Quan hệ lao động tại các trường đại học ngoài công lập ở Việt Nam
lượt xem 1
download
Bài viết tập trung phân tích những khó khăn trong quá trình thực thi quan hệ lao động tại các trường đại học ngoài công lập theo cơ chế 3 thành tố: Tuân thủ pháp luật lao động của Nhà nước, hài hoà lợi ích người sử dụng lao động và người lao động. Một số khuyến nghị được đưa ra nhằm tiếp tục hoàn thiện quan hệ lao động tại các trường đại học ngoài công lập là: Tuân thủ pháp luật lao động; Người sử dụng lao động là các trường đại học ngoài công lập tự chủ xây dựng chính sách đãi ngộ phù hợp với nguồn nhân lực bên trong và bên ngoài.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Quan hệ lao động tại các trường đại học ngoài công lập ở Việt Nam
- QUAN HỆ LAO ĐỘNG TẠI CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOÀI CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM Trịnh Đình Hậu(1) TÓM TẮT: Quan hệ lao Ďộng (QHLĐ) là quan hệ giữa người lao Ďộng (NLĐ) và người sử dụng lao Ďộng (NSDLĐ), là biểu hiện mối quan hệ về quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong quá trình lao Ďộng. Xây dựng quan hệ lao Ďộng trong doanh nghiệp là vấn Ďề Ďã Ďược nghiên cứu từ lâu, và có nhiều công trình khoa học liên quan. Tuy nhiên, còn rất ít công trình Ďề cập Ďến quan hệ lao Ďộng tại các trường Ďại học ngoài công lập. Đây Ďược coi là khoảng trống, một vấn Ďề mới mẻ cần Ďược nghiên cứu. Bài viết tập trung phân tích những khó khăn trong quá trình thực thi quan hệ lao Ďộng tại các trường Ďại học ngoài công lập theo cơ chế 3 thành tố: Tuân thủ pháp luật lao Ďộng của Nhà nước, hài hoà lợi ích người sử dụng lao Ďộng và người lao Ďộng. Một số khuyến nghị Ďược Ďưa ra nhằm tiếp tục hoàn thiện quan hệ lao Ďộng tại các trường Ďại học ngoài công lập là: Tuân thủ pháp luật lao Ďộng; Người sử dụng lao Ďộng là các trường Ďại học ngoài công lập tự chủ xây dựng chính sách Ďãi ngộ phù hợp với nguồn nhân lực ―bên trong và bên ngoài‖. Từ khoá: Quan hệ lao Ďộng, người sử dụng lao Ďộng, nguồn nhân lực ―bên trong và bên ngoài‖. ABSTRACT: Labor relations are the relationship between employees (employees) and employers (employers), and are an expression of the relationship between the rights and obligations of both parties in the labor process. Building labor relations in enterprises is an issue that has been researched for a long time and has had many scientific works. However, there are very few works that address labor relations at private universities. This is considered a gap, a new problem that needs to be researched. The article focuses on analyzing the difficulties in the process of implementing labor relations at private universities according to the 3 elements: Compliance with state labor laws, harmonization of employer interests. movement and workers. Some recommendations are given to continue improving labor relations at private universities: Comply with labor laws; Employers who are private universities autonomously develop remuneration policies appropriate to ―internal and external‖ human resources. Keywords: Labor relations, employers, ―internal and external‖ human resources. 1. Trường Đại học Đông Á, Đà Nẵng. Email: hautd@donga.edu.vn. 349
- 1. Giới thiệu Thời gian qua, QHLĐ ở Việt Nam Ďã Ďược cải thiện Ďáng kể và có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, QHLĐ tại các trường Ďại học ngoài công lập Ďang trong quá trình hình thành và Ďi tìm mô hình hiệu quả ―Việt Nam có 60 cơ sở giáo dục Ďại học tư thục, theo ông Nguyễn Viết Lộc - Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo báo cáo ngày 17/12/2022‖. Với Ďặc thù các trường ngoài công lập Ďều sử dụng hai nguồn nhân lực: nguồn nhân lực bên trong bao gồm ―cán bộ cơ hữu, giảng viên cơ hữu‖ và nguồn nhân lực thuê bên ngoài bao gồm ―giảng viên thỉnh giảng, chuyên gia,…‖. Điều này Ďòi hỏi cần áp dụng pháp luật lao Ďộng phù hợp với Ďặc thù trường ngoài công lập và các trường Ďại học ngoài công lập cần tự chủ xây dựng chính sách Ďãi ngộ phù hợp với nguồn nhân lực ―bên trong và bên ngoài‖ Ďể phát huy Ďược vai trò nòng cốt của nguồn nhân lực bên trong, khai thác Ďược tinh hoa nguồn nhân lực bên ngoài giúp các trường ngoài công lập phát triển. Từ thực tế trên cho thấy, việc nghiên cứu về quan hệ lao Ďộng trong cơ chế ba thành tố: Pháp luật lao Ďộng, người sử dụng lao Ďộng và người lao Ďộng ―nguồn nhân lực bên trong và bên ngoài‖ có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. 2. Cơ sở lí thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lí thuyết về quan hệ lao động 2.1.1. Quan hệ lao động ở nước ngoài Theo Boivin và Guilbault (2009) thì ―QHLĐ là hệ thống quản lí các vấn Ďề về lao Ďộng trong một tổ chức công nghiệp với một Ďối tượng nghiên cứu Ďặc biệt. Đó là các xung Ďột xảy ra do tác Ďộng tương hỗ giữa hiệu quả cần Ďạt của một phương thức quản lí, nhu cầu an toàn trong công ăn việc làm của các cá nhân bị quản lí và các chính sách công của Nhà nước‖. Theo Loic Cadin & cộng sự (2012), Ďã Ďưa ra khái niệm về QHLĐ ở góc Ďộ khác. Nghiên cứu này cho rằng: ―Nói tới QHLĐ là nói tới một tập hợp các quy tắc và chính sách thực tế, cấu thành nên các mối quan hệ giữa NSDLĐ và NLĐ với sự Ďiều chỉnh và can thiệp về mặt pháp lí của Nhà nước trong một doanh nghiệp, một ngành hay trong một quốc gia‖. Nhà kinh tế học người Mỹ J.T Dunlop (2011) cho rằng: ―QHLĐ là một hệ thống có tính logic như một hệ thống kinh tế trong một xã hội công nghiệp‖. Quan Ďiểm này ra Ďời trong bối cảnh quá trình công nghiệp hoá gắn với thuật ngữ ―Industrial Relations‖ (Ďược nhiều tài liệu dịch là quan hệ công nghiệp) phản ánh mối quan hệ chủ - thợ trong môi trường công nghiệp. Cách tiếp cận của quan Ďiểm này dường như Ďã quá hẹp bởi vì cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật diễn ra mạnh mẽ trên thế giới làm nảy sinh QHLĐ không chỉ trong lĩnh vực công nghiệp mà trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế xã hội. Theo Ďó, ngày nay 350
- ―Industrial Relations‖ có nhiều tương Ďồng với thuật ngữ ―Labour Relations‖ với nghĩa là quan hệ lao Ďộng. Như vậy, nếu như Dunlop ví QHLĐ như một hệ thống kinh tế tồn tại trong Ďiều kiện của một xã hội công nghiệp, thì Grant & Malette (2009) Ďã chỉ rõ hai loại QHLĐ trong hệ thống này, Ďó là QHLĐ cá nhân và QHLĐ tập thể, cũng như mối quan hệ giữa chúng trong xã hội công nghiệp. Quan niệm về QHLĐ của GS. Loic Cadin (2012) có vẻ toàn diện hơn, ông Ďã chỉ ra Ďược cái cốt lõi của QHLĐ (là tập hợp các quy tắc và chính sách cần thiết), chủ thể tham gia quan hệ lao Ďộng (NLĐ và NSDLĐ) và phạm vi tồn tại của QHLĐ (trong một doanh nghiệp, một ngành, một vùng hay một quốc gia). Tuy nhiên, trong các tác phẩm, các tác giả cũng Ďã thống nhất ở những Ďiểm chính về QHLĐ, Ďó là: i) QHLĐ là quan hệ giữa những NLĐ và NSDLĐ; ii) QHLĐ chịu sự Ďiều chỉnh của pháp luật và Nhà nước có thể can thiệp trực tiếp vào mối quan hệ này khi cần thiết; iii) QHLĐ diễn ra trong một phạm vi rộng (ở tất cả các ngành), nhưng chủ yếu ở các ngành công nghiệp - nơi sử dụng nhiều lao Ďộng, quan hệ giữa NLĐ và NSDLĐ Ďa dạng, phức tạp. Ngoài việc chỉ ra chủ thể của QHLĐ, các loại QHLĐ, sự tham gia của Ďại diện NLĐ, Ďại diện NSDLĐ, mối quan hệ của QHLĐ với những quan hệ khác, thuộc các lĩnh vực khác nhau của Ďời sống xã hội,… các chuyên gia còn chỉ ra những nội dung rất cụ thể của quan hệ này. 2.1.2. Quan hệ lao động tại Việt Nam Căn cứ theo Bộ luật Lao Ďộng số 45/2019/QH14, tại khoản 5 Điều 3: QHLĐ là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao Ďộng, trả lương giữa người lao Ďộng và người sử dụng lao Ďộng, các tổ chức Ďại diện các bên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quan hệ lao Ďộng bao gồm quan hệ lao Ďộng cá nhân và quan hệ lao Ďộng tập thể. Với cách tiếp cận này, QHLĐ do nhiều chủ thể tương tác với nhau, gồm người lao Ďộng và tổ chức Ďại diện của người lao Ďộng, người sử dụng lao Ďộng và tổ chức Ďại diện của người sử dụng lao Ďộng, cơ quan nhà nước. Các chủ thể tương tác thông qua cơ chế tham vấn, Ďối thoại, thương lượng tạo thành cơ chế vận hành của QHLĐ. * Cơ chế hai bên: NLĐ (Ďại diện của NLĐ) với NSDLĐ; Ďại diện của NLĐ với Ďại diện NSDLĐ. Cơ chế hai bên Ďược hình thành trên cơ sở tương tác giữa NLĐ (tổ chức Ďại diện của NLĐ) với NSDLĐ Ďộng trong phạm vi doanh nghiệp hoặc giữa tổ chức Ďại diện của NLĐ với tổ chức Ďại diện của NSDLĐ trong phạm vi ngành thông qua cơ chế Ďối thoại, thương lượng, thoả thuận Ďể giải quyết các vấn Ďề liên quan Ďến quyền và lợi ích của cả hai bên, xây dựng QHLĐ hài hoà, ổn Ďịnh tiến bộ. 351
- Biểu đồ 1: Mối quan hệ tương tác hai bên trong quan hệ lao động (Nguồn: Xử lí của tác giả từ “Báo cáo quan hệ lao động”, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, 2017) * Cơ chế ba bên: Nhà nước - Ďại diện NSDLĐ - Ďại diện của NLĐ. Cơ chế ba bên là cơ chế hợp tác và chia sẻ trách nhiệm giữa Nhà nước, NSDLĐ và NLĐ (thông qua các cơ quan, tổ chức Ďại diện chính thức của mỗi bên) Ďể cùng nhau giải quyết những vấn Ďề phát sinh trong lĩnh vực lao Ďộng. Trong cơ chế này, tổ chức Ďại diện NSDLĐ là ―cầu nối‖ giữa NLĐ và NSDLĐ trong các quan hệ cụ thể và trong cơ chế hai bên, cơ chế ba bên nhằm hướng tới việc tăng cường Ďối thoại xã hội và cùng quyết Ďịnh các vấn Ďề của lao Ďộng. Biểu đồ 2: Mối quan hệ tương tác ba bên trong quan hệ lao động (Nguồn: Xử lí của tác giả từ “Báo cáo quan hệ lao động”, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, 2017) 2.2. Phương pháp nghiên cứu Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tiếp cận hệ thống: Theo Ďó, QHLĐ Ďược xem xét dưới các góc Ďộ cơ chế hai bên, cơ chế ba bên gồm: NLĐ (Ďại diện NLĐ) - 352
- Nhà nước - NSDLĐ (Ďại diện NSDLĐ). Trong cơ chế này, việc xây dựng mối QHLĐ phải phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam và phù hợp với Tuyên bố của ILO về các nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao Ďộng. 2.2.2. Phương pháp thu thập và xử l dữ liệu: Nghiên cứu sử dụng các dữ liệu thu thập thông qua báo cáo từ các nguồn: Bộ Lao Ďộng, Thương binh và Xã hội, Tổng Liên Ďoàn Lao Ďộng Việt Nam… 2.2.3. Phương pháp phân t ch dữ liệu: Nghiên cứu tiến hành Ďánh giá, phân tích về thực trạng xây dựng quan hệ lao Ďộng tại các trường Ďại học ngoài công lập ở Việt Nam theo các nội dung: quan hệ về việc làm, tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, Ďiều kiện lao Ďộng, bảo hiểm xã hội, kỉ luật lao Ďộng và trách nhiệm vật chất, quyền và nghĩa vụ của các bên,... 3. Kết quả và đánh giá thảo luận 3.1. Kết luận Căn cứ theo Luật số 08/2012/QH13 của Quốc hội - Luật Giáo dục Đại học, cơ sở giáo dục Ďại học tư thục thuộc sở hữu của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân, do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân Ďầu tư, xây dựng cơ sở vật chất. Nên ta Ďưa ra kết luận là QHLĐ tại các trường Ďại học ngoài công lập là theo cơ chế hai bên Ďược hình thành trên cơ sở tương tác giữa NLĐ (tổ chức Ďại diện của NLĐ) với NSDLĐ Ďộng trong phạm vi doanh nghiệp hoặc giữa tổ chức Ďại diện của NLĐ với tổ chức Ďại diện của NSDLĐ trong phạm vi ngành thông qua cơ chế Ďối thoại, thương lượng, thoả thuận Ďể giải quyết các vấn Ďề liên quan Ďến quyền và lợi ích của cả hai bên, xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn Ďịnh, tiến bộ. Biểu đồ 3: Quan hệ lao động tại các trường đại học ngoài công lập (Nguồn: Xử lí của tác giả từ “Báo cáo quan hệ lao động”, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, 2017 và Luật số 08/2012/QH13 của Quốc hội - Luật Giáo dục Đại học”) 353
- 3.2. Đánh giá thảo luận 3.2.1. Nguồn nhân lực bên trong “cán bộ và giảng viên cơ hữu” Thực hiện tuân thủ pháp luật lao Ďộng ký hợp Ďồng không xác Ďịnh thời hạn hoặc hợp Ďồng xác Ďịnh thời hạn và thực hiện Ďầy Ďủ nghĩa vụ bảo hiểm xã hội theo Luật Bảo hiểm xã hội. 3.2.1.1. Đối với cán bộ cơ hữu: Các trường nên xây dựng hệ thống lương theo 3P là dựa theo 3 yếu tố cơ bản: - P1 (Pay for Position): Trả lương cho vị trí công việc. - P2 (Pay for Person): Trả lương cho năng lực của người giữ vị trí công việc. - P3 (Pay for Performance): Trả lương cho kết quả Ďạt Ďược của người giữ vị trí công việc. Sự kết hợp Ďồng thời ba yếu tố này hướng tới mục Ďích trả lương cho nhân viên Ďúng với khả năng và giá trị họ mang lại cho tổ chức. 3.2.1.2. Đối với giảng viên cơ hữu: Các trường nên xây dựng hệ thống tiêu chuẩn Ďánh giá hiệu quả như: - Tiêu chuẩn 1: Chân dụng giảng viên như học hàm, học vị, kinh nghiệm, kĩ năng, ngoại ngữ, tin học rõ ràng. - Tiêu chuẩn 2: Định mức giờ giảng, giờ nghiên cứu, giờ thực tế doanh nghiệp. - Tiêu chuẩn 3: Đánh giá chất lượng giảng dạy thông qua 3 kênh ―khảo sát sinh viên, hội Ďồng dự giờ, Ďánh giá chất lượng hồ sơ bài giảng theo bộ môn ngành‖. 3.2.2. Nguồn lao động bên ngoài “giảng viên thỉnh giảng và chuyên gia” Thực hiện tuân thủ pháp luật ký hợp Ďồng thỉnh giảng và chuyên gia theo mô tả công việc 2 bên thoả thuận và Ďánh giá kết quả hoàn thành công việc. - Nên mời những giảng viên thỉnh giảng giảng dạy hay Ďến từ các trường Ďại học công lập trên cả nước. - Nên mời những chuyên gia Ďến từ những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thành công Ďến giảng dạy về nhưng học phần chuyên ngành giúp sinh viên tiếp cận thực tiễn sớm ngay từ trên ghế nhà trường. 4. Kết luận Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc xây dựng quan hệ lao Ďộng hài hoà về lợi ích của Người sử dụng lao Ďộng với NLĐ và Ďồng thời phải tuân thủ pháp luật lao Ďộng là ba thành tố không thể thiếu, Ďó là mục tiêu hướng Ďến sự phát triển nhanh và bền vững của các trường Ďại học ngoài công lập. Các trường Ďại học ngoài công lập nên chủ Ďộng xây dựng 2 bộ chính sách nguồn nhân lực bên trong và bên ngoài khác nhau Ďể Ďảm bảo nguồn nhân lực bên trong làm lòng cốt cho 354
- sự phát triển bền vững, nguồn nhân lực bên ngoài mang Ďến những nét mới Ďột phá góp phần thúc Ďẩy sự phát triển nhanh chóng cho các trường Ďại học ngoài công lập. Bên cạnh những kết quả Ďạt Ďược thì vấn còn tồn tại là nhiều trường ngoài công lập nhỏ và vừa chưa Ďủ mạnh về nguồn lực tài chính là chưa có Ďược chính sách thù lao lao Ďộng canh tranh so với với các doanh nghiệp trên thị trường dẫn Ďến nguồn nhân lực giỏi và chất lượng cao chưa thích về làm việc tại các trường Ďại học ngoài công lập. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Lao Ďộng, Thương binh và Xã hội (2017). Báo cáo quan hệ lao Ďộng. 2. Bộ luật Lao Ďộng số 45/2019/QH14 Ďược Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 20/11/2019. 3. Đoàn Thị Phương Diệp (2019). Mối quan hệ giữa người lao Ďộng và người sử dụng lao Ďộng giai Ďoạn hiện nay. Tạp chí Tài chính, kỳ 2, tháng 10/2019. 4. Phạm Thị Hồng Đào (2016). Đặc trưng của quan hệ lao Ďộng ở Việt Nam và vấn Ďề áp dụng pháp luật trong lĩnh vực lao Ďộng. 5. Phạm Minh Huân (2015). Quan hệ lao Ďộng ở Việt Nam - Những vấn Ďề Ďặt ra và Ďịnh hướng hoàn thiện. Tạp chí Nghiên cứu, trao Ďổi. 6. Đặng Lợi (2020). Xây dựng quan hệ lao Ďộng hài hoà, ổn Ďịnh, tiến bộ: Nâng cao hiệu quả hoạt Ďộng của tổ chức công Ďoàn. Cổng Thông tin Ďiện tử Công Ďoàn Việt Nam. 7. Lưu Bình Nhưỡng (2007). Tổ chức Ďại diện của người sử dụng lao Ďộng. Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 97. 355
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chương 9: QUAN HỆ LAO ĐỘNG
79 p | 1988 | 353
-
Mối tương quan giữa năng lực quản lý và năng suất lao động
5 p | 414 | 173
-
MẪU GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG
1 p | 454 | 118
-
Quản trị nhân sự - Chương 9
5 p | 291 | 94
-
Cung lao động- Lý luận và thực tiễn
60 p | 316 | 70
-
BÀI GIẢNG SỐ 1: NHỮNG NHẬN THỨC CƠ BẢN VỀ QUAN HỆ LAO ĐỘNG
44 p | 313 | 54
-
Quan hệ lao động
0 p | 333 | 52
-
Bài giảng Quản trị nhân lực - GV. Vũ Thanh Hiếu
126 p | 153 | 28
-
Bài giảng Quản trị nguồn nhân lực: Phần 3
81 p | 109 | 16
-
Bài giảng Quan hệ Công chúng ( Đinh Tiên Minh) - Bài 5
8 p | 173 | 15
-
QUẢN TRỊ CHI PHÍ THỰC HIỆN DỰ ÁN
20 p | 145 | 13
-
Bài giảng Quản trị nguồn ngân lực (Nâng cao): Chương 5 - PGS. TS. Dương Cao Thái Nguyên
34 p | 83 | 11
-
Bài giảng Quản trị nhân lực: Chương 6 - Quan hệ lao động
38 p | 39 | 8
-
Bài giảng Quan hệ lao động - Chương 0: Giới thiệu học phần Quan hệ lao động
8 p | 24 | 5
-
Bài giảng Quan hệ lao động - Chương 0: Giới thiệu học phần
9 p | 15 | 3
-
Bài giảng Quản lý nhân lực: Chương 5 - Quan hệ với người lao động
25 p | 11 | 3
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chuyển phát nhanh Thuận Phong, chi nhánh Đồng Nai
12 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn