Cảm nhận về hình ảnh quê hương trong thơ Tế Hanh
lượt xem 9
download
Quê hương trong xa cách là nguồn đề tài vô tận, là cả một dòng cảm xúc dạt dào, lấp lánh suốt đời thơ Tế Hanh. Cái làng quê nghèo ở một cù lao trên sông Trà Bồng đã nuôi dưỡng tâm hồn Tế Hanh, đã trở thành nguồn cảm xúc vô tận để ông viết nên những vần thơ tha thiết, lai láng
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cảm nhận về hình ảnh quê hương trong thơ Tế Hanh
- Cảm nhận về hình ảnh quê hương trong thơ Tế Hanh Quê hương trong xa cách là nguồn đề tài vô tận, là cả một dòng cảm xúc dạt dào, lấp lánh suốt đời thơ Tế Hanh. Cái làng quê nghèo ở một cù lao trên sông Trà Bồng đã nuôi dưỡng tâm hồn Tế Hanh, đã trở thành nguồn cảm xúc vô tận để ông viết nên những vần thơ tha thiết, lai láng như : “Nhớ con sông quê hương”, “Quê hương”, “Trở lại con sông quê hương”. Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất miền
- Trung - Quãng Ngãi, một vùng đất cằn cỗi, quanh năm chỉ có gió và cát, một vùng quê nghèo. Do hoàn cảnh bắt buộc, ông rời xa quê hương từ thuở thiếu thời. Trong thời gian xa quê ông viết rất nhiều tác phẩm, chủ yếu là về quê hương, bằng tất cả những tình yêu, nỗi nhớ của mình. Một vùng đất đầy thơ mộng và rất đẹp trong thơ Tế Hanh. Trong đó có nói con sông quê mà ông gắn bó : Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những hàng tre
- Xa quê, xa cả con sông. Có thể nói đó là nỗi đau của ông. Qua những kỉ niệm, hồi tưởng về con sông trong “nỗi nhớ con sông quê hương”, Tế Hanh đã thể hiện một tình yêu quê hương tha thiết, mãnh liệt, một hình ảnh quê hương thân thiết, ruột rà. - Làng tôi ở vốn nghề chài lưới Nước bao vây cách biển nửa ngày sông - Quê hương tôi có con sông xanh biếc
- Nước gương trong soi tóc những hàng tre Thế đấy, quê hương trong thơ Tế Hanh hiện lên đẹp và mát dịu như vậy. Còn người dân quê thì mạnh mẽ, tinh tế, sống động : Dân chài lưới làn da ngăm dám nắng Có thân hình nồng thở vị xa xăm Chỉ có ai là con người của sông nước, vạn chài mới có thể tạo được hình ảnh người dân chài giữa đất trời ---g
- lộng gió với đủ hình khối, màu sắc và hương vị. Chất muối mặn nồng ngấm vào thân hình người dân quê hương cũng như ngấm sâu vào làn da, thớ thịt vào tận tâm hồn thơ Tế Hanh. Bằng giọng thơ giãi bày, phơi trải, ông đã kể về kỉ niệm tuổi thơ tươi đẹp : Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy Bạn bè tôi tụm năm tụm bẩy... Tôi đưa tay ôm nước vào lòng Sông mở nước ôm tôi vào dạ
- Cao hơn, trong xa cách, nhưng với sức mạnh của tình quê, không chỉ có hình ảnh đặc trưng của quê hương "Màu nước xanh, cá bạc cánh buồm vôi / Thoảng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi" hiện ra mà nhà thơ còn cảm nhận được cả mùi vị quê : Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá Quê hương Tế Hanh là một làng chài nghèo, người dân sống cần cù, khó nhọc, thế nhưng khi nhớ về quê, ông lại
- chỉ thấy vẻ đẹp tươi sáng. Phải chăng đó là nhờ làng quê ấy có con sông êm đềm, tuơi tắn, lại gần biển tự do, phóng khoáng và nhất là nhờ trái tim tuổi trẻ khoẻ khoắn ? Mặt khác, cùng tình cảm đằm thắm, kỉ niệm sâu lắng, đẹp đẽ, lời kể theo lối giãi bày, thủ thỉ chân thật và khả năng miêu tả những cảm giác bên trong chân thành, mộc mạc, nên ở thơ Tế Hanh, con sông trở thành một hình tượng thẩm mĩ, gợi cảm, đầy chất trữ tình. Đối với Tế Hanh, quê hương luôn là bông hoa đẹp nhất trong vườn hoa. Ca dao, dân ca dường như cũng đã
- ngấm sâu vào hồn thơ Tế Hanh. Dù ở phương trời nào lòng ông vẫn nhớ quê hương, nó luôn dạt dào, cháy bỏng trong ông khiến nhà thơ thấy được hình ảnh quê hương liên tục hiện ra. Quê hương chính là sức sống của ông, ở một khía cạnh nào đó, ta lại thấy tình yêu quê hương của Tế Hanh rất đa chiều và phức tạp. Lúc da diết, ngập tràn với “Nhớ con sông quê hương”, nhưng lúc khác lại cho người đọc thấy một hồn thơ trẻ trung phơi phới của “Quê hương”. Nhưng dù ở góc độ, khía cạnh nào thì nó đều ẩn chứa một tình yêu, nỗi khát khao đoàn tụ, bày tỏ khát vọng gặp gỡ cụ thể. Không như thơ Huy Cận, Lưu Trọng
- Lư đầy chất mộng ảo, không như thơ Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên hun hút sầu thương, thơ Tế Hanh trong sáng, khoẻ mạnh, đắm đuối rất thực. Bởi ông có một vùng quê bằng xương, bằng thịt, mà ông luôn dõi theo bằng đôi mắt rất thực, bằng trái tim có địa chỉ rõ ràng. Suốt nửa đời người, do thời thế, Tế Hanh phải xa quê, khi trở lại sau mùa hè đại thắng, thống nhất đất nước - 1975, con sông và làng quê đã đổi thay nhiều : Tôi nhìn sông bên lở bên bồi
- Tre thưa thớt ngập tràn lau cỏ Trong ánh sáng ngả nghiêng theo chiều gió Thuyền máy dọc ngang tỏ trắng lòng sông Nhà dân chài giăng những lưới ni lông Màu xanh đỏ ngời ngời ánh nước Kìa bãi sú nơi sáu năm về trước Giặc Mĩ bao vây sát hai mốt trung đội dàn quân Cây mù u không còn ngả bóng bên cồn Cây xanh trước đình thân chỉ còn một nửa Tác giả thật sự ngỡ ngàng : Tôi đi học bờ sông bỡ ngỡ
- Quên cả khúc quanh rẽ lối vào nhà Quê hương đẹp đẽ thơ mộng trong tâm trí tác giả nay trần trụi những vết thương chiến tranh, vết thương do chia cắt đất nước. Tác giả vừa vui vừa đau buồn một nỗi "hồi hương". Trở về, gặp lại, tuổi cũng đã cao, quê hương thì đổi thay như thế, nên sau này, dẫu quê nhà vẫn mến yêu, thổn thức trong trái tim nhà thơ, nhưng thơ về quê hương của Tế Hanh thì đã khác. Không còn cái sức hấp dẫn của vẻ
- đẹp trai tráng. Cho nên, có thể nói, người ta chỉ còn nhớ đến những bài thơ về quê hương, con sông quê của ông mấy mươi năm về trước. Dù sao thế cũng là quá đủ với một đời thơ. Có thể nói những bài thơ về quê hương trước và hai mươi năm sau Cách mạng Tháng Tám của Tế Hanh đã cất lên một tiếng ca trong trẻo, nồng nàn, thơ mộng về con sông hiền hòa đã “tắm cả đời tôi”, về cái làng vạn chài từng ôm ấp, ru vỗ tuổi thơ ông. Mỗi chúng ta một lần nữa vui mừng khi được giao tiếp với một hồn thơ khoẻ mạnh, trong sáng
- song lại rất đỗi bình dị mà sâu sắc. Nó không hề làm nặng đầu ta với những bóng dáng siêu hình hay những vô thức u minh, nó chấp cánh mộng mơ, bồi đắp cho mỗi chúng ta tình yêu quê hương thắm thiết, là điểm trở về bình yên của ta trong cuộc đời nhiều bươn trải, cũng là sự thôi thúc ta vươn lên.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi tuyển sinh lớp 10 chuyên môn Ngữ văn năm 2010- 2011 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc
3 p | 499 | 48
-
Bài 7: Vẽ tranh phong cảnh quê hương - Bài giảng điện tử Mỹ thuật 4 - GV.Phạm Hồng Thái
16 p | 475 | 45
-
Bài 10: Cảm nghĩ trong đêm thanh tịnh (Tĩnh dạ tứ) - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
9 p | 726 | 30
-
Giáo án bài Vẽ tranh: Đề tài phong cảnh quê hương - Mỹ thuật 4 - GV.Trần Mai Anh
3 p | 576 | 20
-
Tài liệu: Hình ảnh người phụ nữ trong ca dao xưa
8 p | 157 | 15
-
Tiết 99 LƯỢM (Tố Hữu) I- Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: - Cảm nhận được
7 p | 271 | 13
-
Tiết 113 LAO XAO (Duy Kháu) I / Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: - Cảm nhận
4 p | 119 | 8
-
Cảm nhận về hình ảnh Bếp Lửa
4 p | 104 | 6
-
Bài 9: Cách lập ý của bài văn biểu cảm - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
9 p | 282 | 6
-
Bài giảng Ngữ văn 11: Chiều xuân - Anh Thơ
18 p | 53 | 6
-
Cảm nghĩ của em về bài thơ “Anh bộ đội và tiếng nhạc la” của Hoàng Nhuận Cầm
4 p | 49 | 5
-
Vẻ đẹp bi tráng của ngươi lính trong bài thơ "Tây Tiến" của Quang Dũng
5 p | 124 | 5
-
Giáo án môn Ngữ văn 6 bài 4 sách Kết nối tri thức: Quê hương yêu dấu
53 p | 15 | 4
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2022-2023 - Trường Tiểu học Minh Khai
5 p | 11 | 4
-
Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo trong tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân
3 p | 192 | 3
-
Bình giảng đoạn thơ sau trong bài thơ Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm: "Bao giờ về bên kia sông Đuống... Cười mê ánh sáng muôn lòng xuân xanh"
4 p | 54 | 3
-
Cảm nhận về vẻ đẹp thơ mộng của cảnh và người miền Tây trong bài Tây Tiến
4 p | 49 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn