Tế Hanh – một hồn thơ đằm thắm và trong trẻo _1
lượt xem 4
download
LTS: Nhà thơ Tế Hanh - một trong những đại biểu cuối cùng của phong trào Thơ mới đã từ trần ngày 16-7-2009, tại Hà Nội, sau một thời gian lâm bệnh, thọ 89 tuổi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tế Hanh – một hồn thơ đằm thắm và trong trẻo _1
- Tế Hanh – một hồn thơ đằm thắm và trong trẻo
- LTS: Nhà thơ Tế Hanh - một trong những đại biểu cuối cùng của phong trào Thơ mới đã từ trần ngày 16-7-2009, tại Hà Nội, sau một thời gian lâm bệnh, thọ 89 tuổi. Ông đã có những đóng góp quan trọng vào nền thơ Việt Nam hiện đại ở cả hai thời kỳ trước và sau Cách mạng. Nhà thơ đã được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật đợt I (năm 1996). Tạp chí Nghiên cứu Văn học xin giới thiệu bài viết dưới đây như một lời tri ân đối với một nhà thơ lớn của đất nước. Người đọc biết đến Tế Hanh khi nhà thơ trẻ tuổi được Giải khuyến khích của Tự Lực văn đoàn với tập thơ Nghẹn ngào năm 1939. Phong trào Thơ mới, sau thời kỳ phát triển rực rỡ với những tên tuổi sáng giá đã có thêm một tiếng Thơ mới. Tập Nghẹn ngào sau đó được bổ sung thêm một số bài và xuất bản với tên Hoa niên (1944). Các tập thơ trên cùng những bài thơ được sáng tác trong khoảng 1942-1945 sau này được in dưới tên Tập thơ tìm lại càng cho ta thấy một chân dung thơ đầy đặn và đặc sắc của Tế Hanh thời kỳ lãng mạn. Tế Hanh đến với Thơ mới và đem đến cho bầu không khí thơ đương thời một luồng gió trong lành. Hoài Thanh trong Thi nhân Việt Nam khi giới thiệu Tế Hanh như một cây bút "vẫn còn trẻ lắm và cũng mới bước vào làng thơ" đã kể lại ấn tượng về lần gặp gỡ với người thiếu niên thi sĩ rụt rè ngượng nghịu mới bước vào tuổi đôi mươi. Nhà phê bình nhớ mãi đôi mắt nhà thơ trẻ - "đôi mắt nồng nàn lạ", cũng như những vần thơ thể hiện "cái nhìn sâu sắc của một con người sẵn có một tâm hồn tha thiết". Bài thơ Quê hương ít nhiều có thể coi là một hiện tượng của thơ đương thời. Nó vượt qua những bài thôn ca quen thuộc thời ấy, mở ra một khía cạnh còn rất mới mẻ với Thơ mới về đề tài thôn quê, để nâng cảm xúc thôn dã thành một chủ đề có tầm khái quát sâu sắc hơn: quê hương. Khái niệm "quê hương" thường được gợi lên qua hình ảnh giếng nước gốc đa và những mối tình quê tha thiết của những miền quê lúa chất phác nay có thêm âm vang sóng nước và vị mặn mòi của biển cả, được cất lên qua một khúc ca lao động khỏe khoắn và trong lành, một tiếng nói thiết tha gắn bó với một vùng chài lưới: Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới Nước bao vây cách biển nửa ngày sông Khi trời trong gió nhẹ, sớm mai hồng Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
- Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang Cánh buồm trương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió... Và hình ảnh những người lao động làng chài cũng được khắc họa bằng những câu thơ vạm vỡ: Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng Cả thân hình nồng thở vị xa xăm Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ... Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!- Có thể nói, Thơ mới lần đầu tiên biết hát lên những câu hát khỏe khoắn, đẫm mồ hôi lao động qua những vần thơ tha thiết ấy. Và có lẽ ngay cả với nỗi buồn như một chủ đề thường trực, Thơ mới cũng ngỡ ngàng khi bắt gặp nỗi buồn dịu nhẹ trong Lời con đường quê trong trẻo này: Tôi, con đường nhỏ chạy lang thang Kéo nỗi buồn không dạo khắp làng Đến cuối thôn kia hơi cỏ vướng Hương đồng quyến rũ hát lên vang Thơ mới, trong dòng phát triển liên tục của nó, luôn được bổ sung những cây bút mới, cũng đồng nghĩa là bổ sung những cách cảm nhận mới về con người và cuộc đời. Tập thơ Nghẹn ngào ra đời vào thời điểm Thơ mới đã qua chặng đường rực rỡ nhất có một ý nghĩa không nhỏ: nó đã góp vào cho Thơ mới những rung cảm nhẹ nhàng của tuổi hoa niên đối với những chủ đề còn vắng vẻ trong Thơ mới - đó là tình quê hương, tình mẹ, tình cha... được biểu hiện một cách giản dị trong sáng như những trải nghiệm đầu đời của một thi sĩ trẻ. Điều này làm nên giá trị và độ rung cảm của những bài thơ như Quê hương, Chiếc rổ may, Một nỗi niềm xưa, Người mẹ... Nằm trong khí quyển chung của Thơ mới, thơ Tế Hanh cũng mang nỗi cô đơn của thi nhân, của một cá thể trước cõi người với rất nhiều ân tình sâu nặng: Tôi thấy tôi thương những
- chiếc tầu - Ngàn đời không đủ sức đi mau... (Những ngày nghỉ học). Con mắt nồng nàn, tâm hồn trong trẻo của nhà thơ khi chạm vào một sự vật hiện tượng nào thì ở đây rung ngân những xúc cảm nhẹ nhàng tha thiết để rồi tự "dàn ra trong hình thể của lời", hình thể của thơ. Ảnh hưởng của lớp thi sĩ Thơ mới đàn anh đã hằn nhiều dấu vết trong giai đoạn sáng tác đầu đời của Tế Hanh: cũng một nỗi sầu vũ trụ mênh mang của Huy Cận - Biệt ly tụ họp thời nào - Thương vương khắp nẻo, nhớ bao tư bề (Sống vội), cũng một niềm tha thiết yêu đời của Xuân Diệu - Chân bước khoan thai giữa biếc hường - Và lòng vơ vẩn giữa yêu thương (Phơi phới) và cả chút siêu hình siêu thực của Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên... trong những cảm nhận trừu tượng này: Ta đứng trên cao gió lộng bày Ngọn đèn tâm tưởng đảo điên lay Cầu ngươi hỡi Phượng tươi như máu Dâng sáng linh hồn cánh dợn bay (Phượng) hoặc: Biết bao huyền diệu trong đời trái Từ cõi hư vô đến tượng hình (Trái chín) Ngay trong chủ đề tàn tạ chia ly quen thuộc của Thơ mới, người thi sĩ trẻ tuổi đến sau cũng kịp góp vào đấy không ít những tứ thơ đặc sắc. Trăng trong Thơ mới đã hiện lên với bao dáng vẻ, từ thơ mộng nhất đến đau thương nhất, nhưng đây là lời của trăng cảm nhận sự cô đơn tàn tạ của chính mình khi "lủi thủi đi sâu vào cõi mất". Số phận của trăng cũng là một ám gợi Và sau hết ta chỉ là ngấn lệ về sự nhỏ bé cô đơn của kiếp người: Nằm rưng rưng trong mắt của đêm hờn (Trăng tàn) Hồn nhiên nhưng cũng trĩu nặng nỗi buồn nhân thế, Tế Hanh cũng đã ý thức được nguyên nhân nỗi thất vọng của cả một lớp nhà thơ, và rộng hơn, cả một thế hệ. Sau những phơi
- trải say mê cõi lòng mình, "chỉ lặng chuồi theo dòng cảm xúc - như thuyền ngư phủ lạc trong sương" (Xuân Diệu), Thơ mới cũng đã có dịp ý thức về chính nó, thông qua những vần thơ của người thi sĩ tuổi hoa niên đến muộn. Tế Hanh đã viết những câu thơ phác họa đúng nhất trạng thái tinh thần bi thương của Thơ mới vào buổi xế chiều của nó: Gió lãng mạn thổi qua buồn thế hệ Sóng thị thành tan rã cả lòng tin Thuyết hoài nghi mờ xóa những kinh nguyền Buồn số kiếp đưa về cơn gió lạnh Từ một tâm hồn nặng lòng với cuộc sống, giàu tình thương con người và quê hương, thơ Tế Hanh giàu thêm tính tự sự trong việc mô tả những bức tranh hiện thực. Một làng thương nhớ là hoài niệm một khung cảnh làng dệt ngày nào rộn rã tiếng thoi, tơ vàng lụa thắm nay chỉ còn xác xơ buồn thảm: Chiếc khung cửi nằm im chờ nhện đóng Phận con tằm lỡ dở nghĩ mà thương Bao trái tim góa bụa giữa tầm thường Một thế hệ hao mòn trong lặng lẽ Và ở bài thơ Một nỗi niềm xưa được viết "kính dâng cha tôi" - một người thất chí chôn niềm khát khao tung hoành của chí nam nhi ở một miền quê nghèo, người ta thấy cả nỗi xót xa của hưng vong của đất nước: Bóng đau thương mấy mươi năm về trước Núi sông buồn trang sử mở suy vong Đường số mệnh là con đường của nước Nợ nam nhi canh cánh giục bên lòng...
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chuyên đề: SỬ DỤNG MÁY TÍNH BỎ TÚI CASIO ĐỂ GIẢI TOÁN THỐNG KÊ LỚP 10 BAN CƠ BẢN
7 p | 576 | 115
-
Bài giảng Ôn dịch, thuốc lá - Ngữ văn 8
30 p | 693 | 46
-
Giáo án tuần 10 bài Chính tả (Nghe viết): Ông và cháu. c/k, l/n - Tiếng việt 2 - GV. Hoàng Quân
5 p | 450 | 46
-
Bài thơ tình ở Hàng Châu
5 p | 262 | 18
-
Bài 3: Xây dựng đoạn văn trong văn bản - Bài giảng Ngữ văn 8
21 p | 475 | 14
-
Cảm nhận về hình ảnh quê hương trong thơ Tế Hanh
13 p | 204 | 9
-
Chất thơ trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)
8 p | 122 | 8
-
Bài viết số 1 lớp 12
10 p | 149 | 8
-
ghị luận xã hội : Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình
8 p | 70 | 6
-
Công dụng của quế
2 p | 121 | 6
-
Chủ Nhật
4 p | 54 | 6
-
Phân tích "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" của Nguyễn Đình Chiểu để thấy đây là bức tượng đài bi tráng về người nông dân nghĩa sĩ đánh Pháp từ những ngày đầu chúng xâm lược nước ta.
4 p | 58 | 6
-
Tác phẩm Quê hương của Tế Hanh
3 p | 327 | 5
-
Tế Hanh – một hồn thơ đằm thắm và trong trẻo _3
5 p | 83 | 3
-
Cảm nhận của anh chị về vẻ đẹp tình yêu trong các khổ thơ đầu và cuối bài thơ Sóng, từ đó rút ra nhận xét về sự vận động của hình tượng sóng và em
8 p | 115 | 3
-
Tế Hanh – một hồn thơ đằm thắm và trong trẻo _2
5 p | 69 | 3
-
Bình giảng khổ thơ 5 trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên
10 p | 71 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn