Bài giảng Quản trị doanh nghiệp: Chương 2 - Khởi sự và tạo lập doanh nghiệp
lượt xem 1
download
Bài giảng "Quản trị doanh nghiệp: Chương 2 - Khởi sự và tạo lập doanh nghiệp" bao gồm các nội dung sau: Nghiên cứu cơ hội kinh doanh; Lựa chọn hình thức pháp lý của doanh nghiệp; xây dựng triết lý kinh doanh của doanh nghiệp (sứ mệnh, mục tiêu, giá trị cốt lõi); xây dựng cơ cấu tổ chức doanh nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Quản trị doanh nghiệp: Chương 2 - Khởi sự và tạo lập doanh nghiệp
- CHƯƠNG 2 KHỞI SỰ VÀ TẠO LẬP DOANH NGHIỆP (Tổng số tiết: 08; LT: 04, TH: 04)
- Chiếc máy tính điện tử đa năng đầu tiên trên thế giới nặng 27 tấn! ENIAC Electronic Numerical Integrator and Computer
- Chiếc máy tính điện tử đầu tiên trên thế giới nặng 27 tấn! Ngày 14.2.1946, tức 78 năm trước, chiếc máy tính đa năng đầu tiên trên thế giới mang tên ENIAC (Electronic Numerical Integrator and Computer) ra đời tại Đại học Pennsylvania (Mỹ), đánh dấu sự khởi đầu của kỷ nguyên máy tính. Máy tính được nghiên cứu và sản xuất nhằm mục đích phục vụ quân đội. So với các máy tính ngày nay, ENIAC là một chiếc máy tính khổng lồ với diện tích 150 m2 và tổng trọng lượng khoảng 27 tấn, sử dụng 18.000 bóng đèn, 6.000 công tắc, 7.000 điện trở, 10.000 tụ điện... Nó tiêu thụ công suất 140 kW và có thể thực hiện 5.000 phép cộng/giây.
- Chiếc máy tính PC đầu tiên trên thế giới của IBM sản xuất Năm 1975, IBM đã trình làng IBM 5100 Portable. Mặc dù có tên “Portable”, mẫu máy tính này có kích thước khá lớn so với những chiếc PC ra mắt hai năm sau đó. Tuy vậy, nó vẫn nhỏ hơn nhiều so với những chiếc máy tính có kích cỡ bằng cả căn phòng. Giá của IBM 5100 "PC" cũng rất cao. Tùy thuộc vào dung lượng lưu trữ, mức giá bán ra nằm trong khoảng từ 8.975 USD đến 19.975 USD - rất đắt ở thời điểm đó.
- IBM 5100 Portable
- IBM – International Business Machines Tập đoàn công nghệ máy tính đa quốc gia có trụ sở tại Armonk, New York, Mỹ. IBM là nhà sản xuất và bán phần cứng, phần mềm máy tính, cơ sở hạ tầng, dịch vụ máy chủ và tư vấn trong nhiều lĩnh vực từ máy tính lớn đến công nghệ na-nô. Với hơn 350.000 nhân viên, IBM là công ty tin học lớn nhất thế giới. IBM có đội ngũ kỹ sư và nhân viên tư vấn tại 170 quốc gia. IBM còn có 8 phòng thí nghiệm trên thế giới. Nhân viên của IBM đã giành được 5 giải Nobel, 5 giải thưởng Turing, 5 huy chương công nghệ quốc gia. IBM luôn nỗ lực đi đầu trong các hoạt động đổi mới, sáng tạo; phát triển và sản xuất những giải pháp công nghệ thông tin tiên tiến nhất, bao gồm các hệ thống máy tính, phần mềm, hệ thống mạng, thiết bị lưu trữ và các thiết bị vi điện tử. Đặc biệt hiện nay IBM cũng đầu tư nghiên cứu phát triển AI.
- Công ty nào??? Năm 1975, ngôn ngữ lập trình của loại máy tính lớn đời đầu thành một loại ngôn ngữ có thể sử dụng trên chiếc máy tính cá nhân đầu tiên. Lợi nhuận năm đầu tiên của công ty là 16.000 USD, đến năm thứ 5 thì lợi nhuận đã đạt 7,5 triệu USD và mở rộng kinh doanh ra toàn cầu. Công ty thiết lập quan hệ với tất cả các nhà máy sản xuất máy vi tính hàng đầu thế giới, mở rộng các dòng sản phẩm một cách nhanh chóng và thu về lợi nhuận gần 150 triệu USD trong năm 1985. Công ty tiếp tục được cổ phần hóa và duy trì mức lợi nhuận 25% trên doanh thu bán hàng. Giám đốc công ty trở thành tỉ phú trẻ tuổi nhất nước Mỹ khi đó và trở thành người giàu nhất thế giới hiện nay.
- 1975. Bill Gates và Paul Allen đã lập công ty phần mềm Microsoft. Ảnh: Sipa
- Tháng 8 năm 1981. Hãng Microsoft cho ra đời phiên bản MS-DOS 1.0. Hệ điều hành đầu tiên của hãng công nghệ do Bill Gates sáng lập. Ảnh: DR
- Những câu chuyện kinh doanh, khởi nghiệp khác Hãng ô tô Ford Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel Hãng máy tính Apple Tập đoàn Hòa Phát Hãng chuyển phát nhanh FedEx Thế giới di động General Motor Vàng bạc đá quý Doji Nice Xe điện Vinfast CNN Hoàng Anh Gia Lai ... ...
- Thảo luận 1.Cơ hội kinh doanh là gì? 2.Tại sao các doanh nghiệp phải nghiên cứu cơ hội kinh doanh?
- 2.1. Nghiên cứu cơ hội kinh doanh
- 2.1.1. Khái niệm cơ hội kinh doanh Cơ hội kinh doanh được hiểu là những điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp có thể bắt đầu hoặc phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh. Cơ hội kinh doanh thường được xác định trên cơ sở tình hình cung – cầu trên thị trường của một chủng loại sản phẩm, dịch vụ nào đó.
- 2.1.2. Quy trình nghiên cứu cơ hội kinh doanh d. Nghiên cứu a. Nghiên cứu c. Cân nhắc b. Nghiên cứu các điều kiện và phát hiện cơ hội kinh cung môi trường cầu doanh kinh doanh
- a. Nghiên cứu và phát hiện cầu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cầu loại sản phẩm mà những người có ý định tạo lập DN muốn cung cấp. Các nội dung nghiên cứu gồm: giá cả sản phẩm, giá cả hàng hóa thay thế, thu nhập của người tiêu dùng, quy mô thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng… Kết quả của nghiên cứu và phát hiện cầu giúp nhà quản trị trả lời câu hỏi: SẢN XUẤT CHO AI? SẢN XUẤT CÁI GÌ?
- b. Nghiên cứu cung Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cung lại sản phẩm mà người có ý định tạo lập DN mong muốn cung cấp: giá cả sản phẩm của các nhà cung cấp hiện có trên thị trường, giá cả các yếu tố đầu vào, chính sách của Nhà nước, số DN đang và sẽ cung cấp sản phẩm (đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm năng), kỳ vọng của người sản xuất… => DN nên sản xuất sản phẩm cụ thể với giá cả bao nhiêu? Các tiêu chuẩn chất lượng cụ thể? Giá cả các nhân tố đầu vào như thế nào? Chính sách thuế ra sao?.... Kết quả nghiên cứu cung giúp nhà quản trị trả lời câu hỏi: SẢN XUẤT NHƯ THẾ NÀO?
- c. Cân nhắc cơ hội kinh doanh
- Các vấn đề luật pháp Chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước, địa phương… d. Nghiên cứu các điều kiện Các vấn đề khoa học, công nghệ môi trường kinh Nguồn lực, tài nguyên phục vụ cho hoạt động SXKD doanh Thủ tục, chi phí gia nhập và hoạt động của ngành …
- 2.2. Lựa chọn hình thức pháp lý của DN 2.2.1. Các hình thức pháp lý của DN 2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hình thức pháp lý của DN
- 2.2.1. Các hình thức pháp lý của doanh nghiệp 1. Doanh nghiệp tư nhân 2. Doanh nghiệp nhà nước 3. Công ty TNHH 4. Công ty Cổ phần 5. Công ty hợp danh
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Quản trị doanh nghiệp – ThS. Trần Phi Hoàng
131 p | 939 | 284
-
Bài giảng Quản trị doanh nghiệp - GV. Trần Ngọc Tiến
104 p | 395 | 94
-
Bài giảng Quản trị doanh nghiệp: Chương 1 - Vương Văn Đức
13 p | 408 | 72
-
Bài giảng Quản trị doanh nghiệp - Trương Thị Hương Xuân
212 p | 234 | 71
-
Bài giảng Quản trị doanh nghiệp: Chương 1 - Ths. Lương Thu Hà
64 p | 240 | 62
-
Bài giảng Quản trị doanh nghiệp: Chương 4 - Ths. Lương Thu Hà
22 p | 196 | 34
-
Bài giảng Quản trị doanh nghiệp thương mại - Bài 2
10 p | 248 | 33
-
Bài giảng Quản trị doanh nghiệp lâm nghiệp - ThS. Nguyễn Văn Đạt
91 p | 149 | 24
-
Bài giảng Quản trị doanh nghiệp thương mại - Bài 13
10 p | 181 | 21
-
Bài giảng Quản trị doanh nghiệp: Chương 1 - GV. Hồ Thị Diệu Ánh
30 p | 169 | 18
-
Bài giảng Quản trị doanh nghiệp thương mại - Bài 11
8 p | 155 | 14
-
Bài giảng Quản trị doanh nghiệp thương mại - Bài 16
11 p | 126 | 12
-
Bài giảng Quản trị doanh nghiệp thương mại – Bài 6: Quản trị bán hàng trong kinh doanh thương mại
19 p | 38 | 5
-
Bài giảng Quản trị doanh nghiệp truyền thông: Nội dung 1 - Khái quát về doanh nghiệp truyền thông
25 p | 5 | 2
-
Bài giảng Quản trị doanh nghiệp truyền thông: Nội dung 2 - Tổ chức hoạt động của doanh nghiệp truyền thông
20 p | 9 | 2
-
Bài giảng Quản trị doanh nghiệp truyền thông: Nội dung 3 - Quản trị quan hệ khách hàng
30 p | 2 | 2
-
Bài giảng Quản trị doanh nghiệp truyền thông: Nội dung 4 - Quản trị nhân sự trong doanh nghiệp truyền thông
37 p | 6 | 2
-
Bài giảng Quản trị doanh nghiệp truyền thông: Nội dung 5 - Quản trị hoạt động sáng tạo
49 p | 4 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn