intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sự tham gia của doanh nghiệp nhỏ và vừa vào chuỗi giá trị toàn cầu và các nhân tố ảnh hưởng

Chia sẻ: LaLi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

36
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) có nhiều đóng góp trong việc tạo công ăn việc làm, cải tiến sáng tạo cho mỗi nền kinh tế. Vì vậy, tăng cường sự DNNVV tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy sự phát triển kinh tế và đang là ưu tiên trong chiến lược phát triển của rất nhiều quốc gia.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sự tham gia của doanh nghiệp nhỏ và vừa vào chuỗi giá trị toàn cầu và các nhân tố ảnh hưởng

  1. INTERNATIONAL CONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 SỰ THAM GIA CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG Trần Thị Thu Hƣờng, Nguyễn Thi Thu Trang, Học viện Ngân hàng Tóm tắt: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) có nhiều đóng góp trong việc tạo công ăn việc làm, cải tiến sáng tạo cho mỗi nền kinh tế. Vì vậy, tăng cường sự DNNVV tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy sự phát triển kinh tế và đang là ưu tiên trong chiến lược phát triển của rất nhiều quốc gia. Nhận thức được tầm quan trọng đó, nghiên cứu đã tiến hành tìm hiểu, phân tích chuối giá trị toàn cầu, đặc điểm, những khó khăn thuận lợi, c ng như các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình DNNVV khi tham gia vào chuỗi giá trị. Kết quả ch ra rằng có hai nhóm nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của DNNVV vào chuỗi giá trị toàn cầu bao gồm: (i) nhóm nhân tố vĩ mô (sự hỗ trợ của Chính phủ, sự phát triển của thị trường tài chính và tự do hóa thương mại); (ii) nhóm nhân tố vi mô (quy mô doanh nghiệp, tuổi doanh nghiệp và năng suất lao động) Từ khóa: chuỗi giá trị toàn cầu, doanh nghiệp vừa và nhỏ THE PARTICIPATION OF SMEs IN GLOBAL VALUE CHAINS AND ITS DETERMINANTS Abstract: Small and medium-sized enterprises (SMEs) have many contributions in creating jobs and improving innovation for economy. Therefore, enhancing SMEs' participation in the global value chains plays an important role in promoting economic development and is one of priority policies in the development strategies of many countries. The study conducts research and analysises of global value chains, the characteristics, the advantages and challenges to join global value chains, as well as determinantes affecting the participation of SMEs to the global value chains. There are two group of determinantis: macro factors (included: Government suppor, the development of financial markets and trade liberalization) and micro factors (included enterprises‟ size, age and productivity) Keywords: global value chains, SMEs 472
  2. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 1. Tổng quan về chuỗi giá trị toàn cầu 1.1. Khái niệm về chuỗi giá trị toàn cầu Những năm gần đây, các thỏa thuận tự do thương mại và đầu tư đã tạo điều kiện cho sự phát triển của chuỗi giá trị toàn cầu (Global value chains- CGTTC) với vai trò là trụ cột chính cho kết nối của các nền kinh tế. Khái niệm về chuỗi giá trị toàn cầu có thể bắt nguồn từ cuối những năm 1970 với một số công việc liên quan đến ―chuỗi hàng hóa‖ (Bair, 2005). Cụ thể, ý tưởng ban đầu của CGTTC là theo dõi tất cả các tập hợp đầu vào và những quy trình biến đổi để tạo ra hàng hóa ―tiêu dùng sau cùng‖ (Hopkins và Wallerstein, 1977). Sau đó khái niệm về ―chuỗi hàng hóa toàn cầu‖ đã được giới thiệu trong các ấn phẩm của Gary Gereffi (1994) qua ví dụ về chuỗi hàng hóa may mặc; trong đó, mô tả quy trình chuyển đổi từ nguyên liệu thô (như bông, len hoặc sợi tổng hợp) đến các sản phẩm cuối cùng (hàng may mặc). Vào những năm 2000, bắt nguồn từ phân tích của tổ chức công nghiệp và thương mại, thuật ngữ ―chuỗi hàng hóa toàn cầu‖ đã thay đổi thành ―chuỗi giá trị toàn cầu‖ và được định nghĩa như một chuỗi giá trị gia tăng trong tài liệu kinh doanh quốc tế (Porter, 1985). Dựa trên khái niệm này, Gereffi và các cộng sự (2005) đã xây dựng một khung lý thuyết để phân tích chuỗi giá trị và mô tả các loại hình khác nhau của quản trị chuỗi giá trị toàn cầu. Cụ thể, sự khác biệt giữa các ―chuỗi giá trị do người sản xuất chi phối‖ và ―chuỗi giá trị do người mua chi phối‖ được nhấn mạnh. Trong đó, chuỗi giá trị do người sản xuất chi phối được tìm thấy trong các lĩnh vực công nghệ cao như ngành bán dẫn hoặc dược phẩm. Còn chuỗi giá trị do người mua chi phối thường ở các ngành có hàm lượng công nghệ ít hơn, và những người bán lẻ, các nhà tiếp thị có thương hiệu sẽ kiểm soát việc sản xuất. Ngoài cách tiếp cận theo mối liên hệ giữa các công ty, ngành sản xuất, quốc gia, chuỗi giá trị toàn cầu được tiếp cận theo hướng gia tăng giá trị sản xuất. Cụ thể, Koopman và cộng sự (2010) cho rằng chuỗi giá toàn cầu bao gồm hàm lượng nhập khẩu có trong xuất khẩu (giá trị quá khứ- backward participation), nhưng bổ sung thêm phần giá trị gia tăng nội địa (domestic value added), chính là phần đầu vào trung gian được sử dụng ở quốc gia thứ ba để xuất khẩu tiếp. Tương tự như vậy, Timmer cùng cộng sự (2014) cho rằng chuỗi giá trị toàn cầu của sản phẩm cuối cùng bao gồm giá trị gia tăng của tất cả các hoạt động cần thiết trực tiếp và gián tiếp phục vụ hoạt động sản xuất. Các quan điểm này thống nhất với định nghĩa của OECD (2013): ―Chuỗi giá trị toàn cầu là toàn bộ quá trình sản xuất hàng hóa, từ nguyên liệu thô cho tới thành phẩm, được thực hiện ở bất cứ nơi nào mà kỹ năng và nguyên liệu cần thiết để sản xuất đều có sẵn tại mức giá cả cạnh tranh cũng như đảm bảo chất lượng thành phẩm‖. Như vậy, có thể hiểu rằng chuỗi giá trị toàn cầu đơn giản là chuỗi các hoạt động mà các công ty ở các quốc gia khác nhau cùng liên kết thực hiện nhằm mục đích cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ cho người sử dụng với chất lượng tốt nhất và mức chi phí thấp nhất 1.2. Đặc điểm của CGTTC Có ba đặc điểm chính của CGTTC trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay: tỷ trọng đầu vào trung gian lớn hơn trong tổng thương mại, phát triển mạng lưới sản xuất toàn cầu và sự hiện diện của các bên tham gia Thứ nhất, tỷ trọng đầu vào trung gian chiếm tỷ trọng lớn 473
  3. INTERNATIONAL CONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 Các giai đoạn sản xuất phân tán trên toàn thế giới và chúng thường được sở hữu hoặc kiểm soát bởi các nhà cung cấp độc lập. Một lượng đáng kể các chuỗi cung ứng quốc tế này có quy mô khu vực mà không phải toàn cầu (Baldwin, 2009). CGTTC vẫn chiếm đa số, nhưng các chuỗi khu vực đang ngày càng có tầm quan trọng trong nghiên cứu chuỗi giá trị hơn so với toàn bộ ngành công nghiệp (Staritz cùng cộng sự 2011). Trong CGTTC không phải tất cả các công ty và quốc gia đều tham gia như nhau. Liên kết các nền kinh tế chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau (ví dụ: vị trí, tài nguyên, cơ sở hạ tầng, môi trường đầu tư, vốn nhân lực, v.v.). Các nhà hoạch định chính sách của các quốc gia khác nhau có thể ảnh hưởng đáng kể đến mức độ tham gia vào CGTTC của các công ty. CGTTC ngày nay vẫn bị chi phối bởi các doanh nghiệp đa quốc gia của các nền kinh tế tiên tiến, như các công ty từ Hoa Kỳ, Nhật Bản hoặc Đức (Alvstam cùng cộng sự 2016). Thứ hai, vấn đề phát triển mạng lưới sản xuất toàn cầu Các tổ chức phải đối mặt với những thay đổi không ngừng gia tăng trong môi trường vĩ mô, công nghiệp và vi mô, đòi hỏi họ phải trở nên năng động hơn và thích nghi nhanh hơn với môi trường hỗn loạn và phức tạp (Balaton cùng cộng sự 2014; Balaton - Tari, 2014). Chất lượng và hiệu quả của các dịch vụ logistics phát triển và hợp tác pháp lý quốc tế là rất cần thiết khi tham gia CGTTC, ví dụ: trong trường hợp thương mại, điều quan trọng là tránh sự chậm trễ không cần thiết, cắt giảm chi phí và giảm tính bất ổn. Việc tích hợp thành công vào CGTTC có nhiều tác động tích cực đến thương mại, tăng trưởng, thị trường lao động và phát triển kinh tế chung của các quốc gia (OECD, 2014), bởi vì các công ty tham gia có quyền tiếp cận các công nghệ và bí quyết mới, giúp tăng năng suất. Hơn nữa, CGTTC có thể cho phép tiếp cận thị trường toàn cầu và để có được khả năng nắm bắt kiến thức về công nghệ và quản lý. Đồng thời, tham gia CGTTC có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của các công ty khác bằng cách hạn chế họ tham gia hoặc loại trừ họ khỏi CGTTC (Contreras cùng cộng sự 2010). Thứ ba, thành phần tham gia trong CGTTC CGTTC chủ yếu bao gồm các công ty tư nhân phát triển khác nhau từ DNNVV đến doanh nghiệp đa quốc gia (MNE), với các vị trí khác nhau trong hệ thống phân cấp CGTTC, thường có đặc điểm tổ chức và ngành nghề khác nhau. Nhìn chung các chuỗi giá trị bị chi phối bởi các MNE lớn, có phạm vi thực hiện các hoạt động có giá trị cao nhất và họ xác định các điều kiện tham gia cho các công ty khác, bao gồm nâng cao cơ hội cho họ (OECD, 2014). Hoạt động tham gia CGTTC điển hình cho các doanh nghiệp nhỏ là bán hàng hóa và dịch vụ cho các MNE lớn hơn. Theo OECD, 80-90% tổng số việc làm ở các nước đang phát triển được thuê bởi các công ty trong CGTTC, do đó, việc kích thích các công ty đó tham gia vào CGTTC là hợp lý. Chính sách phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các chương trình phát triển nhà cung cấp có thể đóng góp trực tiếp vào sự hợp tác với các công ty nước ngoài. Tuy nhiên, các DNNVV cũng phải đối mặt với những rào cản nhất định do chính phủ hoặc các công ty nước ngoài đặt ra; hơn nữa, họ phải có khả năng tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế khác nhau. Một số quốc gia kém phát triển và các DNNVV đã không đáp ứng được yêu cầu của các thị trường thu nhập cao (Staritz cùng cộng sự 2011). Rào cản cho các công ty trong nước thường phát sinh từ khiếm khuyết hoặc điểm yếu trong thị trường tài chính, cơ sở hạ tầng, vốn nhân lực hoặc trong ngành 474
  4. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 công nghiệp trong nước. Điều quan trọng là phải nhấn mạnh rằng những lợi thế tiềm năng có thể đạt được khi tham gia CGTTC không chỉ phụ thuộc vào các chuỗi nơi các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động, mà còn phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của một quốc gia. Môi trường kinh doanh và các tổ chức ảnh hưởng đến khả năng tăng năng suất và tăng cường các hoạt động giá trị gia tăng trong phạm vi CGTTC của các công ty trong nước (OECD, 2014). 2. DNNVV tham gia chuỗi giá trị toàn cầu CGTTC tạo ra nhiều cơ hội mới cho các nước đang phát triển, làm gia tăng sự tham gia của các nước này trên thị trường toàn cầu và đa dạng hóa xuất khẩu, từ đó mang lại rất nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng. Việc tham gia CGTTC vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với các DNNVV. Việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu góp phần gia tăng năng suất, tăng trưởng nhanh hơn và mang lại lợi ích cho các DNNVV. Trên thực tế, DNNVV cũng sẽ gặp rất nhiều vấn đề như: chỉ quen với các đơn hàng nhỏ, chất lượng sản phẩm không đồng nhất, giao hàng không đúng hạn, thiếu các công đoạn gia công có chất lượng, chi phí đầu vào cao, năng lực thương mại hạn chế… Nhưng khi các doanh nghiệp này có chiến lược phát triển đúng đắn, đạt được ngưỡng cạnh tranh nhất định, thì đây chính là cánh cửa mở ra cho họ bước vào mạng lưới sản xuất toàn cầu Các DNNVV khi tham gia vào CGTTC sẽ tận dụng được lợi thế của mình, từ đó họ sẽ tập trung phát huy điểm mạnh, nỗ lực giảm chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ, tối đa hóa doanh thu để đạt được một mức lợi nhuận cao hơn. Một trong những lợi thế lớn nhất của các DNNVV khi tham gia đó là giảm được các chi phí thương mại đã giảm đáng kể. Chi phí thương mại bao gồm toàn bộ chi phí mà các công ty phải chi trả giữa nhà máy hoặc văn phòng nơi sản xuất và tạo ra hàng hóa hoặc dịch vụ và người tiêu dùng cuối cùng. Trong trường hợp hàng hóa, chi phí thương mại bao gồm vận tải đường bộ và chi phí cảng, cước vận chuyển và chi phí bảo hiểm, thuế quan và thuế, và chi phí liên quan đến các biện pháp phi chính phủ. Trong trường hợp dịch vụ, chi phí vận chuyển được thay thế bằng chi phí liên lạc (mặc dù các dịch vụ cũng có thể được cung cấp thông qua các thể nhân phải đi đến quốc gia nơi có người tiêu dùng) và các rào cản thương mại là các biện pháp phi thuế quan. Các chi phí quan trọng khác liên quan đến chuỗi giá trị toàn cầu là chi phí phối hợp vì các hoạt động phân tán theo khu vực địa lý phải được quản lý một cách nhất quán Tuy nhiên khi tham gia vào CGTTC, các DNNVV cũng phải đối mặt với nhiều thách thức. Khó khăn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa khi tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu là không đáp ứng được giá theo yêu cầu do chi phí đầu vào cao như thuế, phí, chi phí không chính thức... Bên cạnh đó là sản xuất chưa tinh gọn khiến giá thành đội lên. Doanh nghiệp trong nước không đáp ứng được đơn hàng theo yêu cầu. Doanh nghiệp nhỏ nên chỉ đáp ứng được đơn hàng nhỏ, còn với đơn hàng lớn khó có khả năng đáp ứng đúng hạn và thiếu các công đoạn gia công có chất lượng, thiếu tiêu chuẩn quản lý phù hợp...Ngoài ra, những doanh nghiệp này còn thiếu kênh phân phối, năng lực thương mại hạn chế cũng như thiếu thông tin về xu thế, công nghệ, thị trường, sản phẩm, đối thủ cạnh tranh hay nhà cung cấp... 475
  5. INTERNATIONAL CONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 3. Nhân tố ảnh hƣởng đến việc DNNVV tham gia CGTTC So với các doanh nghiệp lớn thì các DNNVV gặp khó khăn hơn trong việc tham gia CGTTC. Nghiên cứu của Ting (2004) khi nghiên cứu về các DNNVV tại Malaysia đã chỉ rõ các khó khăn và thách thức này bao gồm: khả năng tiếp cận tài chính, nhân sự, khả năng ứng dụng công nghệ và thiếu thông tin về thị trường tiềm năng, khách hàng và cạnh tranh toàn cầu. Việc xem xét các nhân tố ảnh hưởng tới việc doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng tham gia vào CGGTC có ý nghĩa quan trọng giúp thúc đẩy việc tham gia CGTTC của các DNNVV. Các nghiên cứu thường đứng trên quan điểm các nhân tố vĩ mô, các nhân tố vi mô hoặc tổng thể cả hai nhóm nhân tố tác động. Trong đó, nhóm nhân tố vĩ mô bao gồm sự hỗ trợ của Chính Phủ, sự phát triển của thị trường tài chính và tự do hóa thương mại. Nhóm các nhân tố vi mô bao gồm các nhân tố về quy mô doanh nghiệp, tuổi doanh nghiệp, năng suất lao động của doanh nghiệp. Nhóm nhân tố v mô Th nhât, sự hỗ trợ của Chính phủ. Không phải DNNVV nào cũng có khả năng tham giao vào CGTTC. Bên cạnh năng lực cốt lõi của từng DNNVV, nếu các doanh nghiệp này nhận được sự hỗ trợ chủ Chính Phủ thông qua các chính sách và chương trình riêng cho DNNVV sẽ khuyến khích các doanh nghiệp này tham gia vào CGGTC hơn (Cusmano, 2016). Bên cạnh đó, Chính phủ hỗ trợ chung cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp DNNVV nói riêng thông việc việc tạp lập môi trường kinh doanh thông thoáng, xây dựng và vận hành cơ sở hạ tầng giúp dễ dàng cho việc vận chuyển và lưu thông hàng hóa. Sự hỗ trợ của Chính Phủ còn được thể hiện qua việc thiết lập và duy trì hệ thống luật pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các DNNVV tham gia CGTTC. Nghiên cứu của Nunn (2007) và Levchenko (2007) cho thấy quốc gia có thể chế và hệ thống luật pháp phát triển hơn sẽ giúp các doanh nghiệp giảm rủi ro về pháp lý khi giao dịch ngoại thương, bởi sẽ ảnh hưởng tới chi phí giao dịch hợp đồng, chi phí giám sát và thực thi hợp đồng, cũng như lợi thế khi thương lượng với đối tác. Do đó quốc gia có hệ thống pháp luật chưa phát triển, khi các doanh nghiệp muốn tham gia CGGTC cần thực hiện thông qua các hoạt động ủy thác nhằm gia tăng sự tin tưởng với các đối tác, trong đó hoạt động này tại các quốc gia phát triển hoàn toàn có thể thực hiện thông qua các hợp đồng chính thức được thực thu với một hệ thống pháp lý đủ mạnh. Th hai, Sự phát triển của thị trường tài chính. Sự phát triển của thị trường tài chính quốc gia cũng như khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp cũng tác động tới khả năng tham gia CGTTC. Quốc gia có thị trường tài chính phát triển, các doanh nghiệp có nhiều khả năng hơn trong việc tiếp cận vốn, nhờ đó có thể xuất khẩu tốt hơn đặc biệt với những ngành cần nhiều vốn để hoạt động (Manova, 2013). Quốc gia có thị trường tài chính phát triển cũng thu hút các doanh nghiệp đa quốc gia hơn trong việc sắp xếp các hoạt động đa quốc gia để tìm kiếm các doanh nghiệp tham gia chuỗi theo chiều ngang (Bilir và cộng sự, 2014). Nghiên cứu của Manova và Yu (2016) khi nghiên cứu về các doanh nghiệp tại Trung Quốc cho rằng việc khó khăn trong tiếp cận vốn đã hạn chế các doanh nghiệp tham gia vào các giai đoạn khác nhau của CGTTC, đặc biệt với hoạt động tham gia toàn bộ chuỗi hoặc các giai đoạn cần nhiều chi phí cũng như vốn để hoạt động. 476
  6. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Th ba, tự do hóa thương mại. Tự do hóa thương mại giúp các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm đối tác nước ngoài và tham gia vào CGGTC. Nghiên cứu của Kummritz và Lanz (2018) chỉ ra rằng quốc gia có tự do hóa thương mại lớn hơn, được đo lường bởi tỷ trọng giao dịch được thực hiện thông qua các hiệp định thương mại, sẽ tham gia vào CGTTC cao hơn. Việc giảm thiểu các rào cản trong kinh doanh, giảm thiểu chi phí giao dịch thương mại quốc tế là điều kiện cần thiết để các quốc gia nói chung và các DNNVV nói riêng thmam gia vào CGTTC, ngược lại thuế quan có tác động tiêu cực đến việc tham gia CGGTC. Việc thực hiện các hiệp định thương mại tại khu vực Châu Á đã hình thành nên các CGTTC tại đây, điển hình là các liên minh hải quan và tự do hóa thương mại diễn ra vào cuối thế kỷ 20 của khu vực Đông Á (Pomfret, 2011). Tương tự có hiệp định Autopact năm 1965, hiệp định thương mại Mỹ-Canada năm 1987 hay hiệp định thowng mại tự do Bắc Mỹ năm 1993 đã giúp bước đầu hình thành nên CGGTC khu vực này. Nhóm các nhân tố vi mô. Rasiah, Rosl và Sanjivee (2010) khi nghiên cứu về các đặc điểm của DNNVV tại Malaysia khi tham gia CGTTC đã đưa ra kết luận về các nhân tố tác động như quy mô doanh nghiệp và năng suất lao động có tác động rõ rệt và có ý nghĩa thống kê tới hoạt động tham gia CGTTC Arudchelvan và Wignaraja (2015) khi sử dụng bộ số liệu của 234 doanh nghiệp DNNVV xuất nhâp khẩu tham gia CGTTC tại Malaysia đã minh chứng được các nhân tố có tác động dương là quy mô, công nghệ, năng suất lao động, trong khi đó các nhân tố tác động không có ý nghĩa thống kê là sở hữu nước ngoài, địa điểm, tuổi doanh nghiệp Th nhất, Quy mô doanh nghiệp. Các doanh nghiệp lớn có khả năng tận dụng lợi thế tương đối nhờ quy mô, nhờ đó có khả năng giảm giá thành sản phẩm so với các doanh nghiệp nhở hơn. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp lớn cũng có khả năng tiếp cận với các nguồn vốn dễ dàng hơn, đặc biệt là nguồn vốn tín dụng rất quan trọng đối với các DNNVV. Wignaraja (2013) khi nghiên cứu về mạng lưới hoạt động của DNNVV đã sử dụng bộ số liệu khảo sát doanh nghiệp của WB về 5900 doanh nghiệp tại 5 quốc gia Asean, kết quả cho thấy sau những năm cuối của những năm 2000, DNNVV ngày càng tham gia nhiều hơn vào CGTTC thay vì các doanh nghiệp lớn như giai đoạn trước. Arudchelvan và Wignaraja (2015) đã kết luận được tác động có ý nghĩa của quy mô, được đo bằng số lượng nhân sự cơ hữu khi ảnh hưởng tới hoạt động tham gia CGTTC của DNNVV Malaysia. Kết quả cho thất số lượng nhân sự tăng 75 lên 100 có thể giúp tăng xác suất tham gia CGGTC từ 29% lên 37%. Cũng đồng quan điểm về tác động thuận chiều của quy mô doanh nghiệp tới khả năng tham gia CGGTC là các nghiên cứu của Harvie, Narjoko và Oum (2010) và Rasiah, Rosli và Sanjivee (2010) Th hai, tuổi doanh nghiệp. Có nhiều nghiên cứu với các kết quả khác nhau về tác động của tuổi đời tới việc DNNVV tham gia CGTTC. Một mặt, các doanh nghiệp có nhiều năm kinh nghiệm đã tích lũy được nhiều kiến thức và kinh nghiệm hoạt động sẽ có khả năng tham gia chuỗi giá trị nhiều hờn. Nhưng đứng trên phương diện khác, các doanh nghiệp lâu đời cũng có xu hướng ngại thay đổi, ít sẵn sàng hơn cho việc tham gia CGTTC, trong khi các doanh nghiệp trẻ hơn thường hoạt động tích cực hơn trong việc tìm kiếm các nguồn thông tin và tri thức mới, nhờ đó có thể nhận ra cơ hội kinh doanh từ việc tham gia CGTTC cao hơn. Wignaraja (2013) khi 477
  7. INTERNATIONAL CONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 nghiên cứu về các doanh nghiệp tại 5 nước Asean đã cho rằng quy mô, sở hữu nước ngoài, trình độ của nhân sự, kinh nghiệm của CEO, năng lực về công nghệ và khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp đều tác động dương tới hoạt động tham gia của DNNVV vào mạng lưới sản xuất. Trong khi đó, số tuổi của doanh nghiệp có tác động ngược chiều tới khả năng tham gia mạng lưới sản xuất. Arudchelvan và Wignaraja (2015) đo lường tác động của tuổi, là số năm hoạt động của doanh nghiệp DNNVV tác động tới việc tham gia CGTTC dựa trên số liệu của 234 doanh nghiệp SMÉ tại Malaysia, tuy nhiên kết quả nghiên cứu thực nghiệm không nhận thấy mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa hai biến này. Th ba, năng suất lao động. Các doanh nghiệp có năng suất lao động cao có thể dễ dàng hơn trong việc bắt đầu tham gia CGGTC. Bernard và Jensen‘s (1999) cho rằng sau khi đã tham gia CGGTC, các doanh nghiệp có năng suất hoạt động cao hơn có thể duy trì việc tham gia lâu hơn cũng như thích nghi nhanh hơn để sản xuất những sản phẩm mà thị trường mong muốn do doanh nghiệp cũng cần mất chi phí nếu muốn tham gia mạng lưới xuất nhập khẩu. Nghiên cứu của Arudchelvan và Wignaraja (2015) về nhân tố tác động đến việc tham gia CGGTC của các DNNVV Manlaysia đã cho rằng năng suất lao động, được đo bằng doanh thu bình quân trên mỗi người có tác động dương tới việc tham gia CGGTC. Nghiên cứu của cho rằng năng suất lao động có được do trình độ giáo dục được đo bằng số năm học tại trường cũng có tác động tích cực tới việc tham gia CGGTC. Việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại cũng tăng cường năng suất lao động của các DNNVV. Arudchelvan và Wignaraja (2015) khi nghiên cứu về nhân tố tác động đến việc tham gia CGGTC của các DNNVV Malaysia cho rằng công nghệ của các DNNVV các doanh nghiệp nước ngoài có thể chuyển giao công nghệ và cách thức quản lý doanh nghiệp chuẩn quốc tế tốt hơn so với doanh nghiệp khác. Doanh nghiệp có năng lực công nghệ được thể hiện qua việc chi phí nhiều hơn cho hoạt động nghiên cứu phát triển (thể hiện qua tỷ lệ chi nghiên cứu phát triển trên doanh thu) có 20% khả năng cao hơn trong việc tham gia CGGTC so với các doanh nghiệp khác. Đặc biệt khi tỷ lệ này đạt 50% sẽ tăng xác suất tham gia CGTTC lên 35%. Ngoài ra còn một số nhân tố vi mô khác được nghiên cứu như hình thức sở hữu của doanh nghiệp. Tại Trung Quốc, hình thức sở hữu có tương quan có ý nghĩa thống kê với việc tham gia hay không tham gia CGGTC hơn 90% các doanh nghiệp xuất khẩu là các doanh nghiệp sở hữu nước ngoài hoặc chi nhánh nước ngoài. Ngược lại, 71% các doanh nghiệp không tham gia CGGTC tại Trung Quốc là các doanh nghiệp tư nhân. Ngoài ra, địa điểm doanh nghiệp cũng có tác động tới việc tham gia CGTTC như theo nghiên cứu của Arudchelvan và Wignaraja (2015) khi nghiên cứu về nhân tố tác động đến việc tham gia CGGTC của các DNNVV Manlaysia cho rằng địa điểm gần khu trung tâm sẽ có khả năng tiếp cận lớn hơn với hậ tầng cơ sở, giao thông, thông tin và kỹ thuật cộng nghệ, nhờ đó tham gia vào CGGTC tốt hơn. Nhận định này cũng được khẳng định lại trong nghiên cứu đối với việc tham gia CGGTC của DNNVV tại Việt Nam và Trung Quốc 4. Kết luận Bài viết tìm hiểu sự tham gia của các DNNVV vào chuỗi giá trị toàn cầu, trong đó làm rõ khái niệm, quan điểm về chuỗi giá trị toàn cầu, đặc điểm của chuỗi giá trị toàn cầu, ích lợi của 478
  8. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 việc các DNNVV tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu cũng như các nhân tố vi mô và vĩ mô tác động tới việc tham gia CGGTC của các DNNVV. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Arudchelvan, M., and G. Wignaraja. 2015. DNNVV Internationalization through Global Value Chains and Free Trade Agreements: Malaysian Evidence. ADBI Working Paper 515. Tokyo: Asian Development Bank Institute. Available: http://www.adbi.org/workingpaper/2015/02/16/6535.DNNVV.internationalization.malaysia/ 2. Athukorala, P. 2011. Production Networks and Trade Patterns in East Asia: Regionalization or Globalization? Asian Economic Papers 10(1):65–95 3. Bair, Jennifer and Gary Gereffi. (2001). "Local Clusters in Global Chains: The Causes and Consequences of Export Dynamism in Torreon‘s Blue Jeans Industry." World Development, 29(11, November): 1885-1903. 4. Bamber, Penny, Karina Fernandez-Stark and Gary Gereffi. (2016). Peru in the Mining Equipment Global Value Chain: Opportunities for Upgrading. Washington, D.C.: The World Bank. http://www.cggc.duke.edu/pdfs/2016%20Duke%20CGGC%20Mining%20Equipment%20 GVC%20Report%20Peru.pdf 5. Bernard, A. B., and J. Bradford Jensen. 1999. Exporting and Productivity. NBER Working Papers No. 7135. Cambridge, MA. National Bureau of Economic Research. 6. Bilir, L. K., Chor, D. and Manova, K., 2014. Host-Country Financial Development and Multinational Activity. NBER Working Paper 20046 (Revised in 2017). Cambridge, MA: National Bureau of Economic Research. 7. Clerides, S., S. Lach, and J. Tybout 1996. Is Learning-by-exporting Important? Micro- dynamic Evidence from Colombia, Mexico and Morocco. Finance and Economics Discussion Series 96-30. Board of Governors of the Federal Reserve System (United States). 8. Cusmano, L. (2016), ―The differential tax treatment of DNNVV across OECD countries‖, Presentation. 9. Johnson, R. and Noguera, G., 2012a. Accounting for intermediates: Production sharing and trade in value added. Journal of International Economics, 86(2), pp. 224–36. 10. Hufbauer, G., Schott, J., Cimino, C., Vieiro, M. and Wada, E., 2013. Local Content Requirements: A global problem. Washington, DC: Peterson Institute Press 11. Koopman, R., Wang, Z. and Wei, S. J., 2014. Tracing Value-Added and Double Counting in Gross Exports. American Economic Review, 104(2), pp. 459-94. 12. Levchenko, A., 2007. Institutional Quality and International Trade. Review of Economic Studies, 74(3), pp. 791-819. 479
  9. INTERNATIONAL CONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 13. Manova, K. 2013. Credit Constraints, Heterogeneous Firms, and International Trade. The Review of Economic 14. Manova, K. and Yu, Z., 2016. How Firms Export: Processing vs. ordinary trade with financial frictions. Journal of International Economics, 100, pp. 120-37. Studies, 80(2), pp. 711-44. 15. Pomfret, R., 2011. Regionalism in East Asia: Why has it flourished since 2000 and how far will it go?. Singapore: World Scientific Publishing Company 16. Johnson, R.C. and Noguera, G. (2012), ―Accounting for Intermediates: Production Sharing and Trade in Value Added‖, Journal of International Economics 86 (2): 224 - 236. 17. OECD. (2013). Upgrading Skills for Current and Future Needs. In O. D. Centre (Ed.), Perspectives on Global Development 2013: Industrial Policies in a Changing World. Paris: OECD Development Centre. 18. OECD (2017), The future of global value chains - business as usual or ―a new normal‖ Timmer, M. P. – Erumban, A. A. – Los, B. – Stehrer, R. – J. de Vries, G. (2014): Slicing Up Global Value Chains, Journal of Economic Perspectives, Volume 28, Number 2, spring, p. 99–118 19. Gereffi, Gary and M Korzeniewicz. (1994). Commodity Chains and Global Capitalism: Praeger Publishers 20. Gereffi, Gary and Stacey Frederick. (2010). The Global Apparel Value Chain, Trade and the Crisis: Challenges and Opportunities for Developing Countries. In O. Cattaneo, G. Gereffi & C. Staritz (Eds.), Global Value Chains in a Postcrisis World: A Development Perspective (pp. 157- 208). Washington, DC: The World Bank. 21. Gary Gereffi, Karina ( 2016), Global value chains analysis: a primer, 2nd Edition 22. Noemi Lorincz (2017), Main characteristics of nowwaday‘s global value chains and their relevance to Hungarian automotive manufacturing industry, Reaearch Gate, pp 35- 46, , DOI:10.14267/VEZTUD.2017.05.04, https://www.researchgate.net/publication/317093792 23. Ting, O. K. 2004. DNNVV in Malaysia: Pivot Points for Change. Available at http://www.mca.org.my 24. Wignaraja, G. 2013. Can DNNVV Participate in Global Production Networks? In Global Value Chains in a Changing World, edited by D. Elms and P. Low. Geneva: World Trade Organization. 480
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2