Tập bài giảng Tài chính Tiền tệ - Cao đẳng Cộng đồng Lào Cai
lượt xem 4
download
Tập bài giảng Tài chính Tiền tệ có cấu trúc gồm 7 chương: Chương 1 Tổng quan về tài chính – tiền tệ; Chương 2 Ngân sách nhà nước; Chương 3 Tài chính doanh nghiệp; Chương 4 Các khâu tài chính trung gian; Chương 5 Ngân hàng trung ương và ngân hàng thương mại; Chương 6 Thị trường tài chính; Chương 7 Tài chính quốc tế. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tập bài giảng Tài chính Tiền tệ - Cao đẳng Cộng đồng Lào Cai
- UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ Tập bài giảng Biên soạn: Bùi Thị Bích Thuận LÀO CAI NĂM 2020
- LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, tài chính tiền tệ đóng một vai trò quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội. Nó có mối quan hệ mật thiết và ảnh hưởng nhiều đến các vấn đề kinh tế vi mô cũng như vĩ mô. Môn học Tài chính tiền tệ nằm trong nội dung chương trình đào tạo về các ngành kinh tế, kế toán. Đây là một môn cơ sở ngành, cung cấp cho Sinh viên những kiến thức cơ bản về lĩnh vực tài chính, tiền tệ như cung cầu tiền, lạm phát, hệ thống tài chính, thu chi NSNN, tài chính doanh nghiệp, tín dụng, bảo hiểm, thị trường tài chính, tài chính quốc tế,… làm nền tảng cho các môn học chuyên ngành. Nhằm đáp ứng nhu cầu về tài liệu học tập và giảng dạy cho giảng viên, sinh viên, chúng tôi biên soạn tập bài giảng: Tài chính – Tiền tệ. Tập bài giảng có cấu trúc gồm 7 chương: Chương 1. Tổng quan về tài chính – tiền tệ Chương 2. Ngân sách nhà nước Chương 3. Tài chính doanh nghiệp Chương 4. Các khâu tài chính trung gian Chương 5. Ngân hàng trung ương và ngân hàng thương mại Chương 6. Thị trường tài chính Chương 7. Tài chính quốc tế Mặc dù tác giả đã cố gắng nghiên cứu lý luận, đồng thời tìm hiểu các vấn đề thực tiễn liên quan, nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định trong tập bài giảng. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ đồng nghiệp và sinh viên, để sửa chữa hoàn thiện cho lần tái bản sau. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tác giả Bùi Thị Bích Thuận 3
- DANH MỤC TỪ NGỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT 1. ADB: Ngân hàng phát triển châu Á 2. BHKD: Bảo hiểm kinh doanh 3. BHXH: Bảo hiểm xã hội 4. BHYT: Bảo hiểm y tế 5. CSTT: Chính sách tiền tệ 6. NHTM: Ngân hàng thương mại 7. NHTW: Ngân hàng trung ương 8. NSNN: Ngân sách nhà nước 9. PTTĐ: Phương trình trao đổi 10. TCDN: Tài chính doanh nghiệp 11. TCTD: Tổ chức tín dụng 12. TCQT: Tài chính quốc tế 13. TDNH: Tín dụng ngân hàng 14. TDNN: Tín dụng nhà nước 15. TDTM: Tín dụng thương mại 16. TNDN: Thu nhập doanh nghiệp 17. TTCK: Thị trường chứng khoán 18. TTTC: Thị trường tài chính 19. TTTT: Thị trường tiền tệ 4
- CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ 1.1. Những vấn đề cơ bản về tiền tệ 1.1.1. Nguồn gốc ra đời, bản chất, chức năng của tiền tệ 1.1.1.1. Nguồn gốc ra đời và bản chất của tiền tệ Kinh tế chính trị đã chỉ ra rằng nguồn gốc của tiền tệ là từ sự hình thành và phát triển của các quan hệ trao đổi hàng hóa. Chính vì vậy việc đi tìm sự ra đời của tiền tệ phải bắt nguồn từ phân tích quá trình hình thành và phát triển của các quan hệ trao đổi. Qúa trình ra đời của tiền tệ được trải qua bốn hình thái giá trị: + Hình thái giản đơn hay ngẫu nhiên Hình thái này xuất hiện khi cộng đồng nguyên thủy bắt đầu tan rã, giữa các công xã phát sinh quan hệ trao đổi trực tiếp hàng đổi hàng, rất lẻ tẻ, không thường xuyên và mang tính ngẫu nhiên. Phương trình thể hiện quan hệ trao đổi: H H’ Ví dụ: 5 đấu thóc = 1 tấm vải Trong phương trình trên hàng hóa A là vật chủ động trong trao đổi và là vật tương đối, nó biểu hiện giá trị của hàng hóa B. Hàng hóa B là vật bị động trong trao đổi và là vật ngang giá, làm chức năng của hình thái ngang giá. + Hình thái giá trị mở rộng Cuộc phân công lao động xã hội lần thứ nhất xuất hiện, chăn nuôi tách khỏi trồng trọt, năng suất lao động tăng lên, có sản phẩm dư thừa để trao đổi. Cộng đồng nguyên thủy tan rã, hình thành gia đình, chế độ tư hữu, đòi hỏi phải tiêu dùng sản phẩm của nhau. Từ hai điều kiện đó, lúc này có nhiều hàng hóa tham gia trao đổi và được thể hiện dưới hình thái mở rộng. Phương trình trao đổi được mô phỏng như sau: H Một hàng hoá có thể được đổi ra nhiều hàng hoá H H’ khác nhau. H’’ Ví dụ: 5 đấu thóc = 1 tấm vải = 2 cái cốc = 1 con cừu… Khi số lượng hàng hoá càng lớn thì mối quan hệ trao đổi trực tiếp hàng hoá ngày càng phức tạp. Để trao đổi có thể diễn ra thì cần phải tìm được sự trùng khớp về nhu cầu và phải tìm nhiều đối tác cùng nhu cầu. Điều này dẫn đến xuất hiện một hình thái mới – hình thái vật ngang giá chung. + Hình thái giá trị chung 5
- Cuộc phân công lao động xã hội lần thứ hai xuất hiện, thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp, năng suất lao động tăng lên, trao đổi trở thành hiện tượng kinh tế phổ biến. Từng vùng, khu vực hình thành thị trường trao đổi hàng hóa, đòi hỏi tách ra một hàng hóa để trao đổi nhiều lần với các hàng hóa khác. Hàng hóa đó phải có thuộc tính: gọn, nhẹ, dễ bảo quản, dễ chuyên chở và phù hợp với tập quán của từng địa phương. Khi hội tủ đủ những tiêu chuẩn trên hàng hóa đó sẽ trở thành vật ngang giá chung. PTTĐ được thể hiện như sau: H1 A Một hàng đổi nhiều hàng hoá H2 H B Nhiều hàng đổi được qua một hàng hoá C H3 Ví dụ: 1 rìu đá = 1 chuỗi ngọc 1 rìu đá, 20 kg thóc và 2m vải 20 kg thóc = 1 chuỗi ngọc có giá trị tương tự nhau và 2m vải = 1 chuỗi ngọc bằng 1 chuỗi ngọc Chuỗi ngọc trở thành vật ngang giá chung. - Khi có sự chuyên môn hoá sản xuất phát triển, nhu cầu trao đổi ngày càng tăng, một hoặc một nhóm hàng hoá tác ra trở thành các vật trao đổi trung gian (vật ngang giá chung) tạo điều kiện cho những hàng hoá khác nhau rất dễ trao đổi được với nhau. - Vật ngang giá chung thường là những hàng hoá có giá trị sử dụng thiết thực, quý hiếm, dễ bảo quản, dễ vận chuyển và tuỳ thuộc vào đặc tính của từng địa phương. - Khi trao đổi hàng hoá trở thành nhu cầu thường xuyên thì con người chọn kim loại làm vật ngang giá chung bởi thuộc tính bền, dễ chia nhỏ và cất trữ … Về sau chỉ còn lại vàng trở thành độc quyền đóng vai trò là vật ngang giá chung ở cuối thế kỷ XIX. + Hình thái tiền - Vàng trở thành vật ngang giá chung duy nhất vì đặc tính tự nhiên của vàng: đồng nhất, dễ chia nhỏ, dễ bảo quản, giá trị lớn, không bị ảnh hưởng nhiều bởi tính chất tự nhiên. - Khi vàng có vai trò độc quyền ngang giá chung trong trao đổi thì cái tên “vật ngang giá chung” được thay bằng tiền tệ và vàng được coi là kim loại tiền tệ. Từ đây nền kinh tế dần hình thành và hình thái tiền tệ dần trở nên rõ nét. Tiền ra đời và phát triển cùng với sự phát triển của hàng hoá, ở đâu có hàng hoá thì sẽ xuất hiện tiền. Như vậy, tiền là một phạm trù kinh tế và lịch sử. 1.1.1.2. Bản chất của tiền tệ a) Định nghĩa cổ điển về tiền Quan niệm cổ điển cho rằng tiền là một loại hàng hoá đặc biệt được tách ra khỏi thế giới hàng hoá đóng vai trò vật ngang giá chung để đo giá trị của tất cả các hàng hoá khác. Nó trực tiếp thể hiện hao phí lao động xã hội và quan hệ sản xuất giữa những người sản xuất hàng hoá. Tiền có thể thoả mãn một số nhu cầu của người sở hữu nó, tương ứng với lượng giá trị mà người đó tích luỹ được. 6
- Đây là một định nghĩa ngắn gọn và giản đơn về tiền. - Tiền là một hàng hoá đặc biệt vì: tiền có thể trao đổi trực tiếp với mọi hàng hoá trong bất kỳ điều kiện nào và tiền có thể thoả mãn được nhiều nhu cầu của người sở hữu nó. - Cũng như hàng hoá khác, tiền tệ có 2 thuộc tính: giá trị và giá trị sử dụng. Vì tiền là hàng hoá đặc biệt nên nó có giá trị sử dụng đặc biệt, đó là giá trị sử dụng xã hội. - Tiền có thể đáp ứng một số nhu cầu: đây là một hạn chế của định nghĩa này bởi ngày nay tiền có thể đáp ứng được hầu hết các nhu cầu của con người: nhu cầu vật chất, giải trí, tinh thần... Tuy nhiên, định nghĩa cổ điển chỉ nêu ra được bản chất của tiền tệ, nhưng chưa đủ để giải thích được hết những hiện tượng kinh tế xã hội có liên quan hiện nay. Chính vì vậy người ta đưa ra định nghĩa hiện đại về tiền được nhiều người sử dụng. b) Định nghĩa hiện đại về tiền Quan niệm hiện đại cho rằng tiền là tất cả những phương tiện có thể đóng vai trò làm trung gian trao đổi, được xã hội thừa nhận. - Tiền không chỉ đơn thuần là giấy bạc ngân hàng mà còn là những phương tiện trao đổi được mở rộng ra rất nhiều như: hối phiếu, thương phiếu, trái phiếu... - Đây là một định nghĩa mới, được nhiều nhà khoa học và thị trường ngày nay chấp nhận và sử dụng. HỘP 1.1. CÁC HÌNH THÁI PHÁT TRIỂN CỦA TIỂN Hóa tệ: là loại tiền tệ bằng hàng hóa. Đây chính là hình thái đầu tiên của tiền tệ và được sử dụng trong một thời gian dài, bao gồm hai loại: a. Hóa tệ không kim loại Tức là dùng hàng hóa không kim loại làm tiền tệ. Đó là hình thái cổ xưa nhất của tiền tệ, tùy theo từng quốc gia, từng địa phương, người ta dùng những loại hàng hóa khác nhau làm tiền tệ. Chẳng hạn: - Ở Hy Lạp và La Mã người ta dùng bò và cừu. - Ở Tây Tạng, người ta dùng trà đóng thành bánh. - Ở Việt Nam trong các vùng dân tộc Tây Nguyên, trước khi thực dân Pháp xâm lược, người ta dùng khố thêu, lưỡi thuổng, chiêng,… Nói chung, hóa tệ không kim loại có nhiều bất lợi khi đóng vai trò tiền tệ như: tính chất không đồng nhất, dễ hư hỏng, khó phân chia, khó bảo quản cũng như vận chuyển, nó chỉ được công nhận trong từng khu vực, từng địa phương. Vì vậy, hóa tệ không kim loại dần dần bị loại bỏ vì người ta bắt đầu dùng hóa tệ kim loại thay thế cho hóa tệ không kim loại. b. Hóa tệ kim loại tức là lấy kim loại làm tiền tệ. Các kim loại được dùng làm tiền tệ gồm: đồng, kẽm, vàng, bạc… Các kim loại có nhiều ưu điểm hơn hẳn hàng hóa không kim loại khi được sử 7
- dụng làm thành tiền tệ như: phẩm chất, trọng lượng có thể quy đổi chính xác hơn, dễ dàng hơn. Mặt khác, nó hao mòn chậm hơn, dễ chia nhỏ, giá trị tương đối ít biến đổi… Trải qua thực tiễn trao đổi và lưu thông hóa tệ kim loại, dần dần người ta chỉ chọn hai kim loại qu dùng để làm tiền tệ lâu dài hơn là vàng và bạc, vì bản thân nó có những thuận tiện mà những kim loại khác không có được như: tính đồng nhất, tính dễ chia nhỏ, tính dễ cất trữ, tính dễ lưu thông. Tín tệ là loại tiền mà bản thân nó không có giá trị mà nó được sử dụng dựa trên cơ sở uy tín hoặc quyền lực của người phát hành. Tín tệ gồm hai loại: tín tệ kim loại và tiền giấy. Ở Việt Nam, tiền giấy ra đời vào thế kỷ 15, dưới thời Hồ Qúy Ly. Ngày nay, Tín tệ do NH Nhà nước Việt Nam phát hành với các loại: tiền polymer có các mệnh giá 500.000đ, 200.000đ, 100.000đ, 50.000đ, 20.000đ, 10.000đ và tiền kim loại có các mệnh giá 5.000đ, 2.000đ, 1.000đ, 500đ, 200đ. Bút tệ hay còn gọi là tiền ghi sổ được tạo ra khi phát tín dụng thông qua tài khoản tại ngân hàng, do vậy bút tệ không có hình thái vật chất, nó chỉ là những con số trả tiền hay chuyển tiền thể hiện trên tài khoản ngân hàng. Thực chất, bút tệ là tiền phi vật chất, nhưng nó cũng có những tính chất giống như tiền giấy là được sử dụng trong thanh toán qua những công cụ thanh toán của ngân hàng như: séc, lệnh chuyển tiền…mà còn có những ưu điểm hơn hẳn tiền giấy, đó là: an toàn hơn, chuyển đổi ra tiền giấy dễ dàng, thanh toán rất thuận tiện, kiểm nhận nhanh. 1.1.1.3. Các chức năng của tiền tệ Tiền tệ có 5 chức năng: thước đo giá trị, phương tiện thanh toán, phương tiện lưu thông, phương tiện cất trữ và tiền tệ thế giới. a) Chức năng thước đo giá trị Trên thực tế, để đo chiều dài - dùng thước; đo cân nặng - dùng cân ...Như vậy, khi ta đo phải có một đơn vị chuẩn để so sánh. Giá trị của tiền được sử dụng làm phương tiện để so sánh với giá trị của hàng hoá hay dịch vụ khác. Giá trị của tiền được coi là “chuẩn mực” để tất cả các hàng hoá khác được so sánh với nó. (cùng chất khác lượng). Thước đo giá trị ở đây nghĩa là đo hao phí lao động xã hội kết tinh trong hàng hoá đó. Bản thân hàng hoá không tự bộc lộ giá trị mà phải thông qua một công cụ đo lường, được xã hội chấp nhận, pháp luật, Nhà nước bảo vệ. Đó là tiền, và biểu hiện giá trị của hàng hoá chính là giá cả. Hay nói một cách khác đi, giá cả chính là sự so sánh giữa giá trị của hàng hoá và giá trị của tiền tệ. * Điều kiện để tiền là thước đo giá trị Để đo giá trị của hàng hóa, bản thân tiền tệ phải đảm bảo những điều kiện sau: - Tiền phải có đầy đủ giá trị. Mỗi hàng hoá đều có giá trị nội tại nên tiền tệ là thước đo giá trị cũng phải có đầy đủ giá trị. Với tiền đủ giá: là cách so sánh trực tiếp giá trị của hàng hoá với giá trị của vàng. Với tiền dấu hiệu là cách so sánh giá trị danh nghĩa của tiền mà xã hội thừa nhận với giá trị của hàng hoá. 8
- - Tiền phải có tiêu chuẩn giá cả: Tiêu chuẩn giá cả là đơn vị đo lường tiền tệ của một quốc gia, được pháp luật nhà nước quy định bao gồm 2 yếu tố tên gọi đơn vị tiền tệ và hàm lượng vàng trong một đơn vị tiền tệ. Ở Mỹ : Đơn vị tiền tệ sử dụng là Đôla - USD; hàm lượng vàng là 0,888671gr vàng. Ở Pháp: Đơn vị tiền tệ sử dụng là Phơrăng - FRF; hàm lượng vàng là 0,0655gr vàng Hiện tượng “phi vật chất” thước đo giá trị xuất hiện khi không có mặt những đồng tiền vàng thì những người trao đổi hàng hoá vẫn có thể ước lượng giá trị của hàng hoá tương đối chính xác. Do xuất hiện quá trình “phi vật chất” thước đo giá trị mà “hàm lượng vàng” của tiêu chuẩn giá cả đã mất dần đi ý nghĩa của nó. Người ta không quan tâm đến hàm lượng vàng trong đơn vị tiền nữa mà chỉ quan tâm đến sức mua của đồng tiền đó là cao hay thấp. b) Chức năng phương tiện lưu thông Thực hiện chức năng này, tiền tệ làm môi giới trung gian trong trao đổi hàng hoá, nó vận động đồng thời và ngược chiều với sự vận động của hàng hoá. Công thức: H - T - H’ Với sự xuất hiện của tiền thì việc trao đổi hàng hoá trở nên phong phú, hiện đại và thuận tiện hơn. Quá trình trao đổi được tách làm 2 giai đoạn: + “H - T”: là giai đoạn bán hàng chuyển giá trị của hàng thành tiền. Thông thường, người sản xuất sẽ thực hiện giai đoạn này. + “T – H”: là giai đoạn mua hàng - sử dụng tiền để đạt tới một giá trị sử dụng mới và được thực hiện dễ dàng hơn. Thông thường đây là quá trình mà người tiêu dùng thực hiện. Việc tách quá trình trao đổi thành 2 giai đoạn sẽ làm tách rời quá trình mua và bán cả về không gian lẫn thời gian. Quá trình mua bán dễ dàng, lưu thông linh hoạt. * Điều kiện để thực hiện chức năng lưu thông Để thực hiện chức năng phương tiện lưu thông, tiền tệ phải đảm bảo đủ các điều kiện sau: - Phải sử dụng tiền mặt: + Tiền mặt là tiền đang có giá trị lưu hành, có hình dáng, kích thước và tiêu chuẩn giá cả nhất định, được nhà nước, pháp luật thừa nhận. + Trong quá trình trao đổi có sự chuyển quyền sở hữu giữa người sở hữu hàng hoá với người sở hữu tiền tệ. Tiền mặt xuất hiện và tồn tại như một “giấy chứng nhận” giá trị hàng hoá, hay nói khác đi là “ giấy chứng nhận” lao động của người sản xuất hàng hoá là cần thiết cho xã hội. - Có thể sử dụng tiền dấu hiệu: Mục đích của người bán hàng hoá không phải để sở hữu tiền vĩnh viễn mà để tiếp tục mua hàng hoặc đầu tư kinh doanh trong chu kỳ mới, nhằm đạt tới một giá trị sử dụng mới. Chính vì vậy, tiền chỉ như “môi giới thoáng qua” nên có thể sử dụng tiền đủ giá (tiền vàng) và tiền dấu hiệu (giấy bạc ngân hàng và các dấu hiệu giá trị khác). Tiền chỉ như một phương tiện truyền tải giá trị chứ không phải là sở hữu vĩnh viễn. 9
- - Lưu thông chỉ chấp nhận một lượng tiền nhất định: Số lượng hàng hoá được đưa vào lưu thông với tổng giá cả đã được xác định. Do đó, lưu thông cũng chỉ chấp nhận một khối lượng tiền nhất định, tương đương với tổng giá trị hàng hóa đó, để trao đổi. Đó gọi là số lượng tiền cần thiết cho lưu thông (Mn). Nó phụ thuộc vào tổng giá cả hàng hoá và dịch vụ trong nền kinh tế và tốc độ luân chuyển của tiền tệ thông qua quy luật lưu thông tiền tệ. c) Chức năng phương tiện cất trữ Sự cất trữ giá trị là tích luỹ một lượng giá trị nào đó bằng những phương tiện giá trị truyền tải được xã hội chấp nhận với mục đích để chuyển hoá thành các hàng hoá hay dịch vụ trong tương lai. Người bán hàng sau khi sở hữu một lượng tiền tệ nào đó tiếp tục đầu tư vào những chu kỳ kinh doanh tiếp theo, tiền sẽ tạm ngừng trong lưu thông và trở về dạng tĩnh tức là dưới dạng dự trữ giá trị. Khi tiền ở dạng dự trữ giá trị thì không tự nó lớn lên theo thời gian thậm chí có thể giảm đi nếu người sở hữu không lựa chọn những phương tiện truyền tải giá trị phù hợp, đồng tiền chỉ đứng im với những người sở hữu nó và thực chất nó luôn luôn vận động trong quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá. Cùng với quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá thì chức năng phương tiện cất trữ được thể hiện bằng những hình thức khác nhau: Phương tiện cất trữ thường được sử dụng: tiền mặt, chứng khoán, vàng, bất động sản ... * Điều kiện để tiền tệ thực hiện chức năng phương tiện cất trữ Để thực hiện chức năng phương tiện cất trữ, tiền tệ phải đảm bảo những điều kiện sau: - Giá trị cất trữ phải được thể hiện bằng những phương tiện hiện thực: cân, đo, đong, đếm được. Chẳng hạn như: tiền mặt, vàng, bất động sản,… - Phương tiện cất trữ mang tính thời gian tuỳ thuộc vào từng thời kỳ. Chẳng hạn: Khi nền kinh tế có lạm phát, đồng tiền quốc gia bị mất giá so với vàng và ngoại tệ thì lựa chọn phương án cất trữ vàng, hoặc ngoại tệ mạnh là tối ưu so với việc cất trữ nội tệ. - Giá trị cất trữ phải bằng phương tiện mà xã hội và pháp luật bảo vệ, thừa nhận. d) Chức năng phương tiện thanh toán Tiền là phương tiện thanh toán các khoản nợ về hàng hoá dịch vụ đã trao đổi trước đây. Khi chức năng thanh toán được thực hiện thì quan hệ trao đổi kết thúc. Ví dụ: Mua hàng hoá hôm nay nhưng chưa thanh toán – trao đổi chưa kết thúc. Sau vài ngày thanh toán số tiền đó – trao đổi kết thúc. Thực hiện chức năng này tiền tệ không làm trung gian trao đổi mà nó hình thành quá trình này một cách độc lập. Sự vận động của tiền độc lập tương đối với sự vận động của hàng hoá cả về không gian và thời gian. Ngoài thanh toán các khoản nợ hàng hoá, dịch vụ thì tiền còn được thanh toán ngoài phạm vi: nộp thuế, trả lương, các khoản đóng góp... Các hình thức thanh toán: Thanh toán bằng tiền đủ giá, tiền dấu hiệu, thanh toán không dùng tiền mặt như việc sử dụng các phương tiện séc, thư tín dụng, thẻ thanh toán,… e) Chức năng tiền tệ thế giới 10
- Khi tiền tệ được sử dụng làm phương tiện thanh toán và chi trả chung giữa các quốc gia thì tiền thực hiện chức năng tiền tệ thế giới. * Điều kiện để tiền tệ trở thành tiền tệ thế giới Để thực hiện chức năng này, tiền tệ phải đảm bảo các điều kiện sau: - Là một đơn vị tiền tệ có tính ổn định và có độ tin cậy cao. - Có khả năng chuyển đổi một cách tự do sang các đồng tiền khác Ví dụ: Khi đồng EURO ra đời thì toàn bộ đồng nội tệ ở các quốc gia trong khối Châu Âu đó không còn tồn tại và tạo nên một thị trường chung không phân biệt, không còn hàng rào thuế quan. Ở Châu Âu, nước Anh có đồng tiền mạnh nhất. Nhưng họ lại không tham gia vào đồng tiền chung bởi: tính bảo thủ của họ và hơn nữa nếu tham gia vào đồng tiền chung thì đồng tiền của họ sẽ bị mất giá. 1.1.1.4. Vai trò của tiền tệ a) Tiền tệ là phương tiện để mở rộng sản xuất và trao đổi hàng hoá Tiền tệ là sản phẩm của nền kinh tế hàng hoá. Nhưng khi xuất hiện lại trở thành công cụ thúc đẩy sản xuất và trao đổi hàng hoá lên mức cao hơn. Tiền làm cho giá trị hàng hoá được thể hiện một cách giản đơn. Giá trị của hàng hoá được biểu hiện bằng tiền, do vậy dễ dàng so sánh chúng với nhau. (Nhờ chức năng thước đo giá trị). Tiền làm cho giá trị hàng hoá được thực hiện một cách nhanh chóng. (nhờ chức năng phương tiện lưu thông) Do đó người sở hữu hàng hóa chỉ cần chuyển đổi hàng hóa của mình thành tiền rồi từ đó họ có thể đạt tới giá trị sử dụng mới một cách dễ dàng theo “sở thích”. Tiền làm cho sự trao đổi hàng hoá không bị ràng buộc cả về không gian và thời gian. (nhờ chức năng phương tiện thanh toán). Chính vì thế đã làm cho sự lựa chọn của người tham gia vào quá trình trao đổi trở nên thận trọng và chính xác hơn. Tiền làm cho việc hạch toán kinh doanh thuận tiện, dễ dàng và khoa học (nhờ chức năng thước đo giá trị) b) Tiền là phương tiện để thực hiện và mở rộng các quan hệ xã hội Quan hệ sản xuất là mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá, tiền là sợi dây liên kết giữa những người sản xuất, người tiêu dùng với nhau. Những người sản xuất độc lập, riêng lẻ lại ràng buộc lẫn nhau thông qua quá trình trao đổi. Trong xã hội sẽ xuất hiện sự phân hoá giàu nghèo giữa những người bán được nhiều hàng hoá và thu được nhiều lợi nhuận với những người nghèo trong xã hội. Chính vì vậy sẽ xuất hiện tâm lý sùng bái tiền. c) Tiền là phương tiện phục vụ mục đích của người sở hữu chúng Tuỳ thuộc vào địa vị của người sở hữu tiền mà tiền được sử dụng vào những mục đích khác nhau. Tiền có thể thoả mãn nhiều mục đích và quyền lợi của những ai nắm giữ chúng. 1.1.2. Quy luật lưu thông tiền tệ 1.1.2.1. Nội dung quy luật lưu thông tiền tệ 11
- Số lượng tiền cần thiết thực hiện chức năng phương tiện lưu thông tỉ lệ thuận với tổng số giá cả trong lưu thông và tỉ lệ nghịch với tốc độ lưu thông bình quân của tiền tệ trong thời gian đó Công thức: Mn = H/V = Q*P/V Trong đó : Mn: Khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông H: Tổng giá cả hàng hoá cho lưu thông Q: Khối lượng giá cả hàng hoá trong lưu thông P: Giá cả bình quân hàng hoá trong lưu thông V: Tốc độ lưu thông bình quân của tiền tệ Tổng giá cả hàng hóa đưa ra lưu thông: giả sử trong nền kinh tế không có hiện tượng mua bán chịu hàng hóa, không có lưu thông ngoại tệ, chỉ lưu thông một đồng tiền duy nhất thì số lượng tiền cần thiết cho lưu thông tỷ lệ thuận với tổng giá cả hàng hóa. Trong điều kiện hiện nay do chức năng thanh toán của tiền tệ nên H được mở rộng ra như sau: H = Tổng giá cả hàng hóa trong lưu thông - Tổng giá cả hàng hóa bán chịu - Tổng giá cả được thanh toán bù trừ + Tổng giá cả hàng hóa đến hạn thanh toán. Tốc độ lưu thông bình quân của tiền tệ (V): là một đại lượng chỉ rõ trong một thời gian nhất định một đơn vị tiền tệ thực hiện được bao nhiêu lần chức năng phương tiện lưu thông. 1.1.2.2. Cung cầu tiền a. Cầu tiền tệ Cầu tiền tệ là số lượng tiền cần thiết thỏa mãn các nhu cầu chi dùng của các chủ thể trong xã hội. Các yếu tố cầu tiền: * Cầu tiền cho giao dịch: Là cầu tiền phản ánh lượng tiền mà các chủ thể trong nền kinh tế cần giữ lại để đáp ứng nhu cầu sử dụng như: Phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, phục vụ cho tiêu dùng. Những nhân tố ảnh hưởng tới quyết định cầu tiền cho giao dịch: - Lãi suất tiền gửi: Khi lãi suất tiền gửi tăng thì xu hướng gửi tiền vào ngân hàng tăng, nhu cầu tiền cho giao dịch giảm và ngược lại. - Giá cả (giá trị giao dịch): giá cả tăng thì cầu tiền cho giao dịch tăng và tương ứng ngược lại. (dự trữ tiền cho giao dịch nhiều). - Chênh lệch giữa những khoản thu và khoản chi (sự lệch pha trong thu, chi). Khi sự lệch pha này lớn thì nhu cầu cho giao dịch lớn. - Thu nhập của cả nền kinh tế quốc dân: nền kinh tế quốc dân có thu nhập cao thì cầu giao dịch cao và ngược lại. - Tập quán, phong tục địa phương: Ví dụ điển hình cho sự ảnh hưởng của nhân tố này đến cầu tiền giao dịch là sự khác nhau giữa tập quán chi tiêu của người miền Bắc và miền Nam 12
- nước ta. Trong khi người miền Nam rất phóng túng trong chi tiêu, cầu tiền giao dịch của họ cao, thì người miền Bắc thường có thói quen tiết kiệm, tích lũy nên cầu tiền giao dịch thấp hơn. * Cầu tiền cho tích luỹ: Là bộ phận tiền nhằm mục đích tích luỹ giá trị phục vụ cho chi tiêu trong tương lai. Những nhân tố ảnh hưởng: - Lãi suất tiền gửi: khi lãi suất thấp thì cầu tiền cho tích luỹ cho tiêu dùng càng cao (cầu tiền tích luỹ cho ngan hàng giảm) và ngược lại. - Thu nhập: thu nhập càng cao thì cầu tiền tích luỹ càng lớn và ngược lại. - Giá trị các khoản chi: giá trị này càng cao thì cầu tiền cho tích luỹ càng cao. (Ví dụ: mua ôtô sẽ phải tích luỹ nhiều tiền hơn mua xe máy). * Cầu tiền cho dự phòng: là bộ phận tiền để dự phòng cho những chi tiêu bất ngờ xảy ra nhằm hướng tới những mục đích: chờ những cơ hội mà không được báo trước, cho những rủi ro có thể xảy ra. Các nhân tố chung ảnh hưởng tới cầu tiền tệ: - Giá trị các khoản giao dịch,. - Lãi suất tiền gửi. - Tập quán, thói quen của dân chúng trong việc sử dụng tiền. - Thu nhập của dân chúng thay đổi. - Sự ổn định của nền kinh tế và hệ thống chính trị. b. Cung tiền tệ Cung tiền tệ là việc tạo ra và đưa vào lưu thông tổng phương tiện đóng vai trò tiền để đáp ứng nhu cầu sử dụng tiền trong nền kinh tế. Các tác nhân cung ứng tiền bao gồm: * Ngân hàng trung ương: Ngân hàng trung ương là một tổ chức được phát hành tiền vào lưu thông thông qua những con đường sau: - NHTW cung ứng tiền bằng con đường tín dụng dựa trên nhu cầu luân chuyển hàng hoá và dịch vụ trong nền kinh tế. Tức là tái chiết khấu, cầm cố các giấy tờ có giá và quy định hạn mức tín dụng đối với các ngân hàng thương mại và các tổ chức trung gian tài chính. - Mua chứng khoán Chính phủ trong nghiệp vụ thị trường mở. - Mua vàng và ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. - Phát hành tiền vào lưu thông thông qua NHTW, tức là in tiền khi NSNN bị thiếu hụt. Tuy nhiên, trường hợp này rất nguy hiểm và dễ gây lạm phát cao. * Các ngân hàng thương mại Các NHTM không được cung ứng tiền mặt mà chỉ tạo ra bút tệ thông qua các nghiệp vụ: 13
- - Cho khách hàng vay quá nguồn vốn của mình dưới dạng bút tệ. Các NHTM cho khách hàng vay bằng hình thức chiết khấu, cầm cố các thương phiếu, các giấy tờ có giá khác, hoặc bằng tín chấp,… Tổng hợp lại, tại một thời điểm nào đó, tổng giá trị các khoản cho vay này, có thể vượt quá nguồn vốn hiện có của NHTM đã góp phần làm gia tăng khối lượng tiền trong lưu thông. - Cho khách hàng thấu chi: NHTM cho phép khách hàng thấu chi vượt quá số dư thực có trên tài khoản tiền gửi trong một giới hạn thoả thuận đã ghi trong hợp đồng, như: xử lý chứng từ thanh toán đòi tiền khách hàng bằng cách ghi “Có” trước, ghi “Nợ” sau. Thực chất NHTM đã ứng tiền trước cho khách hàng chi tiêu, giống như cho vay không đảm bảo. Hoặc là cho khách hàng phát hành séc quá số dư tiền gửi trên tài khoản của họ. * Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Các tổ chức này bao gồm: Chính phủ, doanh nghiệp, các tổ chức, … Họ cung ứng tiền qua những phương tiện truyền tải giá trị như: thương phiếu, công trái, tín phiếu kho bạc… Các nhân tố ảnh hưởng đến mức cung tiền tệ: Cung ứng tiền tệ trong nền kinh tế do NHTW quyết định thông qua chính sách tiền tệ và bị ảnh hưởng bởi các nhân tố dưới đây - Chỉ số trượt giá và tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế. - Tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia trong từng thời kỳ. - Mức độ thâm hụt ngân sách nhà nước, thu không đủ chi. - Mức độ thâm hụt cán cân thanh toán. 1.1.2.3. Vận dụng quy luật lưu thông tiền tệ Khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông = H/V = (Q*P)/V Các nhân tố tác động đến khối lượng tiền cần thiết: P, V, Q. - Khối lượng hàng hoá, dịch vụ sản xuất hoặc cung cấp (Q): Khi nhà đầu tư tiến hành sản xuất kinh doanh thì cầu tiền sẽ tăng để đáp ứng nhu cầu tiền đó các ngân hàng sẽ cung ứng cho các nhà đâu tư trước khi có hàng hoá. Như vậy, nhu cầu tiền phụ thuộc vào yếu tố giao dịch mua bán phát sinh chứ không phụ thuộc vào khối lượng hàng hoá có thực trong nền kinh tế. - Giá cả hàng hoá, dịch vụ (P): Khi nhu cầu mua sắm, đầu tư tăng thì cầu tiêề sẽ tăng, nhưng cung tiền không tăng nên giá cả sẽ tăng và có thể dẫn đến sự khan hiếm, hạn chế sự phát triển sản xuất. Vì vậy, khi nền kinh tế tăng trưởng ổn định thì nên cung ứng thêm tiền để đáp ứng nhu cầu tiền khi giá cả tăng. - Tốc độ lưu thông của tiền (V): Trong điều kiện sản lượng không tăng nhưng tốc độ lưu thông tiền tệ tăng nhanh thì sẽ làm cho khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông giảm xuống và ngược lại. Tuy nhiên theo quy luật lưu thông tiền tệ thì điều kiện kinh tế tăng trưởng ổn định mà đốc độ lưu thông tiền tệ càng tăng thì sẽ kích thích nền kinh tế phát triển. 1.1.2.4. Các khối tiền trong lưu thông a. Các khối tiền 14
- Khối lượng tiền trong lưu thông là tất cả các phương tiện được chấp nhận là trung gian trao đổi với mọi hàng hoá và dịch vụ tại một thị trường nhất định và trong một thời gian nhất định. Các khối tiền trong lưu thông bao gồm: - Khối tiền giao dịch - M1: là những phương tiện có “tính lỏng” cao nhất. Bao gồm tiền mặt, vàng, ngân phiếu thanh toán, séc, tiền gửi không kỳ hạn tại các tổ chức tín dụng. “Tính lỏng” còn gọi là độ thanh khoản là khả năng thanh toán hay chi trả nhanh hay chậm của các phương tiện. - Khối lượng tiền mở rộng – M2 : M2 = M1 + các loại tiền gửi có kỳ hạn ngắn - Khối tiền tài sản – M3: M3 = M2 + thương phiếu, tín phiếu kho bạc, cổ phiếu và trái khoán khác. - Tổng lượng tiền trong lưu thông – Ms: Ms = M3 + các phương tiện trao đổi khác. b. Khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông (Mn) Khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông là khối lượng tiền đáp ứng nhu cầu lưu thông hàng hoá của nền kinh tế quốc dân trong một thời kỳ nhất định. Mn phụ thuộc vào tổng mức chu chuyển hàng hoá và tốc độ lưu thông bình quân của tiền. Để kiểm soát sự cân bằng tiền – hàng trong lưu thông người ta so sánh hai đại lượng Mn và Ms. Nếu Ms/Mn = 1 hay Ms = Mn: thì lượng tiền cung ứng bằng lượng tiền cần thiết trong lưu thông. Đây là hiện tượng lý tưởng mà bất kỳ nền kinh tế nào cũng muốn có, nó phản ánh sự cân bằng lý tưởng của quản lý tiền tệ và quản lý vĩ mô nền kinh tế. Nếu Ms/Mn > 1 hay Ms > Mn: thì lượng tiền cung ứng lớn hơn lượng tiền cần thiết trong lưu thông hay sự thừa tiền gây lạm phát trong lưu thông. Nếu Ms/Mn < 1 hay Ms < Mn: thì lượng tiền cung ứng nhỏ hơn lượng tiền cần thiết trong lưu thông hay sự thiếu tiền trong lưu thông gây thiểu phát, đình trệ sản xuất vì thiếu phương tiện lưu thông. 1.1.3. Lạm phát, thiểu phát và các biện pháp ổn định tiền tệ 1.1.3.1. Lạm phát a. Định nghĩa Thuật ngữ “lạm phát” chỉ sử dụng riêng trong lĩnh vực lưu thông tiền giấy. Còn tiền tín dụng, theo đúng nghĩa của nó thì không có lạm phát. Theo quan điểm của các nhà kinh tế học, lạm phát là hiện tượng kinh tế, trong đó khối lượng tiền thực tế đưa vào lưu thông vượt quá khối lượng tiền cần thiết trong lưu thông làm cho giá cả của hàng hoá tăng lên một cách liên tục và kéo dài, dẫn đến đồng tiền của quốc gia bị mất giá so với vàng và ngoại tệ. 15
- Lạm phát là một hiện tượng kinh tế động, gắn liền với sự biến đổi cung tiền và chỉ số giá cả. Nếu giá cả tăng lên so với thời gian trước, sau đó đứng yên, và giữ ở mức cao trong một thời gian dài, đó là hiện tượng lạm phát ỳ. Còn nếu giá cả lại giảm xuống liên tục, đó là hiện tượng giảm phát. b. Phân loại lạm phát * Căn cứ vào cường độ lạm phát: Lạm phát vừa phải (lạm phát một con số) là loại lạm phát mà giá cả hàng hóa tăng chậm ở mức một con số hay dưới 10% một năm. Loại lạm phát này thường thấy ở các nước phát triển. Nguyên nhân của loại lạm phát này có thể do: Hiện tượng kinh tế tự nhiên như sút giảm sản lượng lương thực, khắc phục hậu quả thiên tai,… Nhà nước điều chỉnh chỉ tiêu phát triển kinh tế vĩ mô như tăng lương, tăng giá thu mua nông phẩm, khởi công những công trình quốc gia, … Hoặc do Chính phủ duy trì mức lạm phát này với mục đích riêng. Lạm phát vừa phải không ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển kinh tế xã hội. Thậm chí nó còn có tác động kích thích nền kinh tế phát triển năng động hơn. Lạm phát phi mã là lạm phát xảy ra khi giá cả hàng hoá bắt đầu tăng lên từ 2,3 con số: 20%, 30%, 80% hoặc 100%. Thông thường lạm phát phi mã có ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế xã hội. Nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời thì lạm phát này sẽ là cơ sở dẫn đến lạm phát cao hơn. Siêu lạm phát: là loại lạm phát mà giá cả hàng hoá tăng lên gấp nhiều lần so với lạm phát phi mã. Đồng tiền lúc này không còn hiệu lực hay giá trị nữa. Loại lạm phát này ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế xã hội. Nó phá vỡ hầu hết các quan hệ cân đối kinh tế quốc dân. Nếu không có những giải pháp đột phá thì không thể khắc phục được tình trạng siêu lạm phát. Bảng 1.1. Tỷ lệ tăng trưởng và lạm phát ở Việt nam giai đoạn 1986-2000 Năm 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 00 Tăng 2,33 3,78 5,1 8 0,1 6 8,6 8,08 8,83 9,54 9,34 8,15 5,76 4,77 6,8 trưởng(%) Lạm phát(%) 748 223,1 394 34,7 67,4 67,6 17,6 5,2 14,4 12,7 4,5 3,6 9,2 0,1 0,6 Nguồn: Tổng cục Thống kê - 2015 Bảng 1.2. Tỷ lệ tăng trưởng và lạm phát ở Việt nam giai đoạn 2000-2015 16
- Năm 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 13 14 15 Tăng 6,9 7,08 7,34 7,79 8,44 8,23 8,46 6,31 5,32 6,78 5,89 5,25 5,42 5,98 6,68 trưởng(%) Lạm 0,8 4 3 9,5 8,4 6,6 12,6 18,89 6,52 11,75 18,6 6,8 6,04 4,09 0,63 phát(%) Nguồn: Tổng cục Thống kê – 2015 Câu hỏi: Qua số liệu được trình bày ở 2 bảng trên, hãy cho biết Việt Nam đã trải qua lạm phát vừa phải, lạm phát phi mã và siêu lạm phát ở những năm nào? HỘP 1.2. Một số trường hợp siêu lạm phát tồi tệ nhất từng xảy ra trong lịch sử 1. Hy Lạp: tháng 10/1944 Tháng lạm phát cao nhất: 13.800% Giá tăng gấp đôi sau mỗi 4,3 ngày Lạm phát ở Hy Lạp bắt đầu vào tháng 10/1943 khi quân đội Đức đang chiếm đóng nước này trong Chiến tranh thế giới lần thứ 2. Tuy nhiên, lạm phát trở nên trầm trọng nhất là vào tháng 10/1944 khi chính quyền lưu vong Hy Lạp giành lại quyền kiểm soát Athen. Giá cả đã tăng 13.800% vào thời điểm đó và tăng 1.600% vào tháng 11. Năm 1938, trung bình người Hy Lạp giữ tiền trong khoảng 40 ngày rồi mới đem tiêu, nhưng vào ngày 10/11/1944, con số này co lại chỉ còn 4 giờ. Năm 1942, mệnh giá lớn nhất của đồng drachma Hy Lạp là 50.000, nhưng vào năm 1944, con số này là 100 nghìn tỷ. Ngày 11/11/1944, chính phủ Hy Lạp đã phải định giá lại đơn vị tiền tệ của mình và đổi đồng drachma cũ sang đồng tiền mới với tỷ lệ 50 tỷ : 1. Tuy nhiên, đại bộ phận dân chúng vẫn dùng đồng bảng Anh như một đơn vị tiền tệ không chính thức cho đến giữa năm 1945. Nguyên nhân chính của cuộc siêu lạm phát này là chiến tranh. Cuộc chiến này đã làm Hy Lạp ngập chìm trong nợ nần, thương mại bị đình trệ và chịu 4 năm bị chiếm đóng. Năm tài chính 1939, Hy Lạp thặng dư ngân sách là 271 triệu drachma, nhưng khoản tiền này nhanh chóng chuyển thành thâm hụt 790 triệu USD vào năm 1940, chủ yếu do suy giảm thương mại và sản xuất công nghiệp thiếu nguyên liệu thô hiếm cộng với các khoản chi ngoài dự tính cho quân sự. Thâm hụt ngân sách còn gia tăng do ngân hàng trung ương Hy Lạp liên tục rút tiền, hành động này đã làm cung tiền trên thị trường tăng gấp đôi chỉ sau 2 năm. Các nỗ lực bình ổn giá bắt đầu phát huy tác dụng từ tháng 1 đến tháng 5/1945, giá chỉ tăng 140%, nhờ nhà kinh tế học kiệt xuất Kyriakos Varvaressos. Thậm chí sang tháng 6/1945, Hy Lạp còn giảm phát tới 36,8% vào tháng 6/1945 . Tuy nhiên, kế hoạch tăng viện trợ từ nước ngoài, khôi phục sản xuất trong nước và tăng cường kiểm soát lương và giá cả thông qua việc phân phối lại của cải lại làm trầm trọng thêm tình trạng thâm hụt ngân sách của Hy Lạp, vì vậy, Varvaressos đã phải từ chức vào ngày 1/9. Sau cuộc nội chiến 1945-1946, nước Anh đề xuất một kế hoạch bình ổn cho Hy Lạp, bao 17
- gồm tăng doanh thu từ việc bán hàng cứu trợ, điều chỉnh một số thuế suất đặc biệt, cải thiện phương pháp thu thuế và thành lập một Ủy ban tiền tệ ( gồm 3 bộ trưởng Hy Lạp, một người Anh và 1 người Mỹ) để chịu trách nhiệm các vấn đề về tài chính. Vào đầu năm 1947, giá cả được bình ổn, niềm tin người tiêu dùng được phục hồi và thu nhập người dân được nâng cao, chính thức đưa Hy Lạp thoát khỏi lạm phát phi mã. 2. Đức: tháng 10/1923 Tháng lạm phát cao nhất: 29.500% Giá tăng gấp đôi sau mỗi: 3,7 ngày Đồng mác Đức (papiermark) được sử dụng từ năm 1914 khi chế độ bản vị vàng bị bãi bỏ. Tỷ giá với đồng USD ban đầu ở mức 4,2 mác/USD khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ. Tuy nhiên, tháng 8/1923, người ta phải bỏ ra 1 triệu mác Đức để đổi USD. Và đến tháng 11/1923, con số này đã tăng lên 238 triệu mác. Đó là thời điểm xuất hiện sự rối loạn tâm lý mang tên “Zero Stroke” khi người dân Đức phải giao dịch với lượng tiền trị giá đến hàng trăm tỷ mác Đức mỗi ngày và chóng mặt với hàng dãy số 0 tưởng như bất tận. Lạm phát cao buộc chính phủ Đức phải định giá lại đồng mác và thay đồng papiermark bằng đồng rentenmark với tỷ giá 4,2 rentenmark/USD và cắt bớt 12 số 0 trên tờ tiền papiermark. Mặc dù đồng rentenmark đã bình ổn kinh tế một cách khá hiệu quả và chính phủ cộng hòa Weimar vẫn tiếp tục tồn tại cho đến năm 1933, nhưng siêu lạm phát và những áp lực kinh tế mà nó gây ra đã góp phần cho sự nổi lên của đảng Nazi và Adolf Hitler. Dù rất nhiều người tin rằng lạm phát phi mã ở Đức là hệ quả trực tiếp từ việc chính phủ in quá nhiều tiền để chi cho chiến tranh, nhưng nguyên nhân chính của việc này đã được hé lộ sau đó vài năm. Năm 1914, Đức ngừng hỗ trợ cho đồng tiền nước này bằng vàng và bắt đầu đi vay để chi trả cho chiến tranh thay vì thu thuế. Năm 1919, giá cả gần như đã tăng gấp đôi và nước Đức thất trận. Thế nhưng giai đoạn 1919 - 1921, đồng tiền nước này vẫn còn tương đối ổn định so với những năm sau đó. Khoản tiền bồi thường sau chiến tranh được quy định trong Hiệp ước Versailles buộc Đức phải trả bằng vàng hay ngoại tệ tương ứng thay vì đồng papiermark. Để mua số ngoại tệ này, chính phủ Đức đã phải sử dụng đồng papiermark được đảm bảo bằng nợ chính phủ và vì vậy đã làm tăng tốc độ phá giá đồng tiền. Khi người Đức không thể trả được các khoản nợ, quân đội Pháp và Bỉ đã chiếm thung lũng Ruhr vào tháng 1/1923 để đòi hỏi Đức phải trả bằng hiện vật. Việc này đã gây ra rất nhiều vụ đình công và phản kháng bị động của công nhân tại đây và làm cho mọi việc trở nên tồi tệ hơn. Khi chính phủ các nước châu Âu xung đột về việc tìm ra cách tốt nhất để giải quyết tình trạng này, thì nền kinh tế Đức đã nhanh chóng suy sụp. Và chỉ trong vòng hơn 1,5 năm cả nước Đức đã chìm trong lạm phát phi mã. 3. Yugoslavia: tháng 1/1994 Tháng lạm phát cao nhất: 315.000.000% Giá tăng gấp đôi sau mỗi: 1,4 ngày 18
- Một trường hợp siêu lạm phát nữa đã xảy ra với đồng dinar của Yugoslavia trong khoảng thời gian 1993 – 1995. Đỉnh điểm của cuộc lạm phát này là vào tháng 1/1994 khi giá cả tăng 313 triệu phần trăm trong vòng một tháng - tương đương 64,6% mỗi ngày với giá tăng gấp đôi chỉ sau 34 giờ. Trong toàn bộ thời kỳ lạm phát, ước tính giá cả tăng khoảng 5 triệu tỷ lần. Cuối cùng, nhiều doanh nghiệp Yugoslavia đã từ chối sử dụng đồng dinar và đồng mác Đức (DM) trở thành đơn vị tiền tệ không chính thức của nước này, ngay cả sau khi chính phủ tái định giá đồng dinar bằng việc đổi 1 triệu dinar cũ sang 1 dinar mới. Theo một nghiên cứu của giáo sư Thayer Watkins đến từ đại học bang San Jose, vào ngày 12/11/1993, 1 mác Đức = 1 triệu dinar mới. Và vào ngày 15/12, 1 mác Đức đã tương đương 3,7 tỷ dinar. Còn đến cuối tháng thì tỷ lệ này đã trở thành 1 mác Đức = 3 nghìn tỷ dinar. Sau lần định giá thứ hai, 1 dinar “mới của mới” tương tương 1 tỷ dinar “mới của cũ” và 1 mác Đức đổi được 6.000 dinar. Ngày 17/01/1994, tỷ giá vọt lên tới 1 mác Đức = 30 triệu dinar; đến ngày 24/01, chính phủ đã phải đưa ra đồng “siêu” dinar tương đương 10 triệu dinar “mới của mới”, đây chính là lần tái định giá thứ 5. Trong suốt giai đoạn này, chính phủ đã phải trải qua một thời kì vô cùng khó khăn khi phải duy trì cấu trúc xã hội sau hàng loạt các biện pháp kiểm soát giá cả không hiệu quả. Các cơ quan chính phủ gần như không thể hoạt động và người dân thì không chịu trả hóa đơn đúng hạn bởi họ biết tiền sẽ mất giá rất nhanh sau đó. Nguyên nhân đằng sau lạm phát của Yugoslavia chính là từ những xung đột trong khu vực, khủng hoảng kinh tế và những chính sách quản lý kém hiệu quả của chính phủ. Sau cuộc suy thoái mang đậm dấu ấn của những khoản vay nước ngoài khổng lồ và đình trệ xuất khẩu vào thập niên 1970, Yugoslavia đã ngập chìm trong xung đột và đấu tranh chính trị trong suốt những năm 80 và 90. Trong hai năm 1989 và 1990, sau khi nhận khoản vay từ IMF, khoảng 1.100 công ty tại đây đã bị phá sản, kéo theo hơn 600 nghìn trên tổng số 2,7 triệu lao động bị sa thải. Ngoài ra, một số công ty đã quyết định không trả lương cho công nhân trong những tháng đầu năm để tránh phá sản. Việc này đã làm ảnh hưởng đến khoảng 500 nghìn người. Chiến tranh Yugoslav, sự tan rã và mất ổn định của chính phủ là những nguyên nhân chính gây lạm phát phi mã. Sự quản lý yếu kém của chính phủ, bao gồm cả việc nhận thức kém về các chính sách kinh tế khi cho in tiền không kiểm soát, làm thâm hụt ngân sách ngày càng trầm trọng và áp đặt giá cả làm tình hình trở nên ngày càng tồi tệ. Chính phủ áp đặt giá cả ở mức quá thấp và người dân không thể có lợi nhuận từ việc bán nông sản, hậu quả là, họ đóng cửa hàng để bảo vệ hàng hóa của mình. Còn chính phủ thì thay vì gỡ bỏ kiểm soát giá cả, họ lại mua hàng từ nước ngoài. Nguồn cung giảm mạnh khiến giá cả nhanh chóng tăng vọt Câu hỏi: Căn cứ vào những thông tin đưa ra trong hộp 2.1, cho biết những ảnh hưởng của siêu lạm phát đối với nền kinh tế? * Căn cứ vào mức độ biểu hiện của giá cả trên thị trường: - Lạm phát ngầm: là loại lạm phát kiềm chế, giá cả tăng chậm, lan dần và lành mạnh, không ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế. 19
- - Lạm phát công khai: là lạm phát mà giá cả tăng nhanh rất dễ thấy, ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế. * Căn cứ vào tác động của lạm phát đối với nền kinh tế: - Lạm phát cân bằng và có dự đoán trước: giá cả tăng với tốc độ giống nhau, tỷ lệ tăng của giá cả được Chính phủ, Nhà nước dự đoán và có kế hoạch xử lý trước. - Lạm phát không cân bằng: là lạm phát mà giá cả thay đổi nhanh và không giống nhau. c. Nguyên nhân và hậu quả của lạm phát c1. Nguyên nhân gây ra lạm phát * Lạm phát do cầu kéo Các hiện tượng kinh tế làm tăng tổng cầu tiền, dẫn đến tăng tổng cung tiền, trong điều kiện tăng trưởng kinh tế không tương ứng đã dẫn đến lạm phát. Lạm phát do cầu kéo bắt đầu chủ yếu từ các nguyên nhân: - Tăng cầu tiền do thâm hụt NSNN Đó là khi chi NSNN vượt quá nguồn thu tương ứng, như: Chi cho y tế, giáo dục, quốc phòng; Khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh,…; Giảm thuế; Chi mua ngoại tệ trong trường hợp cán cân vãng lai bị thâm hụt hoặc nhập hàng hóa khẩn cấp cần thiết cho nhu cầu quốc gia; Tăng trợ cấp và phúc lợi, Những nhu cầu trên buộc Chính phủ phải chi là bất khả kháng. Chúng đều tác động đến sự ổn định kinh tế xã hội. Những khoản chi này dẫn đến thâm hụt NSNN kéo dài mà chưa có giải pháp khắc phục, buộc Chính phủ phải phát hành tiền do đó dẫn đến lạm phát. - Tăng cầu tiền bắt nguồn từ nhu cầu về hàng hóa Do tổng cung của một số hàng hóa chủ yếu trên thị trường không thay đổi hoặc giảm thấp, trong khi đó nhu cầu về những loại hàng hóa này lại tăng lên. Mặc dù giá cả tăng nhưng dân cư không thể ngừng tiêu dung, họ bắt buộc phải tăng cung tiền. Hiện tượng này sẽ dẫn đến lạm phát. * Lạm phát do chi phí đẩy Chi phí tăng lên dẫn đến các mức cung tiền vượt quá nhu cầu, đã dẫn đến lạm phát gọi là lạm phát chi phí đẩy. Những nguyên nhân dẫn đến lạm phát chi phí đẩy: - Tăng lương vượt quá mức tăng năng suất lao động xã hội. - Đầu tư cơ bản kém hiệu quả, thất thoát, lãng phí hoặc công trình không phát huy hiệu quả dẫn đến một bộ phận tiền tạm thời thừa. - Thấu chi qua hệ thống ngân hàng. Hiện tượng này ít nhiều dẫn đến mất cân đối cung cầu tiền. - Chiết khấu và tái chiết khấu các thương phiếu nhận vốn. Thực chất đây là một khoản chi khống góp phần tăng cung tiền ra thị trường, mà không có hàng hóa đối ứng. - Nguyên liệu đầu vào của một số sản phẩm tăng lên, làm cho giá bán của hàng hóa tăng. - Sự lãng phí quá mức trong tiêu dùng xã hội. 20
- * Hệ thống chính trị không ổn định. Hệ thống chính trị không ổn định dẫn đến việc điều hành kinh tế của Chính phủ không hiệu quả. Nhưng vấn đề quan trọng hơn là dân chúng không tin tưởng vào giấy bạc ngân hàng hiện hành. Người ta tìm đến hàng hóa quý hiếm, ngoại tệ, vàng,... để dự trữ giá trị. Vì thế giấy bạc ngân hàng bị đẩy ra lưu thông nhiều hơn và nó càng mất giá trị nhanh. c2. Ảnh hưởng của lạm phát đến nền kinh tế Lạm phát có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển kinh tế xã hội tùy theo mức độ của nó. Đối với lạm phát vừa phải, tạo nên một sự chênh lệch giá hàng hóa giữa các vùng làm cho thương mại năng động hơn. Các doanh nghiệp vì thế sẽ gia tăng sản xuất, đẩy mạnh cạnh tranh, đưa ra thị trường nhiều sản phẩm hơn với chất lượng cao hơn. Lạm phát vừa phải làm cho nội tệ mất giá nhẹ so với ngoại tệ, đây là lợi thế để các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu tăng thu ngoại hối, khuyến khích sản xuất trong nước phát triển. Lạm phát vừa phải thường tương đồng với một tỷ lệ thất nghiệp nhất định. Đó là yếu tố buộc người lao động muốn có việc làm thì phải nâng cao trình độ chuyên môn, cạnh tranh chỗ làm việc. Như vậy người sử dụng lao động sẽ có cơ hội tuyển chọn được lao động chất lượng cao hơn. Như vậy lạm phát vừa phải có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên để duy trì mức lạm phát này đòi hỏi Chính phủ phải tổ chức và quản ly kinh tế vĩ mô hiệu quả. Đối với lạm phát phi mã và siêu lạm phát, ảnh hưởng rất xấu đến mọi lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Do giá cả của tất cả các hàng hóa đều tăng cao với tốc độ nhanh và liên tục đã làm cho lợi nhuận của các doanh nghiệp bị giảm thấp. Vì vậy dẫn đến quy mô sản xuất bị thu hẹp, tín dụng giảm, tỷ lệ thất nghiệp tăng, đời sống của bộ phận người lao động làm công ăn lương gặp nhiều khó khăn. Tất cả những hiện tượng trên làm cho thu NSNN giảm sút nghiêm trọng. Để bù đắp sự thiếu hụt này chỉ còn biện pháp duy nhất là phát hành tiền. Tuy nhiên đây lại là nguyên nhân dãn đến hiện tượng lạm phát. Và như vậy, vòng xoáy lạm phát lại được lặp lại ở mức độ cao hơn. d. Biện pháp ổn định tiền tệ chống lạm phát d1. Những biện pháp cấp bách Thứ nhất, Ngừng phát hành tiền vào lưu thông. Đây là chính sách “ đóng băng tiền tệ”. Mục đích là không làm tăng lượng tiền mặt trong lưu thông. Thứ hai, Tăng lãi suất tiền gửi để hút tiền mặt từ lưu thông vào hệ thống ngân hàng, giảm sức ép với hàng hoá trên thị trường. Cần phải phối hợp giữa ngân hàng thương mại, ngân hàng trung ương và ngân sách nhà nước. Tuy vậy, khi tăng lãi suất thì có thể các doanh nghiệp, các nhà đầu tư sẽ chuyển vốn của mình vào ngân hàng, làm cho đầu tư giảm, sức sản xuất giảm, hàng hoá giảm và giá cả hàng hoá lại tăng. Thứ ba, Cắt giảm các khoản chi chưa thật cần thiết từ ngân sách nhà nước: y tế, văn hoá, du lịch, giảm áp lực phát hành tiền cho chi tiêu ngân sách. Đây được gọi là thi hành chính sách tài chính thắt chặt. Thứ tư, Bán ngoại tệ, vàng để hút tiền mặt từ lưu thông vào ngân hàng. 21
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề Cương Trắc Nghiệm Tài Chính Tiền Tệ
12 p | 546 | 166
-
Bài giảng Tài chính tiền tệ: Phần bài tập
34 p | 893 | 84
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 6 - ĐH Thương Mại
37 p | 379 | 68
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 3 - ĐH Thương Mại
25 p | 234 | 51
-
Bài giảng Lý thuyết tài chính – tiền tệ: Phần 1
45 p | 490 | 46
-
Bài giảng Lý thuyết tài chính – tiền tệ: Phần 2
43 p | 150 | 26
-
Bài giảng Tài chính quốc tế ( Đại học công nghiệp TP Hồ Chí Minh) - Chương 7
153 p | 198 | 19
-
Bài giảng Tài chính tiền tệ: Chương 1 - ĐH Hoa Sen
42 p | 129 | 18
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Chương 2: Phân tích và quyết định đầu tư ngắn hạn
8 p | 209 | 17
-
Bài giảng Tài chính tiền tệ: Chương 6 - ĐH Trà Vinh
108 p | 160 | 12
-
Bài giảng Tài chính Tiền tệ: Chương 8 - ThS. Vũ Hữu Thành
44 p | 95 | 8
-
Bài giảng Tài chính Phát triển: Bài 7 - Đỗ Thiên Anh Tuấn
25 p | 147 | 7
-
Bài giảng Tài chính tiền tệ: Chương 3 - ThS. Nguyễn Phúc Khoa
14 p | 94 | 6
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 2A - Th.S Bùi Ngọc Mai Phương
18 p | 39 | 5
-
Tập bài giảng Tài chính tiền tệ
208 p | 39 | 4
-
Bài giảng môn Tài chính tiền tệ - Chương 5: Các tổ chức tài chính
36 p | 3 | 2
-
Bài giảng Tài chính tiền tệ: Chương 1 - TS. Trần Thị Mộng Tuyết
46 p | 3 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn