intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tâm lý tuổi thiếu niên: Vì sao con thích nổi loạn?

Chia sẻ: Vũ Đỗ Hồng Nhung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

185
lượt xem
27
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Teen “ngoan” vẫn thích dạt nhà Chị Nguyễn Thị Hoa, mẹ em Trần Thành Trung, học sinh lớp 7 cho biết: Trước đây, con trai chị rất ngoan, chăm chỉ làm việc nhà giúp mẹ. Từ khi lên cấp 2, Trung đổi tính, thích thể hiện mình. Cách đây 5 ngày, chị Hoa phát hoảng khi thấy con trai về nhà với cái đầu nhuộm vàng hoe. Chị Hoa ra lệnh ngày hôm sau phải đi nhuộm tóc đen lại nhưng cu cậu không nghe. Bực mình, chị Hoa ra “tối hậu thư”: Nếu không nhuộm đen tóc lại thì...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tâm lý tuổi thiếu niên: Vì sao con thích nổi loạn?

  1. Tâm lý tuổi thiếu niên: Vì sao con thích nổi loạn? Teen “ngoan” vẫn thích dạt nhà Chị Nguyễn Thị Hoa, mẹ em Trần Thành Trung, học sinh lớp 7 cho biết: Trước đây, con trai chị rất ngoan, chăm chỉ làm việc nhà giúp mẹ. Từ khi lên cấp 2, Trung đổi tính, thích thể hiện mình. Cách đây 5 ngày, chị Hoa phát hoảng khi thấy con trai về nhà với cái đầu nhuộm vàng hoe. Chị Hoa ra lệnh ngày hôm sau phải đi nhuộm tóc đen lại nhưng cu cậu không nghe. Bực mình, chị Hoa ra “tối hậu thư”: Nếu không nhuộm đen tóc lại thì đừng về nhà, thế là Trung gọi cho cậu bạn học cùng xin sang ở nhờ vài bữa. Tương tự, Nam, 15 tuổi, bị mẹ cấm không được lên mạng chát chít vào giờ học buổi tối, đã dạt nhà ra hàng Internet ngồi lì cả đêm cho bõ cơn... thèm. Khi mẹ đến gọi về, Nam còn phụng phịu mặc cả với mẹ: Nếu không cho lên mạng ở nhà sẽ bỏ đi xa hơn để mẹ không tìm được.
  2. Còn Thắng, 15 tuổi, dạt nhà 2 đêm xuống Hà Nội ngủ bờ bụi để gây sức ép với bố mua chiếc xe đạp địa hình để đi học trong năm học tới. Theo PGS.TS Võ Thị Minh Chí, Viện Nghiên cứu Sư phạm (ĐH Sư phạm Hà Nội), cách đây khoảng 20 năm, theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, học sinh đầu bậc THCS, về phát triển cơ thể, không có gì khác so với trẻ cuối bậc tiểu học. Các em chỉ “lớn vọt” lên ở các năm tiếp theo. Nhưng đến nay, qui luật trên không còn tồn tại trong số đông trẻ em Việt Nam cả ở thành phố lẫn nông thôn. Bởi lẽ, tuổi dậy thì của các em đã được “kéo xuống” ở đầu bậc THCS (em trai thường chậm hơn em gái 2 năm). Hiện tượng dậy thì – một hiện tượng sinh lý trong phát triển, nhưng liên quan đến biến đổi nội tiết - dễ dẫn đến các rối loạn, biến đổi trong đời sống tâm sinh lý của các em. Ở góc độ nội tiết, sự hoạt hóa của tuyến yên, tuyến sinh dục, tuyến thượng thận được tăng cường, dẫn đến sự tăng trưởng mạnh về chiều cao, trọng lượng cơ thể, các biểu hiện sinh dục phụ xuất hiện. Nhu cầu trong giao tiếp bạn bè, việc lĩnh hội các chuẩn mực và giá trị môi trường
  3. của thiếu niên cũng bắt đầu diễn ra. Trong quan hệ với cha mẹ, muốn thoát khỏi sự áp đặt quan điểm dẫn đến việc bỏ trốn khỏi nhà. Trẻ ham chơi, chán học Cũng theo PGS.TS Võ Thị Minh Chí, mặc dù cơ thể ở lứa tuổi thiếu niên có thể phát triển rất to cao, nhưng sự phát triển diễn ra chưa đồng bộ. Các em vẫn chưa là người lớn thực thụ về tất cả các chức năng trong cơ thể. Vì vậy, nhân cách vẫn phát triển theo kiểu “nhi tính”. Bác sĩ Lâm Xuân Điền - Giám đốc Bệnh viện Sức khỏe tâm thần TPHCM cho rằng, ở lứa tuổi “người lớn không ra người lớn, trẻ em không ra trẻ em” này thường khiến trẻ ngơ ngác, không hiểu được chính bản thân mình. Từ đó dễ có những suy nghĩ và hành vi lệch lạc... Về mặt học tập, TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội khoa học Tâm lý Giáo dục Hà Nội đánh giá, phần lớn trẻ trong lứa tuổi này thường có tư tưởng chán học, ham chơi. Trẻ trưởng thành hơn, bắt đầu suy nghĩ độc lập và luôn muốn thể hiện cái tôi cá nhân của mình. Nếu cha mẹ không
  4. nắm được tâm lý của trẻ, quan tâm trẻ thì trẻ rất dễ có tư tưởng “dạt nhà” do chán học. Vì vậy, khi trẻ bước vào tuổi dậy thì, cha mẹ cần đặt mình vào vị trí của con để có thể cảm thông với những gì trẻ nghĩ và làm, để từ đó có cách cư xử phù hợp. Khi trẻ có tâm lý “bất ổn”, cha mẹ hãy kìm chế, đừng vội đưa ra những lời trách cứ, trừng phạt con vì bị điểm kém và càng không nên đem con ra so sánh với các bạn bè trong lớp. Việc đó sẽ càng khiến trẻ có tâm lý chán nản hơn vì sự kỳ vọng của bố mẹ quá lớn. Cha mẹ nên giúp con cảm thấy mình là đồng minh, sẽ dễ dàng giúp con vượt qua được những khó khăn đang gặp phải ở trường. Sau đấy, cha mẹ cùng con lập kế hoạch học tập ở nhà. Nói chuyện với giáo viên chủ nhiệm để hai bên cùng suy nghĩ xem nên phải làm gì để trẻ tập trung hơn vào việc học hành. PGS.TS Võ Thị Minh Chí khuyến cáo, sự rối loạn thích nghi sẽ nảy sinh nếu những đứa trẻ này bị bắt buộc sinh hoạt theo một chế độ và giờ giấc nhất định, hoặc yêu cầu chúng phải đơn độc thực hiện các công việc
  5. buồn tẻ. Lúc này, trẻ dễ bị sa theo các nhóm bạn xấu, có hành vi chống đối xã hội. Mai Phương
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2