Tâm bệnh
lượt xem 57
download
Tâm bệnh hoặc bệnh tâm lý là các rối loạn về chức năng của não bộ, gây ra những thay đổi về suy nghĩ, nhận biết, tâm trạng, tính tình hoặc hành vi của người bệnh. Các thay đổi này không phù hợp với quan niệm bình thường của mọi người. Trong đa số các trường hợp, triệu chứng của bệnh đều tạo ra nhiều khó khăn cho sức khỏe, đời sống và khả năng làm việc của con người.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tâm bệnh
- TÂM BỆNH Bác sĩ Nguyễn Ý Đức (Câu Chuyện Thầy Lang) Tâm bệnh là gì? Tâm bệnh hoặc bệnh tâm lý là các rối loạn về chức năng của não bộ, gây ra những thay đổi về suy nghĩ, nhận biết, tâm trạng, tính tình hoặc hành vi của người bệnh. Các thay đổi này không phù hợp với quan niệm bình thường của mọi người. Trong đa số các trường hợp, triệu chứng của bệnh đều tạo ra nhiều khó khăn cho sức khỏe, đời sống và khả năng làm việc của con người. Tâm bệnh đã được biết tới từ nhiều ngàn năm về trước nhưng sự điều trị chưa hữu hiệu lắm. Ngày nay, sự tiến bộ của y khoa học đã giúp hiểu rõ hơn về nguyên nhân của bệnh và các phương thức điều trị. Do đó, đa số người mắc bệnh đã sẵn sàng tìm kiếm điều trị, giúp đỡ. Tâm bệnh và bệnh Thần kinh có giống nhau không? Hai nhóm bệnh đều có nhiều điểm khác nhau nhưng có liên hệ chặt chẽ với nhau. Trong bệnh thần kinh có tổn thương thực thể tại các phần khác nhau của hệ thần kinh như não bộ, tủy sống, dây thần kinh ngoại vi. Người bệnh ít có các hành vi kỳ dị, ý nghĩ bất bình thường nhưng có thể tê liệt nửa người, khó khăn đi đứng, ăn nói... Trong tâm bệnh, các tổn hại thực thể của hệ thần kinh không rõ rệt. Ða số các dấu hiệu bệnh là do rối loạn chức năng của não. Bệnh nhân có thể đi lại bình thường nhưng tâm trạng, hành vi, suy nghĩ của họ đều khác thường. Tâm Bệnh còn được gọi bằng từ “Bệnh Tâm Thần”. Tuy nhiên, khi nói tới “Bệnh Tâm Thần” thì nhiều người hiểu là bệnh Điên. Cho nên các nhà chuyên môn tâm lý học đề nghị danh từ “Tâm Bệnh”, tiếng Anh là “Mental illness” và tiếng Pháp là “Maladie Mentale”. Nguyên nhân nào gây ra tâm bệnh? Nguyên nhân đích thực gây ra một số bệnh tinh thần chưa được biết rõ. Tuy nhiên đa số bệnh là do sự phối hợp của nhiều yếu tố khác nhau, như là: -Sự mất thăng bằng của một vài hóa chất đặc biệt ở não bộ -Di truyền -Ảnh hưởng xấu lên thai nhi khi mẹ có thai hoặc khi sinh đẻ -Tổn thương não bộ vì nhiễm vi khuẩn, chấn thương... -Yếu tố tâm lý như biến cố đau thương, mất mát, bị bạc đãi, lạm dụng, căng thẳng... -Ảnh hưởng hóa chất như lạm dụng thuốc, rượu, do ô nhiễm môi trường... Có bao nhiêu loại Tâm bệnh? Tâm bệnh được phân chia ra làm nhiều loại tùy theo những triệu chứng mà người bệnh diễn tả và các dấu hiệu do quan sát phát hiện. Sau đây là các tâm bệnh thường thấy: -Rối loạn về tâm trạng như bệnh trầm cảm, bệnh lưỡng cực -Lo âu như bệnh hoảng loạn, ám ảnh tự kỷ, ám ảnh sợ hãi -Bệnh liên quan tới nghiện rượu, thuốc cấm, nicotine, caffein -Bệnh rối loạn tinh thần như tâm thần phân liệt -Rối loạn nhận thức như sa sút trí tuệ, mê sảng -Rối loạn hành vi, bạo động, đập phá, lạm dụng -Rối loạn về phát triển như Chậm phát triển trí tuệ Xin cho biết các dấu hiệu chính của Tâm bệnh Rối loạn tinh thần được biểu lộ bằng một số dấu hiệu mà người khác có thể quan sát thấy
- hoặc các triệu chứng mà bệnh nhân diễn tả. Ðó là: 1- Tâm trạng buồn - Lúc nào người bệnh cũng có vẻ buồn chán, ít cười nói, hay khóc thầm 2- Thay đổi tính tình Người bệnh hay cáu kỉnh, bực bội, giận dỗi, than phiền, gây gổ với mọi người 3- Giảm quan tâm đến mọi sự việc và mọi người Bệnh nhân không còn thích thú và tham gia các sinh hoạt thường lệ, thích sống một mình, tránh các sinh hoạt xã hội, bỏ hoạt động tình dục, nằm lì trong giường, không coi TV, nghe radio, không muốn ra khỏi nhà, bỏ học, bỏ sở làm... 4- Lên cân hoặc xuống cân Từ chối ăn uống hoặc ăn quá nhiều, tăng hoặc giảm ký, dấu thức ăn... 5- Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều - Thường thường họ khó đi vào giấc ngủ, thức dậy quá sớm, thức giấc giữa đêm, ngủ nhiều ban ngày, nằm thu mình co ro ở góc nhà, hành lang. Một số người lại hay ngủ quá nhiều vào ban đêm. 6- Thay đổi tác phong, dáng điệu Họ đi đứng chậm chạp, giảm sinh lực, ít nói hoặc nói nhát gừng, tiếng một. 7- Mệt mỏi, hay nẳm vật nằm vạ, ngồi yên một chỗ, không chịu đi ra ngoài, không chăm sóc vệ sinh cá nhân, hay than phiền đau đầu, nhức mình mẩy. 8- Cảm thấy trở thành vô dụng, không có giá trị, cho là mình xấu xa, bất bình thường 9- Giảm khả năng suy nghĩ, không sáng suốt, hay quên, kém tập trung, dễ bị chia trí. 10- Nghĩ tới chuyện ma chay, chết chóc, dọa và có ý định tự tử, tự hủy hoại thân xác 11- Có dấu hiệu hoang tưởng, tin là có mà thực ra không có; có ảo giác, ảo tưởng như nghe các âm thanh hoặc nhìn thấy sự vật vô hình. Dấu hiệu thay đổi tùy theo loại bệnh. Nếu có một hay nhiều triệu chứng kể trên, nên tới các nhà chuyên môn để được giúp đỡ, nhất là khi các triệu chứng đó gây ra ảnh hưởng không tốt cho sinh hoạt hàng ngày. Nhận ra bệnh sớm và được trị liệu ngay, các thay đổi khó khăn này có thể hết đi. Tâm bệnh có chữa được không? Bệnh có thể chữa được bằng dược phẩm và các phương thức trị liệu khác. Nói là chữa được mà sao nhiều người không chịu đi chữa? Có nhiều lý do khiến người bị bệnh tinh thần, đặc biệt là đối với người Mỹ gốc Á châu, ít đi các nhà chuyên môn điều trị vì: - không muốn bộc lộ cho người khác về chuyện tình cảm của mình, - bản chất chịu đựng, vì e ngại người khác biết chuyện riêng tư của mình - cho rằng mắc tâm bệnh là điên khùng, là xấu, là yếu đuối - sợ bị cô lập trong bệnh viện tâm trí - không tin ở cách thức trị liệu hiện có - giới hạn khả năng Anh ngữ, không diễn tả được bệnh nên ngần ngại tới các nhà chuyên môn Ai có thể chữa được Tâm bệnh? Các nhà chuyên môn sau đây là những người đóng góp vào việc điều trị và tư vấn, giải tỏa các rối loạn của bệnh nhân. Công việc của mỗi người có khác nhau nhưng tập trung đều là để phục hồi sức khỏe của người bệnh. 1-Bác sĩ Thần Kinh Tâm Trí (Psychiatrist). Ðây là một y khoa bác sĩ có thêm ít nhất 4 năm huấn luyện chuyên môn về tâm bệnh lý, sau khi hoàn tất chương trình đại học y khoa. Các bác sĩ này có thể khám và chẩn đoán tất cả các loại tâm bệnh, biên toa cho thuốc, áp
- dụng tâm lý trị liệu và nhận bệnh nhân vào bệnh viện để điều trị. Có bác sĩ chuyên về bệnh tâm lý của trẻ em, người cao tuổi, lạm dụng thuốc rượu và bác sĩ tâm lý tổng quát. 2-Nhà tâm lý học (Psychologist). Ðây là các nhà chuyên môn nghiên cứu khoa học về tâm lý, có học vị tiến sĩ nhưng không phải về y khoa. Họ được huấn luyện về đánh giá, trắc nghiệm tâm lý, tư vấn, điều trị tâm bệnh bằng lời nói với cá nhân hoặc một nhóm bệnh nhân. Họ làm việc tại trung tâm tư vấn, bệnh viện, trường học hoặc tại phòng điều trị tư. 3-Ðiều dưỡng tâm lý (Psychiatric nurse). Những chuyên viên y tế này đã được huấn luyện về cách phòng chống, điều trị và phục hồi khả năng cho bệnh nhân tâm lý. Họ thực hiện trị liệu cá nhân, nhóm hoặc với thân nhân người bệnh tại trung tâm tư vấn, bệnh viện, trường học, các trung tâm xã hội... 4-Chuyên viên xã hội (Social Worker). Là các nhà chuyên môn đã được huấn luyện về tâm lý trị liệu, có thể tư vấn từng người, đôi vợ chồng hoặc từng nhóm bệnh nhân. Họ cũng hướng dẫn bệnh nhân về các vấn đề liên quan tới chính quyền, cộng đồng và các cơ sở tư nhân khác 5-Chuyên viên hỗ trợ (Case Managers and Outreach Workers). Các chuyên viên này hành động như người tranh đấu và tư vấn cho bệnh nhân giải quyết các vấn đề phức tạp trong hệ thống y tế, giới thiệu người đang bị bệnh trầm trọng, không nhà ở, không lợi tức... tới các cơ quan chính quyền, cộng đồng để được giúp đỡ trong cuộc sống. Ðôi khi, họ cũng tranh đấu để bảo vệ quyền lợi của người bệnh. Ngoài ra còn các chuyên viên khác như âm nhạc trị liệu, giải trí, hướng dẫn nghề nghiệp ... cũng có vai trò hỗ trợ cho việc trị bệnh tâm lý. Bệnh có chữa được bằng dược phẩm không? Có nhiều loại thuốc chuyên biệt để chữa từng loại tâm bệnh. Các thuốc này rất công hiệu nhưng cũng có một số tác dụng phụ không muốn. Do có bệnh nhân cần dùng thuốc theo chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý gia giảm liều lượng hoặc ngưng thuốc Chữa tâm bệnh ở đâu? - Có nhiều cơ sở công hoặc tư nhân chữa tâm bệnh như tại bệnh viện, trung tâm bệnh tâm lý, phòng mạch các nhà chuyên môn tâm lý, phòng tư vấn tại các tổ chức y tế xã hội, các trung tâm sinh hoạt cộng đồng... Xin kể những ngộ nhận về tâm bệnh Một số ngộ nhận về tâm bệnh mà ta cần để ý như: Ngộ nhận 1. Người mắc tâm bệnh đều là điên khùng, nguy hiểm, cần phải nhốt riêng. Sự thực: Tâm bệnh không phải là điên, nguy hiểm như nhiều người thưởng nghĩ và họ không đáng để được nhốt riêng. Tuy nhiên, có một số người mắc bệnh tâm lý có thể có khó khăn ứng phó với các điệu kiện sống hàng ngày. Nếu khó khăn trở nên tột độ, họ có thể trở thành nguy hiểm cho chính họ và cho người khác. Chỉ trong trường hợp này họ mới cần ở riêng trong một thời gian ngắn. Ngộ nhận 2. Người mắc tâm bệnh không bao giờ trở lại bình thường. Sự thực: Với điều trị đúng đắn, giúp đỡ tận tình, bệnh nhân có thể trở lại bình thường và tiếp tục đời sống lành mạnh, sản xuất tốt như mọi người khác. Ngộ nhận 3. Chỉ nhìn vào mắt là biết người đó bị tâm bệnh. Sự thực: Mặc dù có nhiều dấu hiệu, triệu chứng khi một người mắc tâm bệnh, nhưng chẩn đoán bệnh không phải dễ dàng và cần có sự ước định của các nhà chuyên môn tâm lý. Ngộ nhận 4. Chỉ có mấy người điên mới đi bác sĩ chuyên về tâm bệnh học để khám và trị
- bệnh. Sự thực: Mọi người dù ở tuổi nào có khó khăn tinh thần đều có thể và đều nên đi bác sĩ chuyên khoa để được khám nghiệm điều trị. Tìm kiếm và nhận giúp đỡ là điều cần thiết và rất tốt, để tránh bệnh trầm trọng hơn. Ngộ nhận 5. Nếu ai nói đến tự hủy hoại thì chẳng bao giờ thực hiện Sự thực: Nói đến tự tử là điều quan trọng vì những người này thường có các dự định, kế hoạch rồi thực hiện việc tự hủy hoại. Vì thế, cần hỏi họ cho rõ ràng để phòng ngừa chuyện chẳng lành có thể xẩy ra. Kết luận Tâm bệnh là bệnh có thể chữa khỏi nếu chẩn đoán sớm, chữa đúng thầy, đúng thuốc Bác sĩ Nguyễn Ý Ðức, Texas-Hoa Kỳ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Vấn đề Tâm Bệnh ở Người Cao Tuổi
4 p | 199 | 48
-
NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN NẮM ĐƯỢC KHI LÀM VIỆC VỚI TRẺ EM CÓ KHÓ KHĂN TÂM LÝ
12 p | 146 | 25
-
Tâm Bệnh ở Người Cao Tuổi
7 p | 200 | 24
-
Bài giảng Tiền lâm sàng về kỹ năng lâm sàng - Chương 1: Tổng quan về huấn luyện kỹ năng lâm sàng, khám thi lâm sàng có cấu trúc mục tiêu và trung tâm bệnh viện mô phỏng
31 p | 97 | 11
-
5 loại bệnh nguy hiểm thường gặp về xương
5 p | 95 | 9
-
Quẳng gánh lo đi – Vì sao người ta dễ bệnh tâm thần?
5 p | 91 | 7
-
Dùng liệu pháp gien mới điều trị bệnh Alzheimer
6 p | 85 | 7
-
Tư Vấn Về Tâm Bệnh
8 p | 49 | 6
-
Những Vấn đề Tâm Bệnh ở Người Cao Tuổi
10 p | 81 | 5
-
Trẻ chậm phát triển tâm thần mức độ nhẹ: Khó phát hiện
3 p | 168 | 5
-
TỔNG QUAN TÂM BỆNH
11 p | 77 | 4
-
Các triệu chứng bệnh thoái hóa hoàng điểm mắt ở người cao tuổi
3 p | 90 | 3
-
Bài giảng Điện tâm đồ bệnh lý - ThS. Nguyễn Thế Quyền
25 p | 4 | 2
-
Bài giảng Bệnh cơ tim phì đại: cập nhật chẩn đoán và điều trị - PGS. TS. Phạm Nguyễn Vinh
43 p | 3 | 2
-
Bệnh tâm thần phân liệt
5 p | 2 | 2
-
Các rối loạn tâm thần khác do tổn thương và rối loạn chức năng não và bệnh cơ thể
6 p | 2 | 1
-
Kỹ thuật chăm sóc bệnh nhân có catheter tĩnh mạch trung tâm
11 p | 3 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn