrinhphothong.vn của hai thầy giáo đầu ngành trong lĩnh vực công nghệ thông tin của tỉnh nhà là thầy giáo Trần Thanh Hiệp và thầy giáo Nguyễn Đức Toàn. Ngoài ra còn tạo thêm cho mình các tài khoản trên các trang như http://ntucoder.net/ để rèn luyện kĩ năng lập trình với hàng ngàn bài tập đượ c biên tập rất công phu.Với các chuyên đề lập trình thi đấu theo từng cấp độ của thang Bloom chứ không đi theo kiểu luyện contest nh ư nhi ều judge hi ện t ại. Qua h ệ thống các bài tập tôi thấy mình lên tay có những bài khó tôi lại trao đổi lại với đồng nghiệp của mình để đượ c hỗ trợ, giải đáp. Tự mình đặt ra mục tiêu mỗi ngày phải dành quỹ thời gian để giải đượ c một hay hai ba bài trong một ngày trên hệ thống web. Và hiện tại với tài khoản anhphunq82 trên web: http://Laptrinhphothong.vn đã có giải quyết đươ c 286 bài tập và tài khoản để tôi có thể sẵn sàng tiếp nhận nhiệm vụ bồi d ưỡng các học sinh của mình bất cứ lúc nào.
- Lớp học Python dành cho GV Hình 1: Lớp học Python dành cho giáo viên Hình 2: Lớp học C++ nâng cao dành cho GV
- Hình 3: Tài khoản trên web http:// Lap Trinh Pho Thong Trang chủ với 286 bài đã accept
- Hình 4: Tài khoản trên web THPT Chuyen Trang chủ (ntucoder.net) 2.1.2. Sử dụng các phương pháp dạy học trực tuyến tạo sự hấp dẫn cho các em ngay trong từng tiết học Tin để các em yêu thích môn Tin ngay từ khi còn học ở lớp 10 để chuẩn bị tốt nguồn bồi dưỡng học sinh giỏi. Theo tôi để nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi thì trước hết chất lượng đại trà cũng cần được quan tâm học sinh vào đội tuyển cũng bắt đầu từ học sinh đại trà. Học sinh yêu thích môn Tin học, tự nhiên các em sẽ chăm chú, say mê. Khi đó việc tìm kiếm học sinh vào đội tuyển sẽ dễ dàng hơn. Tôi rất tâm đắc với câu nói về việc giáo viên kết nối với học sinh như sau: “Bạn phải chạm vào con tim trước khi chạm vào khối óc”. Tại sao giáo viên phải chạm vào trái tim trước khi chạm vào khối óc? Bởi các em có yêu thích môn mình học thì khi đó các em mới theo đuổi môn mình sẽ chọn thi. Để tạo sự hấp dẫn và lôi cuốn cho các em ngay từ trong các tiết học tôi sử dụng phần mềm Classpoint để lồng ghép vào trong các tiết học. Khai thác tính năng mới và hay trên quizizz cho giáo viên: + Tạo bài kiểm tra + Tạo bài trình chiếu tương tác với học sinh + Học sinh tham gia trả lời câu hỏi: Tự do + Học sinh tham gia trả lời câu hỏi: Dưới sự điều khiển của giáo viên Các em rất thích và hăng say tương tác bài. Từ đó bồi đắp tình yêu và đam mê với môn Tin học. Đây cũng là yếu tố góp phần quan trọng để tôi lấy được đội nguồn bồi dưỡng cho đội tuyển ngay từ khi các em còn học lớp 10.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 192 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh khi dạy học môn Toán lớp 10
44 p | 69 | 19
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải nhanh bài tập dao động điều hòa của con lắc lò xo
24 p | 45 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật và bạo lực học đường trong đoàn viên, thanh niên trường THPT Lê lợi
19 p | 39 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 31 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng giải bài toán trắc nghiệm về hình nón, khối nón
44 p | 24 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 18 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số định hướng giải phương trình lượng giác - Phan Trọng Vĩ
29 p | 31 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 39 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp tính khoảng cách trong hình học không gian lớp 11
35 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả daỵ - học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh qua tiết 07 - bài 3: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia
45 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 29 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn