Chính sách và pháp luật của Việt Nam về TMĐT
lượt xem 13
download
Tổng quan Trước năm 2000, thương mại điện tử còn là thuật ngữ pháp lý mới.Hệ thống pháp luật Việt Nam có quy định nhưng chưa thể hiện được bản chất và tầm quan trọng của thương mại điện tử.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chính sách và pháp luật của Việt Nam về TMĐT
- Chính sách và pháp luật của Việt Nam về TMĐT 1.Tổng quan Trước năm 2000, thương mại điện tử còn là thuật ngữ pháp lý mới.Hệ thống pháp luật Việt Nam có quy định nhưng chưa thể hiện được bản chất và tầm quan trọng của thương mại điện tử. Luật Thương mại năm 1997 nhắc tới hình thức hợp đồng bằng phương tiện điện tử như fax, telex, thư điện tử và coi chúng làvăn bản (Điều 49). Quy định này chỉ mang tính hình thức và chưa cụ thể hoá các khía cạnh kỹ thuật đủ cho việc áp dụng một cách có hiệu quả. Một số vụ án kinh tế liên quan tới giá trị chứng cứ của thư điện tử, bản fax trong giao dịch hợp đồng, nhưng các quy định pháp lý chưa đủ để giải quyết.
- Trong giai đoạn 2000-2003, một số văn bản pháp lý chuyên ngành đã có những quy định khá cụ thể về giao dịch điện tử, như Bộ luật Hình sự năm 2000, Luật Hải quan năm 2001, Pháp lệnh Quảng cáo năm 2001, những văn bản dưới luật trong lĩnh vực ngân hàng. Tuy nhiên, do nhận thức chưa toàn diện về thương mại điện tử, các chế định pháp lý trên còn thiếu cơ sở cụ thể, vì vậy dẫn tới việc khó áp dụng trên thực tế. Tháng 1-2002, Chính phủ đã giao Bộ Thương mại chủ trì xây dựng Pháp lệnh Thương mại điện tử nhằm hình thành cơ sở pháp lý toàn diện cho thương mại điện tử. Sau gần hai năm xây dựng, tới cuối năm 2003, Bộ Thương mại đã hoàn thành Dự thảo 6 của Pháp lệnh và chuẩn bị trình Chính phủ. Tuy nhiên, do tầm quan trọng của giao dịch điện tử đối với mọi mặt của kinh tế xã hội nên Quốc hội đã quyết định xây dựng Luật Giao dịch điện tử bao trùm nội dung của Pháp lệnh Thương mại điện tử nhằm tạo cơ sở pháp lý cho các giao dịch điện tử trong lĩnh vực dân sự, thương mại và hành chính. Dự luật này đề cập một khía cạnh quan trọng trong pháp luật về thương mại điện tử, đó là thừa nhận giá trị pháp lý của hình thức giao dịch bằng thông điệp dữ liệu. Đồng thời, một số văn bản pháp lý chuyên ngành cũng lồng những quy định thừa nhận các giao dịch điện tử như Luật Kế toán với nội dung thừa nhận giá trị pháp lý của chứng từ điện tử, Luật Thương mại (sửa đổi) thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong các hoạt động thương mại, Luật Dân sự (sửa đổi) có những quy định về hình thức hợp đồng điện tử trong các giao dịch dân sự. Hai văn bản quan trọng khác quy định cơ sở kỹ thuật giúp thừa nhận giá trị pháp lý của các giao dịch điện tử cũng đang được xây dựng là Nghị định về chữ ký số và dịch vụ chứng thực điện tử, và Nghị định về mật mã trong lĩnh vực dân sự, kinh tế.
- Nhìn chung, những văn bản được coi là quan trọng nhất nhằm hình thành khung khổ pháp lý đầy đủ cho ứng dụng và phát triển thương mại điện tử đều được khởi động xây dựng trong năm 2004, dự kiến các văn bản này sẽ được ban hành trong năm 2005, tạo cơ sở hình thành các văn bản pháp lý chi tiết hơn về những vấn đề như bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, quyền sở hữu trí tuệ, thông tin cá nhân trong thương mại điện tử, cơ chế điều chỉnh các hình thức ứng dụng thương mại điện tử cụ thể, cơ chế xác định chứng cứ và giải quyết tranh chấp. Song song với việc xây dựng nhóm văn bản điều chỉnh thương mại điện tử, từ cuối năm 2004, Bộ Thương mại đã chuẩn bị dự thảo Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006 - 2010 nhằm xác định mục tiêu và lộ trình cụ thể xây dựng các chính sách thúc đẩy phát triển thương mại điện tử đến năm 2010. Hai văn bản quan trọng khác cũng được Bộ Bưu chính Viễn thông soạn thảo là Chiến lược phát triển Công nghệ thông tin và truyền thông tới năm 2010 và định hướng tới năm 2020 và Kế hoạch tổng thể phát triển Chính phủ điện tử đến năm 2010, hình thành những chính sách khung hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin, trong đó có thương mại điện tử. Theo kế hoạch, ba văn bản trên sẽ lần lượt được trình Thủ tướng Chính phủ thông qua trong năm 2005 2. Chính sách phát triển chung Thương mại điện tử đã được nhắc tới trong những văn kiện quan trọng của Đảng và Chính phủ, thể hiện chủ trương phát triển thương mại điện tử như một phương thức quan trọng thúc đẩy kinh tế trong nước và hội nhập với thế giới. Tháng 10-2000, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 58-CT/TW về việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá,
- hiện đại hoá, trong đó yêu cầu tập trung phát triển các dịch vụ điện tử trong các lĩnh vực dịch vụ và thương mại. Tháng 4-2001, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, thương mại điện tử đã được nhắc tới như một yếu tố thị trường quan trọng cần phát triển nhằm hỗ trợ các ngành thương mại, dịch vụ khác, thể hiện trong văn kiện về định hướng phát triểnkinh tế, xác định tư tưởng chỉ đạo của Đảng đối với thương mại điện tử. Tháng 5-2001, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 81/2001/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động, triển khai Chỉ thị số 58-CT/TW.Văn bản này đặt mục tiêu, đề xuất các biện pháp, chương trình, kế hoạch, xác định trách nhiệm các bộ, ngành trong việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, trong đó bao gồm việc phát triển thương mại điện tử. Ngày 25-7-2002, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 95/2002/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch tổng thể về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam đến năm 2005. Ngày 06-10-2005, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (246/2005/QĐ-TTg) Tháng 1/2002, Bộ Thương mại chủ trì xây dựng Pháp lệnh TMĐT nhằm hình thành cơ sở pháp lý toàn diện cho thương mại điện tử. Ngày 15-9-2005, Thủ tướng Chính phủ đã ký “Quyết định phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006-2010” (222/2005/QĐ-TTg).
- “Luật Giao dịch điện tử” được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 Ngày 9-6-2006 Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành "Nghị định về thương mại điện tử" (57/2006/NĐ-CP). Ba văn bản cụ thể hoá chủ trương, đường lối phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử đang được xây dựng là Chiến lược phát triển Công nghệ thông tin và Truyền thông, Kế hoạch tổng thể phát triển Chính phủ điện tử tới năm 2010 và Kế hoạch tổng thể phát triển Thương mại điện tử giai đoạn 2006- 2010. 3. Chiến lược phát triển Công nghệ thông tin và truyền thông Mặc dù đường lối cơ bản về công nghệ thông tin đã hình thành trong giai đoạn 2000 - 2002, nhưng Việt Nam vẫn cần một chiến lược phát triển dài hạn cụ thể hoá đường lối đã vạch ra. Ngay sau khi được thành lập và được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, từ năm 2003 Bộ Bưu chính Viễn thông đã tập trung xây dựng Chiến lược phát triển Công nghệ thông tin và truyền thông tới năm 2010. Theo Chiến lược này, công nghệ thông tin và truyền thông được xác định là nòng cốt để Việt Nam chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế - xã hội, trở thành nước có trình độ tiên tiến về phát triển xã hội thông tin trong khu vực ASEAN. Với tầm nhìn trên, Chiến lược đề ra quan điểm phát triển, thể hiện trên bốn khía cạnh gồm: - Coi công nghệ thông tin và truyền thông là công cụ quan trọng hàng đầu để thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ, từng bước hình thành xã hội thông tin - cơ sở để rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;
- - Coi công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông là ngành kinh tế mũi nhọn, được nhà nước ưu tiên hỗ trợ và khuyến khích phát triển; - Ưu tiên phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông, tạo cơ sở cho các ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong mọi lĩnh vực của toàn xã hội; - Phát triển nguồn nhân lực có chất lượng, đồng bộ, chuyển dịch nhanh về cơ cấu theo hướng tăng nhanh tỷ lệ nguồn nhân lực có tri thức, phát triển mạnh mẽ năng lực công nghệ quốc gia. Chiến lược xác định bốn trụ cột phát triển là xã hội điện tử, chính phủ điện tử, kinh doanh điện tử và thương mại điện tử. Các tiêu chí phát triển khá cụ thể, bao gồm: - 1 triệu máy tính cá nhân giá rẻ cho cộng đồng; - Xóa mù tin học cho 20 triệu người dân; - Đào tạo, bồi dưỡng 1.000 cán bộ lãnh đạo phụ trách công nghệ thông tin và truyền thông; - Chứng minh thư điện tử cho toàn dân; - Thúc đẩy 50% doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông để nâng cao năng lực cạnh tranh; - 100% trường trung học sử dụng Internet; - Điện tử hóa 50% văn bản nhà nước;
- - 1 triệu trang thông tin điện tử phục vụ công ích; - 50% dịch vụ hành chính công cơ bản trực tuyến; - 30.000 chuyên gia công nghệ thông tin và truyền thông. 4. Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006 - 2010 Thực hiện chức năng thống nhất quản lý nhà nước vềthương mại điện tử và Quyết định số 81/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, năm 2004 Bộ Thương mại bắt đầu xây dựng Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006 - 2010.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Doanh nghiệp nhỏ và vừa, thách thức và cơ hội
55 p | 441 | 177
-
Bài giảng Thương mại điện tử: Chương 4 - ThS. Thái Kim Phụng
40 p | 183 | 35
-
Bài giảng Thương mại điện tử - Chương 4: Chính sách và pháp luật
40 p | 232 | 27
-
Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị
9 p | 97 | 13
-
Ảnh hưởng của pháp luật đối với doanh nghiệp khoa học công nghệ tại Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
9 p | 44 | 11
-
Bài giảng Thương mại điện tử - Chương 8: Chính sách và phát luật về MĐT
23 p | 74 | 10
-
Phân tích chính sách về quản trị sở hữu trí tuệ dành cho các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam
11 p | 19 | 9
-
Đánh giá các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam
29 p | 44 | 9
-
Sử dụng và phát triển nhân sự hành chính nhà nước
9 p | 98 | 7
-
Một số vấn đề về thể chế, chính sách phát triển thị trường bất động sản ở Việt Nam
16 p | 49 | 6
-
Tăng cường vai trò của pháp luật tạo môi trường thuận lợi cho việc xây dựng đạo đức kinh doanh hiện nay
8 p | 37 | 6
-
Xây dựng pháp luật về hoạt động thể thao điện tử ở Việt Nam
17 p | 19 | 6
-
Một số vấn đề về chính sách và pháp luật Việt Nam và hiệp định nông nghiệp Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO)
6 p | 90 | 5
-
Vận dụng tư duy về chính phủ kiến tạo phát triển trong quản lý thị trường chứng khoán Việt Nam dưới góc độ khoa học pháp lý
11 p | 23 | 3
-
Những quy định pháp luật dành cho giám đốc doanh nghiệp: Phần 1
273 p | 35 | 3
-
Hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV, nhìn từ thực tiễn tỉnh Sơn La
17 p | 25 | 3
-
Quy định pháp luật về ưu đãi cho doanh nghiệp kinh doanh với mục tiêu phát triển bền vững - thực trạng và kiến nghị
10 p | 35 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn