TÁI TƯỚI MÁU TOÀN BỘ TRONG BỆNH NHIỀU NHÁNH MẠCH<br />
VÀNH: KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU CỦA PHẪU THUẬT DÙNG HAI ĐỘNG<br />
MẠCH NGỰC TRONG LÀM TẤT CẢ CÁC CẦU NỐI<br />
Nguyễn Hoàng Định *, Nguyễn Anh Dũng *, Vũ Trí Thanh *, Phạm Thế Việt *, Cao Đằng Khang *,<br />
Phan Văn Dũng *<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Nhiều nghiên cứu đã chứng minh phẫu thuật bắc cầu mạch vành dùng cả hai động mạch ngực<br />
trong cho tỷ lệ sống cao hơn, giảm đau thắt ngực sau mổ rõ rệt hơn và ít có các biến chứng liên quan đến tim<br />
hơn so với phẫu thuật bắc cầu mạch vành sử dụng một động mạch ngực trong. Nghiên cứu này nhằm đánh giá<br />
tính khả thi về kỹ thuật của phẫu thuật dùng hai động mạch ngực trong làm tất cả các cầu nối nhằm tái tưới<br />
máu toàn bộ cho các bệnh nhân hẹp nhiều nhánh mạch vành, đồng thời bước đầu đánh giá kết quả sớm gồm tỷ<br />
lệ tử vong và biến chứng sau mổ của phương pháp.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng tiền cứu gồm 17 bệnh nhân bắc cầu mạch vành tại Khoa<br />
Phẫu Thuật Tim mạch BV Đại học Y Dược TP HCM từ tháng 4 đến tháng 10/2008.<br />
Kết quả: 67 miệng nối xa, trong đó có 62 miệng nối bằng động mạch ngực trong được thực hiện trên 17<br />
bệnh nhân (trung bình 3,94 cầu nối động mạch trong đó có 3,62 cầu nối từ hai động mạch ngực trong cho một<br />
bệnh nhân). Không có tử vong. Không trường hợp nào viêm trung thất hoặc nhiễm trùng vết mổ. Một trường<br />
hợp nhồi máu cơ tim trong mổ.<br />
Kết luận: Phẫu thuật tái tưới máu toàn bộ cho bệnh nhân hẹp nhiều nhánh mạch vành, dùng hai động<br />
mạch ngực trong để làm tất cả các cầu nối khả thi về mặt kỹ thuật và có kết quả sớm tốt. Cần tiếp tục theo dõi<br />
lâu dài với số lượng bệnh nhân lớn để chứng minh ưu điểm dài hạn của phương pháp: cải thiện tỷ lệ sống còn<br />
của bệnh nhân mổ bắc cầu mạch vành.<br />
<br />
ABSTRACT:<br />
TOTAL CORONARY REVASCULARIZATION USING EXCLUSIVE BITA T - GRAFTS<br />
IN PATIENTS WITH MULTI-VESSELS DISEASES: INITIAL RESULTS.<br />
Nguyen Hoang Dinh, Nguyen Anh Dung, Vu Tri Thanh, Pham The Viet, Cao Dang Khang,<br />
Phan Van Dung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 1 - 2009: 81 – 89<br />
Background: Many recent sudies have supported the use of bilateral internal thoracic arteries (BITA) as the<br />
exclusive grafts in CABG surgery based on superior graft patency, reduced cardiac-retaled eventsand enhanced<br />
survival when compared with patients receiving only the left internel thoracic artery. This study aimed at<br />
evaluating the feasibility of total coronary revascularization using exclusive BITA T - grafts in patients with<br />
multi-vessels diseases. We also analyzed short-term results including post operative mortality and morbidity of<br />
the technique.<br />
Methods: This is a prospective clinical trial including 17 patients with multi-vessels diseases underwent<br />
total coronary revascularization using exclusive BITA T – grafts at the Cardiovascular Surgery Department of<br />
Medical University Center at Ho Chi Minh city from April to October 2008.<br />
Results: 67 distal anastomoses including 62 BITA grafts were performed (the average numbers of distal<br />
anastomoses and BITA anastomoses per patient were 3.94 and 3.62, respectively). No superficial nor deep sternal<br />
* Khoa Phẫu thuật Tim mạch – BV Đại học Y Dược TP. HCM<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
1<br />
<br />
infection was observed in this group. No mortality was encountered. One patient developed intraoperative<br />
myocardial infarction.<br />
Conclusions: Total coronary revascularization using exclusive BITA T - grafts in patients with multivessels diseases was feasible and safe with satisfactory short-term results. Larger studies are required to confirm<br />
the potential benefits of the technique, namely superior graft patency, reduced cardiac-retaled events and enhanced<br />
survival rate.<br />
chứng rối loạn tâm – thần kinh kéo dài trên 48<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
giờ hay được chẩn đoán bằng CT Scan hay MRI),<br />
Thời gian gần đây việc dùng cả hai động<br />
chảy máu phải mổ lại.<br />
mạch ngực trong làm cầu nối được nhiều tác giả<br />
triển khai với mong muốn cải thiện kết quả dài<br />
hạn của phẫu thuật bắc cầu mạch vành(4,9,11,15).<br />
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh phẫu thuật<br />
bắc cầu mạch vành dùng cả hai động mạch ngực<br />
trong cho tỷ lệ sống cao hơn, ít có các biến chứng<br />
liên quan đến tim hơn so với phẫu thuật bắc cầu<br />
mạch vành sử dụng một động mạch ngực<br />
trong(1,13,22). Bên cạnh đó nhiều nghiên cứu cũng<br />
cho rằng kỹ thuật phẫu tích trần hai động mạch<br />
ngực trong làm giảm tỷ lệ viêm xương ức và<br />
viêm trung thất sau mổ(2, 14,16,20,24,25,26,28).<br />
<br />
Bệnh nhân được tái khám định kỳ hàng<br />
tháng sau mổ hoặc khi có diễn biến bất thường,<br />
được ghi nhận triệu chứng cơ năng, siêu âm tim,<br />
các thuốc đang sử dụng.<br />
<br />
Nghiên cứu này nhằm đánh giá tính khả thi<br />
về kỹ thuật của phẫu thuật dùng hai động mạch<br />
ngực trong làm tất cả các cầu nối nhằm tái tưới<br />
máu toàn bộ cho các bệnh nhân hẹp nhiều<br />
nhánh mạch vành, đồng thời đánh giá kết quả<br />
sớm gồm tỷ lệ tử vong và biến chứng sau mổ<br />
của phương pháp.<br />
<br />
- Tuổi: thời gian đầu chúng tôi chọn các<br />
bệnh nhân không quá 65, sau đó chúng tôi đưa<br />
vào nghiên cứu cả các trường hợp bệnh nhân<br />
trên 65 tuổi.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, tiền cứu.<br />
Các số liệu thu thập bao gồm đặc điểm lâm sàng,<br />
các yếu tố nguy cơ đi kèm, các số liệu liên quan<br />
đến phẫu thuật, tỷ lệ tai biến và tử vong sau mổ<br />
được phân tích bằng phần mềm SPSS.<br />
Các biến chứng sau mổ được theo dõi bao<br />
gồm: nhồi máu cơ tim (có ít nhất hai trong số các<br />
triệu chứng đau ngực, thay đổi trên điện tim,<br />
troponin Ic ≥ 12ng/mL, rối loạn vận động vùng<br />
mới xuất hiện trên siêu âm tim); hội chứng giảm<br />
cung lượng tim (cần hỗ trợ vận mạch trên 48<br />
giờ); các rối loạn nhịp, suy hô hấp (thở máy trên<br />
48 giờ), suy thận cấp, nhiễm trùng xương ức và<br />
viêm trung thất, tai biến mạch máu não (triệu<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
2<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh<br />
Từ tháng 4/2008 đến tháng 10/2008 các<br />
bệnh nhân bệnh nhiều nhánh mạch vành có<br />
chỉ định phẫu thuật bắc cầu mạch vành tại<br />
Khoa Phẫu thuật Tim mạch BV Đại học Y<br />
Dược được chọn vào nhóm nghiên cứu nếu<br />
thỏa các điều kiện sau:<br />
<br />
- Không phải là mổ cấp cứu. Tuy nhiên đau<br />
thắt ngực không ổn định, hẹp khít thân chung<br />
cần mổ sớm hoặc nhồi máu cơ tim mới cách 2 – 3<br />
tuần đã có troponin Ic giảm dưới 0,2 ng/mL<br />
không phải là tiêu chuẩn loại trừ.<br />
- Không có hoặc chỉ có một trong các yếu tố<br />
nguy cơ của viêm xương ức/ nhiễm trùng trung<br />
thất: tiểu đường, béo phì (BSA ≥ ….), COPD.<br />
- Không có tổn thương hẹp đoạn gần của<br />
động mạch dưới đòn trái (loại trừ bằng chụp<br />
mạch máu hay siêu âm Doppler).<br />
Tái tưới máu toàn bộ được định nghĩa là tất<br />
cả các nhánh mạch vành có đường kính 1,5mm<br />
trở lên, hẹp từ 70% trở lên (riêng thân chung hẹp<br />
từ 50% trở lên) đều được ghép ít nhất một miệng<br />
nối xa sau chỗ hẹp.<br />
<br />
Mô tả kỹ thuật<br />
<br />
Hình 1a: cầu nối chữ T bằng hai động mạch ngực<br />
trong và phân bố các miệng nối<br />
<br />
Hình 1b: cầu nối chữ T bằng hai động mạch ngực<br />
trong và phân bố các miệng nối<br />
Chúng tôi sử dụng hai động mạch ngực<br />
trong cho tất cả các trường hợp. Trong thời gian<br />
đầu cho một số ít trường hợp chúng tôi dùng<br />
động mạch quay làm một cầu nối, hầu hết vào<br />
động mạch vành phải. Không trường hợp nào<br />
cần dùng tĩnh mạch hiển. Trong thời gian sau đó<br />
chúng tôi dùng hai động mạch ngực trong làm<br />
tất cả các cầu nối mà không sử dụng thêm vật<br />
liệu ghép nào khác.<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
Các động mạch ngực trong được phẫu tích<br />
trần (skeletonized) để đảm bảo đạt được độ dài<br />
lớn nhất. Hơn nữa phẫu tích trần hai động mạch<br />
ngực trong cũng giúp giảm đáng kể tỷ lệ nhiễm<br />
trùng xương ức và viêm trung thất.<br />
Động mạch ngực trong trái được giữ nguyên<br />
không cắt rời khỏi động mạch dưới đòn trái,<br />
được làm miệng nối xa với nhánh chéo theo kiểu<br />
bên – bên và với nhánh xuống trước trái theo<br />
kiểu tận – bên (hai miệng nối liên tiếp –<br />
sequential graft). Động mạch ngực trong phải<br />
được cắt rời ngay chỗ xuất phát từ động mạch<br />
dưới đòn phải thành cầu nối tự do (free graft) và<br />
được nối tận – bên vào động mạch ngực trong<br />
trái theo kiểu chữ T ở ngang mức gốc động<br />
mạch phổi. Động mạch ngực trong phải này sau<br />
đó sẽ được dùng để làm một loạt các miệng nối<br />
liên tiếp hình thoi (diamond shape) với nhánh<br />
trung gian, các nhánh bờ tù, nhánh nối dài của<br />
động mạch vành phải và kết thúc bằng nhánh<br />
xuống sau của động mạch vành phải. Phải đảm<br />
bảo động mạch ngực trong phải dùng làm cầu<br />
nối có hướng đi thẳng không gấp góc, không<br />
căng, không xoắn vặn. Tất cả các miệng nối đều<br />
được khâu bằng chỉ Prolene 8.0.<br />
Những trường hợp đầu chúng tôi sử dụng<br />
tuần hoàn ngoài cơ thể, không hạ thân nhiệt, liệt<br />
tim thuận chiều ngắt quãng. Những trường hợp<br />
sau đều được tiến hành không dùng tuần hoàn<br />
ngoài cơ thể, với bộ dụng cụ cố định tim của<br />
Guidant (gồm dụng cụ hút mỏm tim và dụng cụ<br />
hút cố định thành bên).<br />
Xương ức được khâu cố định như thường lệ,<br />
ngoài ra còn được khâu tăng cường bằng hai sợi<br />
chỉ thép theo chiều dọc một cách hệ thống cho<br />
tất cả các bệnh nhân.<br />
<br />
Theo dõi sau mổ<br />
Các bệnh nhân được tái khám định kỳ mỗi<br />
tháng sau mổ trong ba tháng đầu, sau đó mỗi ba<br />
tháng trong năm đầu. Các yếu tố ghi nhận khi<br />
tái khám: tử vong, triệu chứng lâm sàng, điều trị<br />
nội khoa, các lần nhập viện cấp cứu và các biến<br />
chứng có liên quan đến cuộc mổ. Bệnh nhân<br />
được khuyến khích chụp mạch vành hoặc chụp<br />
<br />
3<br />
<br />
MS-CT 64 để kiểm tra hệ thống cầu nối trong<br />
khoảng thời gian 3 đến 6 tháng sau mổ. Thời<br />
gian theo dõi lâu nhất mới được sáu tháng.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Từ tháng 4/2008 đến tháng 10/2008, 17 bệnh<br />
nhân được phẫu thuật bắc cầu mạch vành sử<br />
dụng hai động mạch ngực trong. Chúng tôi sử<br />
dụng hai động mạch ngực trong để làm tất cả<br />
<br />
các cầu nối cho 12/17 bệnh nhân. 5/17 bệnh nhân<br />
ngoài tất cả các cầu nối bằng động mạch ngực<br />
trong còn có thêm một cầu bằng động mạch<br />
quay (4 vào động mạch vành phải trước chỗ<br />
phân chia, một vào nhánh bờ tù). Gần đây khi đã<br />
quen với kỹ thuật, chúng tôi chỉ sử dụng hai<br />
động mạch ngực trong để làm tất cả các cầu nối.<br />
<br />
Hình 2: Kiểm tra sau mổ với MSCT-64 cho thấy các cầu nối thông tốt<br />
Đặc điểm bệnh nhân trước mổ<br />
Bảng 1<br />
Đặc điểm bệnh nhân trước mổ<br />
Tổng số<br />
Tuổi trung bình<br />
Nam<br />
Tiểu đường<br />
Cao huyết áp<br />
Hút thuốc lá<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
4<br />
<br />
18<br />
60,5 ± 8<br />
15<br />
5<br />
11<br />
10<br />
<br />
Rối loạn chuyển hóa lipid<br />
Tiền căn nhồi máu cơ tim<br />
Tiền căn can thiệp mạch vành qua da<br />
Tiền căn tai biến mạch máu não<br />
Bệnh mạch máu ngoại vi<br />
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính<br />
Suy thận mãn<br />
EuroSCORE<br />
<br />
8<br />
11<br />
4<br />
2<br />
2<br />
2<br />
1<br />
3,02 ± 1,2%<br />
<br />
Đặc điểm bệnh nhân trước mổ<br />
Hẹp thân chung<br />
Số lượng nhánh mạch vành bị hẹp<br />
Suy chức năng thất trái<br />
Đau thắt ngực ổn định<br />
Đau thắt ngực không ổn định<br />
Dùng clopidogrel trước mổ<br />
Dùng aspirin trước mổ<br />
Dùng enoxoparin trước mổ<br />
<br />
9<br />
70<br />
4<br />
9<br />
9<br />
13<br />
13<br />
8<br />
<br />
EuroSCORE: European System for Cardiac<br />
Operative Risk Evaluation<br />
Bảng 2<br />
Số liệu trong mổ (1) Có THNCT (n=4)<br />
Thời gian mổ<br />
Thời gian chạy<br />
THNCT<br />
Thời gian kẹp ĐMC<br />
Máu mất trong mổ<br />
<br />
215 ± 31 ph<br />
51 ± 9 ph<br />
<br />
Không THNCT<br />
(n=13)<br />
327 ± 42 ph<br />
<br />
46 ± 8 ph<br />
720 ± 240 ml<br />
<br />
Bảng 3<br />
Số liệu trong mổ (2)<br />
ĐMNT T ĐMNT P ĐM quay<br />
Số miệng nối xa<br />
1<br />
7<br />
6<br />
5<br />
2<br />
11<br />
9<br />
3<br />
3<br />
Tổng số miệng nối xa<br />
29<br />
38<br />
5<br />
Nhánh xuống trước trái<br />
18<br />
Nhánh chéo<br />
11<br />
Nhánh bờ tù hoặc nhánh chéo<br />
24<br />
1<br />
ĐM vành P, nhánh P kéo dài<br />
12<br />
4<br />
hoặc nhánh xuống sau<br />
<br />
Trung bình mỗi bệnh nhân được ghép 3,94<br />
cầu nối toàn động mạch, trong đó 3,62 cầu nối<br />
bằng hai động mạch ngực trong.<br />
Bảng 4<br />
Số liệu trong hồi sức<br />
Thời gian thở máy (giờ)<br />
Thời gian nằm tại hồi sức (ngày)<br />
Tỷ lệ tử vong<br />
Mổ lại<br />
Tỷ lệ tai biến<br />
Nhồi máu cơ tim<br />
Co thắt cầu nối ĐM quay<br />
Suy tim<br />
Rung nhĩ<br />
Tràn máu MP<br />
Viêm phổi<br />
<br />
0<br />
0<br />
1<br />
1<br />
1<br />
3<br />
1<br />
2<br />
<br />
Chưa xảy ra nhiễm trùng vết mổ hay viêm<br />
trung thất.<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
Chưa xảy ra tai biến mạch máu não sau<br />
phẫu thuật.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Kỹ thuật mổ bắc cầu mạch vành có rất nhiều<br />
thay đổi kể từ các trường hợp phẫu thuật bắc<br />
cầu đầu tiên trên thế giới cách nay trên 40 năm.<br />
Các cải tiến kỹ thuật đều nhằm đến mục đích<br />
cuối cùng và quan trọng nhất là giúp kéo dài<br />
càng lâu càng tốt thời gian sống không có triệu<br />
chứng, không có các biến cố về mạch vành và<br />
không cần phải can thiệp mạch vành lại. Việc sử<br />
dụng cầu nối từ động mạch ngực trong trái vào<br />
nhánh xuống trước trái, và sau đó là các cố gắng<br />
sử dụng thêm các loại cầu nối động mạch khác<br />
để làm giảm thiểu số lượng cầu nối bằng tĩnh<br />
mạch hiển đã làm cải thiện rõ rệt tỷ lệ sống còn<br />
của bệnh nhân bắc cầu mạch vành(13,22,24,28). Do<br />
cấu trúc thành mạch đặc biệt, hầu như không<br />
bao giờ có tổn thương xơ vữa, rất ít co thắt trong<br />
và sau mổ, động mạch ngực trong là vật liệu làm<br />
cầu nối lý tưởng, có tỷ lệ thông suốt rất cao qua<br />
theo dõi lâu dài sau mổ.<br />
Tuy nhiên việc chỉ sử dụng động mạch ngực<br />
trong làm tất cả các cầu nối để tái tưới máu toàn<br />
bộ cho bệnh nhân hẹp nhiều nhánh mạch vành<br />
gặp một số trở ngại về mặt lý luận (vấn đề lưu<br />
lượng của cầu nối, vấn đề tăng tỷ lệ nhiễm trùng<br />
xương ức) về mặt kỹ thuật (chiều dài giới hạn<br />
của hai động mạch ngực trong không đủ để có<br />
thể làm tất cả các cầu nối).<br />
Thời gian gần đây có nhiều nghiên cứu,<br />
trong đó có các nghiên cứu đa trung tâm với số<br />
lượng bệnh nhân lớn xác nhận việc sử dụng cả<br />
hai động mạch ngực trong làm cầu nối cho kết<br />
quả dài hạn tốt hơn sử dụng một động mạch<br />
ngực trong. Đặc biệt nhiều nghiên cứu chứng<br />
minh việc sử dụng hai động mạch ngực trong để<br />
làm tất cả các cầu nối là khả thi và cho kết quả<br />
lâu dài rất tốt(1,9,12,18,19)<br />
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm<br />
bước đầu đánh giá tính khả thi của phương<br />
pháp cũng như tỷ lệ tai biến và tử vong. Qua 16<br />
<br />
5<br />
<br />