TẠP CHÍ KHOA HỌC<br />
Khoa học Xã hội, Số 5 (6/2016), tr 1- 9<br />
<br />
TẦM QUAN TRỌNG VỀ HÒA ÂM - HÒA THANH, VỚI<br />
VIỆC HỌC ĐÀN ORGAN CỦA SINH VIÊN MẦM NON<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC HIỆN NAY<br />
Trần Anh Đức<br />
Khoa Tiểu học - Mầm non, Trường Đại học Tây Bắc<br />
Tóm tắt: Học tập và ứng dụng hòa âm – hòa thanh trên đàn organ là một thao tác tư duy có ý nghĩa rất quan<br />
trọng khi tập đàn. Để thực hiện chính xác thao tác này trên đàn, sinh viên các lớp Giáo dục mầm non cần phải nắm vững<br />
kiến thức cơ sở về lý thuyết âm nhạc. Khi luyện tập trên đàn, mỗi sinh viên cần học tập nghiêm túc để biết cách kết nối các<br />
hợp âm – hòa thanh cho đúng với yêu cầu của bài nhạc. Kí hiệu các hợp âm gốc và các thể đảo là yếu tố quan trọng do đó<br />
phải ghi nhớ để áp dụng thực hành các bài tập trên đàn organ. Do nhu cầu bức thiết của việc đệm đàn organ cho các học<br />
sinh múa – hát ở trường mầm non, khi học đàn organ người học phải đáp ứng đầy đủ những kiến thức nêu trên.<br />
Từ khóa: Hòa âm, hòa thanh.<br />
<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Từ năm học 2011-2012 trở về trước, việc dạy và học tập môn Đàn organ của Khoa Tiểu học –<br />
Mầm non gặp rất nhiều khó khăn về phương tiện và điều kiện dạy học. Thời điểm đó chưa có phòng<br />
dạy – học đàn organ chuyên dụng như hiện tại. Đàn organ để học tập không đủ nên ít nhiều đã ảnh<br />
hưởng đến chất lượng dạy và học đàn. Do không có phòng học cố định, đến tiết học đàn, thầy trò lại<br />
phải đến kho mang đàn về lớp học, bố trí sắp xếp chỗ để đàn, cắm biến thế điện dẫn vào để vận hành<br />
đàn organ… rất mất thời gian, làm ảnh hưởng đến thời gian luyện tập trên đàn của sinh viên các lớp<br />
Giáo dục mầm non (GDMN). Bên cạnh đó, sinh viên các lớp GDMN thường chưa chú trọng đến việc<br />
trau dồi kiến thức học phần Âm nhạc 1; và học phần Âm nhạc 2, do đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến<br />
việc học tập môn Đàn organ.<br />
Đến năm học 2013-2014, Nhà trường đã mua sắm đầy đủ số lượng đàn organ đưa vào phục vụ<br />
dạy – học đàn. Khoa Tiểu học – Mồm non đã bố trí phòng học đàn organ chuyên dụng một cách khoa<br />
học và hợp lý. Khoa đã tổ chức họp các giảng viên Bộ môn Mĩ thuật – Âm nhạc, yêu cầu lập bản nội<br />
quy, niêm yết bên trong và bên ngoài phòng học đàn. Nhà trường đã trang bị 02 cây đàn Piano (cơ –<br />
không dùng điện) nhãn hiệu Kwail. Một cây Piano để phục vụ dạy học – làm mẫu (dùng cho giảng<br />
viên) tại phòng học đàn. Một cây Piano phục vụ cho việc dạy học môn Múa và vận động theo nhạc tại<br />
phòng chuyên dụng dành riêng cho môn múa.<br />
Thuận lợi về phương tiện và trang thiết bị dạy học đã giúp cho chất lượng dạy – học đàn được<br />
nâng lên rõ dệt. Lúc này đã đầy đủ điều kiện tốt nhất cho việc dạy và học đàn organ, tuy nhiên cũng<br />
đặt ra những thách thức không nhỏ với các giảng viên dạy môn đàn organ. Các giảng viên không thể<br />
viện dẫn lý do thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy - học làm ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy.<br />
<br />
Ngày nhận bài: 3/6/2016. Ngày nhận đăng: 20/7/2016<br />
Liên lạc: Trần Anh Đức- mail: nsanhtran@gmail.com<br />
<br />
<br />
1<br />
Xuất phát từ thực tiễn trên, tác giả thực hiện bài báo này nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao<br />
chất lượng dạy và học tập môn Đàn organ cho sinh viên các lớp GDMN Trường Đại học Tây Bắc.<br />
2. Thực trạng và giải pháp<br />
2.1. Thực trạng<br />
Trước khi nghiên cứu về hòa âm – hòa thanh để thấy được tầm quan trọng của nó đối với việc<br />
học đàn organ của sinh viên GDMN, chúng ta cần làm rõ khái niệm về hòa âm và hòa thanh.<br />
2.1.1. Hòa âm là gì?<br />
Chúng ta có thể hiểu, hòa âm là sự sắp xếp các âm thanh theo những quy luật đã được định sẵn<br />
(theo các công trình nghiên cứu về hòa âm của các Nhà khoa học về lĩnh vực âm nhạc đã được thế<br />
giới công nhận), trong đó có trật tự các quãng còn gọi là các bước nhảy hòa âm… Các nhạc sĩ sử dụng<br />
các quãng, tạo ra các bước nhảy hòa âm của bè trầm để củng cố trục dọc của lối tiến hành hòa âm.<br />
Các bước nhảy hòa âm ở bè giai điệu tạo nên cấu trúc của một hay nhiều motip âm nhạc. Các motip<br />
âm nhạc này còn được gọi là các âm tiết – tiết nhạc, nếu được sắp xếp một cách khoa học theo các<br />
khúc thức hoặc tác khúc, lúc đó sẽ tạo ra một cấu trúc giai điệu âm nhạc có thể là âm hình chủ đạo<br />
của một tác phẩm âm nhạc. Như vậy hòa âm là phần soạn nhạc về sự kết hợp theo chiều dọc giữa các<br />
âm thanh, tạo ra các bước nhảy hòa âm, về mặt lý thuyết trên văn bản cứng.<br />
2.1.2. Hòa thanh là gì?<br />
Ta có thể hiểu khi âm thanh được chuyển hóa từ mặt lý thuyết – văn bản cứng sang âm thanh<br />
sống động trên các loại nhạc cụ hoặc trên giọng hát vang lên của một tập thể cùng pha trộn âm thanh ở<br />
các quãng khác nhau (kết hợp đồng thời với nhau) vang lên cùng một lúc. Hòa thanh trên nhạc cụ<br />
thường dễ khai thác sử dụng như việc độc tấu guitar hoặc độc tấu violon… trên giọng hát con người<br />
(một người) gần như không thể thực hiện được tạo ra hòa thanh. Tuy nhiên theo cố GS. TSKH. TRẦN<br />
VĂN KHÊ tại Học viên Âm nhạc Pari – Cộng hòa Pháp thì có một số Nhà nghiên cứu về thanh nhạc<br />
tại Pháp trong thập kỷ 90 thế kỷ 20 đã tập luyện thành công việc thể hiện hòa thanh trên giọng hát một<br />
người. Một người hát hòa thanh giai điệu của 02 quãng khác nhau trên cùng một giọng, gọi là hát<br />
đồng song thanh (giọng hát của một người cùng một lúc hát 02 quãng giai điệu kết hợp hòa thanh lại<br />
với nhau). Tuy nhiên vấn đề này chỉ dừng lại trên phương diện nghiên cứu và thực hành mô tả về điều<br />
không thể thành có thể của các nhà khoa học, chưa đưa vào áp dụng để biểu diễn hát. Chúng ta đều<br />
biết rằng nghiên cứu ra một vấn đề gì mới thì phải đánh giá tính ứng dụng của nó đối với đời sống con<br />
người. Âm nhạc nói chung, các thể loại, các dòng âm nhạc nói riêng, khi hòa thanh vang lên đều nhằm<br />
phục vụ mục đích của đời sống tinh thần con người.<br />
Qua những phân tích nêu trên chúng ta nhận thức rằng, hòa âm là âm nhạc được các nhạc sĩ<br />
soạn thảo nằm trên văn bản cứng. Hòa thanh là âm thanh được trình tấu trên các loại nhạc cụ (dàn<br />
nhạc) hoặc giọng hát của con người thông qua các ký tự về âm nhạc đã được soạn thảo trên văn bản<br />
cứng chuyển thành âm thanh sống động – live của hoạt động hát tập thể - hát đồng ca – hát hợp<br />
xướng.<br />
<br />
<br />
2<br />
2.1.3. Hòa âm, hòa thanh với việc học đàn organ của sinh viên<br />
Trên thực tế dạy học môn Đàn organ cho sinh viên các lớp K51; K52; K53 Đại học giáo dục<br />
mầm non (ĐHGDMN), chúng tôi nhận thấy một số ưu và nhược điểm sau:<br />
- Về mặt ưu điểm: Hầu hết sinh viên các lớp đều rất hào hứng với việc được học tập và làm quen với<br />
đàn organ. Xuất phát từ sự yêu thích nghệ thuật nói chung, sự say mê âm nhạc dành cho lứa tuổi mẫu<br />
giáo nói riêng. Đây là điều kiện rất tốt cho việc dạy học môn Đàn organ. Có một số sinh viên thực<br />
hành luyện tập chăm chỉ và đạt kết quả tốt môn học này. Trong 03 khóa (K51 – K52 – K53<br />
ĐHGDMN) đã tốt nghiệp ra trường, K51 và K52 ĐHGDMN học tập rất tốt môn Đàn organ.<br />
Bảng: Kết quả học tập môn Đàn organ<br />
STT Tên lớp Học phần Sĩ số Điểm A Điểm B Điểm C<br />
1 K51 ĐHGDMN Đàn Organ 51 36 14 01<br />
2 K52 ĐHGDMN Đàn Organ 72 54 13 03<br />
3 K53 ĐHGDMN A Đàn Organ 79 25 45 09<br />
4 K53 ĐHGDMN B Đàn Organ 73 19 51 03<br />
5 K53 ĐHGDMN C Đàn Organ 75 14 36 25<br />
Qua khảo sát, chúng tôi thấy cả 02 lớp K51 ĐHGDMN và K52 ĐHGDMN đều chọn môn<br />
Phần đệm nâng cao trên đàn organ (môn tự chọn) làm học phần thay thế thi tốt nghiệp với tỷ lệ<br />
100%. 03 lớp K53 ĐHGDMN A + K53 ĐHGDMN B + K53 ĐHGDMN C, đăng ký học môn Phần<br />
đệm nâng cao trên đàn organ (học phần thay thế thi tốt nghiệp – môn tự chọn) = 127 người trên tổng<br />
số 227 sinh viên. Như vậy: K53 ĐHGDMN, có tỷ lệ đăng ký trên 50% chọn môn học này, ít hơn rất<br />
nhiều so với K51 ĐHGDMN và K52 ĐHGDMN. Chúng tôi có phỏng vấn sinh viên 03 lớp để tìm<br />
hiểu lý do số sinh viên đăng ký môn tự chọn Phần đệm nâng cao trên đàn organ, học phần thay thế<br />
thi tốt nghiệp có sự sụt giảm như thế là vì lý do gì? Qua việc phỏng vấn chúng tôi nhận thấy có một số<br />
ý kiến như sau:<br />
- Có một số lượng nhỏ những sinh viên đủ điều kiện làm khóa luận tốt nghiệp, khoảng 10% trên tổng<br />
số sinh viên của 03 lớp K53 ĐHGDMN.<br />
- Một số sinh viên có năng khiếu âm nhạc ở mức trung bình lo ngại và sợ không học tập được môn<br />
Phần đệm nâng cao trên đàn organ, nên đã chọn môn tự chọn khác hoặc chọn thi tốt nghiệp. Số sinh<br />
viên này chiếm tỷ lệ khoảng 15% trên tổng số 227 sinh viên của 03 lớp K53 ĐHGDMN.<br />
- Có đến 20% số sinh viên K53 ĐHGDMN được hỏi đã trả lời các bạn đó rất muốn học tập môn Phần<br />
đệm nâng cao trên đàn organ, học phần thay thế thi tốt nghiệp nhưng không thể đăng ký được. Số<br />
sinh viên này cho biết cổng thông tin tại Trung tâm Thông tin Thư viện thường xuyên bị quá tải nên<br />
không thể đăng ký được. Số sinh viên này đành đăng ký học tập môn học khác.<br />
Như vậy chúng tôi có thể kết luận, việc học tập môn Đàn organ và Phần đệm nâng cao trên<br />
đàn organ vẫn là sự lựa chọn yêu thích của các sinh viên mầm non. Các khóa trước như K51<br />
ĐHGDMN và K52 ĐHGDMN, học tập khá vững vàng về kiến thức của học phần Âm nhạc 1 (lý<br />
<br />
<br />
3<br />
thuyết âm nhạc cơ bản), trrong đó có phần kiến thức về Hòa âm và Hòa thanh, liên quan trực tiếp đến<br />
việc học tập môn Đàn organ.<br />
Về nhược điểm: Những sinh viên học tập không vững môn: Âm nhạc 1 và Âm nhạc 2, đều rất<br />
khó tiếp cận với việc làm quen và tập luyện bài nhạc trên đàn organ. Do phần kiến thức cơ sở không<br />
vững chắc. Những kiến thức đó có liên quan trực tiếp đến việc vận dụng vào việc luyện tập thực hành<br />
trên đàn organ. Trực tiếp giảng dạy học phần Đàn organ, chúng tôi nhận thấy, muốn học tập tốt học<br />
phần này, cần nắm vững những kiến thức lý thuyết âm nhạc sau:<br />
2.2. Giải pháp<br />
Các giảng viên khi giảng dạy học phần Âm nhạc 1, cần thường xuyên lưu ý giúp các sinh viên<br />
phải nắm vững những điểm then chốt của kiến thức chi tiết đơn lẻ và toàn bộ của lý thuyết âm nhạc.<br />
Một số điểm cần ghi nhớ về trường độ; tiết tấu; các kí hiệu độ dài – độ cao – độ vang – độ mạnh, nhẹ,<br />
to, nhỏ. Chúng ta sẽ đi sâu vào nghiên cứu các phần trong lý thuyết âm nhạc có liên quan đến Hòa âm<br />
– Hòa thanh, khi luyện tập đàn organ.<br />
2.2.1. Ký hiệu hình nốt nhạc - dấu lặng và dấu hoàn<br />
- Ký hiệu hình nốt nhạc:<br />
- Ký hiệu hình nốt tròn: , nốt tròn có giá trị độ dài lớn nhất.<br />
- Ký hiệu hình nốt trắng: , nốt trắng có giá trị độ dài = 2 hình nốt đen.<br />
<br />
- Ký hiệu hình nốt đen: nốt đen có giá trị độ dài = 2 nốt móc đơn.<br />
<br />
- Ký hiệu hình nốt móc đơn: , móc đơn có giá trị độ dài = 2 nốt móc kép.<br />
- Ký hiệu hình nốt móc kép: , móc kép có giá trị độ dài = 2 nốt móc tam.<br />
- Lưu ý: Còn một số ký hiệu hình như móc tam, móc tứ không giới thiệu vì chương trình này không sử<br />
dụng đến.<br />
- Ký hiệu các loại hình dấu lặng:<br />
- Ký hiệu hình dấu lặng tròn<br />
- Là một hình chữ nhật nhỏ, nằm sát dưới mép dưới dòng thứ 4 của khuông nhạc.<br />
- Dấu lặng tròn có giá trị độ dài = hình nốt tròn, (dấu lặng tròn = 2 dấu lặng trắng).<br />
<br />
<br />
<br />
- Ký hiệu hình dấu lặng trắng<br />
- Là một hình chữ nhật nhỏ nằm sát mép trên dòng thứ 3 của khuông nhạc.<br />
- Có giá trị độ dài = hình nốt trắng, (dấu lặng trắng = 2 dấu lặng đen).<br />
<br />
<br />
<br />
- Ký hiệu hình dấu lặng đen:<br />
- Có giá trị độ dài = hình nốt đen. Dấu lặng đen = 2 dấu lặng đơn.<br />
- Ký hiệu hình dấu lặng đơn:<br />
- Có giá trị độ dài = hình nốt móc đơn, (dấu lặng đơn = 2 dấu lặng kép).<br />
4<br />
- Ký hiệu hình dấu lặng kép:<br />
- Có giá trị độ dài = hình nốt móc kép, (dấu lặng kép = 2 dấu lặng tam).<br />
- Dấu lặng tam, lặng tứ giáo trình này không sử dụng<br />
- Các loại dấu hóa<br />
- Dấu hóa thăng đơn<br />
- Ký hiệu: có tác dụng nâng âm bậc cơ bản lên phía trên 1/2 cung (1/2C).<br />
- Dấu hóa giáng đơn<br />
- Ký hiệu: b, có tác dụng hạ âm bậc cơ bản xuống phía dưới 1/2 cung (1/2C).<br />
- Lưu ý: Dấu thăng kép, dấu giáng kép trong giáo trình này không sử dụng.<br />
- Dấu hóa hoàn<br />
- Ký hiệu: có tác dụng hủy bỏ hiệu lực của tất cả các loại dấu hóa.<br />
- Ví dụ: Minh họa về tác dụng của dấu hóa thăng đơn (#); dấu hóa giáng đơn (b) và dấu hóa hoàn ( ):<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(1)La # (2)La (3)La (bình) (4)La b (5)La (6)La (bình)<br />
- Ví dụ: (1), âm La có hóa thăng đơn đặt ở phía trước, do đó âm La này cao hơn âm La cơ bản (La<br />
bình) 1/2C. Ví dụ: (2), âm La có dấu hoàn đặt ở phía trước, do đó âm la này đã được hoàn trả lại bậc<br />
cơ bản là âm La (bình) như ở ví dụ thứ (3). Ví dụ: (4), âm La có dấu hóa giáng đơn đứng trước, do đó<br />
âm La này đã bị giáng (hạ xuống) phía dưới 1/2C so với âm La cơ bản. Ví dụ: (5), có dấu hóa hoàn<br />
được đặt trước âm La, do đó âm La này đã được trả về bậc cơ bản như âm La (bình) ở ví dụ thứ (6).<br />
2.2.2. Tính chất và ý nghĩa của các quãng có liên quan đến hòa âm – hòa thanh<br />
- Quãng 1Đ là quãng đồng âm (không có khoảng cách về cao độ)<br />
- Quãng 2t khoảng cách ½ C - quãng nghịch<br />
- Quãng 2T khoảng cách 1 C - quãng nghịch<br />
- Quãng 3t khoảng cách 1.1/2 C - quãng thuận<br />
- Quãng 3T khoảng cách 2 C - quãng thuận<br />
- Quãng 4Đ khoảng cách 2.1/2 C - quãng nghịch<br />
- Quãng 4+ khoảng cách 3 C - quãng nghịch<br />
- Quãng 5Đ khoảng cách 3.1/2 C - quãng thuận<br />
- Quãng 5- khoảng cách 2 C và hai nửa cung - quãng nghịch<br />
- Quãng 6t khoảng cách 4 C - quãng thuận<br />
- Quãng 6T khoảng cách 4.1/2 C - quãng thuận<br />
- Quãng 7t khoảng cách 5 C - quãng nghịch<br />
- Quãng 7T khoảng cách 5.1/2 C - quãng nghịch<br />
- Quãng 8Đ khoảng cách 6 C – quãng thuận<br />
- Ví dụ: Các quãng được biểu thị ở giọng Dur – Rê trưởng, trên khuông nhạc như sau:<br />
1Đ 8Đ 2t 2T 3t 3T 4Đ<br />
5<br />
4+ 5- 6t 6T 7t 7T<br />
<br />
<br />
- Ý nghĩa: Các quãng với tính chất được phân tích ở trên mang một ý nghĩa hết sức quan trọng về hòa<br />
âm với phương diện soạn nhạc cho đàn organ trên văn bản cứng.<br />
- Các quãng nghịch tạo ra sự nhức nhối, căng thẳng, khó chịu, cần phải được giải quyết về các quãng<br />
thuận.<br />
- Các quãng thuận có tính chất mềm mại, uyển chuyển, êm ái, dịu dàng. Nếu trong bài nhạc chỉ sử<br />
dụng những quãng thuận sẽ tạo ra sự nhàm chán và vô nghĩa. Cảm giác này được mô tả bằng thuật<br />
ngữ: Moronto (đều đều, nhàm chán…).<br />
- Quãng trưởng (T) tạo ra cảm giác: căng - sáng - khỏe - nghị lực.<br />
- Quãng thứ (t) tạo ra cảm giác: trùng - buồn - mờ - tối.<br />
- Quãng tăng (+) tạo ra sự căng thẳng như muốn vỡ tan…<br />
- Quãng giảm (-) tạo ra sự hụt hẫng, trống vắng, vô vọng…<br />
- Khi người học nắm vững ý nghĩa và tính của các quãng sẽ vận dụng hợp lý khi chuyền tải cảm xúc<br />
từ bản nhạc (hòa âm) sang trạng thái live (âm thanh sống động) trên đàn organ. Bản chất của âm nhạc<br />
rất tinh tế và nhạy cảm về mặt biểu hiện trạng thái cảm xúc muôn mặt của đời sống con người. Nếu<br />
bản thân người làm nghề âm nhạc có năng khiếu tốt, học hành có chất lượng, yêu nghề, đi sâu, nghiên<br />
cứu về kiến thức chuyên ngành… thì đôi tai, ánh mắt sẽ cảm nhận về âm thanh và biểu cảm sẽ đạt một<br />
đẳng cấp mà những người khác không thể đạt tới được.<br />
Những kiến thức cơ sở nêu trên có một vai trò quan trọng đối với việc tiến hành hòa âm – hòa<br />
thanh áp dụng vào việc học tập môn Đàn organ, của sinh viên các lớp GDMN. Là người giảng dạy<br />
trực tiếp về lý thuyết âm nhạc các lớp K53 ĐHGDMN – K54 ĐHGDMN, tôi nhận thây các lớp không<br />
thật chú tâm ghi nhớ những kiến thức mang tính cơ sở này. Chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến việc học tập<br />
và rèn luyện môn Đàn organ.<br />
Các bạn sinh viên mầm non hiện nay quá chú tâm đến hình thức mà ít quan tâm đến việc trang<br />
bị tri thức chuyên ngành cho bản thân. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng học tập.<br />
Chỉ ra những khó khăn, nhược điểm trên, chúng tôi thấy rằng cần xây dựng chương trình dạy –<br />
học môn Đàn organ, đi đúng định hướng để khắc phục được những hạn chế đã bộc lộ qua phân tích<br />
vừa nêu.<br />
2.2.3. Nắm vững kiến thức về các loại hợp âm ở thể gốc và thể đảo<br />
<br />
<br />
<br />
6<br />
- Nếu chỉ dùng các hợp âm gốc để đệm đàn organ phần hòa thanh cho các bài nhạc mẫu giáo thì bản<br />
chất hòa thanh nghiêm túc chặt chẽ, khắt khe. Điều này làm giảm sự phong phú về màu sắc hòa thanh,<br />
thiếu sinh động về cảm xúc khi âm thanh vang lên.<br />
- Để phù hợp với tai nghe đương đại (hợp với thị hiếu thẩm mĩ cuộc sống ngày nay), chúng ta cần sử<br />
dụng hợp âm cả ở thể gốc và các thể đảo.<br />
- Có những ý kiến cho rằng bản thân tác giả đòi hỏi cao đối với người học, rồi môn âm nhạc là môn<br />
“phụ”… Theo nhận định về chuyên môn của nghề nghiệp, thiết nghĩ người làm công tác đào tạo mà<br />
không đưa ra những tiêu chí, đặt ra những điểm then chốt và yêu cầu người học đạt được để đảm bảo<br />
chất lượng thì dạy – học, đem lại điều gì cho người học? Bên cạnh đó vai trò của người thầy có cần<br />
phải đưa ra để bình xét? Đây cũng chính là những “quãng nghịch”, cần phải được giải quyết về các<br />
quãng thuận - ổn định, đúng định hướng và mục tiêu giáo dục.<br />
- Khái niệm về hợp âm: Các hợp âm được kiến tạo, cấu trúc dựa trên các quãng 3 (3 trưởng; 3 thứ; 3<br />
tăng; 3 giảm). Tất nhiên các hợp âm được xây dựng theo quy ước trên là những hợp âm ở thể gốc.<br />
Hợp âm ở thể đảo sẽ tạo ra các quãng khác ngoài các quãng 3 nêu trên. Khi đảo các hợp âm tạo ra các<br />
quãng khác quãng 3, sẽ tạo ra những bước nhảy về hòa âm – hòa thanh và tạo ra màu sắc mới của hợp<br />
âm. Chính điều này đã giúp cho âm nhạc tránh được sự nhàm chán, đều đều hay còn gọi là “Moronto’<br />
như phân tích ở trên.<br />
- Sinh viên trước khi học tập môn Đàn organ cần phải nắm vững về các hợp âm ở thể gốc và các thể<br />
đảo. Các hợp âm 3 và hợp âm 7 ở thể gốc và các thể đảo đều được kí hiệu rõ ràng, việc ghi nhớ tất<br />
nhiên phải theo quá trình.<br />
- Bên cạnh việc nắm vững các hợp âm nói trên, người học cần nắm vững tính chất của các điệu thức<br />
gồm: điệu thức trưởng (T); điệu thức thứ (t); điệu thức 5 âm I. Qua nghiên cứu, tìm hiểu tác giả nhận<br />
thấy hầu hết các bài hát viết cho lứa tuổi mẫu giáo, chủ yếu nằm ở điệu thức trưởng (T) và ở điệu thức<br />
5 âm (ngũ cung). Điệu thức ngũ cung có 05 điệu như: Cung – Thương – Giốc – Chủy – Vũ. Điệu thứ<br />
rất hiếm gặp trong các bài hát dành cho lứa tuổi mẫu giáo. Lý do bởi điệu thứ thể hiện những tình<br />
cảm; buồn, đau, mờ, tối, không mạnh, trầm tư, sâu lắng… sẽ không thật phù hợp với tình cảm trong<br />
sáng ngây thơ, hồn nhiên của trẻ mẫu giáo.<br />
- Các hợp âm 3, (còn gọi là hợp âm 5); gọi là hợp âm 3 vì có 3 âm chồng lên nhau theo chiều dọc. Gọi<br />
tên hợp âm 5 là bởi gọi theo tên âm trên cùng của hợp âm là âm bậc V của điệu thức.<br />
- Ví dụ: Hợp âm 3 gốc và các thể đảo (đảo 1 và đảo 2, cùng các ký hiệu).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
7<br />
- Ví dụ: Hợp âm bảy ở thể gốc và các thể đảo (đảo 1; đảo 2; đảo 3).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
- Ví dụ: Bài tập (mô hình), thực hành thực tiễn trên đàn organ:<br />
Trường Chúng Cháu Là Trường Mầm Non<br />
Nhạc: Phạm Tuyên<br />
Trumpet Chuyển soạn Organ: Trần Anh Đức<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2.2.4. Cần nắm vững kiến thức học phần: Âm nhạc 2<br />
- Người học cần nắm vững những kỹ năng thực hành của học phần Âm nhạc 2.<br />
8<br />
- Đọc vững chắc và ghi nhớ các thang âm ở những giọng điệu có trong chương trình của học phần Âm<br />
nhạc 2. Đọc và ghi nhớ các giọng trưởng (T); các giọng thứ (t); các giọng trên, Điệu thức 5 âm I.<br />
- Thực hành và ghi nhớ trực tiếp trên giọng của bản thân người học các bài tập với những kỹ thuật<br />
trong yêu cầu của học phần:<br />
- Phách: Nguyên; phách: Chia 2; phách: Chia 3 (có số mũ 3); phách: Chia 4 (chùm 4 móc kép); phách:<br />
Chia 3 (lệch trái); phách: Chia 3 (lệch phải); phách: Chia 2 (có móc giật). Khi thực hiện đọc các kỹ<br />
thuật đã nêu, cần đọc kết hợp cùng với cao độ trên từng giọng điệu cụ thể. Qua phần thực hành đọc –<br />
ghi nhớ các bài tập ở học phần Âm nhạc 2; sẽ giúp ích cho việc định hình tốt về cao độ (quãng), trong<br />
Tư duy hình tượng về âm thanh âm nhạc đối với người học. Đây là điều kiện tiên quyết để sinh viên<br />
các lớp mầm non học tập vững vàng môn Đàn organ.<br />
3. Kết luận và kiến nghị<br />
Việc học tập môn Đàn organ của sinh viên các lớp GDMN có những thuận lợi về trang thiết<br />
bị, phòng học, sự quan tâm của Nhà trường và Khoa. Tuy nhiên muốn học tập và rèn luyện tốt các kỹ<br />
năng – thao tác trên đàn organ, các sinh viên mầm cần nắm vững và ghi nhớ chắc chắn những kiến<br />
thức của học phần Âm nhạc 1 nói chung, ghi nhớ và nắm vững khái niệm về quãng, khái niệm về cách<br />
cấu tạo thành các loại hợp âm 3; hợp âm 7 và các thể đảo. Bên cạnh việc ghi nhớ những kiến thức nêu<br />
trên, sinh viên cần phải nắm vững và hiểu rõ tính chất và ý nghĩa của các loại quãng trong âm nhạc.<br />
Từ đó sẽ áp dụng vào việc thực hành, luyện tập trên đàn organ đạt hiệu quả cao về nghệ thuật âm<br />
nhạc.<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1] Ngô Ngọc Thắng, (6/2001). Organ Măng non; Nxb Âm nhạc.<br />
[2] Trần Anh Đức, (12/2012). Giáo trình Âm nhạc 1; (Giáo trình lưu hành nội bộ); Trường Đại học<br />
Tây Bắc.<br />
[3] Đỗ Hải Lễ, (9/1996). Hòa Âm; Đại học Nghệ thuật Trung ương.<br />
<br />
<br />
THE IMPORTANCE OF CHORD AND HARMONY IN LEARNING THE ORGAN FOR<br />
STUDENTS OF PRESCHOOL EDUCATION AT TAY BAC UNIVERSITY<br />
<br />
Tran Anh Duc<br />
Faculty of Primary and Kindergarten Education, Tay Bac University<br />
<br />
Abstract: Chord and harmony are said to be very important factors in practicing playing the organ. To perform<br />
exactly these techniques on the organ, students need to master basic knowledge of music theory. When practicing on the<br />
organ, every student should know how to connect the chords - harmony in accordance with the requirements of the works.<br />
Symbols of the original chords and reciprocals are therefore important factors to be remembered and applied. To meet the<br />
urgent need for organ use in kindergartens, students of preschool education should learn the above-mentioned knowledge<br />
properly.<br />
Keywords: Chord, harmony.<br />
<br />
<br />
9<br />