TÊN ĐỀ TÀI : MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH ĐỌC VÀ CẢM THỤ BÀI TẬP ĐỌC LỚP 4
lượt xem 97
download
Bậc tiểu học là bậc học nền tảng có vai trò hết sức quan trọng, tạo những cơ sở ban đầu hết sức cơ bản, bền vững về tri thức, hình thành và phát triển nhân cách giúp trẻ có thể tiếp tục học lên bậc trên hoặc có thể đi học nghề, chọn tương lai sau này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: TÊN ĐỀ TÀI : MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH ĐỌC VÀ CẢM THỤ BÀI TẬP ĐỌC LỚP 4
- PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP PLEIKU TÊN ĐỀ TÀI : MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH ĐỌC VÀ CẢM THỤ BÀI TẬP ĐỌC LỚP 4 NĂM HỌC : 2012 - 2013 1
- MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH ĐỌC VÀ CẢM THỤ BÀI TẬP ĐỌC LỚP 4 A- ĐẶT VẤN ĐỀ : Bậc tiểu học là bậc học nền tảng có vai trò hết sức quan trọng, tạo những cơ sở ban đầu hết sức cơ bản, bền vững về tri thức, hình thành và phát triển nhân cách giúp trẻ có thể tiếp tục học lên bậc trên hoặc có th ể đi học nghề, chọn tương lai sau này. Để đạt được mục tiêu trên, nhà trường tiểu học đã duy trì dạy đủ 9 môn học. Một trong những phân môn có vị trí hàng đầu trong ch ương trình Tiếng Việt ở tiểu học là Tập đọc. Tập đọc là môn học mang tính chất tổng hợp vì ngoài nhi ệm vụ d ạy học nó còn có nhiệm vụ trau dồi kiến thức về Tiếng vi ệt cho h ọc sinh (v ề phát âm, từ ngữ, câu văn...) kiến thức bước đầu về văn học, đời s ống và giáo dục tình cảm thẩm mỹ. Môn tập đọc ở tiểu học nói chung và ở l ớp 4 nói riêng đặt ra một nhiệm vụ quan trọng. Trong các giờ tập đọc, học thuộc lòng học sinh biết đọc diễn cảm bài văn, bài thơ đã tạo cho các em sự say mê hứng thú và để lại một vốn văn học đáng kể cho trẻ em. Cũng thông qua các bài văn học sinh học được hiểu thêm về các vùng miền của đất nước, hiểu được công sức của các tầng lớp nhân dân đang ra sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hiểu được các truyền thống quý báu của dân tộc. Phân môn tập đọc có tác dụng mạnh mẽ trong giáo dục mỹ cảm, học sinh yêu cái đẹp, rung cảm trước cái đẹp trong thiên nhiên, cái đ ẹp trong xã hội, cái đẹp trong văn chương. Môn này có thể rèn luyện cho học sinh tư duy trừu tượng và cả tư duy logic. Giờ tập đọc ngoài việc dẫn dắt học sinh và cho học sinh tìm đại ý để phát triển óc tổng h ợp, tìm bố c ục đ ể phát triển óc phân tích. Ngoài ra học sinh còn được rèn luyện óc tưởng tượng, phán đoán, ghi nhớ. Môn tập đọc không chỉ có nhiệm vụ trên mà còn kết hợp ch ặt ch ẽ với chương trình Tiếng việt. Qua các bài văn chọn lọc học sinh vừa cảm thụ tốt vừa học được cách sử dụng từ chính xác, cách đặt câu gọn gàng sinh động, được luyện về nghĩa âm, chính tả, tập làm văn. Nhận thức được tầm quan trọng đặc biệt của phân môn tập đọc, tôi tôi luôn luôn trăn trở: Cần luyện đọc với giọng như thế nào, làm th ế nào để luôn các em có thể đọc đúng, đọc hay, cảm nhận được cái hay, cái đẹp mà nhà các văn mang đến. Từ sự suy nghĩ đó tôi quyết định đem h ết kh ả năng và lòng văn nhiệt tình của bản thân ra sức tìm tòi, nghiên cứu và tích luỹ được một s ố nhi kinh nghiệm trong nhiều năm được phân công giảng dạy ở lớp 4 . D ưới s ự kinh cố gắng tận tâm của thầy, sự nỗ lực phấn đấu học tập của trò, h ọc sinh có sự tiến bộ rõ rệt điều này làm tôi rất vui, chính vì lẽ đó tôi quy ết đ ịnh ch ọn ti đề tài sáng kiến kinh nghiệm : “ Một số phương pháp giúp h ọc sinh đọc và tài cảm thụ bài tập đọc lớp 4 ”. 2
- B- NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ : I- THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH - TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN : 1. Chất lượng đầu năm : Khi mới nhận lớp tôi rất buồn và lo lắng vì các em đọc yếu, phát âm chưa chuẩn và dường như các em không cần chú ý lắm đến ngắt nghỉ câu cho đúng ngữ điệu của bài. Khi tìm hiểu bài, các em ít gi ơ tay phát bi ểu và trả lời câu hỏi một cách miễn cưỡng máy móc và th ụ động. Nhà trường khảo sát chất lượng đầu năm kết quả lớp tôi thật thấp: BẢNG THỐNG KÊ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM HỌC 2012- 2013- MÔN TIẾNG VIỆT (PHẦN ĐỌC) - LỚP 42 TỔNG SỐ GIỎI YẾU KHÁ TRUNGBÌNH HỌC SINH TS % TS % TS % TS % 30 3 10 % 8 26,7 % 13 43,3% 6 20 % Chính sự lo lắng về chất lượng của lớp, các em đọc như vậy thì việc nắm bắt kiến thức sẽ chậm lại, hơn th ế nữa cảm thụ bài văn, bài t ập đ ọc không tốt thì làm sao các em có thể làm tập làm văn hay và hiểu cặn kẽ hơn về phân môn luyện từ và câu. Tôi lại một lần nữa sàng lọc, kiểm tra từng đối tượng học sinh để nắm nguyên nhân cho thật sát. 2. Nguyên nhân : a. Về phía học sinh: - Kỹ năng đọc của một số học sinh còn yếu, chưa lưu loát, còn ê a, ngắc ngứ.Còn có em còn đánh vần, quên bỏ dấu thanh, thêm b ớt t ừ khi đọc. - Một số học sinh đọc chưa diễn cảm, ngắt nghỉ hơi còn tuỳ ti ện không đúng nghĩa và lôgic của câu, đoạn. - Một số học sinh đọc còn quá nhỏ, ngược lại một số em đọc còn quá to (như gào lên) sẽ làm cho học sinh khác nghe và theo dõi một cách mệt mỏi. - Các em chưa có phương pháp học tập đúng, chỉ nghiêng về đ ọc văn bản mà không hiểu và nắm vững nội dung bài. b. Về phía giáo viên: Về bản thân mình, phương pháp dạy có lẽ còn đơn đi ệu, gò bó trong sách giáo khoa và sách tham khảo mà chưa đi sâu tìm tòi sáng t ạo, gi ảng bài chưa hay nên chưa khích lệ được việc học của các em chăng? II – ĐỊNH HƯỚNG : Sau khi đã xác định được nguyên nhân, tôi nghĩ muốn giờ dạy tốt, học sinh đạt được kết quả cao thì phải có định hướng nhất định. 3
- Chương trình phân môn Tập đọc lớp 4 gồm 10 chủ đi ểm : Th ương người như thể thương thân ; Măng mọc thẳng; Trên đôi cánh ước m ơ; Có ng chí thì nên; Tiếng sáo diều; Người ta là hoa đất; Vẻ đẹp muôn màu; những chí người quả cảm; Khám phá thế giới; Tình yêu cuộc sống. ng Thông qua hệ thống các bài tập đọc theo từng chủ điểm khác nhau cung cấp cho học sinh những hiểu biết về thiên nhiên, xã hội, con người, cung …cung cấp vốn từ, vốn diễn đạt, những hiểu biềt về tac phẩm văn h ọc …cung như đề tài, cốt truyện, nhân vật, … qua đó rèn luy ện nhân cách cho h ọc nh sinh sinh - Giáo viên phải dành thời gian thích đáng cho công việc chuẩn b ị lên lớp. Phải đọc kỹ sách giáo khoa và sách hướng đẫn để hiểu thấu đáo nội dung bài đọc, xác định đúng mục đích yêu cầu, nội dung và phương pháp giảng dạy bài tập đọc. - Coi trọng việc rèn đọc cho học sinh. Dự tính những l ỗi mà h ọc sinh dễ mắc phải khi các em đọc bài để có những biện pháp giúp các em s ửa chữa. - Giáo viên cần chuẩn bị đồ dùng dạy học phục vụ cho giờ học… đồ dùng trực quan (Tranh ảnh vật thật, tài liệu…) -Giáo viên cần nắm vững phương pháp dạy học mới và áp dụng phương pháp tích cực vào tiết dạy. Dựa trên cơ sở mục đích yêu cầu, nội dung chính của bài và tình hình thực tế của lớp, trình độ tâm sinh lý… Giáo viên lựa chọn và tìm ra phương pháp giảng dạy phù hợp để giờ học đạt kết quả cao. III – MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY PHÂN MÔN TẬP ĐỌC : Trong quá trình giảng dạy bước đầu tiên tôi chú ý làm th ế nào đ ể học sinh đọc tốt, không còn học sinh nào trong l ớp đọc ch ậm, đ ọc ê a, phát âm sai, đọc ngắt nghỉ không đúng. Chính vì vậy trong tất cả các môn h ọc khác và môn tập đọc, khi đọc bài tôi luôn chú ý sửa sai và nh ất là chú tr ọng đến việc quan tâm đến học sinh yếu dưới nhiều hình thức. Ví d ụ: Yêu c ầu các em đọc bài, đọc quy tắc bài đọc, cho các em nhận xét bài đọc của các bạn khác… Để từ đó cho các em đọc đúng tốc độ, theo kịp các bạn trong lớp và giúp cho quá trình cảm thụ bài tập đọc của các em được thuận l ợi hơn. Muốn tiết dạy của mình thành công thì giáo viên phải là người dẫn dắt các em, phải hiểu được nội dung cơ bản của bài qua h ệ thèng từ ngữ, kiểu câu, bố cục, thể loại để đọc đúng, đọc hay, khơi gợi vốn sẵn có của học sinh để các em có thể tái hiện bức tranh mà tác giả vẽ lên bằng ngôn ngữ sinh động, từ đó giúp cho học sinh cảm thụ cái hay, cái đ ẹp c ủa t ư tưởng, tình cảm của nghệ thuật ngôn từ để thể hiện ra ở cách đọc, giọng đọc diễn cảm. 4
- Để đạt được vấn đề này tôi đã áp dụng vào việc giảng dạy của mình như sau: 1. Chuẩn bị cho việc đọc : Tôi luôn chú ý đến tư thế đọc của học sinh: Khi ngồi đọc cần ngồi ngay ngắn, khoảng cách từ mắt đến sách khoảng 30 – 35 cm, c ổ và đ ầu thẳng, phải thở sâu và thở ra chậm để lấy hơi. Khi được cô giáo gọi học sinh phải bình tĩnh, tự tin, không hấp tấp đọc ngay. Giáo viên nh ắc nh ở các em: đọc không chỉ mình cô giáo nghe nên cần đọc đủ l ớn. T ư th ế đ ứng đ ọc phải vừa đàng hoàng vừa thoải mái, sách phải được mở rộng và c ầm b ằng hai tay. 2. Rèn kỹ năng đọc : a. Đọc đúng: Đọc đúng là sự tái hiện mặt âm thanh của bài đọc một cách chính xác, không có lỗi. Đọc đúng là đọc không th ừa, không sót t ừng âm, v ần, tiếng, đọc đúng các âm thanh, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Khi luyện đọc đúng tôi chú ý rèn cho học sinh th ể hiện chính xác các âm, vần trong tiếng Việt đặc biệt các âm - vần dễ lẫn lộn hay mắc phải của học sinh ở vùng miền khác nhau như: Âm: l/n, ch/tr, d/r/gi,.. V ần: ươn/ương, im/iêm; an/ang,…. Ví dụ : “ lo lắng” có em đọc là “ no nắng ”. Khi sửa cho học sinh giọng đọc cho phụ âm đầu “l” hoặc “n” tôi đã hướng dẫn học sinh như sau: - Khi đọc phụ âm đầu “l” lưỡi cong và chạm nhẹ vào hàm trên độ mở của hàm trên hơi rộng. - Khi đọc phụ âm đầu “n” lưỡi không cong, hàm trên chạm vào l ưỡi nhiều. - Độ mở của miệng hẹp. Khi đọc một bài tập đọc học sinh thường ngắt giọng để lấy h ơi một cách tuỳ tiện. Để học sinh ngắt giọng đúng vị trí tôi đã h ướng dẫn h ọc sinh dựa vào nghĩa và quan hệ ngữ pháp để ngắt hơi cho đúng. Khi đọc không tách từ làm hai. Ngắt hơi cho phù hợp với dấu câu, nghỉ ít ở dấu phẩy. Vì ở vị trí dấu phẩy, ý nghĩa của câu chưa được hoàn chỉnh, lời văn còn tiếp tục. Nghỉ lâu ở dấu chấm. Vì ở vị trí dấu chấm lời nói đã trọn vẹn, nghĩa c ủa câu đã đầy đủ. *Cách ngắt giọng bài văn: Ví dụ: bài “Dế mèn bênh vực kẻ yếu” (Tuần 1- Sách Tiếng Việt 4 - Tập1 – Trang 3). “Tôi xoè cả hai càng ra, bảo Nhà Trò: Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây: Đứa độc ác không th ể c ậy khoẻ ăn hiếp kẻ yếu.” Khi dạy bài trên tôi chép đoạn văn lên bảng, gọi 1 em đọc. Hỏi: Đoạn văn trên ngắt nhịp ở vị trí nào, tại sao? 5
- Học sinh: Trả lời và thực hành đoạn văn trên. Sau khi đọc và trả lời giáo viên khắc sâu về ý nghĩa của dấu chấm và dấu phẩy cho học sinh. Giáo viên nói: Đoạn văn trên ta ngắt giọng nh ư sau: Giáo viên v ừa nói vừa thực hành ở vị trí dấu phẩy và ký hiệu ngắt giọng b ằng 01 g ạch(/), ở vị trí dấu chấm ta ngắt giọng bằng hai gạch chéo(//).Với cách ngắt nhịp đúng của đoạn văn này, khi đọc lên ta cảm nhận được những điều tác giả muốn gửi gắm vào bài văn: Tôi xoè cả hai càng ra, / bảo Nhà Trò: // Em đừng sợ. // Hãy trở về cùng với tôi đây. // Đứa độc ác không thể cậy khoẻ ăn hiếp kẻ yếu.// - Giáo viên đọc mẫu, gọi 2 học sinh thi đọc và nhận xét. *Cách ngắt giọng của bài thơ: Thơ thể hiện sắc thái tình cảm, vì vậy ph ải đọc đúng nh ịp đi ệu m ới thể hiện được sắc thái tình cảm của tác giả gửi gắm vào trong t ừng từ, từng dòng thơ để truyền cảm đến người nghe. Khi ngắt nhịp trong th ơ, các em dựa vào quan hệ ý nghĩa ngữ pháp sẽ giúp các em ngắt nhịp đúng. Ví dụ: Trong bài “Mẹ ốm”(Tuần 1 –Sách Tiếng Việt 4 Tập I – Trang 9) Tôi hướng dẫn các em: Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, tình c ảm. Khổ 1, 2 kể về mẹ ốm đọc với giọng trầm buồn. Khổ 3 khi mẹ sốt cao, xóm làng tới thăm cần đọc với giọng lo lắng. Khổ 4, 5 đọc với gi ọng vui hơn khi mẹ khoẻ. Khổ 6, 7 cần đọc với giọng thiết tha thể hiện lòng bi ết ơn của bạn nhỏ đối với mẹ. Cách ngắt nhịp đúng nhịp điệu của câu thơ, đoạn thơ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm như sau: Lá trầu / khô giữa cơi trầu Truyện Kiều / gấp lại trên đầu bấy nay. Sáng nay / trời đổ mưa rào Nắng trong trái chín / ngọt ngào bay hương Cả đời đi gió / đi sương Bây giờ / mẹ lại lần giường tập đi. Ngắt giọng đúng trong bài thơ, bài văn là mục đích của việc dạy học, từ đó học sinh tiếp nhận, chiếm lĩnh được nội dung bài học một cách sâu sắc, giờ học đạt kết quả cao. * Đối với văn bản kịch: Tôi hướng dẫn các em đọc đúng nhưng câu h ỏi, câu cảm ng ắt gi ọng rõ ràng, đủ để phân biệt đâu là tên nhân vật, đâu là lời nói của nhân vật ấy? Ví dụ bài: “ Ở Vương quốc Tương Lai” (Tuần7 – Sách Tiếng Việt 4 tập I – Trang 70) Tin –Tin:// - Cậu đang làm gì với đôi cánh xanh ấy? Em bé thứ nhất:// - Mình sẽ dùng nó vào việc sáng chế trên trái đất Tin- Tin:// - Cậu sáng chế ra cái gì? 6
- Em bé thứ nhất:// - Khi nào ra đời, mình sẽ chế ra một vật làm cho con người hạnh phúc. Mi – tin // – Vật đó ăn ngon chứ? // Nó có ồn ào không? Với cách hướng dẫn trên sẽ giúp các em khắc phục đọc những cách đọc thiên về hình thức hoặc “ diễn cảm” tuỳ tiện của học sinh. b. Rèn đọc nhanh: Khi dạy đọc nhiều em còn ngập ngừng, đọc ê a, ngắc ngứ giáo viên cần cho học sinh hiểu: Đọc nhanh là đọc lưu loát, trôi chảy, là nói đến kỹ năng về tốc độ. Vấn đề tốc độ chỉ đặt ra sau khi đọc đúng, Đ ọc nhanh không phải là đọc luyến thoắng. Để đạt được yêu cầu về đọc nhanh, tôi đã hướng dẫn các em cách làm chủ tốc độ, dự tính bài đó đ ọc trong m ấy phút bằng cách đọc mẫu để học sinh đọc thầm theo, đọc nối ti ếp, đ ọc nh ẩm có sự kiểm tra của giáo viên của bạn để điều chỉnh tốc độ. Ví dụ : Khi học sinh đọc cá nhân toàn bài hoặc đọc một khổ thơ, một đoạn văn, tôi đều nhắc cả lớp đọc thầm theo. Tôi còn gây hứng thú cho học sinh bằng những trò chơi cuối giờ như: Thi đọc tiếp sức, đọc th ơ truy ền điện… kết thúc trò chơi bao giờ tôi cũng cho h ọc sinh chọn và tuyên d ương nhóm đọc nhanh nhất, giỏi nhất và gợi ý rút kinh nghiệm cho lần chơi sau. Muốn học sinh đọc nhanh, đúng tốc độ cần có sự chuẩn b ị bài ở nhà tốt, học sinh phải được đọc trước nhiều lần nên trong ph ần C ủng cố - d ặn dò tôi luôn hướng dẫn và nhắc nhở các em chuẩn bị bài sau một cách chu đáo. Điều này sẽ giúp các em đọc bài được lưu loát, nắm bắt n ội dung bài nhanh hơn, giảm bớt khó khăn cho giáo viên khi th ời l ượng c ủa m ột ti ết Tập đọc chỉ có 35- 40 phút. Giáo viên sẽ không mất nhi ều th ời gian cho phần luyện đọc, tìm hiểu bài, tạo điều kiện và tăng thời l ượng cho rèn đ ọc nâng cao - đọc diễn cảm. Tuy nhiên đối với một vài trường hợp học sinh yếu giáo viên cần hướng dẫn dùng thứơc kẻ chỉ ngay phía dưới theo từng chữ các em đọc, kiên trì nghe các em đánh vần đọc từng tiếng và luy ện tập cho các em cách kiên đọc nhanh hơn, giúp đỡ phụ đạo thêm, không bỏ qua nhưng cũng không nôn nóng đòi hỏi các em đọc đúng, đọc hay ngay tại lớp, luôn đ ộng viên nôn khuyến khích các em khi có tiến bộ cho dù là rất nhỏ hơn là la rầy các em. khuy c. Rèn đọc hay, đọc diễn cảm : Đọc hay, đọc diễn cảm là một yêu cầu đặt ra khi đọc những bài có yếu tố ngôn ngữ nghệ thuật. Đọc hay, đọc diễn cảm không những đạt yêu cầu đọc đúng mà còn phải đọc đúng ngữ điệu với các y ếu t ố kèm theo như : Nét mặt, cử chỉ, lời nói để góp phần diễn tả nội dung bài. Bên c ạnh đó còn phải có khả năng làm chủ ngữ điệu, làm ch ủ các thông số âm thanh như : Tốc độ, chỗ ngừng giọng, chỗ biểu đạt đúng ý nghĩa tình cảm mà tác giả gửi gắm trong bài đọc đồng thời thể hiện sự thông hiểu, cảm th ụ c ủa người đọc đối với tác phẩm. Trong phần luyện đọc diễn cảm, nhằm phát huy tính tích cực giúp các em có thể tự bản thân mình biết tìm và khám phá cách đọc đúng, đọc 7
- hay, tôi cho các em đọc nối tiếp theo đoạn của để học sinh dễ dàng phát hiện tìm đúng giọng đọc và từ ngữ cần nhấn giọng trong đoạn đó. Sau đó tôi chốt lại cách đọc và gọi học sinh đọc thể hiện lại. Để thành công trong luyện đọc diễn cảm tôi luôn chú ý đến cách thể hiện giọng đọc của các em. 1 . Đối với văn bản nghệ thuật tôi hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm thông qua dẫn dắt, gợi mở giúp các em th ể hiện tình c ảm, thái đ ộ qua giọng đọc phù hợp với sự việc, hình ảnh, cảm xúc, tính cách nhân vật trong bài ..., Cụ thể là : * Hướng dẫn học sinh làm chủ giọng đọc nhấn mạnh các từ ngữ quan trọng trong câu ( từ ngữ gợi tả, gợi cảm, từ ngữ chìa khóa làm nổi bật ý chính): Ví dụ : Bài : “Đôi giày ba ta màu xanh” ( Sách Tiếng Việt 4 - tập I – Trang 81 ) Đoạn 1: Tả vẻ đẹp của đôi giày: “ Chao ôi! Đôi giày mới đẹp làm sao! Cổ giày ôm sát chân. Thân giày làm bằng vải cứng, dáng thon thả, màu vải như màu da trời cuối ngày thu” Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm đúng giọng đọc của đoạn này : Đọc chậm rãi, nhẹ nhàng hợp với nội dung hồi tưởng lại niềm ao ước ngày nhỏ của chị phụ trách khi nhìn thấy đôi giày ba ta màu xanh, nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm: đẹp làm sao, ôm sát chân, dáng thon t h ả. * Hướng dẫn học sinh biết thể hiện ngữ điệu, sự thay đổi về tốc độ, cao độ, cường độ, trường độ phù hợp với từng loại câu ( câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu cầu khiến) Ví dụ: Bài Tập đọc “ Ga - vrốt ngoài chiến lũy” Khi đọc đoạn miêu tả chi tiết thể hiện lũng dũng cảm của Ga - vrốt , giáo viên lưu ý học sinh sự thay đổi giọng đọc như sau : “ - Cậu làm trò gì đấy ? Cuốc - phây - rắc hỏi ( Câu hỏi thể hiện sự ngạc nhiên ) - Em nhặt cho đầy giỏ đây !( Câu cảm thể hiện sự bình tĩnh ) - Cậu không thấy đạn réo à ?( Câu hỏi như nhắc nhở Ga- vrốt không được liều mình) Ga - vrốt trả lời : - Có chứ, nó rơi như mưa ấy. Nhưng làm sao nào? ( Khi đọc lên giọng ở câu hỏi thể hiện sự hồn nhiên ) Cuốc - phây - rắc thột lờn : - Vào ngay ! (Câu khiến thể hiện sự đề nghị, mệnh lệnh kèm sự lo lắng) - Tí ti thôi ! Ga - vrốt nói. ( thể hiện sự tinh nghịnh ) Trong đoạn đọc diễn cảm tôi cũng lưu ý học sinh. Đối với bài văn xuôi ngoài việc đọc tốt các câu chúng ta còn phải biết ngắt hơi ở ch ỗ không có dấu câu nhưng chỗ đó là chỗ tách ý. 8
- * Hướng dẫn các em biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện, lời nhân vật sao cho phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và tính cách từng nhân vật: Ví dụ : Truyện “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” ( Tuần 1 – Sách Tiếng Việt 4 tập I – Trang 4 ) Đoạn Nhà Trò kể về cuộc đời của mình: “Năm trước, gặp khi trời làm đói kém, mẹ em phải vay lương ăn của bọn nhện. Sau đấy, không may, mẹ em mất đi, còn lại thui thủi có mình em, kiếm bữa ăn cũng chẳng đủ. Ba năm nghèo túng vẫn hoàn nghèo túng. Mấy bận bọn nhện đã đánh em. Hôm nay bọn chúng chăng tơ ngang đường đe bắt em vặt chân, vặt cánh ăn thịt em.” Với đoạn này tôi cho các em thấy được phải đọc với giọng thân thiết, đáng thương của Nhà Trò. Hay đoạn văn cần phải có giọng đọc mạnh mẽ, răn đe, đanh thép như lời lên án và mệnh lệnh thể hiện Dế Mèn như một chàng hiệp sĩ ra tay trừng trị kẻ ăn hiếp người yếu- chị Nhà Trò bé bỏng tội nghiệp (Truyện dế mèn bênh vực kẻ yếu, phần II – tuần 2 – Tập 1 - Trang 25) “ Tôi thét : - Các người có của ăn của để, béo múp béo míp mà cứ đòi mãi một tý tẹo nợ đã mấy đời rồi. Lại còn kéo bè, kéo cánh đánh đập một cô gái yếu ớt thế này. Thật đáng xấu hổ! Có phá hết các vòng vây đi không?” Với đoạn trên tôi hướng dẫn theo trình tự : - Giáo viên hướng dẫn các em tìm đúng giọng đọc đoạn văn . - Giáo viên đọc mẫu đoạn văn đó. - Học sinh luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp. - Gọi vài học sinh thi đọc trước lớp. Cả lớp theo dõi, bình chọn bạn có giọng đọc tốt nhất. * Ngoài ra tôi còn hướng dẫn học sinh biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với tình huống miêu tả trong văn bản hay thái độ, cảm xúc của tác giả ( vui, buồn, trang nghiêm, giận dữ). Ví dụ : Bài thơ “Mẹ ốm” (Sách Tiếng Việt 4 - Tập 1 - Trang 9). Kh ổ thơ 1,2 giọng đọc trầm buồn thể hiện nỗi lòng lo lắng, xót th ương m ẹ ốm của nhà thơ. Khổ thơ 4,5 đọc với giọng vui hơn th ể hiện niềm vui c ủa nhà thơ khi mẹ đã dần khỏe lại. 2. Đối với loại hình văn bản phi nghệ thuật Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định được ngữ điệu đọc sao cho phù hợp với mục đích thông báo, làm rõ những thông tin cơ bản, giúp người nghe tiếp nhận được những vấn đề quan trọng hay nổi bật trong văn bản. Điều này giúp cho học sinh khắc phục được những cách đọc thiên về hình thức hoặc diễn cảm tùy tiện . Ví dụ : Bài tập đọc “ Vẽ về cuộc sống an toàn” Học sinh biết đọc đúng bản tin (thông báo tin vui) đọc rõ ràng, rành mạch, vui , tốc độ khá nhanh, lưu ý ngắt nghỉ hơi đúng sau các d ấu câu, nghỉ hơi tự nhiên, tách các cụm từ trong những câu khá dài . 9
- “ UNICEF Việt Nam và báo Thiếu niên Tiền phong / vừa tổng kết cuộc thi vẽ tranh của thiếu nhi với chủ đề / “ Em muốn sống an toàn ” ... Cứ như vậy tôi cho các em thấy được sự khác biệt về giọng đọc ở mỗi đoạn trong bài hoặc từng bài. Để hiểu được, tìm được vẻ đẹp c ủa bài văn thì bước đầu tiên ta phải đọc bài văn. Trong bài này tôi không quên đ ọc mẫu bài thật tốt, thật diễn cảm và thể hiện được “ cái thần” của bài văn và niềm xúc động của mình qua giọng đọc. Ngay từ bước đầu ấy tôi đã gợi được sự tập trung hứng thú của học sinh mong mình đọc hay, được giống như giọng đọc của cô. Tôi thường mách nhỏ với các em bí quyết đọc tốt đó là: Không những đọc bài trong sách giáo khoa mà còn phải chịu khó đọc nhi ều sách báo để luyện đọc. Khi đọc không phải chỉ đọc dửng dưng cốt cho xong chuyện mà đọc là phải gắn liền cảm xúc của mình khi thể hiện bài đ ọc: Một sắc thái rạng rỡ tươi vui trên nét mặt, một nụ cười hay một thoáng trầm tư phù hợp với từng câu, từng đoạn trong bài sẽ góp phần tăng thêm cái hay cái đẹp của tác phẩm, dễ đi vào lòng người. Ánh mắt không phải lúc nào cũng nhìn chằm chằm vào sách mà đôi lúc nhìn vào ng ười nghe, lôi cuốn sự chú ý của mọi người. Trong quá trình đọc bài của các em, tôi luôn luôn quan tâm đến các hình thức đọc của các em như: Đọc cá nhân kết hợp với đọc th ầm, đ ọc chuyển tiếp câu đoạn, đọc phân vai, thi đọc theo cặp, thi đọc gi ữa các cá nhân, luyện đọc theo cặp đôi, tổ chức luy ện đọc theo nhóm đ ể các em khá, giỏi kèm cặp các em kém Chính vì những hình thức đó nên em nào cũng được đọc, em nào cũng bắt buộc phải theo dõi vào sách… với sự theo dõi rất sát của cô. Sau khi bạn đọc xong tôi luôn đặt ra câu h ỏi : “ B ạn đ ọc th ế nào?” “ Bạn đọc đúng chưa?” cô muốn nghe nhận xét của các em về cách đọc bài của bạn? Và các em hãy bình chọn bạn đọc t ốt nh ất. Chính vì v ậy mà các em rất tập trung theo dõi bạn đọc, hăng hái giơ tay phát bi ểu và c ố gắng đọc hay, đọc đúng để các bạn nhận xét tốt về mình. Kể cả các em học sinh yếu cũng phải nỗ lực vươn lên. Nhờ các phương pháp trên chất lượng đọc bài, giọng đọc thể hiện qua bài của các em nâng lên rõ rệt. Qua ý kiến phản ánh của phụ huynh học sinh: Thời gian ở nhà các em dành cho tập đọc cũng nhiều lên và ch ất lượng đọc của các em cũng tiến bộ nhiều. Trong phân môn tập đọc không chỉ dừng lại ở tập đọc mà qua đọc các em cảm thụ được cái hay, cái đẹp của bài văn thông qua sự dẫn dắt gợi mở của giáo viên đó chính là bước tìm hiểu nội dung bài. 3. Hướng dẫn cảm thụ bài : Để các em có hứng thú và cảm th ụ bài thơ, bài văn t ốt, có đ ược niềm rung động và cảm xúc, những ấn tượng mạnh mẽ khi tìm hiểu về 10
- thiên nhiên, đất nước, con người được tiếp thu qua lời giảng c ủa người giáo viên thì người giáo viên phải là người dẫn dắt các em tìm hiểu bài một cách nhẹ nhàng, khai thác nội dung bài lôgic, từ dễ đến khó, gợi mở dần để các em thâm nhập bài dẫn đến cảm thụ tốt. Bước phân tích các chi ti ết, các hình ảnh là bước quan trọng nhất trên con đường đi tìm v ẻ đ ẹp c ủa bài văn. a. Cảm thụ văn học thông qua việc tìm hiểu nội dung, ý nghĩa. Mỗi bài văn, bài thơ hay đoạn, câu văn, th ơ đều mang m ột n ội dung, ý nghĩa. Việc khai thác nội dung của nó giúp học sinh cảm nh ận được nét tinh tế, và giá trị nghệ thuật mà tác giả đã nhắn g ửi vào . Dựa vào sách giáo khoa, sách tham khảo của giáo viên, khi chuẩn bị tôi đã phân đoạn, chia ý của bài rõ ràng giúp học sinh có hướng đi để dễ dàng nắm đ ược m ạch c ủa bài. Trong từng đoạn, từng ý dựa vào câu hỏi sách giáo khoa, tôi có th ể tách nhỏ hoặc thêm những câu hỏi gợi mở để học sinh tìm hiểu và khám phá giá trị nội dung theo một trình tự hợp lý và lôgic. Ví dụ: Tìm hiểu đoạn 3 bài “Sầu riêng”(Sách Tiếng Việt 4 - Trang 34 ) “Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi dáng cây kỳ lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn. Lá nhỏ xanh vàng hơi khép lại, tưởng như lá héo. Vậy mà khi trái chín, hương to ả ng ạt ngào, vị ngọt đến đam mê.” Bốn câu trên tôi chia làm hai nhóm. Nhóm thứ nhất gồm 3 câu đầu. Nhóm thứ hai có một câu cuối. Đọc 3 câu đầu 1,2,3 học sinh ph ải bi ết t ừ “dáng, thân, cành, lá” tổng hợp thành “vẻ ngoài” hoặc “cái dáng” ho ặc “cái vẻ” của sầu riêng. Học sinh phải phát hiện ra các từ ngữ: Khẳng khiu thẳng đuột, thiếu dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn, khép lại tưởng như lá héo thành một nghĩa chung là “xấu xí”. Từ đó h ọc sinh rút ra được nghĩa của ba câu này là dáng vẻ xấu xí của sầu riêng. Nhóm thứ hai gồm một câu ghép đẳng lập có hai chủ ngữ “hương” “vị” và hai v ị ng ữ “toả ngào ngạt”, ngọt đến đam mê học sinh phải tổng hợp được hai ý nh ỏ: Hương vị độc đáo ( hoặc làm say lòng người ) của quả sầu riêng. Trong bốn câu của đoạn, câu cuối là quan trọng nhất vì nó nêu đ ược nội dung chính của bài: Hương vị của quả sầu riêng. Câu cuối này ch ứa hai loại nghĩa: Miêu tả( hương vị độc đáo của quả sầu riêng ) và nghĩa liên cá nhân (khen quả sầu riêng, lợi ích của quả sầu riêng). Hai nhóm câu của đoạn được kết nối bằng từ “vậy mà” th ể hiện một cách lập luận đối lập càng tăng thêm sự kỳ lạ của hương vị sầu riêng. b. Cung cấp và giúp các em khám phá, giải nghĩa từ bằng nhiều cách nhằm rèn luyện kỹ năng về ngôn ngữ, phát tri ển t ư duy cho h ọc sinh như: - Dựa vào hình ảnh trên giáo cụ trực quan học sinh giải nghĩa từ. - Tìm từ cùng nghĩa hay từ trái nghĩa để hiểu nghĩa của từ trong bài. 11
- - Giải nghĩa của từ dựa vào văn cảnh của bài Ví dụ: Bài tập đọc “Truyện cổ nước mình” ( Tuần 2 – Sách Tiếng Việt Tập I- Trang 19 ) Câu thơ: “Tôi yêu truyện cổ nước tôi”. Với một câu 6 chữ “ tôi” l ặp lại hai lần, đứng ở hai vị trí đặc biệt: Mở đầu và kết thúc câu th ơ. Tôi cho các em thấy được kết cấu câu thơ đã biến nó thành lời tâm sự của tôi với tôi là lời “ lòng lại nhủ lòng”. Giọng điệu tâm tình ấy lại càng nổi rõ h ơn khi nói về cuộc đối thoại giữa truyện cổ với chúng ta, gi ữa cha ông và con cháu, tác giả hai lần dùng từ “thầm thì”. Lần đầu: “Mang theo truyện cổ tôi đi Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa”. Lần sau: “Tôi nghe truyện cổ thầm thì Lời ông cha dạy cũng vì đời sau”. Tôi cho các em phát hiện và hiểu được từ “thầm thì” là cách nói nhẹ nhàng, khẽ khàng, là giọng nói thân tình đi sâu vào lòng ng ười đ ể thuy ết phục, để nhắc nhở mọi người, để khơi gợi lên niềm yêu thương, nỗi nhớ mong da diết. c. Chọn lọc ghi lại những hình ảnh đẹp, gợi tả màu sắc, âm thanh, giúp các em thấy được vẻ đẹp của bài bằng cách: + Yêu cầu học sinh tìm, phát hiện hình ảnh đẹp th ể hi ện trong bài. + Dựa vào mô tả trên trực quan để rút ra hình ảnh đẹp. Ví dụ: Bài thơ NGẮM TRĂNG (Sách Tiếng Việt Tập II- Trang 137 ) 12
- Trong tù không rượu cũng không hoa, Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ . Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. Hồ Chí Minh ( Nam Trân dịch) Với bài thơ của Bác kính yêu được sáng tác trong nhà tù Tưởng Gi ới Thạch tôi cho các em quan sát tranh và đọc thầm bài th ơ đ ể trả lời câu h ỏi: Hình ảnh nào cho em thấy tình cảm gắn bó gi ữa Bác v ới trăng ? Qua cách khai thác câu hỏi này các em sẽ tìm ra hình ảnh đ ẹp : S ự g ần gũi, tâm tình giữa Bác và trăng cho dù song sắt của nhà tù có nh ỏ và h ẹp và l ạnh lùng tới đâu cũng không ngăn nổi sự giao cảm tuyệt vời giữa nhà th ơ và vầng trăng. Mặc dù ở trong hoàn cảnh bị giam hãm trong tù : không có rượu cũng chẳng có hoa nhưng Bác Hồ vẫn không hề chán nản tuyệt vọng mà ngược lại Người vẫn luôn giữ được phong thái ung dung tự tại và hòa mình vào thiên nhiên hơn thế nữa Người đã hoàn thành một cách ngoạn mục cuộc vượt ngục bằng tinh thần để rồi đắm mình trong không gian rộng lớn mênh mông và thơ mộng cùng ánh trăng ở ngoài song sắt nhà tù tối tăm dơ bẩn kia qua câu thơ: “Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.” + Tìm biện pháp nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng để thấy được cái hay, cái đẹp, cái sáng tạo trong cách viết văn, thơ của tác giả nh ư: Khai 13
- thác chất nhạc, vần nhịp điệu thơ. Tìm từ láy. từ t ượng thanh, t ượng hình, tìm biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá, tìm điệp từ, điệp ngữ … Ví dụ: “Tre Việt Nam” của tác giả Nguyễn Duy. ( Tu ần 4 – Sách Ti ếng Vi ệt -T ập I - Trang 41) Khổ thơ cuối cùng của bài đột ngột đổi nhịp và ngắt dòng : “Mai sau Mai sau Mai sau… Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh”. Sự trùng điệp ba dòng thơ và điệp từ “ Mai sau” có giá trị biểu đạt đặc biệt. Không gian và thời gian mở ra vô tận, ý th ơ âm vang, bay bổng gợi ra cho các em những liên tưởng phong phú. Một dòng thơ cuối, có tới ba từ “xanh” khiến bài thơ khép lại bằng một sắc màu rất riêng, biểu tượng cho sự sống trường tồn. Qua hình tượng cây tre ẩn dụ trong bài thơ cho các em th ấy đ ược n ổi bật lên tính cách của con người và truyền thống cao đẹp của dân tộc. Qua những câu thơ lục bát nhuần nhuyễn, hình ảnh thơ gần gũi thân quen, tác giả đã cho chúng ta hiểu thêm về đất nước, con người Việt Nam mến yêu. d. Tổ chức giờ học theo phiếu : - Xây dựng các bài tập đọc hiểu dưới hình thức trắc nghiệm, nó giúp khắc phục được tình trạng trước đây là trong giờ h ọc t ập đọc h ọc sinh ch ỉ dùng một phương thức hành động duy nhất : Dùng lời nói – một nguyên nhân làm cho số lượng học sinh hoạt động tích cực trong giờ học tập đọc rất thấp. - Việc tổ chức giờ học theo phiếu bài tập sẽ nâng cao hiệu quả giờ học, tiết kiệm thời gian học (làm cho giờ học tiến triển nhanh hơn) cá th ể hoá việc học gây hứng thú hơn cho các em (mọi h ọc sinh đ ều đ ược b ộc l ộ mình, em giỏi thể hiện được nhiệm vụ và thực hiện ở mức độ cao hơn, em yếu cũng đạt được những yêu cầu tối thiểu) rèn luyện được cùng một lúc cả kỹ năng đọc ( nói ) lẫn kỹ năng nghe, viết ( vì học sinh trả lời bằng vi ết trên phiếu, vừa đọc lại hay nói lại điều đã viết cho thầy cô giáo và các b ạn nghe, nghe thầy cô giáo và các bạn nói để bổ sung cho suy nghĩ của mình) sử dụng phiếu để dạy còn giúp giáo viên có thể kiểm tra được nhiều học sinh trong cùng một thời điểm. Ví dụ: Bài “ Nỗi dằn vặt của An – đrây – ca” (Tuần 6 – Sách Tiếng Việt Tập I – Trang 55 ) Có 4 câu hỏi : Câu 1: An – đrây – ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông? Câu 2: Chuyện gì xảy ra khi An – đrây – ca mang thuốc về nhà? Câu 3: An – đrây ca tự dằn vặt mình như thế nào? Câu 4: Câu chuyện cho thấy An – đrây – ca là một cậu bé như th ế nào? 14
- Được chuyển thành những bài tập có hình thức sau. Đọc thầm bài “ Nỗi dằn vặt của An –đrây - ca“ sau đó đánh dấu x vào ô trống trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây : Câu 1 : An – đrây – ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông? a. An – đrây – ca chạy ngay đến tiệm thuốc. b. An – đrây – ca gặp mấy đứa bạn đang chơi đá bóng rủ và nh ập cuộc c. An – đrây – ca từ chối chơi đá bóng với các bạn. Câu 2 : Chuyện gì đã xảy ra khi An – đrây – ca mang thuốc về nhà? a. Ông đã qua đời. b. Ông còn khoẻ mạnh. c. Ông đang còn chờ An – đrây – ca. Câu 3 : An – đrây ca tự dằn vặt mình như thế nào? a. Mình không có lỗi vì ông đã già. b. An - đrây ca tự an ủi mình đã mua thuốc về nhưng không còn kịp. c. Khi đã lớn, cậu vẫn luôn dằn vặt: “ Gía mình mua thu ốc v ề k ịp thì ông còn sống thêm được ít năm nữa!”. Câu 4: Câu chuyện cho thấy An – đrây – ca là một cậu bé nh ư th ế nào? a. Hồn nhiên, thật thà b. Hồn nhiên, thẳng thắn. c. Trung thực và nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân. e. Áp dụng công nghệ thông tin sử dụng màn hình đèn chi ếu khi dạy môn Tập đọc. Hiện nay ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy đang được Ngành Giáo dục cũng như mọi giáo viên giảng dạy quan tâm đầu t ư với một mong muốn cho học sinh được tiếp cận với nền khoa h ọc văn minh của thời đại và với một mục đích thiết thực giúp các em lĩnh hội tri th ức, mở mang tri thức một cách tốt nhất. Không còn gì hay hơn, tốt hơn khi có hình ảnh, âm thanh, trực quan sinh động kết h ợp, lồng ghép gi ảng d ạy giúp học sinh cảm thụ bài đọc một toàn diện. Xuất phát từ ý th ức này tôi cũng đã nghiên cứu học hỏi anh chị đi trước, tìm tòi tư liệu qua sách báo, trên mạng internet, áp dụng trình chiếu Power Point khi dạy một số bài t ập đ ọc có thể có những thành công lớn nhất mà cách dạy truyền thống không thể có được như : 15
- - Thời giờ luyện đọc và tìm hiểu bài được nhiều hơn khi giáo viên không không mất thời gian viết bảng, đính bảng phụ và treo tranh minh họa. - Gây hứng thú học tập của học sinh, làm cho các em được hào h ứng, ghi nhớ lâu, khắc sâu và củng cố kiến th ức. Ví dụ : D ạy bài D ế Mèn bênh vực kẻ yếu ( Tập đọc - tuần 2). Các em sẽ được tiếp cận “Mắt thấy, tai nghe” với anh chàng hiệp sĩ Dế Mèn đang bênh vực chị Nhà Trò rất sống động, rất cụ thể qua một thước phim ngắn trích trong bộ phim hoạt hình Dế Mèn phiêu lưu kí”. - Sử dụng trình chiếu Power Point giống như một giáo cụ trực quan đa thuận lợi khi giải nghĩa từ, khai thác nội dung bài, mở rộng kiến thức và liên hệ thực tế, giáo dục về môi trường… cần có hình ảnh thiết thực phục vụ đắc lực cho bài giảng mà không tốn thời gian của giáo viên và học sinh, không làm mất đi, xa đà hướng đi của bài dạy, từ đây các em sẽ hiểu bài kĩ hơn, đến với cái hay, cái đẹp của bài đọc và mở rộng tầm nhìn hiểu biết hơn thế giới xung quanh các em. Ví dụ: Trong bài tập đọc Bốn anh tài ( tiếp theo) – Sách tập đọc lớp 4 tập II/ trang 13. Để làm rõ nghĩa một số từ ngữ , tôi cho các em quan sát hình ảnh trên Slides để các em nhận biết, hiểu nghĩa từ bằng trực quan sinh động... Chẳng hạn: Chỉ đọc chú giải để hiểu “núc nác” là loại cây thân gỗ, lá chỉ có ở ngọn, quả rất dài, dẹt và rộng thì có thể sự hình dung về loại cây hiếm gặp này còn rất khó khăn với các em. Tôi cho các em theo dõi trên màn chiếu và giới thiệu để các em thấy được hình ảnh thực về cây núc nác. Với cách làm này các em các em hiểu nghĩa từ rất nhanh, rất thích thú và hào hứng. 16
- Núc nác Loại cây thân gỗ, lá chỉ có ở ngọn, quả rất dài, dẹt và rộng. Hay khi dạy bài Trung thu độc lập ( SGK tập I – Tuần 7 / trang 66), Để tìm hiểu nội dung câu hỏi số 3 (SGK): “Cuộc sống hiện nay có những gì giống với mong ước của anh chiến sỹ năm xưa?”. Sau khi cho các em tự nhận định và phát biểu ý kiến của mình về cuộc sống hiện tại, tôi mời các em tham quan một số cảnh đổi mới hiện nay tuyệt đẹp và hiện đại trên màn ảnh để một lần nữa khẳng định Ước mơ của anh chiến sỹ năm xưa về tương lai của trẻ em và đất nước đã trở thành hiện thực. Nhiều điều mà cuộc sống hôm nay của chúng ta dang có còn vượt qua ước mơ của anh chiến sỹ năm xưa. 17
- Thủy điện Yaly Tàu Vũ Trụ .... Một số cảnh đổi mới hiện nay. Với sự kết hợp nhiều các phương pháp phù hợp với t ừng bài tập đọc khác nhau, trong quá trình khai thác kiến th ức nội dung tôi đã thu đ ược rất nhiều thành công như các em nắm bài tốt, hiểu được nội dung bài và cảm thu được những điều tốt đẹp nhất, hay nhất mà tác giả đã gửi vào tác phẩm. Sau đây là một cách hướng dẫn tìm hiểu bài của tôi trong giảng dạy. Tập đọc : Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ Tác giả :Nguyễn Khoa Điềm Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối Lưng đưa nôi và tim hát thành lời: - Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi Mẹ thương a-kay, mẹ thương bộ đội Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần Mai sau con lớn vung chày lún sân… 18
- Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka-lưi Lưng núi thì to mà lưng mẹ thì nhỏ Em ngủ cho ngoan đừng làm mẹ mỏi Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng. Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi… - ( Sách Tiếng Việt 4 - Trang 48 ) Với bài thơ trên tôi nhận thấy rất gần gũi với giáo viên và các em học sinh, địa bàn nơi tôi dạy tôi đã giới thiệu cho các em . Đây là bài th ơ được sáng tác trong những năm kháng chiến chống Mỹ gian khổ. Thông qua lời ru của người mẹ, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm muốn nói lên vẻ đẹp tâm hồn của người mẹ yêu con, lòng yêu thương sâu sắc của bà mẹ miền núi với con và với cách mạng. Sau luyện đọc tôi đã hướng dẫn gợi mở, tìm hiểu bài như sau: Hỏi: Vậy em hiểu như thế nào là “những em bé lớn trên lưng mẹ” (Những em bé lớn trên lưng mẹ có ý nghĩa là” Những em bé lúc nào cũng ngủ trên lưng mẹ. Mẹ đi đâu làm gì cũng địu con trên lưng). Giáo viên cho hoc sinh quan sát tranh minh hoạ . Hỏi: Các em thấy hình ảnh nào trên bức tranh? ( Bức tranh vẽ người phụ nữ dân tộc miền núi đi đâu làm gì cũng đ ịu con sau lưng. Em bé cả những lúc ngủ cũng nằm trên l ưng m ẹ. Có th ể nói: “Những em bé lớn trên lưng mẹ” Giáo viên chốt lại . Hỏi: Em bé thường được mẹ địu trên lưng trong bài này có tên g ọi là gì? Hỏi: Mẹ đã ru Cu Tai bằng lời ru như thế nào? Hỏi: Mẹ vừa chăm lo cho Cu Tai khôn lớn, mẹ vừa giã gạo nuôi bộ đội phục vụ cho kháng chiến rồi tỉa bắp trên nương. Những công việc đó có ý nghĩa như thế nào? Với câu hỏi này tôi cho các em thảo luận nhóm bàn trong th ời gian 2 phút. Sau đó từng đại diện nhóm bàn lên trả lời, nhóm khác bổ sung. Giáo viên chốt ý và làm nổi bật cho các em th ấy được qua nh ững việc làm của mẹ chúng ta đều cảm nhận mẹ là người có lòng yêu nước thiết tha và không những thế toàn bài còn thể hiện người phụ nữ dân tộc Tà – ôi yêu nước này có tình yêu thương con vô bờ bến. Giáo viên hỏi tiếp. Em hiểu câu thơ “Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng” là như thế nào? ( Câu thơ gợi lên hình ảnh nhịp chày trong tay mẹ nghiêng làm cho giấc ngủ em bé trên lưng mẹ cũng chuyển động theo.) 19
- - Giáo viên mời một học sinh đọc lại toàn bài, cả lớp đọc thầm sau đó thảo luận theo nhóm đôi để trả lời câu hỏi số 3 của sách giáo khoa. - Gọi 1 em đọc lại câu hỏi số 3 và thời gian 1phút cho các em th ảo luận nhóm đôi theo câu hỏi này. Hoạt động cả lớp: Giáo viên hỏi từng ý gọi đại diện nhóm lên trả lời các nhóm khác nhận xét bổ sung. Hỏi: Tìm những hình ảnh đẹp nói lên tình yêu thương của ng ười m ẹ đối với người con. Học sinh trả lời, giáo viên rút những hình ảnh đẹp ghi lên bảng đó là: + Lưng đưa nôi + Tim hát thành lời. + Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi + Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng Hỏi : Vì sao em lại chọn những hình ảnh đẹp này? Và giáo viên khai thác hình ảnh đẹp đó Hỏi : Mẹ có một niềm hi vọng: Mong con chóng khoẻ và chóng lớn câu thơ nào thể hiện điều đó? ( Mai sau con lớn vung chày lún sân) Giáo viên giảng: Địu con trên lưng khi giã gạo tỉa bắp trên n ương, những hình ảnh đó thật đẹp. Nó nói lên tình th ương yêu của m ẹ đối v ới con và mẹ mong cho Cu Tai mau lớn, có sức mạnh khác th ường”Vung chày lún sân” để làm những công việc có ích, ước mơ này thể hiện tình th ương con và lòng yêu nước thiết tha của người mẹ miền núi. Hỏi : Theo em cái đẹp thể hiện trong toàn bài thơ này là gì? Trả lời : Cái đẹp trong toàn bài thơ này là thể hiện được lòng yêu nước thiết tha và tình thương con của người mẹ. Giáo viên : Và đó cũng chính là nội dung bài, giáo viên ghi lên bảng gọi 2 – 3 học sinh nhắc lại. Sau đó là đến phần tổ chức cho lớp luyện đọc và h ọc thu ộc lòng bài thơ. * Củng cố toàn bài : Tôi cho các em thấy được : Tình yêu nước – thương con vô bờ bến của người phụ nữ dân tộc Tà-ôi nói riêng và của người phụ nữ Việt Nam nói chung luôn là hình ảnh xứng đáng được ngợi ca và tự hào hãnh di ện. Đây chính là những chủ đề, khiến cho nhà thơ viết lên nh ững v ần th ơ hay, đi vào lòng người với lời thơ miệt mài lắng đọng. Và các em biết không: Bài thơ “ Khúc hát ru những em bé l ớn trên lưng mẹ” đã được phổ nhạc thành bài hát “ Lời ru trên nương “ chúng ta hãy cùng nhau lắng nghe bài hát này nhé. Giáo viên mở băng cùng các em thưởng thức bài hát trong thời gian là 2 phút. Dặn dò các em về nhà đọc lại bài nhiều lần và chuẩn bị tốt bài sau. Giáo viên nhận xét tiết học. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 3: Đề bài: MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG Ở TRƯỜNG ( t1)
5 p | 676 | 76
-
CHỦ ĐIỂM: PHƯƠNG TIỆN VÀ LUẬT LỆ AN TOÀN GIAO THÔNG - MÔN: MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH ĐỀ TÀI: MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG PHỔ BIẾN
7 p | 574 | 63
-
TÊN DỀ TÀI MỘT SỐ THỦ THUẬT GÂY HỨNG THÚ CHO TRẺ EM 5 – 6 TUỔI NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN HỌC : “ LÀM QUEN VỚI MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH ”
13 p | 316 | 61
-
Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 3: Đề bài: MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG Ở TRƯỜNG(tt)
5 p | 415 | 50
-
Chủ đề: Bé biết con gì? - Đề tài: Quả trứng - Nhóm lớp: 25-36 tháng
3 p | 295 | 48
-
Giáo án chương trình mới: Lớp Chồi ĐỀ TÀI : Một Số Côn Trùng
4 p | 375 | 45
-
Giáo án mầm non chương trình đổi mới: Chủ đề : HOA - QUẢ Đề tài : Một số loại hoa
8 p | 550 | 40
-
Giáo án mầm non chương trình đổi mới: ĐỀ TÀI: MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN GIAO
11 p | 179 | 26
-
Giáo án Vật lý lớp 6 : Tên bài dạy : MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA SỰ NỞ VÌ NHIỆT
6 p | 251 | 25
-
Giáo án chương trình mới: Lớp lá Đề tài: Lớp Lá và những người bạn.
5 p | 147 | 14
-
Chủ đề THẾ GIỚI THỰC VẬT Đề tài: Hoa cánh tròn
4 p | 126 | 8
-
Chủ đề : HOA - QUẢ Đề tài : Một số loại hoa
4 p | 124 | 5
-
Giáo án chương trình mới: Lớp Chồi Đề tài: HÀ NỘI MẾN YÊU CỦA EM
3 p | 127 | 4
-
Đề tài HOA CÚC HOA HỒNG
5 p | 86 | 4
-
Bài giảng môn Mĩ thuật lớp 7 - Bài 8: Vẽ tranh Đề tài trò chơi dân gian
13 p | 39 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao tính tích cực vận động cho trẻ 24-36 tháng
22 p | 11 | 1
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao tính tích cực vận động cho trẻ 24 -36 tháng tuổi
22 p | 1 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn