TÂM HỒN CAO THƯỢNG<br />
Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/<br />
Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree<br />
Cộng đồng Google :http://bit.ly/downloadsach<br />
<br />
<br />
<br />
"TÂM HỒN CAO THƯỢNG", (nguyên tác Les grands coeurs) của văn hào Italia EDMOND DE AMICIS đã từng là cuốn sách gần như<br />
kim chỉ nam của nhiều thế hệ bạn đọc Việt Nam. Thời gian trôi đi, nhưng những gì tác giả gửi gắm qua từng bài học của thuở đầu<br />
đời về công ơn cha mẹ; về lòng yêu nước, thương người; về tình thầy trò, bè bạn, v.v... vẫn không bao giờ cũ, không bao giờ thừa!<br />
Những trang sách – những bài học này – không chỉ hữu ích cho những công dân tốt tương lai mà còn hết sức quí báu đối với đông<br />
đảo bạn đọc các giới, các ngành. "TÂM HỒN CAO THƯỢNG" là cuốn sách của các bạn trẻ, của mọi gia đình. Là món quà tặng ý<br />
nghĩa và hữu ích của các bậc cha mẹ và các bạn trẻ.<br />
<br />
Mục Lục<br />
1. Ngày khai trường<br />
2. Thầy giáo mới<br />
3. Một tai nạn<br />
4. Cậu bé miền Nam<br />
5. Bạn tôi<br />
6. Lòng hào hiệp<br />
7. Trên rầm thượng<br />
8. Học đường<br />
9. Lòng yêu nước của cậu bé thành Pađôva<br />
10. Em bé quét mồ hóng<br />
11. Người bán than và ông quý phái<br />
12. Mẹ tôi<br />
13. Học trò nghèo<br />
14. Ân nhân của bạn Nelli<br />
15. Em bé trinh sát<br />
16. Kẻ khó<br />
17. Tính khoe khoang<br />
18. Chú phó nề<br />
19. Quả cầu tuyết<br />
20. Các cô giáo trường tôi<br />
21. Thăm ông già bị nạn<br />
22. Chàng viết mướn thành Phirenzê<br />
23. Lòng biết ơn<br />
24. Thầy giáo phụ<br />
25. Đứa con người thợ rèn<br />
26. Phranti bị đuổi<br />
27. Chú lính đánh trống, người đảo Xarđenha<br />
28. Lòng ái quốc<br />
29. Bà mẹ anh Phơranti<br />
30. Chiếc xe hoả máy<br />
31. Một kẻ tù phạm<br />
32. Làm khán hộ cho cha<br />
33. Chú hề con<br />
34. Ngày cuối cùng hội Giả trang<br />
35. Những trẻ em mù<br />
36. Lớp học tối<br />
37. Đám đánh nhau<br />
38. Người tù số 78<br />
39. Trước ngày 14 tháng Ba<br />
40. Lễ phát phần thưởng<br />
41. Lòng cháu<br />
42. Chú phó nề trong phút hiểm nghèo<br />
43. Viện dục anh<br />
<br />
44. Thầy học cũ của cha tôi<br />
45. Kỳ dưỡng bệnh<br />
46. Bạn ta là thợ<br />
47. Bà mẹ anh Garônê<br />
48. Lòng nghĩa hiệp<br />
49. Hy sinh<br />
50. Một vụ hoả tai<br />
51. Quê người tìm mẹ<br />
52. Trường câm điếc<br />
53. Đi ngoài phố<br />
54. 32 độ<br />
55. Cha tôi<br />
56. Thú quê<br />
57. Cuộc phát thưởng cho thợ thuyền<br />
58. Lời cảm tạ<br />
59. Đắm tàu<br />
60. Trang cuối cùng của mẹ tôi<br />
<br />
THÁNG MƯỜI<br />
*<br />
<br />
Ngày khai trường<br />
Tại thành Torino (1), thứ hai, ngày 17<br />
<br />
Hôm nay là ngày khai trường. Mấy tháng hè đã thoáng qua như giấc mộng. Sáng nay, mẹ tôi<br />
đưa tôi vào trường Baretti để ghi tên lên lớp ba. Đi đường, óc tôi cứ vơ vẩn đến chốn thôn quê,<br />
lấy sự đi học làm ngại. Phố nào cũng thấy nhan nhản học trò. Hai hiệu sách lớn chật ních những<br />
phụ huynh vào mua sách vở, giấy, bút cặp da. Cửa trường đông nghịt những người, cảnh binh<br />
và người gác cổng phải khó nhọc mới mở được một lối vào.<br />
Vừa bước qua cổng trường thấy một bàn tay vỗ vào vai, tôi giật mình ngoảnh lại thì ra thầy<br />
giáo lớp hai tôi học năm ngoái, mái tóc đỏ hoe vẫn để rối, nét mặt vẫn tươi, thầy bảo tôi:<br />
<br />
– Enricô ơi! Thầy trò ta từ nay chia tay nhau nhỉ?<br />
Điều ấy, tôi đã nghĩ đến, nay thầy tôi lại nhắc, khiến tôi thêm chạnh lòng. Mẹ tôi và tôi phải<br />
chen chúc mãi mới vào được trong trường. Các ông, các bà sang trọng, các bà thường dân, thợ<br />
thuyền, sĩ quan, các cụ già, những đầy tớ, ai nấy đều một tay dắt trẻ, một tay cắp gói, đứng chặt<br />
phòng trú chân và ở trên thang gác. Cảnh tượng rất là náo nhiệt.<br />
Hôm nay, lại được trông thấy 7 phòng học ở từng dưới là nơi ròng rã ba năm trường, ngày<br />
nào tôi cũng lui tới, lòng tôi sung sướng vô cùng!<br />
Trên thềm, các cô giáo đi lại tới tấp. Cô giáo lớp một đứng ở cửa lớp, thấy tôi liền bảo:<br />
– Enricô ơi! Năm nay em học trên gác. Ít ra ta lại được nhìn em qua lại!<br />
Mẹ tôi đỡ lời:<br />
– Thưa cô, cháu sẽ đến thăm cô luôn.<br />
Chúng tôi chào cô rồi đi.<br />
Ông Hiệu trưởng, râu tóc bạc hơn năm ngoái, có vẻ bận rộn vội vàng, đang bị vây trong đám<br />
các bà, một số người thất vọng vì không còn chỗ cho con. Bạn tôi đi học đông đủ. Nhiều người<br />
coi lớn vọt lên. Ở từng dưới, việc chia lớp đã xong. Mấy trò em mới đến trường là lần thứ nhất,<br />
không chịu vào lớp, giật lùi như những con ngựa bất kham; người ta phải dùng sức lôi vào. Có<br />
em đã ngồi vào ghế rồi lại trốn ra, có em thấy cha mẹ thì tru lên khóc.<br />
Em trai tôi vào lớp cô Đencatri, còn tôi thì học thầy Perbôni ở trên gác.<br />
Đúng 10 giờ thì học trò lớp tôi đều vào cả; 54 người trong bọn, tôi nhận mãi mới thấy 15<br />
hay 16 bạn lớp cũ. Trông thấy tôi, anh Đêrôtxi, người học trò bao giờ cũng chiếm phần thưởng<br />
thứ nhất, liền ra hiệu mừng rỡ.<br />
So với rừng rậm và non xanh là những nơi tôi đã qua chơi mấy tuần lễ trước thì trường học<br />
coi bé nhỏ và buồn tênh!<br />
Hết nhớ cảnh lại nhớ người. Tôi nhớ thầy cũ tôi ở lớp hai, một ông thầy khoan từ và vui vẻ,<br />
bao giờ trông thấy tôi cũng mỉm cười. Tôi rất tiếc không được thấy thầy ở đây với bộ tóc hoe<br />
đỏ rối bù.<br />
<br />