Tầm quan trọng của thương mại điện tử và digital marketing trong giai đoạn bình thường mới
lượt xem 2
download
Bài viết "Tầm quan trọng của thương mại điện tử và digital marketing trong giai đoạn bình thường mới" tập trung phân tích, đánh giá thực trạng và đưa ra đề xuất giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động này đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tầm quan trọng của thương mại điện tử và digital marketing trong giai đoạn bình thường mới
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP THÀNH PHỐ TẦM QUAN TRỌNG CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ DIGITAL MARKETING TRONG GIAI ĐOẠN BÌNH THƯỜNG MỚI Hồng Quý 1 Tóm tắt Nếu như trước giai đoạn Covid-19, Thương mại điện tử là thuật ngữ còn xa lạ với người tiêu dùng, thì trong giai đoạn bình thường mới (hậu Covid-19) đã trở nên phổ biến và quen thuộc với người dân. Vì vậy, doanh nghiệp thương mại điện tử có nhiều thời cơ và cơ hội vận dụng nhiều phương thức sử dụng công nghệ thông tin, áp dụng hoạt động Digital Marketing để “chạm” tới thói quen mua hàng của người dùng. Chính vì thế, để đánh giá và nhận thức được tầm quan trọng của Digital Marketing và Ecommerce trong giai đoạn bình thường mời thì tác giả đã tập trung phân tích, đánh giá thực trạng và đưa ra đề xuất giải pháp nhầm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động này đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Từ khóa: Digital Marketing, Thương mại điện tử, Covid-19, Bình thường mới. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong khoảng 5 năm gần đây có thể nói câu chuyện về “chuyển mình” thay đổi cách thức tiếp cận thị trường cũng như linh hoạt hình thức kinh doanh quả thực là một bài toán nan giải cho hầu hết các doanh nghiệp, đặc biệt là khi cả thế giới đang chạy đua trong công cuộc cách mạng thời đại 4.0. Tính đến tháng 1 năm 2022, theo nguồn của We are social & Hootsuite, khi dân số đạt 7,9 tỉ người thì đã có hơn 4.9 tỉ người (61.5%) trên tổng dân số sử dụng internet và đến 4.62 tỉ người dùng mạng xã hội. Trong năm 2021 toàn thế giới đã đạt doanh thu 5.2 nghìn tỉ đô la Mĩ và con số này được dự đoán sẽ tăng trưởng nhanh liên tục lên một tầm cao mới. Tuy nhiên, đứng trước những thành công đó, nền thương mại số ở nước ta ắc khó tránh khỏi những khó khăn. Đặc biệt hơn, khi Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ban hành Quyết định (15/05/2020) QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển Thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021 - 2025. Theo đó, mục tiêu phát triển quy mô thị trường Thương mại điện tử đến năm 2025 như sau: 55% dân số tham gia mua sắm trực tuyến, với giá trị mua hàng hóa và dịch vụ trực tuyến đạt trung bình 600 USD/người/năm; Doanh số TMĐT B2C (tính cho cả hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trực tuyến) tăng 25%/năm, đạt 35 tỷ USD, chiếm 10% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước. Từ những năm 2016 trở lại đây, hoạt động Digital Marketing nói chung và mạng xã hội nói riêng đã trở thành một kênh hỗ trợ Thương mại điện tử mới và hiệu quả với chi phí thấp, được các doanh nghiệp nhỏ và hộ kinh doanh cá thể đặc biệt quan tâm. Hoạt động có yếu tố Thương mại điện tử thông qua mạng xã hội đang ngày càng trở nên phổ biến, thậm chí các ông trùm lớn cũng bắt đầu nhúng tay vào việc “số hóa” doanh nghiệp của mình để thúc đẩy doanh thu và phù hợp với nhu cầu khách hàng. Từ tổng quan bức tranh trên có thể thấy, việc số hóa thương mại cũng như ứng dụng những công nghệ số vào thị trường đang là một nhu cầu tất yếu của doanh nghiệp toàn cầu. Nhằm mục đích thúc đẩy quản lý và tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế, các doanh nghiệp nhỏ lẻ, ở mọi ngành nghề cần hình dung được bức tranh thương mại, hiểu được và nhìn thấy được những thách 1 Giảng viên, Ngành Digital Marketing – Học viện Công nghệ thông tin và thiết kế VTC (VTCA), quyh@vtc.edu.vn 265
- MARKETING GIAI ĐOẠN BÌNH THƯỜNG MỚI thức Thương mại điện tử để từ đó tìm ra những giải pháp thực sự tối ưu cho doanh nghiệp của mình. Và bài viết dưới đây sẽ cung cấp một bức tranh tổng quan về sự phát triển của Thương mại Điện tử (Ecommerce) cũng như việc ứng dụng Digital Marketing vào quá trình “chuyển đổi số” thương mại và thông qua đó cũng nhìn ra những thách thức mà doanh nghiệp cần đối mặt để có thể phát triển bền vững trong giai đoạn bình thường mới. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1 Khái niệm về Ecommerce (Thương mại điện tử) Hiện nay, thuật ngữ Ecommerce (Thương mại điện tử) có rất nhiều định nghĩa ở nhiều tổ chức khác nhau. Theo Tố chức thương mại thế giới: “Thương mại điện tử (TMĐT) bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩn được mua bán và thành toán trên mạng internet, nhưng được giao nhận một cách hữu cả các sản phẩm được giao nhận cũng như những thông tin số hóa thông qua mạng internet”. Ngoài ra, Ủy ban Liên Hợp Quốc về Thương mại Quốc Tế (UNICITRAL) lại cho rằng: “TMĐT là các giao dịch thương mại dựa trên truyền dữ liệu các mạng truyền thông như internet” Như vậy, có thể nói thuật ngữ Thương mại điện tử cần được hiểu theo nghĩa rộng để bao quát ở các lĩnh vực hoạt động kinh tế, mua bán và dịch vụ thông qua điện tử số, internet. Trong phạm vi bài viết, tác giả sử dụng định nghĩa TMĐT là bao gồm hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ qua phương tiện điện tử, giao nhận, thanh toán trực tuyển, đặt chỗ trực tuyến, mua sắm quần áo phụ kiện và thậm chỉ cả nhu yếu phẩm hàng ngày. Thương mại điện tử giúp dễ dàng hóa việc mua sắm và thanh toán, thậm chí theo đánh giá của người dùng nó việc này còn tạo tâm lý dễ chịu hơn việc ghé thăm các gian hàng, cửa hàng thực tế. 2.1.2 Khái niệm về Digital Marketing Trong các tài liệu đã chỉ ra hiện nay có 2 quan điểm về marketing nói chung và digital marketing nói riêng. Đó là quan điểm lấy khách hàng làm trung tâm và quan điểm lấy doanh nghiệp và các bên liên quan làm trung tâm. Về quan điểm đầu tiên, người mệnh danh là “cha đẻ” của marketing - Philip Kotler (2002) và Kotler & Keller (2012, 2016) cho rằng: “Digital marketing là quá trình lập kế hoạch sản phẩm, giá, phân phối và xúc tiến sản phẩm, dịch vụ và ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của tổ chức và cá nhân dựa trên các phương tiện điện tử và Internet”. Phát triển từ quan điểm này thì tác giả Francesca Brosan (2012) cho rằng “Digital Marketing đã thay đổi từ các phương thức marketing lấy người dùng là mục tiêu tạo ra một hình thức trải nghiệm với sự tương tác mạnh mẽ của người tiêu dùng”. Quan điểm này phát triển hơn là tạo ra cho người dùng tận hưởng các sức mạnh của các công cụ digital marketing nhằm thỏa mãn nhu cầu của người dùng. Bên cạnh đó, rất nhiều tài liệu, sách định nghĩa về Digital Marketing. Tuy nhiên, để hiểu rõ thì nên định nghĩa thuật ngữ “Digital”. Theo Caddell (2013) cho biết thuật ngữ “Digital” có nghĩa gốc là kỹ thuật số, là nền tảng kết hợp tất cả các phương tiện trực tuyến cho phép người dùng tự trải nghiệm, đồng thời giúp doanh nghiệp có thể kết nối và tương tác với khách hàng, từ đó lặp lại các thông điệp và hình thành mối quan hệ khách hàng. Bên cạnh đó, quan điểm thứ 2, theo hiệp hội American Marketing Association (2013) cho rằng: “Digital Marketing là lĩnh vực hoạt động kinh doanh gắn liền với dòng vận chuyển sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng, trên cơ sở ứng dụng CNTT và Internet”. Cho đến năm 2016, Lamberton và Stephen đã đưa ra khái niệm: “Digital Marketing là tổng thể các chiến lược mà doanh nghiệp triển khai trên nền tảng CNTT trực tuyến nhằm tiếp cận người tiêu dùng và các bên liên 266
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP THÀNH PHỐ quan, có tính tương tác cao, tập trung và có khả năng đo lường được”. Trong bối cảnh hiện nay, quan điểm thứ nhất hay thứ hai đều có những cơ sở lý luận và gắn với mỗi giai đoạn phát triển của công nghệ và xã hội. Vì thế, trong bài báo này, tác giả sẽ dùng sự dung hòa của 2 quan điểm để có góc nhìn bao quát và rộng hơn để đánh giá vấn đề: digital marketing hay marketing kỹ thuật số là quá trình kết hợp giữa doanh nghiệp, khách hàng và các bên liên quan, các đối tác tích hợp trên các nển tảng trực tuyến, có khả năng đo lường nhằm hình thành, trao đổi, truyền tải đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Từ định nghĩa trên có thể, ta có thể thấy được tầm quan trọng và sự tương trợ lẫn nhau của Digital Marketing đối với “cuộc chiến” điện tử hóa thương mại giao thương. Digital Marketing và Thương mại điện tử đều ra đời và phát triển dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại của nhân loại. Nếu Digital là một phương thức truyền thông tin lan tỏa nhanh thì Thương mại điện tử là một phương thức kinh doanh hiện đại. Khi người dùng đang dần chuyển đổi hình thức tiếp cận thông tin sản phẩm từ các hình thức truyền thống sang hình thức trực tuyến thì Thương mại điện tư là cách để họ chuyển đổi từ hành vi tiếp cận thông tin sang hành vi mua bán trực tuyến nhanh và gọn. Có thể nói, sự phát triển của Digital Marketing và Thương mại điện tử đã tạo nên một cục diện thương mại thế giới mới, lầ cầu nối giữa thông thương mua bán trong và ngoài nước song cũng là thách thức để doanh nghiệp nắm bắt và bùng nổ. Trong những năm qua xu hướng này đang được hưởng ứng rất tốt tại thị trường Việt Nam, Vì vậy, cách doanh nghiệp cần nhìn nhận một cách chính xác về thị trường và đưa ra những chiến lược, sử dụng công nghệ hiệu quả để bắt kịp xu hướng thị trường thương mại điện tử trong hiện tại và tương lai. 2.1.3 Quan niệm về bình thường mới Theo Nguyễn (2022): “Bình thường mới” hiểu đơn giản là những điều khác với những cái cũ. Có thể là những điểm mà trước đây mọi người cho là bất bình thường thì nó sẽ trở nên bình thường. Hoặc cũng có thể là những điều mà trước đây, chúng ta đang phấn đấu để thực hiện thì nay, điều kiện mới bắt buộc chúng ta phải thực hiện nó nhanh hơn, vì nếu không thực hiện, sẽ không thể tồn tại trong thời đại mới. Dịch bệnh đã thay đổi về cấu trúc xã hội. Thay đổi này giống như một thời kỳ mới, không phải thay đổi nhất thời. “Bình thường mới” không phải cái gì cao xa, mà nó là những gì diễn ra xung quanh, từ chính trị ngoại giao, an ninh quốc phòng, kinh tế xã hội, đời sống sản xuất, cách thức tiêu dùng, cách thức sống, y tế, giáo dục… làm sao để thích ứng và phát triển. Khi mình xác định được các yếu tố, sẽ có cách ứng phó. Giai đoạn “bình thường mới” đó là khi cuộc sống đòi hỏi con người, xã hội và từng doanh nghiệp phải rất năng động, linh hoạt, khả năng chống chịu và thích ứng. Những yếu tố đó kết hợp với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 nên cách thức tổ chức sản xuất thay đổi, cấu trúc sản xuất thay đổi, cách thức tiêu dùng, cách thức sống thay đổi, chuyển sang số hóa nhiều hơn, online nhiều hơn. 2.2 Phương pháp nghiên cứu Tác giả tham khảo chủ yếu nguồn thông tin thứ cấp thu thập từ các tài liệu sách, tạp chí, luận văn và các bài báo cáo khoa học chuyên đề, thông qua việc tổng hợp và phân tích tài liệu, bài viết nói lên tầm quan trọng của hoạt động Digital Marketing và Ecommerce trong giai đoạn bình thường mới (hậu dịch bệnh Covid-19). 3. THỰC TRẠNG 3.1 Sự phát triển của Digital Marketing và Ecommerce trong giai đoạn Covid 19 Thời gian đầu khi dịch bùng nổ, đã không ít doanh nghiệp trao đảo, thậm chí tệ hơn là phá sản. Theo báo cáo “Triển vọng cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2020” do Trung tâm 267
- MARKETING GIAI ĐOẠN BÌNH THƯỜNG MỚI Thương mại quốc tế Geneve (Thụy Sỹ) công bố, đã có hơn 55% doanh nghiệp chịu tác động của đại dịch, trong đó khoảng 40% doanh nghiệp lớn và 2/3 doanh nghiệp vừa và nhỏ đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh; khoảng 1/5 doanh nghiệp nhỏ có rủi ro phá sản trong vòng 3 tháng. Ngành dịch vụ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, nhất là lĩnh vực liên quan đến khách sạn và ăn uống; đã có tới 93 quốc gia và khu vực đã áp dụng các biện pháp cấm hoặc hạn chế xuất khẩu tạm thời, bao gồm cả các sản phẩm y tế và thực phẩm; 105 quốc gia cũng đã áp dụng các biện pháp tạm thời về nhập khẩu các sản phẩm, hàng hóa cần thiết. (Nguyễn Ngọc Tú, 2020) Theo khảo sát của công ty tư vấn về quản lý McKinsey đã công bố ngày 22-9: hơn 50% số doanh nghiệp vừa và nhỏ (SOEs) với khả năng tạo ra 2/3 công việc cho người lao động ở Châu Âu có nguy cơ đóng cửa trong vòng 12 tháng tới. (Hồng Vân, 2020). Đứng trước báo động đỏ ấy, các doanh nghiệp bắt buộc phải chuyển đổi cơ cấu kinh doanh để thoát khỏi sự ảnh hưởng tiêu cực quá lớn này. Các doanh nghiệp và người tiêu dùng ngày càng “chuyển sang kĩ thuật số”, các hoạt động cung cấp và mua hàng hóa cũng như dịch vụ trực tuyến ngày càng phổ biến hơn, nâng tỷ lệ thương mại điện tử trong thương mại bán lẻ toàn cầu từ 14% (2019) lên 17% trong năm 2020. (COVID-19 và Thương mại điện tử: Đánh giá toàn cầu , của UNCTAD và eTrade). Shamika N.Sirimanne, chuyên gia của UNCTAD cho biết “Các quốc gia khai thác tiềm năng của thương mại điện tử sẽ có lợi thế hơn từ thị trường toàn cầu trong giai đoạn số hóa này, trong khi những quốc gia còn lại chắc chắn sẽ lâm vào nguy cơ tụt hậu” Nhìn nhận một cách khách quan, nếu giai đoạn tiền Covid thương mại Việt còn “mơ màng”, chưa nhận định được vấn đề cấp thiết, thì Giai đoạn Covid đã là một tiếng súng kích cho doanh nghiệp gấp rút thay đổi cục diện. Tiếp cận và xúc tiến nhanh quá trình “chuyển đổi số”. Có thể nói “bùng dịch” không hẳn là một bế tắt mà nó chính là “cơ hội” để toàn cầu bước lên một tầm cao mới của công nghệ trí tuệ nhân tạo, nâng cấp mọi trải nghiệm của khách hàng và tối ưu hóa mọi vấn đề liên quan trên nền tảng số hóa, kỹ thuật số. 3.2 Sự “chuyển mình” của Digital Marketing và Ecommerce trong giai đoạn bình thường mới: Theo báo VnEconomy, Thạc sĩ Ngô Tấn Vũ Khang đã nói năm 2021, sự phát triển của sàn TMĐT rất đáng mừng, và nó sẽ còn tiến triển hơn nữa trong những năm tới. Có thể nói rằng trong bôi bảnh bình thường mới sắp tới đây, Sàn TMĐT cũng sẽ thay đổi toàn bộ cục diện để duy trì và tăng trưởn phát triển và chắc chắn sẽ đối mặt với không ít thách thức. Tại khu vực Đông Nam Á, đại diện của Google, Temasek cho rằng: Thị trường Việt Nam đang đứng ở đà phát triển, tăng 16% và đạt quy mô trên 14 tỷ USD. Trong đó lĩnh vực bán lẻ hàng hóa tăng 46%, gọi xe và đồ ăn công nghệ tăng 34%, tiếp thị giải trí và trò chơi trực tuyến tăng 18% (riêng lĩnh vực du lịch trực tuyến giảm 28%) Báo cáo này cũng dự đoán tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2020 – 2025 là 29% và dự kiến 2025 quy mô thương mại Việt Nam đạt 52 tỷ USD. Theo Sách trắng năm 2022 do Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) công bố cho thấy, quy mô thị trường bán lẻ thương mại điện tử của Việt Nam dự báo sẽ tăng trưởng ở mức 20% trong năm 2022, đạt khoảng 16,4 tỷ USD. Ước tính có khoảng 57 triệu đến 60 triệu người Việt Nam tham gia mua sắm trực tuyến với giá trị mua sắm bình quân đầu người 260-285 USD. Trong báo cáo e-Conomy 2022 từ Google, Temasek và Bain & Company, năm 2022, nền kinh tế số của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á với tổng giá trị hàng hóa dự kiến tăng 28%, từ 18 tỷ USD năm 2021 lên 23 tỷ USD năm 2022. Với mức tăng trưởng 31% trong giai đoạn 2022 - 2025. Nền kinh tế số Việt Nam sẽ đạt mức 49 tỷ USD vào năm 2025 và đạt mốc kỷ lục từ 120-200 tỷ USD vào năm 2030. 268
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP THÀNH PHỐ Hình: Báo cáo nền kinh tế số Đông Nam Á đi sâu vào các xu hướng trong năm lĩnh vực chính, gồm: thương mại điện tử, truyền thông trực tuyến, vận chuyển & thực phẩm, và dịch vụ tài chính số (DFS) (Nguồn: Báo cáo nền kinh tế số Đông Nam Á lần thứ 7 do Google, Temasek và Bain & Company thực hiện) Trong Báo cáo “Thay đổi hành trình mua sắm tại Đông Nam Á: Từ nhu cầu tìm kiếm đến trải nghiệm nhận hàng” do Lazada thực hiện vào tháng 9/2022 cho thấy, 76% người tiêu dùng Việt Nam mua sắm mỗi tháng một lần trên thương mại điện tử, 83% người dùng Việt Nam có thói quen tìm kiếm sản phẩm trực tiếp trên các sàn thương mại điện tử, 50% các đơn hàng trên thương mại điện tử ở Việt Nam được mua mà không có dự tính. Điều này ngầm khẳng định sự thay đổi hành vi mua sắm cửa người tiêu dùng cũng như các sàn thương mại điện tử cũng như tiếp thị số dần trở thành công cụ đắc lực. Trong tương lai gần, sàn thương mại điện tử số sẽ là mảnh đất màu mỡ cho doanh nghiệp khai thác. Đặc biệt là trong giai đoạn bình thường mới, các doanh nghiệp càng cần phải nắm bắt cơ hội và thích ứng thời cuộc một cách tốt nhất. Hiện nay các mô hình thương mại áp dụng công nghệ thông tin và kỹ thuật số đang được phần lớn doanh nghiệp triển khai, chẳng hạn như: Mô hình kinh doanh truyền thống: doanh nghiệp phân phối trực tiếp sản phẩm đến khách hàng thông qua các đại lí cửa hàng sẽ được bổ trợ đặc lực bởi website, sàn TMĐT mà không cần quá nhiều chi phí cho kênh phân phối Sử dụng công nghệ AI (Artifical Intelligent) - trí thông minh nhân tạo sẽ dần được áp dụng và khai thác triệt để, để tìm kiếm khách hàng, phân tích xu hưởng tiêu dùng và mở rộng phạm vi bán hàng. Các nền tảng sàn thương mại số như Lazada, Shopee, Tiki,.. ngày càng phát triển giúp người dùng tăng nhu cầu mua sắm và tìm kiếm thông tin, ngoài ra còn mang đến những trải nghiệm gần gũi hơn. Cuộc đua Digital Marketing trở nên cạnh tranh hơn bao giờ hết. Người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận với sản phẩm nhu cầu, ngoài ra tương tác với dịch vụ và sản phẩm. Công ty quảng cáo quốc tế Dentsu (Nhật Bản) đưa ra dự đoán quảng cáo kỹ thuật sô' sẽ chiếm một nửa tổng chi tiêu cho quảng cáo của các doanh nghiệp vào năm 2021, với tổng mức chi tiêu dự kiến là 284 tỷ USD. 269
- MARKETING GIAI ĐOẠN BÌNH THƯỜNG MỚI - Mua bán và sáp nhập (M&A): đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, cải thiện tỷ suất lợi nhuận và rút ngắn con đường dẫn đến lợi nhuận cho doanh nghiệp. Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp đặc biệt là giữa các công ty có các thế mạnh bổ sung cho nhau, cho phép các trang thương mại điện tử tăng cường thị phần, đồng thời tận dụng cơ sở hạ tầng, nguồn lực tài chính và con người. - Đa dạng kênh mua sắm: Nhu cầu kế hợp mua sắm truyền thống và thương mại ngày càng gia tăng, doanh nghiệp đối mặt với việc chuyển đổi linh hoạt giữa 2 hình thức cùng với việc đa dạng hóa phương thức thanh toán mang lại trải nghiệm tốt, thoải mái cho khách hàng Trước sự phát triển của Digital Marketing và Ecommerce, ông Đặng Hoàng Hải- Cục trưởng Cục thương mại điện tử và Kinh tế số cho biết, trong thời gian tới đây sẽ tiếp tục mở rộng các gian hàng Việt trực tuyến quốc gia, tổ chức đào tạo, huấn luyện về thương mại điện tử cho các doanh nghiệp. Trong năm 2022, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số sẽ đẩy mạnh phát triển thương mại đi đôi với hoàn thiện hệ thống thanh toán điện tử cũng như các hoạt động liên quan Logistic… tạo môi trường mua sắm, giao thương sôi nổi đầy tiềm năng. Có thể xem như, giai đoạn dịch bệnh Covid-19 chính là chất “xúc tác” để thương mại Việt Nam phát triển hơn và sánh bước cùng các cường quốc, chúng ta tự hào là 1 trong khu vực ASEAN có thương mại số tăng trưởng 2 con số trong thời kì lủng loạn dịch bệnh. Như vậy, nhờ “đòn bẩy” của giai đoạn Covid 19 và giai đoạn bình thường mới (hậu Covid-19) đã làm thị trường thương mại điện tử Việt Nam “sôi nổi” hơn so với những năm trước. Từ đó tạo dựng lòng tin đôi với người tiêu dùng và bức tranh toàn cảnh cho thương mại điện tử Việt Nam. Cũng theo nhà chuyên gia kinh tế dự báo giai đoạn 2022 – 2025, Thương mại điện tử Việt Nam nói riêng và các nước trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới sẽ có nhiều bứt phá. đạt được các con số đầy kỳ vọng, góp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển trong giai đoạn bình thường mới. 4. NHẬN XÉT Theo khảo sát “Thực trạng chuyển đổi số trong doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện năm 2020, khảo sát trên 400 doanh nghiệp, cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu nhận thức và ứng dụng các công nghệ số vào các khâu, như quản trị nội bộ, mua hàng, logistics, sản xuất, marketing, bán hàng và thanh toán. Khi đại dịch COVID-19 lan rộng, dẫn tới những hạn chế tiếp xúc và việc phải thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội đã buộc các doanh nghiệp phải ứng dụng nhiều hơn các công nghệ số trong hoạt động của mình, nhất là trong quản trị nội bộ, thanh toán điện tử, marketing trực tuyến. Trong một thời gian ngắn, tỷ lệ các doanh nghiệp ứng dụng các công nghệ số tăng nhanh so với trước đây, cụ thể như trong việc quản lý nhân sự từ xa, hội nghị trực tuyến, học trực tuyến, phê duyệt nội bộ… Hiện nay ở Việt Nam, chuyển đổi số đã diễn ra hầu hết các loại hình doanh nghiệp và ở nhiều mức độ khác nhau. Bên cạnh đó cũng gặp không ít khó khăn, cụ thể chi phí ứng dụng công nghệ số, thiếu cơ sở hạ tầng, sợ rò rỉ dữ liệu cá nhân, doanh nghiệp; khó khăn trong thay đổi tập quán kinh doanh; khó khăn trong việc tích hợp các công cụ công nghệ thông tin; các quy tắc, quy định không phù hợp với số hoá; thiếu cam kết, hiểu biết của người lao động;... Theo Hiệp hội phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam VINASA ngày 11-12/8/2020 đã công bố hiện tại với 2.659 doanh nghiệp thuộc 18 nhóm ngành công nghiệp về độ sẵn sàng tiếp cận với Cách mạng CN lần thứ 4 có tới 82% các doanh nghiệp đang ở vị trí mới nhập cuộc, 61% còn đứng ngoài cuộc và 21% doanh nghiệp mới bắt đầu “nhập cuộc”. Điểm trung bình chỉ là 0,53 (so với mức 5 điểm), tương ứng với mức sẵn sàng đầu tiên là mức 0 hay chưa có sự chuẩn bị nào. Có thể thấy, sự dịch chuyển của quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam đang diễn ra tương đối chậm, hầu hết các cơ quan, tổ chức 270
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP THÀNH PHỐ đang chưa biết bắt đầu từ đâu, mặc dù chúng ta đã có bước tiếp cận với xu hướng này về mặt công nghệ tương đương so với thế giới. Như vậy, thách thức lớn nhất của quá trình chuyển đổi số đồng bộ chính là “ Nhận thức” của doanh nghiệp. “Những thách thức nổi bật nhất là kiến thức và kỹ năng của các doanh nghiệp hạn chế về mặt kiến thức và kỹ năng trong việc phát triển, sử dụng và quản trị trang web của công ty và các nền tảng thương mại điện tử, phát triển sản phẩm, quản lý dữ liệu, tiếp thị kỹ thuật số, hậu cần và thanh toán điện tử, thiếu vốn đầu tư và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin kinh doanh đầy đủ”, ông Mark Birnbaum, đại diện Dự án IPS. Theo tác giả, những nguyên nhân sẽ gặp khó khăn như: Thứ nhất, hành lang chính sách, pháp luật của Nhà nước về chính phủ điện tử, các giao dịch, thủ tục hành chính trên nền tảng số vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Đây cũng là các thách thức, hạn chế cho doanh nghiệp khi xác định chiến lược, xây dựng kế hoạch chuyển đổi số (tiêu chuẩn công nghệ, giao dịch thương mại điện tử, chứng thực số, thuế, hải quan. Thứ hai, đội ngũ nhân lực trình độ cao: chuyển đổi số là việc ứng dụng công nghệ vào mọi hoạt động của doanh nghiệp trên nền tảng mạng internet, vì thế việc chuẩn bị một giàn nhân lực có trình độ cao về kĩ thuật chính là đòi hỏi cấp thiết. trong khi đó Việt Nam vẫn còn là một nước tương đối “yếu” về mặt công nghệ, chưa thực sự nắm được cốt lõi của quá trình chuỷen đổi số, cũng như các hệ thống nền tảng, vì vậy công nghệ vẫn đang giữ vai trò cấp thiết. Thứ ba, vốn đầu tư: ngân sách đầu tư để thay đổi, từ nhận thức đến chiến lược nhân lực kết cấu hạ tầng là một đòi hỏi cần có vốn đầu tư lớn. Tuy vậy, việc đầu tư này hoàn toàn rất nhiều rủi ro bởi doanh nghiệp không thể quản trị được hiệu quả công việc cũng nhu phải sẵn sàng đối mặt với nguy cơ thất bại. Chính vì thiếu vốn nên khá nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam cho rằng chuyển đổi số đang là “một cuộc chơi” đối đầu với các “ông lớn”. Bên cạnh vấn đề tài chính của doanh nghiệp nhỏ thì các “ông trùm” lớn cũng phải đối mặt với việc “lãng phí vốn”. Chẳng hạn, tại Việt Nam các ngân hàng đang triển khai giải pháp eKYC một cách quyết liệt điều này gây ra tốn kiém cho tất cả các phía bên thay vì dùng nguồn lực để hỗ trợ khách hàng chỉ cần một tài khoản nhưng có thể liên thông giữa nhiều ngân hàng khác nhau. Thứ tư, rủi ro lộ thông tin cá nhân, Hiện nay chúng ta có “Luật An ninh mạng” khá chặt chẽ nhưng trong đó lại không nhiều các hành lang pháp lý về bảo vệ quyền riêng tư cá nhân của người dùng trong không gian mạng, đặc biệt là trên TMĐT. Ngoài ra, với sự phát triển mạnh mẽ về kỹ thuật của dữ liệu lớn (Big Data) hay trí tuệ nhân tạo (AI) đã làm ra những cỗ máy khủng khiếp xuyên phá mọi rào cản về quyền riêng tư của khách hàng. Sự ham muốn mạnh mẽ trong việc hiểu rõ hành vi khách hàng trên không gian mạng đã khiến rất nhiều hệ thống TMĐT bước qua lằn ranh cho phép trong việc trực tiếp xâm nhập vào dữ liệu cá nhân không cho phép của cá nhân người dùng. Thứ năm, lừa đảo và hệ thống thanh toán chưa đồng nhất. Thống kê của Công ty An ninh mạng Kaspersky trong nửa đầu 2021, Việt Nam tăng 36% về các hình thức lừa đảo (phishing). Các hình thức lừa đảo thay đổi rất nhanh, có thể cùng một phương thức nhưng hoàn toàn thực hiện được với các hình thức khác nhau. Nhiều khách hàng mua sản phẩm trên sàn TMĐT bị kẻ xấu lợi dụng thông tin cá nhân để chiếm đoạt tài sản, bị lừa đảo, hoặc mua phải hàng giả, hàng nhái. Ngoài ra, các hệ thống thanh toán, ví điện tử, cổng thanh toán đang phát triển rất nhiều. Tuy nhiên, nếu có giải pháp trong việc bảo mật an toàn thông tin, sự uy tín của các cổng thanh toán thì sẽ tạo lòng tin người dùng khi mua sắm nền tảng trực tuyến. Trên đây là tác giả tổng hợp năm thách thức lớn đối với bất kì doanh nghiệp nào cũng đã và đang và sẽ đối mặt khi áp dụng công nghệ, chuyển đổi số vào doanh nghiệp của mình trong giai 271
- MARKETING GIAI ĐOẠN BÌNH THƯỜNG MỚI đoạn bình thường mới. 5. ĐỀ XUẤT Trước những thực trạng phát triển của Digital Marketing và Ecommerce trong giai đoạn bình thường mới, tác giả nhận thấy cần có những giải pháp, đề xuất phát triển thị trường thương mại điện tử Việt Nam. Theo tác giả cần có giải pháp ở hai chủ thể: Nhà nước và Doanh nghiệp. 5.1 Về phía Nhà nước Luật Thương mại và các cơ chế, chính sách quản lý rất cần bổ sung và hoàn thiện nhằm tạo điều kiện thực hiện thuận lợi hóa thương mại. Luật thuế Xuất, Nhập khẩu cũng cần được sửa đổi cho thống nhất, đồng bộ với quy định của Hiến pháp và các bộ luật hiện hành; tương thích với các cam kết và điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc đang đàm phán. Việc xây dựng Luật Công nghiệp hỗ trợ, để tận dụng được làn sóng chuyển dịch vốn FDI hiện tại trở thành vấn đề thời sự. Bên cạnh đó, cơ chế điều hành thị trường cần phải có những “đột phá” mạnh mẽ để nhanh chóng, linh hoạt xử lý nhanh những biến động. Thực tế cho thấy, tổ chức và xử lý thông tin thị trường còn nhiều bất cập. Theo đó cần hoàn thiện ngay cơ chế phối hợp thông tin thị trường giữa các cơ quan quản lý với các hiệp hội DN, ngành hàng. Cơ chế thu thập, xử lý thông tin cũng cần đổi mới theo hướng đi sâu vào các ngành hàng. Sự chỉ đạo của Cục TMĐT và Kinh tế số - Bộ Công Thương nhằm hướng dẫn đào tạo kỹ năng và vận hành hoạt động kinh doanh trực tuyến, hỗ trợ vận chuyển; thanh toán trực tuyến; hỗ trợ và ưu tiên các thương nhân kinh doanh nông sản tham gia các Chương trình ngày mua sắm trực tuyến; Gian hàng Việt trực tuyến quốc gia… Phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại, các Sở Công Thương địa phương đẩy mạnh quảng bá sản phẩm nông sản trên các kênh TMĐT. Hỗ trợ các địa phương thúc đẩy tiêu thụ lượng nông sản lớn (đã, đang và sẽ vào vụ thu hoạch) trên các sàn giao dịch TMĐT. Hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin. Việc hoàn thiện, đồng bộ và nâng cao hạ tầng công nghệ nói chung sẽ giúp bảo mật thông tin trên mạng được an toàn, bí mật và thuận lợi cho khách hàng. Hạ tầng công nghệ chính là những con đường cao tốc kết nối để cho các yếu tố phát triển của thương mại điện tử lưu thông. Việc thực hiện này đòi hỏi sự nỗ lực của các bộ, ngành và địa phương mới có thể tạo nên một hạ tầng hoàn thiện, đồng bộ cho phát triển thương mại điện tử trong tương lai. 5.2 Về phía doanh nghiệp Doanh nghiệp cần xác định ý tưởng mục đích và nắm chắc các cơ sở chuyển đổi số, xác định trọng tâm và đối tượng cần hướng tới, đặc biệt trải nghiệm khách hàng (User Experience). Sự trải nghiệm khách hàng mang lại hiệu quả và tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng cho doanh nghiệp. Chuyển đổi số không chỉ dựa vào công nghệ thông tin mà còn phải phù hợp với tầm nhìn sứ mệnh mục tiêu và giá trị tổ chức của mình Đào tào đội ngũ nhân lực chủ chốt với đầy đủ kiến thức, kĩ năng chuyên môn: đội ngũ nhân lực được đào tạo và trang bị đầy đủ kiến thức kĩ năng và có khả năng thích ứng nhanh nhạy bén với thị trường là một nhu cầu cần được đẩy mạnh của các doanh nghiệp Tập trung đầu tư vào công nghệ: doanh nghiệp cần áp dụng công nghệ để từng bươc kết nối toàn bộ hệ thống hiện có thành một hệ thống nhất xuyên suốt từ kinh doanh đến nghiệp vụ quản trị, xây dựng cơ sở dữ liệu chung trong toàn doanh nghiệp, đầu tư nghiên cứu và phát triển (R&D), áp dụng công nghệ mới để đảm bảo an toàn thông tin và mạng dữ liệu. Mặc dù công nghệ phục vụ chuyển đổi số ngày càng trở nên phổ biến nhưng cần lựa chọn nền tảng phù hợp với quy mô và 272
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP THÀNH PHỐ nguồn lực doanh nghiệp. KẾT LUẬN Ngày nay, Thương mại điện tử chiếm những vai trò quan trọng trong nền kinh tế số hiện nay, đặc biệt là trong giai đoạn bình thường mời. Do vậy, để đáp ứng tạo ra làn sóng “mạnh mẽ” cho thị trường chuyển đổi số thì phải có sự phối hợp giữa các thể chế, chính sách tạo động lực cho doanh nghiệp tăng trưởng và phát triển. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần nhanh chóng thích nghi, vận dụng công nghệ số, Digital Marketing, Ecommerce để cải thiên, nâng cao hiệu quả kinh doanh và góp phần vào sự phát triển kinh tế chung của quốc gia. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bảo Thoa (2022), Thương mại điện tử : cần những giải pháp bền vững truy cập ngày 04/12/22: https://laodongthudo.vn/thuong-mai-dien-tu-can-nhung-giai-phap- ben-vung-149551.html Bahtiar, R. A., & Saragih, J. P. (2020). The Impact of Covid-19 on the Economic Slowdown in the MSME Sector. Journal of Economics and Public Policy, 7 (6), 19-24. Bộ Công Thương, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, (2022), Thương mại điện tử Việt Nam năm 2021 Dương Ngọc Hồng (2020), “Thương mại điện tử trong phát triển kinh tế tại Việt Nam”, Tạp chí Tài chính Online, truy cập ngày 02/12/2022: https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh- doanh/thuong-mai-dien-tu-trong-phat-trien-kinh-te-tai-viet-nam-330340.html Edelman, D., & Heller, J. (2015, August 12). How digital marketing operations can transform business. Retrieved October 10, 2018, from McKinsey & Company website: https://www.mckinsey.com/business-functions/marketing-and-sales/our-insights/howdigital- marketing-operations-can-transform-business Gay, R., Charlesworth, A., & Esen, R. (2007). On-line marketing: A customer led approach. Oxford, UK: Oxford University Press. Hawks, M. (2015). Why digital marketing is really people marketing? Retrieved October 11, 2018, from http://www.huffingtonpost.com/mark-hawks/why-digital-marketingis_b_8186574.ht ml?ir=India&adsSiteOverride= Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (Vecom), (2022), Việt Nam thương mại điện tử tăng tốc sau đại dịch Covid-19. Hiệp hội Thương mại điện tử (2021), Báo cáo chỉ số thương mại điện tử 2022 tăng trưởng vững chắc. Heidrick & Struggles. (2009). The Adoption of Digital Marketing in Financial. Services Under Crisis.p. Kotler, P., & Armstrong, G. (2012). Principles of marketing (14th a.b). London, UK: Pearson Education Limited. Kleindl, B., & Burrow, J. L. (2005). E-Commerce Marketing. South Western Thomson. United States of America. Lê Thị Trang (2022), Một số giải pháp phát triển thương mại điện tử. truy cập ngày 07/12/2022: 273
- MARKETING GIAI ĐOẠN BÌNH THƯỜNG MỚI https://www.dhktna.edu.vn/dv-2/khoa-hoc-cong-nghe-226/mot-so-giai-phap-phat-trien- thuong-mai-dien-tu-o-viet-nam-5019.aspx Liu, Y., Lee, J. M., & Lee, C. (2020). The challenges and opportunities of a global health crisis: The management and business implications of COVID-19 from an Asian perspective. Asian Business & Management, 19, 277-297. Nielsen. (2020). Trạng thái bình thường mới: Đáp án từ Nielsen trước câu hỏi “Điều gì sắp đến?”. Xem tại link https://www.nielsen.com/wp-content/uploads/sites/3/2020/06/VI-PR-Life- beyond-COVID-19-1.pdf?cid=socSprinklr-Nielsen+Vietnam Omnicore Agency. (2021). Digital Marketing by the Numbers: Stats, Demographics & Fun Facts. Xem tại link https://www.omnicoreagency.com/digital-marketing-statistics/ Phương Phương (2020), Thực trạng chuyển đổi số trong doanh nghiệp hậu Covid 19, truy cập ngày 04/12/2022: https://quangnam.gov.vn/webcenter/portal/ubnd/pages_tin-tuc/chi-tiet Report Digital (2022): Another year of growth, truy cập ngày 8/12/2022: https://wearesocial.com/uk/blog/2022/01/digital-2022-another-year-of-bumper-growth-2/ Report GlobalData’s E-commerce Analytics (2022)- VietNam Ecommerce, truy cập ngày 8/12/2022: https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet- tin?dDocName=MOFUCM173823 Ryan, D. (2014). Understanding Digital Marketing: Marketing strategies for engaging the digital generation (3rd ed.). London, UK: Kogan Page. Salehi, M., Mirzaei, H., Aghaei, M., & Abyari, M. (2012). Dissimilarity of e-marketing vs traditional marketing. International Journal of Academic Research in Business and Social Sciences, 2(1), 510. Sarkar, M. B., Butler, B., & Steinfield, C. (1995). Intermediaries and cybermediaries: A continuing role for mediating players in the electronic marketplace. Journal of Computer-Mediated Communication, 1(3), 1-14. doi:10.1111/j.1083-6101.1995.tb00167.x Sheoran, J. (2012). Technological advancement and changing paradigm of organizational communication. International Journal of Scientific and Research Publications, 2(12), 1-6. Sách trắng Việt Nam, Triển vọng cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2022 https://www.gso.gov.vn/wp-content/uploads/2020/04/Ruot-sach-trang-2020.pdf, truy cập 08/12/2022 Trần Linh Huân, Huỳnh Minh Phương (2022), Hoạt động thương mại điện tử trong bối cảnh hậu Covid-19 tại Việt Nam, truy cập ngày 07/12/2022: https://tapchinganhang.gov.vn/hoat-dong- thuong-mai-dien-tu-trong-boi-canh-hau-covid-19-tai-viet-nam.htm Tú Ân (2022), “Nương tựa” thương mại điện tử, Đầu tư thị trường chứng khoán, truy cập ngày 6/12/2022:https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/nuong-tua-thuong-mai-dien-tu- post298008.html#:~:text=Trong%20qu% C3%BD%20I%2F2022%2C%20Vi%E1%BB%87t,s%E1%BB%AD%20d%E1%BB%A5ng %20trong%20t%C6%B0%C6%A1ng%20lai Vũ Huy Hùng (2022), Phát triển thương mại hậu covid: vấn đề và giải pháp, truy cập ngày 05/12/2022:https://tapchinganhang.gov.vn/hoat-dong-thuong-mai-dien-tu-trong-boi-canh-hau- covid-19-tai-viet-nam.htm. 274
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS )
37 p | 615 | 167
-
Maketing trong thương mại điện tử
52 p | 315 | 102
-
Bài giảng về: Quản trị ngoại thương
40 p | 184 | 48
-
Giữ và bảo vệ thương hiệu trên Internet
7 p | 107 | 30
-
Bài giảng Marketing thương mại: Chương 3 - Nguyễn Ngọc Bích Trâm
21 p | 141 | 20
-
Tầm quan trọng của việc xây dựng link (P1) Chắc hẳn không phải cần tới lời
0 p | 101 | 17
-
Lịch sử thương mại quốc tế
33 p | 258 | 14
-
Chính sách và pháp luật của Việt Nam về TMĐT
7 p | 115 | 13
-
Giáo trình Quản trị quan hệ khách hàng (Nghề: Kinh doanh thương mại - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
36 p | 39 | 9
-
Bài giảng Thương mại điện tử: Chương 5 - Nguyễn Hoàng Ân
53 p | 69 | 8
-
Bài giảng Thương mại điện tử: Chương 10 - Lê Hữu Hùng
68 p | 72 | 8
-
Giáo trình Quản trị nhân sự (Nghề: Kinh doanh thương mại - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
164 p | 31 | 7
-
Mạng xã hội: Phương thức truyền thông thương mại trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0
9 p | 31 | 7
-
Phân tích hoạt động của trang thương mại Vietnam Airlines
4 p | 15 | 6
-
Nghiên cứu tác động của tổ chức thực thi chiến lược đến kết quả kinh doanh của tổng công ty thương mại Hà Nội
12 p | 31 | 3
-
Dịch vụ trong kinh doanh thương mại
6 p | 78 | 3
-
Bài giảng Thương mại điện tử - Chương 5: Bảo mật trong thương mại điện tử
18 p | 91 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn