Tăng cường nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh tự chủ tại các cơ sở giáo dục đào tạo đại học ở Việt Nam hiện nay
lượt xem 1
download
Bài viết "Tăng cường nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh tự chủ tại các cơ sở giáo dục đào tạo đại học ở Việt Nam hiện nay" tập trung phân tích nội dung tự chủ về tổ chức và nhân sự mà mỗi trường đại học tham gia quá trình tự chủ đại học rất cần được quan tâm. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tăng cường nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh tự chủ tại các cơ sở giáo dục đào tạo đại học ở Việt Nam hiện nay
- TĂNG CƯỜNG NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO TRONG BỐI CẢNH TỰ CHỦ TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Hà Vũ Long1 Học viện An ninh Nhân dân Abstract University autonomy is a term of great interest in the current context. In Vietnam, in the early stages of self-regulation, universities have shown positive signs in many aspects. In that context, at autonomous higher education and training institutions in our country, the issue of enhancing high-quality human resources has been identified as an important content of special concern to the State. Keywords: University autonomy, human resources, high-quality human resources 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ở Việt Nam, khái niệm “tự chủ đại học” (TCĐH) mới xuất hiện khoảng gần hai thập kỷ gần đây. Tự chủ đại học ở nước ta được hiểu là các trường đại học được tự chủ theo quy định của pháp luật, gắn với tự chịu trách nhiệm và được thể chế hóa từng phần trong từng lĩnh vực hoạt động của các cơ sở giáo dục đại học. Từ chỗ toàn thể hệ thống giáo dục đại học như một trường đại học lớn, chịu sự quản lý nhà nước về mọi mặt thông qua cơ quan chủ quản là Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường đại học đã và đang dần được trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, thể hiện qua các văn bản pháp quy của nhà nước. Trong quá trình TCĐH đang diễn ra ở Việt Nam hiện nay, có nhiều vấn đề được đề cập đến như: tự chủ về tài chính, tổ chức và nhân sự, đào tạo và học thuật…Đại hội XIII của Đảng chủ trương: “Đẩy mạnh tự chủ đại học” [1] là một nhiệm vụ cụ thể trong bối cảnh hiện nay. Tuy vậy, trong quá trình thực hiện triển khai thí điểm TCĐH đã và đang nảy sinh không ít các bất cập, đặc biệt là về các quy định liên quan. Phần lớn các trường đại học đưa mô hình TCĐH nhưng chưa đồng bộ về khung pháp lý; cơ chế bộ chủ quản không còn phù hợp với những vấn đề của TCĐH đặt ra trong thực tế; nhiều cơ sở đại học chưa chuẩn bị tốt các điều kiện để thực hiện công khai, minh bạch, nhiều vấn đề còn mang tính hình thức khi thực hiện…Thực tiễn đặt ra cho TCĐH tại các trường Đại học ở Việt Nam còn liên quan đến nội dung rất quan trọng được Đảng và nhà nước ta đặc biệt quan tâm đó là: nguồn nhân lực chất lượng cao. Nội dung này tập trung trong nội dung tự chủ về tổ chức và nhân sự mà mỗi trường đại học tham gia quá trình TCĐH rất cần được quan tâm. 2. NỘI DUNG Thực tiễn cho thấy, TCĐH ở nước ta bắt đầu được thí điểm từ giai đoạn 2014 – 2017 ở các trường đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo là Đại học Hà Nội, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Ngoại thương và về sau mở rộng thêm các trường như: Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Đại học 1 havulongc500@gmail.com 268
- mở Hà Nội, Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Bách khoa Hà Nội... Sau 6 năm triển khai thí điểm về TCĐH, Việt Nam đã có khoảng 30 cơ sở GDĐH công lập thực hiện tự chủ. Các cơ sở GDĐH được lựa chọn thí điểm đã có những thành tựu nhất định: vị thế của các nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được củng cố và có thêm động lực phát triển, ảnh hưởng tới xã hội sâu rộng, tạo nguồn thu linh hoạt hơn, thu nhập của đội ngũ cán bộ tăng lên, khả năng hội nhập dễ dàng hơn...Trong đó, nguồn nhân lực chất lượng cao tại các trường đại học được hiểu là đội ngũ giảng viên (GV), nhà quản lý có trình độ cao hiện đang và đã công tác đóng góp trách nhiệm duy trì, phát triển, mở rộng và thực hiện mọi nhiệm vụ giúp cho nhiều trường đại học xây dựng uy tín trong công tác giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học cũng như trong sự phát triển chung của các trường đó ở bối cảnh TCĐH. Đảng ta luôn xác định phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao được xem là yếu tố quan trọng, nòng cốt bảo đảm cho nền kinh tế phát triển, hội nhập sâu rộng, bền vững, ổn định trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức thời đại mới. Trong những năm qua, Đảng và nhà nước đặc biệt quan tâm xây dựng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Đối với quá trình TCĐH ở nước ta hiện nay, vấn đề phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đối với đội ngũ GV, các nhà quản lý trong hệ thống giáo dục đại học là một trong những yếu tố có tính chất quyết định về chất lượng đào tạo tại các trường đại học. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện TCĐH nhiều vấn đề đặt ra khi nhắc đến đội ngũ quan trọng này: Thứ nhất, sự sụt giảm đội ngũ nhân sự quản lý và GV có trình độ cao tại các trường đại học trong bối cảnh cơ chế tự chủ. Lý giải cho nguyên nhân này xuất phát từ sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Trong bối cảnh đó đã tạo ra nhiều việc làm có mức thu nhập tốt hơn so với mức thu nhập khi tham gia công tác tại các trường đại học. Vì vậy, số lượng các nhà quản lý, nhà khoa học, các GV có trình độ cao có thể tìm được công việc phù hợp với mức lương được đảm bảo hơn trong thời điểm hiện nay. Thứ hai, có thể nhận thấy, các vấn đề về cơ chế, quản lý, khung pháp lý tại các trường đại học trong bối cảnh TCĐH vẫn chưa được đồng nhất và thống nhất, điều này tạo cản trở “vô hình” cho sự phát triển của đội ngũ quản lý, GV tại các trường đại học. Nhiều trường đại học vẫn chưa đưa ra được những cơ chế phù hợp trong bối cảnh thực tiễn nhiều biến động của công tác giáo dục, đào tạo tại chính cơ sở đào tạo… Thứ ba, tự chủ đại học tại các trường đại học gắn với cơ chế tuyển dụng và sử dụng đội ngũ GV, các nhà quản lý. Tuy nhiên, vấn đề thu hút đội ngũ nhân tài về phục vụ giảng dạy, điều hành vẫn còn nhiều bất cập. Đội ngũ GV, lãnh đạo quản lý cơ hữu cơ bản đáp ứng được phần nào những tiêu chí liên quan đến TCĐH. Bên cạnh đó, đội ngũ thỉnh giảng vẫn mang nhiều yếu tố hình thức. Đội ngũ GV có học hàm, học vị cao hiện nay vẫn cần được quan tâm hơn nữa để phát huy được sở trường nghiên cứu và những cống hiến mà các GV dành cho các trường đại học trong bối cảnh tự chủ. Thứ tư, các trường công lập trong bối cảnh TCĐH đã có nhiều năm đi vào hoạt động song một số nhà quản lý, các GV có trình độ vẫn giữ “thói quen” trước đây. Về khía cạnh nhà quản lý, “kinh nghiệm” vẫn được nhắc đến nhiều trong khi TCĐH đòi hỏi đội ngũ quản lý cần năng động hơn, cập nhật nội dung đào tạo và đưa ra những phương án, kế hoạch quản lý cần nhiều điểm mới hơn để phù hợp với thực tế đặt ra. Về khía cạnh các GV, ngoại ngữ và công nghệ thông tin vẫn còn là điểm yếu cố hữu. GV lên lớp vẫn thường 269
- dạy theo kiểu thầy giảng trò nghe, thầy đọc trò chép, kiến thức không được cập nhật, xa rời thực tế cuộc sống. GV thường dạy cho sinh viên những kiến thức hàn lâm lý luận nhiều, những hiểu biết mà mình tích lũy trong kinh nghiệm giảng dạy mà không chú trọng đến việc dạy nghề cho sinh viên. Thứ năm, về trình độ của đội ngũ quản lý, GV hiện nay. Đa phần đội ngũ quản lý, GV trong các trường đại học thực hiện TCĐH đều được đào tạo trong nước. Trong đó đội ngũ GV, lãnh đạo quản lý cốt cán đã về hưu hoặc sắp về hưu dẫn đến tình trạng hụt hẫng nghiêm trọng đội ngũ lãnh đạo quản lý, đội ngũ GV có chất lượng cao. Bên cạnh đó, TCĐH đòi hỏi cần có sự kết nối giữa các trường đại học trong nước với các quốc gia có các trường đại học với nền giáo dục hiện đại trên thế giới hiện nay. Sự kết nối này rất cần có các mối quan hệ giữa các nhà quản lý, các nhà khoa học, các GV tại các trường đại học trong bối cảnh thực hiện TCĐH. Tuy vậy, do đội ngũ các nhà quản lý, các GV chủ yếu được đào tạo trong nước nên tính kết nối vẫn còn khó khăn nhất định. Từ những thực tế đang diễn ra trong quá trình TCĐH đối với đội ngũ nhân lực chất lượng cao như hiện nay, văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã nhấn mạnh: “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; ưu tiên phát triển nguồn nhân lực cho công tác lãnh đạo, quản lý và các lĩnh vực then chốt trên cơ sở nâng cao, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện, cơ bản về chất lượng giáo dục, đào tạo gắn với cơ chế tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ nhân tài...” [2]. Việt Nam đã và đang chủ trương phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt coi trọng phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, đội ngũ chuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề và trình độ khoa học - công nghệ cao. Đây là những điều kiện cần thiết để hội nhập, cạnh tranh trong khu vực và quốc tế, cũng như khẳng định vị thế của tri thức và trí tuệ Việt Nam trong sân chơi toàn cầu. Từ quan điểm căn bản của Đảng Cộng sản Việt Nam trong tư duy về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao có thể khẳng định, các trường đại học hiện nay đang thực hiện bối cảnh TCĐH đã có những bước đi đúng đắn trong xây dựng và phát triển cơ sở đào tạo của mình. Tuy nhiên, để tăng cường nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh tự chủ tại các cơ sở giáo dục đào tạo đại học ở thời gian này, chúng ta cần có một số các giải pháp sau đây: - Cần quan tâm, đưa ra nhiều chế độ, chính sách phù hợp dành cho đội ngũ GV, quản lý tại các trường đại học thực hiện cơ chế tự chủ. Đây là một trong những giải pháp căn bản nhằm “giữ chân”, tạo động lực trong công việc và phát huy được năng lực quản lý và giảng dạy của đội ngũ nhân lực chất lượng cao tại các trường đại học. - Xây dựng các cơ chế, thể chế một cách thống nhất và đồng bộ của chương trình TCĐH. Bên cạnh đó, hàng năm, các đơn vị, tổ chức có liên quan thực hiện các diễn đàn, hội thảo, tọa đàm nhằm rút ra những kinh nghiệm, khắc phục các khó khăn để đưa ra những cơ chế tốt nhất thu hút đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ tại các cơ sở giáo dục đào đại học trong bối cảnh tự chủ. - “Xây dựng cơ chế để động viên, khuyến khích, tạo điều kiện cho các GV, các nhà quản lý được đi học lên thạc sĩ, tiến sĩ gắn với chương trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của trường trong từng giai đoạn, đồng thời quan tâm hướng dẫn GV trẻ về phương pháp giảng dạy, kỹ năng, gắn lý luận và thực tiễn... còn các nhà quản lý trẻ về công tác quản lý, quy hoạch, xây dựng chương trình…để từng bước đáp ứng được yêu cầu đặt ra của thực tiễn” [3]. Đồng thời, chủ động xây dựng đội ngũ cán bộ, viên 270
- chức gắn quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng là nhiệm vụ trong chương trình tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của các trường đại học trong từng giai đoạn cụ thể. Ưu tiên cử cán bộ, GV của các trường thực hiện TCĐH tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ; kết hợp việc cử cán bộ, GV đi đào tạo ngắn hạn hoặc dài hạn tại các cơ sở đào tạo đại học có uy tín ở nước ngoài; Nêu cao tinh thần tự học, kết hợp bồi dưỡng định kỳ, cập nhật thông tin tri thức mới về quản lý cho đội ngũ GV, lãnh đạo quản lý. - Từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất tại các cơ sở giáo dục đại học trong bối cảnh tự chủ. Đây là một trong những yêu cầu bắt buộc dành cho các cơ sở giáo dục đào tạo đại học trong khi ngày nay cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang chi phối đến hầu hết các nội dung của cuộc sống. Điều đó có tác động to lớn đến quá trình quản lý và công tác giảng dạy của đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao trong giai đoạn này. - Xây dựng và thực hiện có hiệu quả chiến lược hợp tác, hội nhập quốc tế về giáo dục và đào tạo tại các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam; phấn đấu đưa nước ta trở thành một quốc gia mạnh về giáo dục và đào tạo ở khu vực, bắt kịp với trình độ tiên tiến của thế giới, tham gia vào thị trường đào tạo nhân lực quốc tế. Nguồn nhân lực của nước ta hiện nay mới bước đầu hòa nhập song vẫn còn nhiều hạn chế so với nguồn nhân lực chất lượng cao của thế giới. Vì vậy, các trường đại học thực hiện TCĐH cần có kế hoạch cụ thể, lâu dài trong việc kết nối với các trường đại học tiên tiến, hiện đại trên thế giới để học tập và trao đổi kinh nghiệm. 3. KẾT LUẬN Tóm lại, TCĐH là một hành trình lâu dài và cần có những bước đi cụ thể. Qua mỗi bước đi ở từng giai đoạn khác nhau, các trường đại học sẽ đưa ra được những lộ trình phù hợp. Trong đó, nguồn nhân lực chất lượng cao cần được quan tâm hơn cả trong quá trình tự chủ của mỗi trường. Để có được nguồn nhân lực chất lượng cao đủ trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu của thời kỳ phát triển mới, nhà nước và các cơ sở giáo dục đào tạo đại học cần tập trung xác định đến việc đầu tư cho nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực nói chung, nhân lực có chất lượng cao nói riêng, cần có những bước đột phá mới về phát triển con người, mà trọng tâm là nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là giới tinh hoa, những chuyên gia, nhà khoa học, nhà lãnh đạo, quản lý, đội ngũ nhân lực công nghệ giỏi. Nguồn nhân lực phải có chất lượng cao mới đáp ứng được yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế. Từ đó đất nước mới có thể phát triển nhanh và bền vững. ________________ Tài liệu tham khảo [1] Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập I, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, tr. 137. [2] Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập I, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, tr. 203, 204. [3] https://tuyengiao.vn/dua-nghi-quyet-cua-dang-vao-cuoc-song/phat-trien-nguon-nhan-luc- chat-luong-cao-dap-ung-yeu-cau-tiep-tuc-day-manh-cong-nghiep-hoa-hien-dai-hoa-142972 271
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay
8 p | 86 | 7
-
Tự chủ đại học và trách nhiệm xã hội của các trường đại học Việt Nam trong đào tạo mở và từ xa nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong thời đại hội nhập
6 p | 35 | 7
-
Chất lượng nguồn nhân lực qua đào tạo nghề nghiệp và giải pháp tăng cường gắn kết giữa nhà trường với doanh nghiệp
6 p | 25 | 5
-
Một số vấn đề về phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa - Trịnh Duy Lân
0 p | 111 | 4
-
Đẩy mạnh liên kết giữa Trường Đại học Ngoại thương và doanh nghiệp tiếp cận từ mô hình “Sản - Học - Quan” (産・学・官) của Nhật Bản
10 p | 8 | 4
-
Tăng cường hợp tác đào tạo với doanh nghiệp để phát triển mô hình đại học ứng dụng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
6 p | 14 | 4
-
Giải pháp tăng cường hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực ở Việt Nam
8 p | 14 | 4
-
Tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nhân lực du lịch trình độ đại học hiện nay
7 p | 6 | 3
-
Một số giải pháp tăng cường đào tạo gắn với nhu cầu doanh nghiệp tại trường Đại học Công Nghiệp Quảng Ninh
7 p | 7 | 3
-
Đào tạo nguồn nhân lực ngành chăn nuôi Thú y cần liên kết doanh nghiệp và nhà trường
4 p | 5 | 3
-
Một số giải pháp tăng cường công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho sinh viên hiện nay
10 p | 54 | 3
-
Đào tạo nguồn nhân lực ngành y tế chất lượng cao
6 p | 40 | 2
-
Bài giảng Kinh nghiệm từ Quỹ phát triển nguồn nhân lực (HRDF) Malaysia
17 p | 48 | 2
-
Tăng cường gắn kết giữa trường đại học kinh tế Nghệ An với các doanh nghiệp
12 p | 8 | 2
-
Xây dựng mô hình đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực theo định hướng ứng dụng thực hành trên cơ sở gắn kết giữa trường đại học và doanh nghiệp phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại Việt Nam trong giai đoạn 2025-2030
8 p | 6 | 2
-
Về một số giải pháp nhằm nâng cao trình độ học vấn để phát huy nguồn nhân lực nữ ở Việt Nam hiện nay
6 p | 43 | 1
-
Đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực của cơ sở giáo dục đại học trong bối cảnh tự chủ
9 p | 7 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn