Tăng cường vai trò quản trị của trường đại học trong hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Việt Nam hiện nay
lượt xem 0
download
Bài viết nêu lên đặc trưng, cơ cấu tổ chức của các trường đại học khởi nghiệp cũng như vai trò của trường đại học trong hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam, đồng thời đưa ra một số đề xuất nhằm tăng cường vai trò của cơ sở đào tạo trong hệ sinh thái khởi nghiệp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tăng cường vai trò quản trị của trường đại học trong hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Việt Nam hiện nay
- TĂNG CƢỜNG VAI TRÕ QUẢN TRỊ CỦA TRƢỜNG ĐẠI HỌC TRONG HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO Ở VIỆT NAM HIỆN NA Trần Thị Diên(1), Nguyễn Thị Thảo(2), Nguyễn Mạnh Hƣng(3) TÓM TẮT: Trong hệ thống Ďổi mới sáng tạo quốc gia và hệ sinh thái khởi nghiệp, trường Ďại học là thành tố rất quan trọng. Bên cạnh chức năng Ďào tạo con người, vai trò của các trường Ďại học ngày càng trở nên quan trọng trong hoạt Ďộng nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và hợp tác với khu vực doanh nghiệp Ďể thương mại hoá, ứng dụng các kết quả khoa học và công nghệ. Các trường Ďại học mạnh là nguồn sản xuất tri thức và công nghệ cho xã hội, cung cấp ý tưởng sáng tạo dồi dào cho các dự án khởi nghiệp, Ďóng góp cho sự gia tăng tài sản và năng lực trí tuệ của các doanh nghiệp. Thông qua tổng kết các nghiên cứu Ďã công bố về thực trạng tại Việt Nam, bài viết nêu lên Ďặc trưng, cơ cấu tổ chức của các trường Ďại học khởi nghiệp cũng như vai trò của trường Ďại học trong hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam, Ďồng thời Ďưa ra một số Ďề xuất nhằm tăng cường vai trò của cơ sở Ďào tạo trong hệ sinh thái khởi nghiệp. Từ khoá: Trường Ďại học khởi nghiệp, hệ sinh thái khởi nghiệp, Ďổi mới sáng tạo. ABSTRACT: In the national innovation system and startup ecosystem, universities are a very important element. In addition to the function of training people, the role of universities is becoming increasingly important in scientific research, technology development and cooperation with the business sector to commercialize and apply technologies. scientific and technological results. Strong universities are a source of knowledge and technology production for society, providing abundant creative ideas for startup projects, contributing to the increase of assets and intellectual capacity of businesses. . Through summarizing published research on the current situation in Vietnam, the article highlights the characteristics and organizational structure of startup universities as well as the role of universities in the startup ecosystem in 1. Trường Đại học Kinh tế Nghệ An. Email: tranthidien@naue.edu.vn 2,3. Trường Đại học Kinh tế Nghệ An. 288
- Vietnam. Vietnam, at the same time made a number of proposals to strengthen the role of training institutions in the startup ecosystem. Keywords: Startup university, startup ecosystem, innovation. 1. Đặt vấn đề Trong quá trình xây dựng nền kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, việc Ďổi mới mô hình quản trị Ďại học truyền thống theo hướng chủ yếu tập trung vào giảng dạy và nghiên cứu sang mô hình hiện Ďại các trường Ďại học (ĐH) Ďang trở thành tổ chức giáo dục thông minh gắn với khởi nghiệp, Ďổi mới, sáng tạo và mô hình quản trị tiên tiến), không chỉ tập trung vào giảng dạy, nghiên cứu mà còn tổ chức hoạt Ďộng mang tính thương mại, khởi nghiệp và kinh doanh. Mô hình này phù hợp với xu hướng tự chủ cao trong tổ chức bộ máy và Ďiều hành Ďể thực hiện sứ mệnh thứ ba là chuyển giao, thương mại hoá kết quả nghiên cứu khoa học (NCKH). Việc hình thành, phát triển mô hình vườn ươm khởi nghiệp Ďối mới sáng tạo trong khối cơ sở giáo dục Ďại học nhằm thực hiện chủ trương, chính sách của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành tại Thông tư số 07/2022/TT-BGDĐT, ngày 23/5/2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về ―Quy Ďịnh công tác nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở Giáo dục‖; và Công văn số 6254/BGDĐT-GDCTHSSV, ngày 28/11/2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ďóng góp ý