intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tập bài giảng Y học thể dục thể thao: Phần 1 - Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:92

5
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tập bài giảng "Y học thể dục thể thao: Phần 1" trình bày những nội dung chính sau đây: Nội dung - hình thức và các phương pháp kiểm tra y học thể dục thể thao; Kiểm tra đánh giá mức độ phát triển thể chất; Kiểm tra chức năng hệ tim mạch; Kiểm tra chức năng hệ hô hấp;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tập bài giảng Y học thể dục thể thao: Phần 1 - Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA TRƢỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH ------------------------------------- TẬP BÀI GIẢNG Y HỌC THỂ DỤC THỂ THAO (Dành cho sinh viên ngành Quản lý thể dục thể thao) Giảng viên soạn : Lê Thị Dung Bộ môn : Quản lý thể dục thể thao Khoa : Quản lý thể thao THANH HÓA, NĂM 2018 1
  2. 1. Mục tiêu và yêu cầu của môn học/HP. * Mục tiêu tổng quát Y học thể dục thể thao (TDTT) là một ngành y học nghiên cứu ảnh hưởng của TDTT đến cơ thể con người và phương pháp áp dụng TDTT vào việc phòng chữa bệnh, nâng cao sức khoẻ cho con người. Đó là một môn khoa học thực hành, ứng dụng những kiến thức y – sinh học để nghiên cứu và hoàn thiện quá trình giáo dục thể chất. Y học TDTT là một bộ phận cấu thành của hệ thống phòng và điều trị bệnh lý, chấn thương trong thể thao. Y học TDTT là một môn khoa học độc lập dựa trên cơ sở lý luận của các môn cơ bản khác như: Sinh lý, sinh cơ, sinh hóa, giải phẫu, nhân trắc học…, bao gồm các đặc điểm sau: - Y học TDTT thuộc lãnh vực của ngành y học, đối tượng nghiên cứu là con người. - Y học TDTT là môn khoa học, ứng dụng các kiến thức y sinh học vào công tác thực tiễn. - Y học TDTT nghiên cứu những người hoạt động TDTT, khoẻ mạnh có khả năng hoạt động trên mức trung bình. * Mục tiêu cụ thể (kiến thức, kỹ thuật, kỹ năng). + Kiến thức - Nhằm nghiên cứu ảnh hưởng TDTT đến cơ thể con người: Y học TDTT vận dụng kiến thức y học, sinh lý và các khoa học khác để nghiên cứu những biến đổi về cấu trúc và chức năng của cơ thể con người trong tập luyện và thi đấu TDTT. Nó khoa học hóa việc tập luyện TDTT nhằm mục đích phục vụ sức khoẻ cho con người. - Tổ chức, tiến hành kiểm tra và theo dõi thường xuyên về y học trong tập luyện và thi đấu TDTT, nghiên cứu khả năng hoạt động thể lực của người tập và phân loại theo từng mức độ, đồng thời nghiên cứu mức biến đổi của cơ thể trong quá trình hoạt động thể lực. Trên cơ sở đó điều chỉnh và xây dựng nội dung kế hoạch huấn luyện, xác định các chế độ đảm bảo cho quá trình tập luyện với từng đối tượng khác nhau như chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi, hồi phục trong 2
  3. và sau tập luyện. - Chẩn đoán, phòng ngừa và điều trị chấn thương, bệnh lý trong quá trình tập luyện gây nên: Trong quá trình tập luyện và thi đấu TDTT nếu có những chấn thương, bệnh lý… Y học TDTT phải nghiên cứu và áp dụng phương pháp điều trị, hồi phục… hợp lý nhất để người tập chóng bình phục và trở lại tập luyện và thi đấu. - Ap dụng phương pháp thể dục để chữa bệnh: Y học TDTT phải nghiên cứu và áp dụng thể dục chữa bệnh để nâng cao thể trạng bệnh nhân, uốn nắn những lệch hình, xây dựng cho bệnh nhân những phản xạ mới và trừ bỏ những phản xạ bệnh lý. Thể dục chữa bệnh góp phần tích cực vào việc điều trị bệnh toàn diện. + Kỹ thuật, kỹ năng Kỹ năng khai thác kiến thức lý luận về Y học TDTT để vận dụng có hiệu quả trong lĩnh vực hoạt động thể dục thể thao (tới bản thân người học trong quá trình học tập nghiên cứu, tới vận động viên, tới các nhà quản lý TDTT...) 2. Cấu trúc tổng quát môn học/HP Số tiết Số tiết Số tiết SV tự SV Tổng GV TT Nội dung cơ bản của bài học nghiên số tiết hƣớng nhóm cứu dẫn ngoài xã hội Tín chỉ 1: Kiểm tra y học thể dục thể thao Bài 1: Nội dung - hình thức và các phƣơng pháp kiểm tra y học thể dục thể thao 1.1. Khái niệm và nhiệm vụ của kiểm tra y học TDTT 3
  4. 1.2. Nội dung, hình thức kiểm tra y học TDTT 1.3. Các phương pháp kiểm tra y học TDTT Bài 2: Kiểm tra đánh giá mức độ phát triển thể chất 2.1. Khái niệm về phát triển thể chất 2.2. Kiểm tra thể hình 2.3. Phương pháp đánh giá mức độ phát triển thể chât Bài 3: Kiểm tra chức năng hệ tim mạch 3.1. Một số chỉ tiêu sinh lý tim – mạch 3.2. Ảnh hưởng của thể dục thể thao đến hệ tim – mạch 3.3. Các phương pháp kiểm tra chức năng hệ tim mạch Bài 4: Kiểm tra chức năng hệ hô hấp 4.1. Đặc điểm trạng thái chức năng hệ hô hấp trong hoạt động TDTT 4.2. Một số chỉ tiêu sinh lý hô hấp Bài 5: Kiểm tra chức năng hệ thần kinh và thần kinh cơ 5.1. Vai trò, chức năng và đặc điểm của hệ thần kinh, thần kinh cơ trong hoạt động TDTT 5.2. Các phương pháp kiểm tra 4
  5. chức năng hệ thần kinh và thần kinh cơ Bài 6: Kiểm tra đánh giá khả năng hoạt động thể lực chung qua các test y – sinh học TDTT 6.1. Khái niệm chung về khả năng hoạt động thể lực của vận động viên 6.2. Những vấn đề cần lưu ý khi lập test y-sinh học TDTT 6.3. Các test tối đa 6.4. Test cận tối đa – Test PWC170 Bài 7: Doping – Công tác kiểm tra doping trong thi đấu thể thao 1. Khái niệm về Doping 2. Tác hại của Doping đối với cơ thể vận động viên 3. Công tác kiểm tra Doping 4. Các chất và các phương pháp được gọi là Doping Bài 8: Kiểm tra y học sƣ phạm 8.1. Khái niệm và nhiệm vụ kiểm tra y học sư phạm 8.2. Các phương pháp ứng dụng trong kiểm tra y học – sư phạm Bài 9: Tự kiểm tra y học 9.1. Khái niệm ý nghĩa cảu phương pháp tự kiểm tra 9.2. Phương pháp tiến hành Tín chỉ 2: Chấn thƣơng trong tập 5
  6. luyện và thi đâu thể dục thể thao - Một số bệnh và trạng thái bệnh lý thƣờng gặp trong tập luyện và thi đấu thể thao Bài 1: Những vấn đề chung về chấn thƣơng trong tập luyện và thi đấu thể dục thể thao 1.1. Chấn thương trong thi đấu thể dục thể thao và các phương pháp sơ cứu ban đầu 1.2. Phân loại chấn thương thể thao Bài 2: Phƣơng pháp sơ cứu, cấp cứu một số chấn thƣơng phần mềm thường gặp trong tập luyện và thi đấu thể thao 2.1. Vết xây xát da 2.2. Đụng dập (chạm thương) 2.3. Bong gân 2.4. Vết thương Bài 3: Phƣơng pháp sơ cứu chấn thƣơng phần cứng trong tập luyện thi đấu thể thao 3.1. Sai khớp 3.2. Gãy xương 3.3. Chấn thương sọ não Bài 4: Căng thẳng quá mức 4.1. Bệnh vận động cấp tính 4.2. Suy tim cấp tính 4.3. Co thắt mạnh máu não Bài 5: Trạng thái mệt mỏi quá độ 6
  7. (tập luyện quá sức) 5.1. Nguyên nhân 5.2. Triệu chứng lâm sàng 5.3. Phương pháp đề phòng Bài 6: Choáng trong lực 6.1. Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh 6.2. Triệu chứng lâm sàng 6.3. Xử trí Bài 7: Say nóng 7.1. Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh 7.2. Triệu chứng lâm sàng 7.3. Xử trí Bài 8: Trạng thái hạ đƣờng huyết 8.1. Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh 8.2. Triệu chứng lâm sàng 8.3. Xử trí Bai 9: Chuột rút 9.1. Nguyên nhân 9.2. Xử trí Bài 10. Hội chứng đau bụng trong tập luyện và thi đấu thể thao 9.1. Cơ chế của hội chứng đau bụng trong hoạt động TDTT 9.2. Xử trí Tín chỉ 3: Xoa bóp và thể dục chữa bệnh Bài 1: Nguyên lý chung và các kỹ 7
  8. thuật xoa bóp 1.1. Nguyên lý chung của xoa bóp 1.2. Tác dụng sinh lý và các kỹ thuật xoa bóp cơ bản Bài 2. Thể dục chữa bệnh 2.1. Nguyên lý chung của thể dục chữa bệnh 2.2. Các hình thức tập luyện cơ bản của thể dục chữa bệnh 2.3. Nguyên tắc tập luyện và phương pháp tổ chức buổi tập thể dục chữa bệnh 2.4. Chỉ định và chống chỉ định khi sử dụng bài tập thể dục chữa bệnh 2.5. Thể dục chữa bệnh cong vẹo cột sống và những khuyết tật về tư thế Bài 3. Áp dụng thể dục chữa bệnh trong phòng ngừa và điều trị một số bệnh và chấn thƣơng 3.1. Thể dục chữa bệnh khi mắc bệnh thuộc hệ tim-mạch 3.2. Thể dục chữa bệnh hô hấp 3.3. Những phương pháp cơ bản của thể dục chữa bệnh hen phế quản 3.4. Thể dục chữa các chấn thương phần mềm 3.5. Thể dục chữa các chấn thương phần cứng 8
  9. 3. TÍN CHỈ 1: KIỂM TRA Y HỌC THỂ DỤC THỂ THAO 3.1. Danh mục tên bài tín chỉ 1: Số tiết Số tiết Số tiết SV tự SV Tổng GV TT Nội dung cơ bản của bài học nghiên số tiết hƣớng nhóm cứu dẫn ngoài xã hội Bài 1: Nội dung - hình thức và 01 01 00 00 các phƣơng pháp kiểm tra y học thể dục thể thao 1.1. Khái niệm và nhiệm vụ của kiểm tra y học TDTT 1.2. Nội dung, hình thức kiểm tra y học TDTT 1.3. Các phương pháp kiểm tra y học TDTT Bài 2: Kiểm tra đánh giá mức độ 05 03 01 01 phát triển thể chất 2.1. Khái niệm về phát triển thể chất 2.2. Kiểm tra thể hình 2.3. Phương pháp đánh giá mức độ phát triển thể chât Bài 3: Kiểm tra chức năng hệ tim mạch 3.1. Một số chỉ tiêu sinh lý tim – 9
  10. mạch 3.2. Ảnh hưởng của thể dục thể thao đến hệ tim – mạch 3.3. Các phương pháp kiểm tra chức năng hệ tim mạch Bài 4: Kiểm tra chức năng hệ hô hấp 4.1. Đặc điểm trạng thái chức năng hệ hô hấp trong hoạt động TDTT 4.2. Một số chỉ tiêu sinh lý hô hấp Bài 5: Kiểm tra chức năng hệ thần kinh và thần kinh cơ 5.1. Vai trò, chức năng và đặc điểm của hệ thần kinh, thần kinh cơ trong hoạt động TDTT 5.2. Các phương pháp kiểm tra chức năng hệ thần kinh và thần kinh cơ Bài 6: Kiểm tra đánh giá khả năng hoạt động thể lực chung qua các test y – sinh học TDTT 6.1. Khái niệm chung về khả năng hoạt động thể lực của vận động viên 6.2. Những vấn đề cần lưu ý khi lập test y - sinh học TDTT 6.3. Các test tối đa 6.4. Test cận tối đa – Test PWC170 Bài 7: Doping – Công tác kiểm tra doping trong thi đấu thể thao 10
  11. 1. Khái niệm về Doping 2. Tác hại của Doping đối với cơ thể vận động viên 3. Công tác kiểm tra Doping 4. Các chất và các phương pháp được gọi là Doping Bài 8: Kiểm tra y học sƣ phạm 8.1. Khái niệm và nhiệm vụ kiểm tra y học sư phạm 8.2. Các phương pháp ứng dụng trong kiểm tra y học – sư phạm Bài 9: Tự kiểm tra y học 9.1. Khái niệm ý nghĩa của phương pháp tự kiểm tra 9.2. Phương pháp tiến hành Tổng cộng 20 12 3 5 3.2. Nội dung bài giảng 1: 3.2.1. Tên bài giảng: BÀI 1: NỘI DUNG – HÌNH THỨC VÀ CÁC PHƢƠNG PHÁP KIỂM TRA Y HỌC THỂ DỤC THỂ THAO Số tiết lên lớp của GV: 01 tiết; số tiết SV tự nghiên cứu ngoài xã hội: 00 tiết 3.2.2. Phần mở đầu tiếp cận bài 3.2.3. Phần kiến thức căn bản 1.1. Khái niệm và nhiệm vụ của kiểm tra y học TDTT * Khái niệm: Kiểm tra y học thể thao là một bộ phận cấu thành của y học Thể dục Thể thao sử dụng các cách thức có đủ độ tin cậy trên cơ sở của kiến thức y sinh học để đánh giá tình trạng sức khoẻ, năng lực vận động và khả năng thích ứng của cơ thể vận động viên cũng như tất cả những người tham gia luyện tập Thể dục Thể thao. Thực tiễn cho thấy, trong quá trình tập luyện người tập luôn phải chịu sự tác động của lượng vận động. Sự tác động này sẽ gây nên những biến đổi về tâm - sinh lý 11
  12. trong cơ thể và được biểu hiện ra bên ngoài bằng những phán ứng vận động. Những biến đổi có thể diễn ra theo 2 xu hướng cơ bản. Nếu lượng vận động hợp lý sẽ tạo nên những phản ứng thích nghi trong cơ thể, nếu được lặp lại nhiều lần sẽ đưa đến hiệu quả thích nghi, năng lực vận động được nâng lên một mức mới cao hơn. Ngược lại, nếu kích thích quá lớn quá trình thích nghị không diễn ra sẽ đưa cơ thể đến trạng thái suy sụp không những thành tích luyện tập giảm sút mà còn dẫn đến các trạng thái bệnh lý và bệnh tật cho vận động viên. Hiệu quả của quá trình huấn luyện phụ thuộc rất nhiều vào việc lựa chọn phương tiện, phương pháp huấn luyện cũng như lượng vận động trong từng buổi tập, bài tập, trong một chu kỳ nhỏ, một chu kỳ trung gian hay một chu kỳ tới. Vì vậy người huấn luyện viên cần phải hiểu rõ sự tác động của từng động tác, của từng bài tập, buổi tập và phản ứng của cơ thể người tập để có sự điều chỉnh một cách nhạy bén, hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả tập luyện và ngăn ngừa những ảnh hưởng xấu tới cơ thể người tập. Trong hệ thống huấn luyện thể thao một nhiệm vụ then chốt được đặt ra trước tiên đó là công tác tuyển chọn. Việc xác định tiềm năng sinh học của con người trong hoạt động thể lực là một nhiệm vụ cơ bản của y học thể thao. Trên cơ sở của kiểm tra y học mà các bác sĩ thể thao cùng với các huấn luyện viên có thể xác định được hiệu quả của quá trình huấn luyện, phát hiện sớm những biến đổi phù hợp cũng như những biến đổi xấu có hại cho sức khoẻ vận động viên để từ đó điều chỉnh quá trình huấn luyện một cách khoa học, hợp lý, kịp thời và phù hợp với từng đối tượng cụ thể. Trong điều kiện nhất định của Việt Nam, không phải mọi nơi, mọi buổi tập có thể có được sự tham gia của bác sĩ thể thao, do vậy cần thiết phải giúp cho các huấn luyện viên nắm bắt được và sử dụng tốt các phương pháp kiểm tra y học đơn thuần nhất để họ có thể tự đánh giá được mức độ ảnh hưởng của lượng vận động, cũng như giải quyết một số vấn đề liên quan đến cấu trúc của quá trình huấn luyện. * Nhiệm vụ cơ bản của kiểm tra y học thể thao: Kiểm tra y học là một bộ phận cơ bản và ra đời sớm nhất trong lịch sử phát triển của y học thể thao, nó đáp ứng những đòi hỏi khách quan của quá trình huấn luyện. 12
  13. Những nhiệm vụ cơ bản được đặt ra cho kiểm tra y học Thể dục Thể thao cần phải giải quyết là: + Tổ chức và tiến hành theo dõi y học thường xuyên cho tất cả những người tham gia luyện tập. Đây là nhiệm vụ được đặt ra cho các bác sĩ thể thao với yêu cầu xây dựng kế hoạch, nội dung và phương pháp tiến hành kiểm tra phù hợp với từng đối tượng tập luyện và từng hình thức kiểm tra trong quá trình huấn luyện. + Cùng với huấn luyện viên đánh giá, tuyển chọn và điều chỉnh phương tiện huấn luyện. Trong huấn luyện thể thao phương tiện cơ bản và chuyên môn là các bài tập thể chất, nhiệm vụ này được tiến hành. Trên cơ sở đánh giá khả năng thích ứng của cơ thể với lượng vận động qua các thử nghiệm chức năng. + Phát hiện sớm những tổn thương bao gồm chấn thương và các bệnh lý xuất hiện do quá trình tập luyện gây nên. Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng nó không chỉ giúp cho quá trình điều trị được xúc tiến nhanh chóng và hiệu quả mà còn phòng ngừa những di chứng ảnh hưởng đến khả năng vận động của vận động viên trong tương lai. + Đánh giá mức độ phát triển thể lực và trình độ luyện tập của vận động viên. Việc đánh giá mức độ phát triển thể lực thường do bác sĩ thể thao đảm nhiệm và được tiến hành trong kiểm tra bước đầu hay kiểm tra định kỳ, chủ yếu được dựa trên các thông số y sinh học để đánh giá. Trình độ luyện tập là một khái niệm tổng hợp, đặc trưng cho khả năng của toàn bộ cơ thể vì vậy nguyên lý cơ bản để xem xét trình độ tập luyện phải là nguyên lý cơ bản để xem xét trình độ tập luyện phải là nguyên tắc tổng hợp. Nghĩa là phải xem xét một cách toàn diện tất cả các mặt hoạt động của cơ thể: Trạng thái sức khoẻ, trạng thái tâm lý, trình độ kỹ, chiến thuật, trình độ thể lực. Vì vậy để đánh giá trình độ luyện tập cần có sự phối hợp giữa bác sĩ thể thao và huấn luyện viên được tiến hành trên cơ sở của các nhóm Test tâm lý, Test sư phạm và Test y sinh học. Đây là những nhiệm vụ cơ bản được đặt ra trong kiểm tra y học Thể dục Thể thao. Tuy vậy, trong thực tiễn thể thao. Phụ thuộc vào yêu cầu cụ thể được đặt ra trước các đợt kiểm tra trong quá trình huấn luyện mà nhiệm vụ này được nhấn mạnh, nhiệm vụ khác trở nên thứ yếu hay thậm chí không được đặt ra. 1.2. Nội dung, hình thức kiểm tra y học TDTT 13
  14. * Nội dung kiểm tra y học Thể dục Thể thao: Khác với y học thông thường, đối tượng nghiên cứu của y học Thể dục Thể thao là những người khoẻ mạnh, những người có khả năng hoạt động thể lực trên mức trung bình. Để đáp ứng những nhiệm vụ đề ra cho y học Thể dục Thể thao, nội dung kiểm tra y học và các phương pháp áp dụng cũng mang những đặc thù riêng. Việc kiểm tra được tiến hành không chỉ đơn thuần trong trạng thái tĩnh (trạng thái ổn định không vận động) mà cả trong trạng thái vận động nhằm đánh giá khả năng thích ứng của cơ thể nói chung và từng cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể nói riêng đối với sự tác động của lượng vận động. + Kiểm tra mức độ phát triển thể lực: Khái niệm:Mức độ phát triển thể lực là tổ hợp các tính chất về hình thái và chức năng của cơ thể quy định khả năng hoạt động thể lực của cơ thể phù hợp với lứa tuổi, giới tính, đặc điểm dân tộc. Như vậy mức độ phát triển thể lực không chỉ bao hàm các đặc tính hình thái mà còn cả khả năng chức phận của cơ thể. Việc đánh giá mức độ phát triển thể lực có ý nghĩa rất to lớn không chỉ trong lĩnh vực thể thao nhằm xác định tiềm năng hoạt động thể lực, mà còn có giá trị trong công tác đánh giá hiệu quả của vệ sinh xã hội. Để đánh giá mức độ phát triển thể lực thường sử dụng 2 phương pháp cơ bản là phương pháp quan sát và phương pháp nhân trắc. Ngoài ra có thể kết hợp với các phương pháp chụp ảnh, chụp chiếu X quang v.v.. + Kiểm tra chức năng của các cơ quan: Dưới tác động của lượng vận động chức năng của tất cả các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể đều có sự biến đổi theo những định hướng nhất định nhằm chống lại tác nhân kích thích. Tuy nhiên phụ thuộc vào đặc tính của lượng vận động tác động đến cơ thể cũng như chức năng của từng cơ quan trong cơ thể mà sự biến đổi ở các cơ quan diễn ra rất khác nhau cả về không gian và thời gian. Do vậy trong kiểm tra y học thể thao không phải tất cả các cơ quan đều được tiến hành kiểm tra, mà chỉ tiến hành kiểm tra đối với các cơ quan có liên hệ mật thiết với quá trình vận động, đồng thời các thông số chức năng nói chung phải nhạy cảm với sự tác động của lượng vận động, nghĩa là sự biến đổi của các thông số phải có đủ độ lớn cần thiết và diễn ra ngay khi có sự tác động 14
  15. của lượng vận động tới cơ thể. Thường, các cơ quan được tiến hành kiểm tra là hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ máu, hệ thần kinh và thần kinh cơ. Đối với các vận động viên đỉnh cao trong các kỳ kiểm tra sâu có thể tiến hành kiểm tra thêm chức năng của các cơ quan bài tiết, nội tiết. + Kiểm tra y học sư phạm: Kiểm tra y học sư phạm, còn được gọi là quan sát y học sư phạm, là một hình thức kiểm tra được tiến hành ngay trong quá trình tập luyện, trong buổi tập với mục đích đánh giá mức độ tác động tức thời của lượng vận động cũng như điều kiện vệ sinh môi trường, sân bãi, dụng cụ tác động trực tiếp đến cơ thể người tập. Trên cơ sở đó xác định mức độ thích ứng của cơ thể người tập để đề ra những biện pháp điều chỉnh quá trình huấn luyện cho phù hợp với từng đối tượng cụ thể. Nội dung cơ bản của quan sát y học sư phạm là xem xét công tác tổ chức luyện tập và điều kiện tập luyện có phù hợp với yêu cầu vệ sinh thể thao hay không, đánh giá mức độ phù hợp của phương tiện tập luyện (bài tập thể chất) với nhiệm vụ đặt ra và khả năng của người tập, đánh giá hiệu quả của phương pháp thúc đẩy hồi phục sau lượng vận động lớn. Trên cơ sở kiểm tra y học sư phạm người huấn luyện viên và bác sĩ thể thao có được những nhận xét về trình độ luyện tập của mỗi vận động viên, về đặc điểm định tính và định lượng của bài tập, đồng thời đề ra những biện pháp phòng ngừa chấn thương, mệt mỏi và căng thẳng quá độ. Kiểm tra y học sư phạm phải được tiến hành ngay trước tập luyện, trong luyện: tập và ngay sau khi kết thúc buổi tập. + Tự kiểm tra y học Đây là một hình thức tự theo dõi của vận động viên một cách thường xuyên về trạng thái sức khoẻ, mức độ phát triển thể lực của mình và những biến đổi của chúng dưới ảnh hưởng của quá trình tập luyện. Nội dung cơ bản của tự kiểm tra y học là việc theo dõi những dấu hiệu chủ quan đơn giản và các dấu hiệu khách quan không phức tạp, không đòi hỏi có chuyên môn y học sâu theo một biểu mẫu đã được định trước. * Hình thức kiểm tra y học thể thao: Kiểm tra y học thể thao cho những người tham gia tập luyện thường được tiến hành dưới 3 hình thức: Kiểm tra bước đầu, kiểm tra định kỳ và kiểm tra bổ sung. 15
  16. + Kiểm tra bước đầu: Hình thức kiểm tra y học này được áp dụng cho tất cả những người mới bắt đầu tham gia luyện tập trong các câu lạc bộ, các lớp năng khiếu, học sinh và sinh viên các trường chuyên nghiệp, cũng như các vận động viên tham gia đội tuyển bắt đầu một chu kỳ huấn luyện mới. Đây là hình thức kiểm tra bắt buộc nhằm đánh giá trạng thái sức khoẻ, mức độ phát triển thể lực và khả năng thích ứng của cơ thể với lượng vận động. Kết quả kiểm tra bước đầu cho phép các bác sỹ thể thao đưa ra chỉ định tập luyện cho những người mới lần đầu tham gia tập luyện và là cơ sở để phân loại nhóm sức khoẻ. Đối với vận động viên, kết quả kiểm tra này được lưu lại làm cơ sở để theo dõi và đánh giá hiệu quả của quá trình luyện tập sau mỗi giai đoạn huấn luyện. + Kiểm tra định kỳ: Kiểm tra định kỳ là hình thức kiểm tra được định trước phù hợp với kế hoạch huấn luyện của huấn luyện viên và thường được tiến hành sau khoảng thời gian luyện tập 1-3 tháng hay với kết thúc các giai đoạn huấn luyện thể lực, giai đoạn chuẩn bị thi đấu và giai đoạn thi đấu của một chu kỳ huấn luyện lớn. Mục đích của việc kiểm tra định kỳ là đánh giá mức độ tác động của bài tập thể chất đến cơ thể người tập, khả năng thích ứng của cơ thể và mức độ phù hợp của phương tiện và phương pháp huấn luyện, đánh giá mức độ phát triển thể lực và trình độ luyện tập. Như vậy việc kiểm tra định kỳ có tác dụng đánh giá hiệu quả của một giai đoạn huấn luyện va phát hiện sớm những biểu hiện bệnh lý do quá trình tập luyện không hợp lý gây nên. + Kiểm tra bổ sung: Kiểm tra bổ sung thường được tiến hành đối với vận động viên sau giai đoạn ốm dậy, chấn thương hay trong các trường hợp xuất hiện dấu hiệu luyện tập qúa sức, vận động viên hoặc HLV đề nghị kiểm tra. Theo luật thi đấu các môn quyền Anh, chạy Maraton, đi bộ điền kinh và chạy cự ly trên 20km, đua xe đạp, ô tô, mô tô đường trường, bơi cự ly dài các vận động viên phải qua kiểm tra y học theo hướng đặc trưng chuyên môn, đồng thời đặc điểm thể chất và thể tạng bẩm sinh có thể tạo nên những thuận lợi cho việc đạt thành tích thể thao cao. Xuất phát từ đây, kiểm tra mức độ phát triển thể chất có những nhiệm vụ sau: 16
  17. - Đánh giá sự tác động có hệ thống cảu các bài tập thể chất tới mức độ phát triển thể lực của người tập, xác định những ảnh hưởng âm tính và dương tính tới thể trạng nhằm lựa chọn phương tiện, phương pháp và lượng vận động tập luyện. - Tuyển chọn và định hướng cho trẻ em tới các môn chuyên sâu phù hợp. + Kiểm tra điều chỉnh mức độ phù hợp của quá trình phát triển thể chất của các vận động viên theo từng môn chuyên sâu để bổ sung trước khi thi đấu. Với cá môn thi đấu theo hạng cân việc kiểm tra phải được tiến hành trước khi cần kiểm tra. 1.3. Các phƣơng pháp kiểm tra y học TDTT * Khái niệm, phân loại: Các phương pháp được áp dụng trong kiểm tra y học thể thao là những cách thức có đủ độ tin cậy, đảm bảo tính thông báo được dựa trên cơ sở kiến thức của các môn khoa học y sinh học. Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn như: Tính đơn giản thuận tiện và độ thông tin chính xác cao mà trong kiểm tra y học các phương pháp được lựa chọn phải đáp ứng được những yêu cầu trên. Một đặc điểm khác biệt trong kiểm tra y học thể thao là sử dụng các thử nghiệm chức năng trong trạng thái vận động, hay còn gọi là các Test vận động. Cần nhấn mạnh rằng mức độ chuẩn xác trong đánh giá và kết luận kiểm tra y học không được dựa trên cơ sở những biến đổi chức năng của một hệ cơ quan mà phải là của một số cơ quan (bởi vì thời gian hồi phục của các cơ quan khác nhau không hoàn toàn đồng nhất - quy luật không đồng bộ), đồng thời nên sử dụng các phương pháp khác nhau, các Test đồng thể để hạn chế những yếu điểm của từng phương pháp và hoàn thiện kết luận. Trong kiểm tra y học thể thao các phương pháp kiểm tra được chia thành từng nhóm: * Các phương pháp kiểm tra y học lâm sàng. * Các phương pháp kiểm tra y học bằng các nghiệm pháp chức năng (Test chức năng chuẩn và chức năng tối đa, Các Test nhân trắc). * Các phương pháp kiểm tra cận lâm sàng * Nội dung, ý nghĩa của các phƣơng pháp 17
  18. + Các phương pháp kiểm tra y học lâm sàng Đây là các phương pháp kinh điển của y học nói chung, bao gồm thẩm vấn, quan sát, sờ nắn, phương pháp gõ và phương pháp nghe. Thẩm vấn với 3 nội dung chính: Thẩm vấn lý lịch cá nhân, thẩm vấn y học và thẩm vấn lý lịch thể thao. Thẩm vấn lý lịch và thẩm vấn y học được tiến hành theo những nội dung chung như trong y học đó là: Họ, tên, tuổi, nghề nghiệp giới tính, quê quán, các bệnh đã mắc phải và một số bệnh di truyền trong dòng họ. Tuy nhiên do đặc điểm đối tượng kiểm tra mà ý nghĩa của kết quả thấm vấn này rất hạn chế. Thẩm vấn về lý lịch thể thao cần phải làm rõ các nội dung thời gian tập luyện, chế độ và phương pháp tập luyện, môn chuyên sâu, đẳng cấp thể thao và thành tích đạt được theo năm tháng, các dấu hiệu chủ quan không phù hợp trong tập luyện theo buổi tập, theo mùa và giai đoạn huấn luyện, các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng luyện tập. Việc thẩm vấn sẽ cho ta có được định hướng và cách nhìn tổng thể về trạng thái sức khoẻ và trình độ tập luyện của vận động viên, trên cơ sở đó đề ra các biện pháp cần kiểm tra tiếp theo. Quan sát: Là phương pháp sử dụng thị giác để đánh giá các dấu hiệu bên ngoài, được áp dụng trong kiểm tra mức độ phát triển thể lực và chức năng của từng cơ quan trong cơ thể. Sờ nắn: Thường được áp dụng như phương pháp bổ sung cho quan sát và thẩm vấn nhằm xác định rõ những dấu hiệu ngầm chủ yếu trên khung xương. Phương pháp gõ: Là phương pháp nghe âm phản hồi sau khi gõ trực tiếp hay gián tiếp tới tổ chức cơ thể để đánh giá giới hạn, cấu trúc đại thể của một số cơ quan như tim, phổi, gan, lách.. Phương pháp nghe: Được áp dụng với các cơ quan trong quá trình hoạt động phát ra âm như tim, phổi. + Các thử nghiệm chức năng: Các thử nghiệm chức năng, phụ thuộc vào cách thức tiến hành, bao gồm các thử nghiệm chức năng chuẩn và thử nghiệm chức năng tối đa. Đây là những Test vận động 18
  19. được dựa trên cơ sở sự biến đổi các chỉ số sinh lý, sinh hoá khi cơ thể thực hiện lượng vận động chuẩn hay lượng vận động tối đa. Đây là nhóm Test rất đa dạng, phong phú. Phụ thuộc vào mục đích kiểm tra các Test phân thành Test kiểm tra chức năng hô hấp, Test tuần hoàn, Test chức năng thần kinh, thần kinh cơ, Test đánh giá năng lực vận động.Các Test nhân trắc: Nhằm đánh giá sự phụ thuộc của thành tích thể thao với cấu trúc giải phẫu của cơ thể. Dựa vào đặc điểm hình thái này cho phép đánh giá mức độ phát triển thể lực, trình độ tập luyện và khả năng thích ứng của cơ thể trong tập luyện. + Các phương pháp kiểm tra lâm sàng: là phương kiểm tra chức năng cơ thể bằng các loại máy móc. 3.2.4. Phần thông tin khoa học liên quan của các nhà khoa học 3.2.5. Phần hướng dẫn mở rộng kiến thức cho SV ứng dụng thực tiến, sáng tạo và làm bài tập * Liên hệ thực tiễn trong nƣớc và nƣớc ngoài; * Hệ thống câu hỏi và gợi ý làm bài tập; * Tài liệu tham khảo và học tập cho SV 3.3. Nội dung bài giảng 2: 3.3.1. Tên bài giảng: BÀI 2: KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT Số tiết GV hướng dẫn: 03 tiết; Số tiết SV tự học nhóm: 01 tiết; Số tiết SV nghiên cứu ngoài xã hội: 01 tiết 3.3.2. Phần mở đầu tiếp cận bài Trong kiểm tra y học thể thao cho những người tham gia luyện tập, trước hết cần phải xem xét mức độ phát triển thể lực. 3.3.3. Phần kiến thức căn bản: 2.1. Khái niệm về phát triển thể chất * Khái niệm: Mức độ phát triển thể lực là một tổ hợp các tính chất về hình thái và chức năng của cơ thể quy định khả năng hoạt động thể lực của cơ thể. Như vậy, khái niệm mức độ phát triển thể lực không chỉ bao hàm các đặc tính hình thái, kích thước của cơ thể mà còn khả năng chức phận của cơ thể. 19
  20. Mức độ phát triển thể lực chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên trong, yếu tố bên ngoài cơ thể và cá yếu tố kinh tế -xã hội. Việc đánh giá mức độ phát triển thể lực có một ý nghĩa thực tiễn to lớn trong việc xác định hiệu quả cuả công tá vệ sinh xã hội cũng như đối với y học thể thao. Nghiên cứu mức độ phát triển thể chất cá thể thường được tiến hành bằng cách đo đạc các chỉ số hình thái khác nhau. Ví dụ: Chiều cao; cân nặng; chu vi vòng ngực; trọng lượng mỡ; trọng lượng cơ, xương, tỷ lệ độ dài các chi v.v... Đối với người trưởng thành các chỉ số này dùng để đánh giá hình thái thể chất của cơ thể, đối với trẻ em đó còn là những thông số đánh giá sự phát triển theo từng lứa tuổi. Các chỉ số hình thái của người trưởng thành không phải là ổn định, bất biến. Điều này có thể nhận thấy rất rõ trong quá trình lão hoá. Vì vậy việc đánh giá cần tiến hành theo các giai đoạn tuổi sinh học. Các đặc điểm của thể tạng cũng là những thông số của phát triển thể chất. Thể trạng đó là các kích thước, hình thái của các phần của cơ thể theo một tỷ lệ nhất định, cân đối với nhau. Thể tạng của con người phụ thuộc vào các yếu tố di truyền và yếu tố môi trường bên ngoài: Điều kiện xã hội, điều kiện dinh dưỡng, điều kiện lao động, luyện tập thể chất và thể thao, Các bệnh tật đã mắc phải. Một trong những điều kiện bên ngoài hết sức quan trọng có ảnh hưởng đến mức độ phát triển thể chất, thể tạng cơ thể là các bài tập thể chất. Các buổi tập thể thao một cách hệ thống, đặc biệt là ở tuổi trẻ. Khi xem xét mức độ phát triển thể chất cần chú ý bởi các yếu tố di truyền. Di truyền đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành và quy định nhịp độ phát triển thể chất. Các yếu tố đặc điểm dân tộc, nhân chủng cũng là những yếu tố di truyền. Nhà nghiên cứu nhân trắc học người Anh Taner qua nghiên cứu trên các vận động viên tham gia Olimpic ở Roma và Tokyo đã đưa ra kết luận về đặc điểm phát triển thể chất và thể tạng như sau: Về tỷ lệ độ dài tay và chân so với chiều cao đứng ở các vận động viên Phi Châu lớn hơn các vận động viên da trắng. Gối nhỏ hơn và chậu hẹp hơn nhiều. Các điều kiện của môi trường bên ngoài như khí hậu, điều kiện địa lý, sông, hồ, rừng núi v.v... cũng có những ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển thể chất. Tuy vậy 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2