kiến xây dựng ―Bộ tiêu chí Ďánh giá cơ sở giáo dục Ďại học theo Ďổi mới sáng tạo, khởi nghiệp‖; Ďồng thời phát triển mô hình vườn ươm khởi nghiệp Ďổi mới sáng tạo trong mỗi trường gắn với mạng lưới các trung tâm Ďổi mới sáng tạo, khởi nghiệp các trường Ďại học, cao Ďẳng (VNEI), cũng như mạng lưới các trung tâm Ďổi mới sáng tạo quốc gia và toàn cầu, qua Ďó thúc Ďẩy hệ sinh thái khởi nghiệp Ďổi mới sáng tạo trong các trường, phát triển nâng cao năng lực khoa học công nghệ và Ďổi mới sáng tạo nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Sự thay Ďổi về cơ cấu tổ chức và hoạt Ďộng theo hướng khởi nghiệp Ďã trở thành xu hướng ở nhiều quốc gia trên thế giới trong hơn hai thập kỉ qua. Xu hướng này tạo nên sự chuyển dịch của các trường ĐH từ mô hình truyền thống sang mô hình trường ĐH khởi nghiệp. Đặc trưng chủ yếu của mô hình này là: Cơ cấu tổ chức và hoạt Ďộng gắn với tinh thần khởi nghiệp kinh doanh, Ďổi mới, sáng tạo dựa trên cơ chế tự chủ Ďể Ďóng góp nhiều hơn cho phát triển kinh tế, xã hội. Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu học thuật, các phần sau Ďây của bài viết tập trung phân tích, làm rõ các Ďặc trưng chủ yếu về mặt cơ cấu tổ chức và hoạt Ďộng của một trường ĐH khởi nghiệp. Từ các nhận diện về Ďặc trưng cơ cấu, tổ chức hoạt Ďộng của mô hình ĐH khởi nghiệp và căn cứ vào kết quả nghiên cứu gần Ďây ở Việt Nam về cơ cấu quản trị và sự chuyển Ďổi, bài viết Ďưa ra các gợi ý nhằm tăng cường vai trò của trường Ďại học trong hệ sinh thái khởi nghiệp Ďổi mới sáng tạo ở Việt Nam hiện nay. 289
- 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Đại h c hởi nghiệp 2.1.1. Khái niệm ĐH khởi nghiệp là Ďại học có khả năng tạo ra các loại hình doanh nghiệp Spin off, Spin out và Startup nhiều nhất có thể trên cơ sở xây dựng Ďược một hệ sinh thái khởi nghiệp Ďổi mới sáng tạo và hoạt Ďộng thương mại hoá kết quả nghiên cứu hiệu quả. Khái niệm về ĐH khởi nghiệp Ďã góp phần làm thay Ďổi Ďịnh hướng kế hoạch chiến lược của hầu hết các trường ĐH trên toàn thế giới. Các trường ĐH Ďược coi là hoạt Ďộng có hiệu quả hơn khi thúc Ďẩy các hoạt Ďộng khởi nghiệp: thương mại hoá tri thức, kết quả NCKH thông qua nhượng quyền sáng chế và giấy phép hoặc thông qua việc phát triển các vườn ươm doanh nghiệp và công viên công nghệ. Ngày nay, việc thương mại hoá các kết quả NCKH còn Ďược coi là một nhiệm vụ của trường ĐH với tư cách là nhà Ďổi mới. Ngoài Ďào tạo và NCKH, các trường ĐH với tư cách là trung tâm tri thức Ďã hợp tác với các doanh nghiệp, các tổ chức công và tư trong mạng lưới Ďổi mới khu vực Ďể tăng cường thương mại hoá các kết quả nghiên cứu, thúc Ďẩy các mô hình kinh doanh mới, từ Ďó Ďưa hoạt Ďộng nghiên cứu và phát triển lên một cấp Ďộ cao hơn (Etzkowitz , H. and Leydesdorff, L., 2000). 2.1.2. Các hoạt động đặc trưng của đại học khởi nghiệp Trong hơn hai thập niên qua, mục tiêu và hiệu quả hoạt Ďộng của các trường ĐH Ďã có nhiều thay Ďổi Ďể thành một tổ chức cam kết phát triển công nghệ và kinh tế - xã hội. Đặc biệt, sự thay Ďổi này nhằm vào mục Ďích cụ thể: Đổi mới và chuyển giao công nghệ. Những người thúc Ďẩy sử dụng khái niệm trường Ďại học khởi nghiệp (Etzkowitz, 1988; Etzkowitz & Leydesdorff, 2000) Ďã phân tích vai trò của trường ĐH trong sự phát triển của xã hội dựa trên tri thức. Bằng cách giới thiệu mô hình ―Triple Helix‖ về mối quan hệ bền chặt ba bên giữa trường Ďại học, ngành công nghiệp và chính phủ, các tác giả chỉ ra rằng các trường ĐH Ďã trở thành một nguồn lực cho các hoạt Ďộng khởi nghiệp và Ďóng vai trò ngày càng quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội (Dalmarco G. & Hulsink W., 2018). Để trường ĐH thực hiện tốt ba trụ cột cơ bản: Giáo dục, nghiên cứu và phát triển kinh tế - xã hội, hệ thống tổ chức Ďược thiết kế Ďể thúc Ďẩy tinh thần khởi nghiệp: Thành lập các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp với mục Ďích hỗ trợ tạo ra các dự án mới phát triển từ các nhóm nghiên cứu Ďể hình thành các công ty khởi nghiệp (Costa & Torkomian, 2008; Degroof & Roberts, 2004; Vohora & cộng sự, 2004). Ngoài ra, trường ĐH khởi nghiệp thiết lập các cơ quan, văn phòng chuyển giao công nghệ (TTO), vườn ươm và cơ chế quản lí nội bộ cho phép chuyên môn hoá các dịch vụ hỗ trợ, tạo lập mạng lưới các Ďối tác công nghiệp 290
- tiềm năng, quản lí tài sản trí tuệ và phát triển doanh nghiệp mới. Các Ďơn vị này làm cầu nối giữa các nhà khoa học với các doanh nghiệp, doanh nhân và các nguồn tài chính công và tư (Revest & Sapio, 2010). Tuy nhiên, trước khi thành lập vườn ươm doanh nghiệp và TTO, các trường ĐH phải sở hữu các kết quả NCKH xuất sắc Ďể làm nguồn phát triển công nghệ cho các công ty khởi nghiệp, do vậy có thể coi hoạt Ďộng NCKH là Ďộng lực của trường ĐH khởi nghiệp (Nguyễn Hữu Đức, Nguyễn Hữu Thành Chung, Nghiêm Xuân Huy, Mai Thị Quỳnh Lan, Trần Thị Bích Liễu, Hà Quang Thuỵ, Nguyễn Lộc, 2018). Về mặt hoạt Ďộng, giới học thuật và các nhà quản lí Ďều thống nhất coi các hoạt Ďộng Ďặc trưng của khởi nghiệp kinh doanh trong trường ĐH gồm ba nhóm chính: Chuyển giao công nghệ; thương mại hoá tài sản trí tuệ và hình thành các doanh nghiệp mới từ trường Ďại học. Các hoạt Ďộng phải hướng Ďến mục tiêu Ďáp ứng nhu cầu thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế, tăng nguồn thu cho nhà trường, tăng thu nhập cho cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên (Dalmarco G. & Hulsink W., 2018). 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của trường đại học khởi nghiệp Đã có nhiều nghiên cứu nhằm giải thích hiện tượng các trường ĐH Ďược tổ chức và hoạt Ďộng theo hướng khởi nghiệp kinh doanh hay còn gọi là trường ĐH khởi nghiệp. Một số nghiên cứu tiêu biểu là: Clark (1998); Sporn (2001); Etzkowitz (1998, 2003); Guerrero & cộng sự (2006); Rothaermel & cộng sự (2007); Gibb & cộng sự (2009); Guerrero & Urbano (2010); Sooreh & cộng sự (2011); Farsi & cộng sự (2012); Chang & cộng sự (2016); Dalmarco & cộng sự (2018); Boffo & Cocorullo (2019) và Đinh Văn Toàn (2020). Điểm chung nổi bật trong chuyển Ďổi hoạt Ďộng ở các ĐH này Ďược các tác giả chỉ ra là: Triển khai mạnh mẽ các hoạt Ďộng khởi nghiệp kinh doanh, cùng với Ďó là phát triển tinh thần khởi nghiệp và Ďổi mới ở các cấp Ďộ khác nhau như tổ chức, nhóm và cá nhân (Clark, 1998; Etzkowitz, 1998; Farsi & các cộng sự, 2012). Thực hiện các hoạt Ďộng này có vai trò quan trọng của sự hợp tác trong mô hình xoắn ba bên Triple - Helix: chính phủ, trường ĐH, doanh nghiệp Ďể thúc Ďẩy chuyển giao công nghệ và hình thành các doanh nghiệp (Etzkowitz, 2008; Rasmussen & cộng sự, 2014; Dalmarco & cộng sự, 2018). Ropke (1998) cũng cho rằng các ĐH này góp phần xây dựng năng lực khởi nghiệp cho cán bộ viên chức và người học và ngày càng Ďóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế tri thức và xã hội hiện Ďại. Trên cơ sở tổng hợp các kết quả nghiên cứu Ďã có về lí thuyết và thực nghiệm, Chang & các cộng sự (2016) Ďã chỉ ra những khác biệt về cơ cấu tổ chức và các hoạt Ďộng của trường ĐH khởi nghiệp so với các trường ĐH truyền thống (Bảng 1). 291
- Bảng 1. Trƣờng ĐH truyền thống và trƣờng ĐH khởi nghiệp Tiêu chí ĐH truyền thống ĐH khởi nghiệp - Sáng tạo tri thức Mục tiêu - Sáng tạo tri thức - Ứng dụng, khai thác tri thức - Phòng chức năng; Khoa; - Phòng chức năng; Khoa; Phòng thí nghiệm; Trung tâm Cơ cấu tổ chức Phòng thí nghiệm; Trung nghiên cứu… tâm nghiên cứu… - TTO; Vườn ươm khởi nghiệp; Công ty (Spin-off…) - Các hoạt Ďộng học thuật Hoạt động - Các hoạt Ďộng học thuật - Thương mại hoá các kết quả nghiên cứu (Nguồn: Chang & cộng sự, 2016) Khai thác các kết quả nghiên cứu ngày nay không chỉ dừng lại ở truyền bá, chuyển giao tri thức Ďể phục vụ cộng Ďồng mà là tổng thể các công việc nhằm Ďạt kết quả và hiệu quả cao nhất trong thương mại hoá kết quả nghiên cứu khoa học. Với mục tiêu như vậy, trường ĐH khởi nghiệp thực hiện nhiều hoạt Ďộng có tính khởi nghiệp kinh doanh. Biểu hiện cuối cùng của chuỗi các hoạt Ďộng trong nỗ lực thực hiện mục tiêu này là chuyển giao công nghệ, thương mại hoá và hoạt Ďộng phát triển kinh doanh trên nền tảng nghiên cứu và phát triển. Nghiên cứu của Yokoyama tập trung vào thái Ďộ của các trường ĐH trong việc cố gắng tự chủ về chuyển giao công nghệ, tài chính hay nâng cao trách nhiệm của trường ĐH và các nhà khoa học Ďối với xã hội nói chung. Kết quả cho thấy sự thay Ďổi này dẫn Ďến sự thay Ďổi về thể chế, cơ cấu quản trị và cơ chế vận hành. Do Ďó, năm hình thức phát triển từ thấp Ďến cao của mô hình trường ĐH mà Yokoyama Ďưa ra có thể coi như kết quả trực tiếp của quá trình hình thành tinh thần kinh doanh trong các trường ĐH và phát triển mô hình trường Ďại học khởi nghiệp (Bảng 2). Bảng 2. Các hình thức phát triển mô hình đại học khởi nghiệp Mức Hình thức Đặc điểm cơ cấu quản trị và cơ chế vận hành - Tăng sự tự quyết Ďịnh của Ďại học - Sự ra Ďời của văn hoá doanh nghiệp - Xem xét lại vấn Ďề quản trị, quản lí, lãnh Ďạo và tài 1 Thí Ďiểm mẫu trợ nội bộ trong Ďại học - Thiết lập kế hoạch chiến lược - Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường trách nhiệm trong ĐH 292
- - Mở rộng hoạt Ďộng kinh doanh Trường ĐH - Chính sách theo Ďịnh hướng thị trường 2 theo Ďịnh hướng doanh nghiệp - Xung Ďột giữa các giá trị học thuật và kinh doanh - Sự ra Ďời của tinh thần quản lí trong các hoạt Ďộng - Phụ thuộc vào tài chính công Trường ĐH - Tự nhận dạng là một trường ĐH mang tinh thần kinh 3 Ďịnh hướng kinh doanh doanh non trẻ - Đóng góp vào nền kinh tế Ďịa phương - Thể chế tự quyết Ďịnh Trường ĐH - Thu nhập Ďáng kể từ tài trợ bên ngoài 4 doanh nghiệp - Cơ cấu quản trị và cấu trúc quản lí theo Ďịnh hướng thích ứng thị trường - Tích hợp cơ cấu doanh nghiệp, kinh doanh và học thuật - Tự chủ hoàn toàn và tự lực - Chia sẻ rủi ro và trách nhiệm giữa các tác nhân tham Hình thức gia vào các hoạt Ďộng kinh doanh một cách rõ ràng 5 lý tưởng - Tích hợp văn hoá kinh doanh, doanh nghiệp và văn hoá học thuật; văn hoá quản lí và phối hợp trong một tổ chức mà không có xung Ďột (Nguồn: Yokoyama, 2006) Nghiên cứu lí thuyết và thực nghiệm Ďã chỉ ra: Trường ĐH khởi nghiệp không thể tách rời một môi trường bên ngoài thúc Ďẩy Ďổi mới sáng tạo và các hoạt Ďộng thương mại hoá (Đinh Văn Toàn, 2020). Môi trường này hình thành một hệ sinh thái cho phát triển doanh nghiệp thông qua hỗ trợ khởi nghiệp gắn với Ďổi mới và sáng tạo từ giới học thuật. Nhưng cơ cấu tổ chức của trường Ďại học cũng cần thay Ďổi Ďể phù hợp. Một trường ĐH không chỉ gồm các Ďơn vị Ďào tạo, NCKH và hỗ trợ các hoạt Ďộng nội bộ như mô hình truyền thống mà cần hình thành các Ďơn vị hỗ trợ nghiên cứu, khởi nghiệp, kết nối chuyển giao công nghệ và hình thành các liên kết kinh doanh và phát triển doanh nghiệp Ďể thực hiện sứ mệnh thứ ba của trường Ďại học khởi nghiệp (Hình 1). Trường ĐH khởi nghiệp trước hết cần có năng lực nghiên cứu tốt, trong Ďó các phòng thí nghiệm và viện/trung tâm nghiên cứu cho ra Ďời các ý tưởng kinh doanh, công nghệ mới và các phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích. Nhưng Ďể có thể thương mại hoá các sản phẩm NCKH thì các văn phòng chuyển giao công nghệ, vườn ươm doanh nghiệp có vai trò quyết Ďịnh trong thúc Ďẩy hoạt Ďộng khởi nghiệp. Hoạt Ďộng hiệu quả của các Ďơn vị này sẽ thúc Ďẩy chuyển giao 293
- công nghệ và hoạt Ďộng thương mại hoá kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học và trường ĐH tới doanh nghiệp bên ngoài (Dinh Van Toan & cộng sự, 2016) và thúc Ďẩy hình thành các doanh nghiệp mới. Do Ďó, bên cạnh các Ďơn vị nghiên cứu (phòng thí nghiệm, trung tâm, viện nghiên cứu), các trường ĐH cần thiết lập Ďồng bộ các Ďơn vị hỗ trợ như: văn phòng chuyển giao (OTT) và vườn ươm doanh nghiệp. Các Ďơn vị này sẽ hỗ trợ, giúp trường và các giảng viên tham gia vào các liên doanh hoặc hình thành các doanh nghiệp bắt nguồn từ học thuật: Spin-offs hay Startups. Hình 1. Mô hình trường đại học khởi nghiệp ( Nguồn: Đinh Văn Toàn, Hoàng Thị Cẩm Thương, 2020, tr.60) Đặc biệt, trong mô hình trên, các văn phòng chuyển giao và vườn ươm doanh nghiệp là cầu nối Ďể chuyển giao công nghệ, trực tiếp thương mại hoá ra thị trường hoặc thông qua các doanh nghiệp thuộc nhà trường, doanh nghiệp liên kết. Bên cạnh Ďó, các công ty Spin-offs và Startups Ďược hình thành từ các ý tưởng, kết quả NCKH hoặc có sự tham gia quản lí của các thành viên trong trường có vai trò triển khai thương mại hoá mạnh mẽ các kết quả nghiên cứu. Các công ty này cũng làm cầu nối giữa giới học thuật với các nhà Ďầu tư và thị trường, từ Ďó thúc Ďẩy hoạt Ďộng Ďào tạo và NCKH của các Ďơn vị trong nhà trường. Ngoài mục tiêu lợi nhuận, phát triển kinh doanh và hình thành doanh nghiệp trong trường ĐH có Ďiểm khác biệt so với các doanh nghiệp bên ngoài ở mục tiêu chuyển giao tri thức, chuyển giao công nghệ ra thị trường. Các hoạt Ďộng này góp phần hoàn thiện mô hình tổ chức và Ďiều hành theo kiểu doanh nghiệp gắn với quản trị Ďại học tiên tiến, góp phần tích cực cho phát triển kinh tế tri thức và Ďóng góp cho tiến bộ xã hội. Do vậy, các quốc gia thường có những chính sách hỗ trợ các hoạt Ďộng này và thúc Ďẩy Ďổi mới quản trị Ďại học (Đinh Văn Toàn, 2019a). 294
- 2.2. Vai trò của các trường đại h c trong hệ sinh thái hởi nghiệp Thực tế cho thấy, trường Ďại học và viện nghiên cứu là các mắt xích quan trọng của hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo. Trong Ďó, nhiệm vụ chính của Ďại học là Ďào tạo và phát triển nhân tài. Bên trong các trường Ďại học có thể có các vườn ươm, nhưng mục Ďích chính của nó là tạo môi trường trải nghiệm thực tiễn cho sinh viên, giúp sinh viên tích luỹ kiến thức, kĩ năng về quản trị dự án khởi nghiệp. Hơn nữa, mục tiêu của Ďại học không phải là phát triển doanh nghiệp. Thực tế, hoạt Ďộng khởi nghiệp không phải dành cho mọi sinh viên Ďại học. Theo thống kê, chỉ có khoảng 2 - 3 sinh viên có mong muốn khởi nghiệp. Vai trò của trường ĐH trong hệ sinh thái khởi nghiệp thể hiện ở những nhiệm vụ chính sau: Một là, Ďào tạo và phát triển nhân tài, tức là tạo ra một nhân tố quan trọng trong hệ sinh thái khởi nghiệp. Đó là Ďào tạo nên các doanh nhân khởi nghiệp, các nhà quản lí doanh nghiệp và các chuyên gia có chuyên môn trong kinh doanh/doanh nghiệp. Theo một số nghiên cứu quốc tế Ďã chỉ ra rằng, việc kinh doanh và quản trị kinh doanh là hoàn toàn có thể Ďào tạo Ďược, không nhất thiết dựa vào yếu tố gen di truyền hay tố chất, bản năng vốn có của sinh viên. Trên thế giới có rất nhiều ĐH nổi tiếng về Ďào tạo doanh nhân, cái nôi sản sinh của những doanh nhân, tỷ phú thành Ďạt như Đại học Harvard của Mỹ, Đại học Cambridge của Anh hay Đại học Quản lí Singapore (SMU). ĐH là nơi cung cấp những kiến thức nền tảng một cách khoa học và chính thức Ďầu tiên cho sinh viên về kinh tế, khoa học và kĩ thuật. Từ Ďó, các em sẽ tự hình thành và phát triển thêm những kĩ năng và kiến thức mới về doanh nghiệp và doanh nhân Ďể khởi nghiệp thành công, trở thành những doanh nhân thành Ďạt trong tương lai (Ngô Tuyết Mai, 2012). Hai là, cung cấp Ďiều kiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm cho các doanh nghiệp/dự án khởi nghiệp. Trước khi tiến hành thương mại hoá các sản phẩm và dịch vụ Ďể kinh doanh trên thị trường, các doanh nghiệp khởi nghiệp luôn phải tiến hành những bước thử nghiệm Ďể Ďánh giá sản phẩm, làm các sản phẩm mẫu. Chính các trường ĐH, với những phòng thí nghiệm và cơ sở vật chất của mình là nơi lý tưởng Ďể tiến hành những hoạt Ďộng Ďó, với trình Ďộ chuyên môn cao và chi phí hợp lí. Ba là, cung cấp công nghệ (Ďược bảo hộ và không Ďược bảo hộ) - nguồn lực quan trọng cho các doanh nghiệp tăng trưởng nhanh. Các trường ĐH là môi trường và là cái nôi sản sinh ra những công trình NCKH, sáng chế... Đó là những sản phẩm trí tuệ có ý nghĩa rất lớn Ďể hình thành nên những ý tưởng kinh doanh và khởi nghiệp cho doanh nhân. Chính vì vậy, nhà trường cần phát huy vai trò của mình trong hệ sinh thái khởi nghiệp, kết hợp với doanh nghiệp lớn, các startup Ďể cùng nhau xây dựng một hệ sinh thái phát triển bền vững và hiệu quả. 2.3. Một số gợi ý đổi mới, nâng cao vai trò của trƣờng đại học theo hƣớng đại học khởi nghiệp Thứ nhất, Chính phủ cần thực hiện vai trò dẫn dắt trong thiết lập và Ďiều phối mối quan hệ ba bên giữa chính phủ - nhà trường - doanh nghiệp và tạo lập môi 295
- trường thúc Ďẩy khởi nghiệp. Để thực hiện vai trò này, việc thiết lập thể chế và hệ thống chính sách thúc Ďẩy mối liên kết doanh nghiệp - trường ĐH và môi trường các hoạt Ďộng có tính thương mại, phát triển doanh nghiệp trong các ĐH là vô cùng quan trọng. Bên cạnh Ďó, các cơ chế cụ thể thực hiện tự chủ về cơ cấu tổ chức, về phân bổ nguồn lực (tài chính, tài sản và nhân lực) trong các ĐH sẽ là những cú hích và Ďòn bẩy quyết Ďịnh trong phát triển mô hình khởi nghiệp gắn với tự chủ (Đinh Văn Toàn, 2019a). Thứ hai, khuyến khích và thúc Ďẩy tinh thần Ďổi mới và sáng tạo Ďể Ďa dạng hoá và nâng cao chất lượng, nâng cao khả năng thương mại hoá các kết quả NCKH từ các trường ĐH. Các hoạt Ďộng này tạo nguồn lực cho các nghiên cứu ứng dụng, làm tiền Ďề cho chuyển giao và thương mại hoá công nghệ. Trường ĐH cần chủ Ďộng tìm kiếm nguồn kinh phí Ďầu tư cho NCKH và phát triển công nghệ thông qua các Ďặt hàng và hợp Ďồng của các cá nhân, doanh nghiệp. Bên cạnh Ďó, các trường cũng cần tăng cường các hoạt Ďộng Ďào tạo Ďể nuôi dưỡng và thúc Ďẩy tinh thần khởi nghiệp và Ďổi mới, sáng tạo trong nhà trường, nơi vốn là môi trường học thuật thuần tuý theo quan niệm truyền thống. Thứ ba, trường Ďại học cần thay Ďổi nhận thức, cải cách cơ cấu, bộ máy tổ chức theo hướng thúc Ďẩy khởi nghiệp. Cụ thể, cần hình thành các Ďơn vị hỗ trợ và triển khai chia sẻ tri thức, chuyển giao công nghệ và hình thành các doanh nghiệp Ďể thương mại hoá các kết quả NCKH. Hoạt Ďộng mang tính kinh doanh của các Ďơn vị này mang lại cho trường ĐH và cá nhân các nhà khoa học thu nhập chính Ďáng, làm giảm bớt gánh nặng về kinh phí cho các hoạt Ďộng nghiên cứu và Ďào tạo. Mặt khác, kết quả kinh doanh cũng như các hoạt Ďộng trao Ďổi, liên kết lại tạo Ďộng lực cho các nhà khoa học, gảng viên và sinh viên trong NCKH, Ďổi mới và sáng tạo - tiền Ďề cho phát triển trường Ďại học khởi nghiệp. Thứ tư, các trường Ďại học cần tăng cường gắn kết với doanh nghiệp và cộng Ďồng. Muốn vậy, các trường phải thay Ďổi nhận thức và quan Ďiểm về hợp tác theo nguyên tắc tăng cường hiểu biết lẫn nhau và mang lại lợi ích cho các bên; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về các cá nhân và doanh nghiệp Ďối tác; tích cực tiếp cận nguồn vốn tài trợ, Ďặt hàng và Ďầu tư cho nghiên cứu, sản xuất thử ngoài nguồn vốn từ nhà nước. Bên cạnh Ďó, nhà trường cần có các chính sách và các quy Ďịnh phù hợp cùng với cơ chế hợp tác và Ďãi ngộ Ďể khuyến khích nhà khoa học và cá nhân tích cực Ďăng ký, xác lập và chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ Ďể khai thác các hợp tác với doanh nghiệp. Thứ năm, bên cạnh Ďổi mới về cơ cấu tổ chức, các trường ĐH cần sớm thực hiện cải cách thể chế và phương thức quản trị Ďể các hoạt Ďộng quản lí, Ďiều hành theo hướng tăng tự chủ, tự chịu trách nhiệm Ďối với các Ďơn vị trong nhà trường nhưng có sự giám sát tốt từ hội Ďồng trường và các bên liên quan. Cơ chế Ďiều hành ba cấp (nhà trường, khoa, bộ môn) theo thứ bậc truyền thống cần Ďược cải tiến Ďể phát huy trách nhiệm Ďồng thời với tôn trọng tự do học thuật và môi trường dân chủ. Đây cũng chính là các nguyên tắc cơ bản của quản trị Ďại học tiên tiến trong Ďiều kiện chuyển Ďổi sang mô hình trường Ďại học khởi nghiệp (Đinh Văn Toàn, 2019c). 296
- Thứ sáu, các trường ĐH cần xây dựng một mạng lưới liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp Ďể có thể tìm Ďược các nguồn hỗ trợ, Ďầu tư cho các dự án khởi nghiệp, Ďồng thời cũng là Ďối tác chuyển giao công nghệ, Ďưa công nghệ từ ―ươm tạo‖ vào thực tế sản xuất. Gần Ďây, nhiều chương trình xúc tiến Ďầu tư, hội trợ triển lãm trong khuôn khổ hội nghị, hội thảo chủ Ďề khởi nghiệp do các trường Ďại học tổ chức Ďã có sự hiện diện của các doanh nghiệp. Đại diện các doanh nghiệp có mặt Ďể tham gia giao lưu, chia sẻ và ký kết những chương trình hợp tác Ďào tạo, chuyển giao công nghệ, lao Ďộng, trao học bổng cho sinh viên... Điển hình là mô hình hợp tác giữa Đại học Ngoại thương Hà Nội với Tập Ďoàn Viettel trong việc xây dựng trung tâm triển lãm kĩ thuật số, hay với Công ty Rạng Đông trong việc xây dựng trung tâm thương mại Ďiện tử và mở cửa hàng trưng bày sản phẩm mới ngay trong khuôn viên của trường. Những mô hình như vậy cần Ďược phát huy và nhân rộng hơn nữa. Thứ bảy, Ďể thúc Ďẩy phong trào khởi nghiệp trong sinh viên, trường Ďại học cần Ďẩy mạnh các hoạt Ďộng nghiên cứu khoa học, có cơ chế phù hợp Ďể huy Ďộng các giảng viên thành những cố vấn cho các dự án khởi nghiệp của sinh viên. Thực tế cho thấy, vì không có cơ chế phù hợp nên các giảng viên cũng không mặn mà với việc cùng sinh viên theo Ďuổi các dự án khởi nghiệp cho Ďến khi thành công. Vì vậy, cần có những chính sách và Ďịnh hướng phù hợp cho vấn Ďề này Ďể huy Ďộng Ďược Ďội ngũ giảng viên thực sự có tài năng, tâm huyết và kinh nghiệm làm việc cố vấn cho các dự án khởi nghiệp. Tạo Ďiều kiện Ďể họ có thể cùng các sinh viên tiến hành những dự án khởi nghiệp thành công, và Ďược chia sẻ lợi nhuận từ chính những dự án Ďó (Đinh Văn Toàn, 2019b). 3. Kết luận và đề xuất Hiện nay, các trường ĐH ở Việt Nam, Ďặc biệt là trường công lập, vẫn chủ yếu Ďiều hành mang tính hành chính. Chức năng của trường ĐH về cơ bản vẫn Ďược coi là nơi Ďào tạo nhân lực phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Ďất nước và Ďịa phương, bộ ngành chủ quản. Do vậy, quan niệm trường ĐH là nơi tụ hội các tư tưởng học thuật dường như mới chỉ dừng ở mức Ďộ mong muốn của giới học thuật. Nhưng mặt khác, coi trường ĐH là trung tâm Ďổi mới sáng tạo và có chức năng thúc Ďẩy chuyển giao, thương mại hoá sản phẩm nghiên cứu khoa học và công nghệ như mô hình ―ĐH khởi nghiệp‖ trong bối cảnh ―Ďại học 4.0‖ cũng mới Ďược nhắc Ďến nhiều trong các nghiên cứu của giới học thuật, Ďược thể hiện nhiều ở mong muốn của lãnh Ďạo chính phủ và các nhà xây dựng chính sách. Phương thức và tư tưởng của mô hình cộng Ďồng học giả hiện diện phần nào ở các Ďơn vị nghiên cứu và học thuật trực thuộc Ďại học như khoa, bộ môn, viện nghiên cứu. Trong khi Ďó, trường ĐH khởi nghiệp hoạt Ďộng dựa trên các nền tảng: trước hết lấy sự thoả mãn các bên liên quan và hiệu quả hoạt Ďộng; theo Ďuổi sáng tạo tri thức mới; và quan trọng hơn nữa là một khung khổ quản trị tiên tiến Ďể phát huy hết các nguồn lực cho Ďổi mới sáng tạo và khởi nghiệp. Như vậy, khi chưa xây dựng Ďược một văn hoá học thuật Ďúng nghĩa, chưa có cơ cấu tổ chức và quản lí 297
- phù hợp, thì khó có thể xây dựng Ďược trường Ďại học vận hành theo cơ chế của quản trị Ďại học tiên tiến gắn với khởi nghiệp, Ďổi mới sáng tạo. Thực tế nêu trên Ďòi hỏi phải giảm bớt các thủ tục quản lí rườm rà, chỉ thích hợp cho giai Ďoạn duy trì sự ổn Ďịnh như các trường Ďại học có bộ, cơ quan chủ quản như ở Việt Nam hiện nay. Thay vào Ďó, cần hoàn thiện khung pháp lí Ďể Ďảm bảo khuôn khổ quản trị Ďại học theo thông lệ chung trên thế giới hiện nay - Ďại học 4.0 gắn với khởi nghiệp Ďổi mới sáng tạo. Đối với các trường ĐH, cần hình thành một cơ chế quản lí Ďiều hành và ra quyết Ďịnh linh Ďộng, Ďáp ứng kịp thời nhu cầu của doanh nghiệp, các bên có lợi ích liên quan và toàn xã hội; cần phương thức quản trị hiệu quả, loại bỏ cách quản lí hành chính theo hệ thống cấp bậc và các thủ tục làm hạn chế các liên kết theo chuyên môn, ít nhấn mạnh vai trò của Ďội ngũ học thuật, giảng viên và người học, mà dành nhiều quyền lực cho các bộ phận quản lí Ďiều hành. Muốn vậy, mô hình tổ chức cần chuyển Ďổi theo hướng phát huy tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà trường thông qua làm rõ chức năng, nghĩa vụ của hội Ďồng trường, hiệu trưởng và hình thành các bộ phận Ďộc lập Ďể thực hiện hiệu quả chức năng sáng tạo, chuyển giao công nghệ, thúc Ďẩy thương mại hoá sản phẩm nghiên cứu, phát triển doanh nghiệp và các hoạt Ďộng mang tính kinh doanh. Sự chuyển Ďổi và các Ďiều kiện nêu trên góp phần Ďảm bảo giảm bớt sự phụ thuộc ngân sách nhà nước, giảm phụ thuộc nguồn thu từ người học Ďối với tài chính trường ĐH. Đây là Ďiều kiện quan trọng cho tự chủ về tài chính và tự chủ ĐH nói chung, nhưng cũng là Ďiều kiện Ďể Ďổi mới quản trị ĐH, xây dựng văn hoá khởi nghiệp Ďổi mới sáng tạo và tăng cường tiếng nói của cán bộ học thuật, người học cũng như các bên liên quan, tiếp cận gần hơn với thông lệ và các thực hành tốt trên thế giới. Khởi nghiệp Ďang là một xu thế phát triển mạnh mẽ trong giới trẻ, trong Ďó trường ĐH Ďược xem là một trụ cột quan trọng trong hệ sinh thái khởi nghiệp. Vai trò của các trường ĐH là cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho hệ sinh thái khởi nghiệp bao gồm các nhà sáng lập, nhân viên làm việc trong các doanh nghiệp khởi nghiệp và lực lượng nhân lực NCKH công nghệ. Do vậy, Ďể tạo sự thay Ďổi tổng thể trong cả hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam, các trường ĐH cần phải nhấn mạnh trọng tâm Ďào tạo của mình - không chỉ là kiến thức hàn lâm, mà còn xây dựng kĩ năng toàn diện cho sinh viên. Thay cho cách dạy lí thuyết, các trường cần chuyển sang dạy học thông qua trải nghiệm, mục Ďích là Ďể giúp người học hiểu cách tư duy của những người khởi nghiệp và có khả năng lựa chọn những quyết Ďịnh tốt nhất trong một bối cảnh cụ thể. 298
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Hữu Đức, Nguyễn Hữu Thành Chung, Nghiêm Xuân Huy, Mai Thị Quỳnh Lan, Trần Thị Bích Liễu, Hà Quang Thuỵ, Nguyễn Lộc, 2018. Tiếp cận giáo dục Ďại học 4.0 - Các Ďặc trưng và tiêu chí Ďánh giá, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Nghiên cứu chính sách và quản lí, Vol.34, số 4, 2018. 2. Ngô Tuyết Mai, 2012. ―Cải cách trong quản trị trường Ďại học công lập nhằm nâng cao chất lượng Ďào tạo: những Ďiều Việt Nam có thể học hỏi từ thực tiễn trên thế giới‖, Tham luận tại Hội thảo quốc tế về quản trị Ďại học, Trung tâm SEAMEO - Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28 - 29/6/2012. 3. Đinh Văn Toàn, 2019a. Phát triển doanh nghiệp trong trường Ďại học và những gợi ý chính sách về Ďổi mới quản trị Ďại học ở Việt Nam, VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 35, No. 1 (2019) 1-14. 4. Đinh Văn Toàn, 2019b. ―Nghiên cứu các yếu tố nền tảng cho phát triển doanh nghiệp trong trường Ďại học‖, Tạp chí Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, số 553, tháng 12, năm 2019, tr. 18-21. 5. Đinh Văn Toàn, 2019c. Phát triển doanh nghiệp trong các cơ sở giáo dục Ďại học - Từ kinh nghiệm quốc tế Ďến thực tiễn Việt Nam, sách chuyên khảo, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Đinh Văn Toàn, Hoàng Thị Cẩm Thương, 2020. ―Kinh nghiệm quốc tế về quản trị Ďại học và bài học cho Việt Nam‖, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 20, tháng 7/2020, 41-45. 7. Dalmarco G. & Hulsink W. (2018). Creating entrepreneurial university in an emerging country: Evidence from Brazil, Technological Forecasting and Social Change 8. Etzkowitz , H. & Leydesdorff, L. (2000). The dynamics of innovation: from National systems and ―Mode 2‖ to a Triple Helix of university-industry- government relations, Research policy, 29: 109-123. 9. Gibb A. (2012). ―Exploring the synergistic potential in entrepreneurial university development: towards the building of a strategic framework‖, Annals of Innovation & Entrepreneurship, 3:1. 299
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Quản trị nhân sự - Chương 1
9 p | 466 | 273
-
Giáo trình -Hệ thống thông tin quản trị - chương 1
8 p | 442 | 134
-
Đề bài: Vai trò của đầu tư đối với sự hình thành và phát triển doanh nghiệp và sự tăng trưởng của nền kinh tế.
13 p | 280 | 79
-
Bài giảng Đạo đức kinh doanh và văn hoá doanh nghiệp trong hội nhập quốc tế: Chương 5 - TS. Phạm Văn Tài
19 p | 200 | 34
-
marketing thương mại: Thương mại điện tử và ứng dụng trong marketing
3 p | 121 | 19
-
Quản trị thương hiệu trong thời đại CMCN 4.0 từ góc độ sở hữu trí tuệ
4 p | 96 | 15
-
Bài giảng Quản lý đổi mới công nghệ: Chương 9 - PGS.TS. Nguyễn Văn Phúc
21 p | 89 | 10
-
Bài giảng Chương 5: Vai trò nhân viên và khách hàng trong chuyển giao dịch vụ - TS. Bùi Thanh Tráng
12 p | 86 | 9
-
Tăng cường khả năng đổi mới sáng tạo cho các doanh nghiệp Việt Nam: Tác động điều tiết của văn hóa hợp tác và vai trò trung gian của năng lực quản trị tri thức
11 p | 43 | 7
-
Sự tham gia của doanh nghiệp nhỏ và vừa vào chuỗi giá trị toàn cầu và các nhân tố ảnh hưởng
9 p | 37 | 7
-
Giải pháp quản trị nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật ở miền Bắc Việt Nam
9 p | 67 | 6
-
Tăng cường vai trò của pháp luật tạo môi trường thuận lợi cho việc xây dựng đạo đức kinh doanh hiện nay
8 p | 37 | 6
-
Tăng cường vai trò hỗ trợ của Nhà nước trong xuất khẩu thủy sản
4 p | 78 | 4
-
Đề cương môn Dự báo trong kinh doanh
21 p | 21 | 4
-
Đề cương chi tiết học phần Hệ thống thông tin trong quản lý (Mã học phần: MIS231)
21 p | 9 | 4
-
Tăng cường khả năng đổi mới thanh đạm cho các doanh nghiệp Việt Nam: Vai trò của lãnh đạo chuyển đổi và khả năng quản trị tri thức của doanh nghiệp
9 p | 28 | 3
-
Trải nghiệm tăng cường thực tế ảo ảnh hưởng đến ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ của khách hàng trong ngành làm đẹp tại Việt Nam
11 p | 8 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn