Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 4/2013<br />
<br />
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC<br />
<br />
THÀNH PHẦN LOÀI CÁ PHÂN BỐ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br />
ĐƯỢC LƯU GIỮ TẠI BẢO TÀNG THỦY SINH VẬT<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
FISH SPECIES COMPOSITION IN MEKONG DELTA AT MUSEUM<br />
OF AQUATIC CREATURES OF NHA TRANG UNIVERSITY<br />
Nguyễn Thị Thúy1, Trương Thị Bích Hồng2<br />
Ngày nhận bài: 17/4/2013; Ngày phản biện thông qua: 03/6/2013; Ngày duyệt đăng: 10/12/2013<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Hiện nay, Bảo tàng Thủy sinh vật - Viện Nuôi trồng thủy sản – Trường Đại học Nha Trang thu và lưu giữ được 18<br />
loài cá thuộc 9 họ nằm trong 5 bộ cá khác nhau ở đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, bộ cá vược [Perciformes] có<br />
số lượng loài nhiều nhất gồm 7 loài (chiếm 38.89%), bộ cá da trơn [Siluriformes] có 5 loài (chiếm 27.78%), bộ cá chép<br />
[Cypriniformes] (chiếm 16.67%), chúng đều là loài cá có sản lượng đánh bắt lớn và đem lại giá trị kinh tế cao, có 2 loài<br />
quý hiếm đang bị đe dọa, có trong sách đỏ Việt Nam cần được bảo vệ đó là cá hô (Catlocarpio siamensis Boulenger, 1898)<br />
và cá ét mọi (Morulius chrysophekadion Bleeker, 1850). Đặc biệt họ cá Pangasiidae trong bộ cá da trơn có 2 loài cá tra<br />
và cá ba sa được nuôi thương phẩm với quy mô lớn phục vụ xuất khẩu thủy sản, là họ cá kinh tế trong khu hệ cá nước ngọt<br />
ở đồng bằng sông Cửu Long.<br />
Từ khóa: Perciformes, Siluriformes, Cypriniformes, khu hệ cá nước ngọt, đồng bằng sông Cửu Long<br />
<br />
ABSTRACT<br />
Currently, the Museum of Aquatic creatures - Institute of Aquaculture - Nha Trang University has collected and<br />
stored 18 fish species from Mekong Delta belonging to 9 families and 5 orders. In particular, Perciformes were the most<br />
dominant species with 7 species (38.89%), Siluriformes represented 5 species (27.78%), 3 species of Cypriniformes<br />
(16.67%) were identified. The previous species are the most aboundant and with high economic value in the Mekong<br />
Delta. According to Vietnam red Book, giant barb fish (Catlocarpio siamensis Boulenger, 1898) and black sharkminnow<br />
fish (Morulius chrysophekadion Bleeker, 1850) are rare, threatened and needs to be protected. Especially, 2 species of<br />
Pangasiidae including Tra and Basa catfish are commercially cultured on large scale for export purpose and they are<br />
considered as the most economic species of freshwater fish fauna in Mekong Delta.<br />
Keywords: Perciformes, Siluriformes, Cypriniformes, freshwater fish fauna, Mekong Delta<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Nhiệm vụ chính của Bảo tàng là phục vụ hoạt<br />
động đào tạo, nghiên cứu khoa học cho cán bộ và<br />
sinh viên Viện Nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đó<br />
phòng còn trưng bày các mẫu thủy sinh vật phân<br />
bố trên toàn quốc và được các nhà nghiên cứu đầu<br />
ngành định danh. Những mẫu vật này không chỉ<br />
được các nhà khoa học thuộc lĩnh vực thủy sản quan<br />
tâm mà còn thu hút một lượng lớn khách tham quan<br />
<br />
1<br />
<br />
là sinh viên trong và ngoài trường. Do đó, việc thu<br />
mẫu và xây dựng các bộ mẫu về các loài thủy sinh<br />
vật sẽ phục vụ đắc lực cho công tác dạy học, nghiên<br />
cứu và tham quan.<br />
Khu hệ cá nước ngọt ở đồng bằng sông Cửu<br />
Long đóng vai trò quan trọng cho nghề khai thác<br />
cá nội địa và đẩy mạnh phát triển nghề nuôi cá bè.<br />
Nhưng hiện nay, đồng bằng sông Cửu Long là một<br />
trong những vùng bị tác động bởi hình thức nuôi<br />
<br />
KS. Nguyễn Thị Thuý, 2 ThS. Trương Thị Bích Hồng: Viện Nuôi trồng thủy sản - Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 39<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
lồng bè và kết hợp với khai thác quá mức (khai thác<br />
cá chưa trưởng thành, cá bố mẹ trong mùa sinh<br />
sản trên đường di cư và tại bãi đẻ) trên sông làm<br />
mất đi đường di cư sinh sản tự nhiên, một số bãi<br />
đẻ và khu vực kiếm mồi của cá. Vì vậy, sản lượng<br />
khai thác của vùng đồng bằng sông Cửu Long<br />
chỉ còn khoảng 40-50% so với thời kỳ trước năm<br />
1975 [8]. Một số loài cá được đưa vào sách đỏ Việt<br />
Nam ở mức độ T như cá hô (Catlocarpio siamensis<br />
Boulenger, 1898) và cá ét mọi (Morulius<br />
chrysophekadion Bleeker, 1850) [6]. Do đó, định<br />
danh và lưu giữ cá ở đồng bằng sông Cửu Long<br />
nhằm cung cấp dẫn liệu ban đầu về thành phần<br />
loài, đặc điểm phân bố góp phần cho việc quy<br />
hoạch, khai thác và bảo vệ nguồn lợi tự nhiên và đa<br />
dạng thành phần loài lưu giữ tại Bảo tàng.<br />
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 05/2012 đến<br />
tháng 8/2012.<br />
- Địa điểm nghiên cứu: Bảo tàng Thủy sinh vật.<br />
- Phương pháp bảo quản: Mẫu sau khi thu, cố<br />
định trong dung dịch chứa nồng độ formol 8-10%,<br />
chuyển về Phòng Thủy sinh vật mẫu vật - Viện Nuôi<br />
trồng thủy sản – Trường Đại học Nha Trang, tiến<br />
hành cân đo, quan sát các chỉ tiêu hình thái. Định<br />
loại theo tài liệu phân loại của các tác giả: Roberts<br />
và Vidthayanon, 1991; Ferraris, 2007; Mai Đình Yên<br />
và ctv.,1992; Pouyaud và ctv., 2004 [2][3][5]. Mẫu<br />
được lưu giữ bằng formol 10%.<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
Thành phần loài cá thu được ở đồng bằng sông<br />
Cửu Long trong năm 2008-2009 từ đề tài xây dựng<br />
Bảo tàng Thủy sinh vật: 18 loài thuộc 9 họ và 5 bộ.<br />
Đặc điểm mô tả các loài cá được sắp xếp theo<br />
từng giống.<br />
1. Giống Pangasianodon<br />
- Loài Pangasianodon hypophthalmus Sauvage,<br />
1878 (hình 1).<br />
- Tên thường gọi: Cá tra.<br />
- Thân dài, hẹp ngang; đầu nhỏ vừa phải; Miệng<br />
rộng, có răng sắc nhọn trên các xương hàm, xương<br />
lá mía và xương khẩu cái; Mắt tương đối to; Có 2<br />
đôi râu, trong đó râu hàm trên ngắn hơn ½ chiều dài<br />
đầu, râu hàm dưới ngắn hơn chiều dài đầu; Gai trên<br />
cùng mang thưa và ngắn; Vây lưng và vây ngực có<br />
gai cứng mang răng cửa ở mặt sau; vây hậu môn<br />
tương đối dài; Da trơn không có vảy; Thân màu<br />
xám, hơi xanh trên lưng.<br />
- Sống ở nước ngọt, thường gặp ở tầng đáy,<br />
tầng giữa và tầng mặt, là loài di cư trong sông.<br />
<br />
40 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Số 4/2013<br />
- Giá trị kinh tế: hiện nay nguồn lợi cá tra bột<br />
trong thủy vực tự nhiên đã giảm sút nghiêm trọng.<br />
Nguồn giống chủ yếu do các trại giống nhân tạo<br />
cung cấp cho nghề nuôi cả khu vực đồng bằng sông<br />
Cửu Long.<br />
2. Giống Pangasius<br />
2.1. Loài Pangasius bocourti Sauvage, 1880 (hình 2)<br />
- Tên thường gọi: Cá ba sa.<br />
- Cá có thân hình dẹt vừa phải, đầu dẹp bằng,<br />
trán rộng, răng nhỏ mịn.<br />
- Sống ở nước ngọt, thường gặp ở tầng đáy,<br />
tầng giữa và tầng mặt.<br />
- Giá trị kinh tế: là đối tượng nuôi bè quan trọng<br />
ở đồng bằng sông Cửu Long, là một trong những<br />
loài cá thuộc họ Pangasiidae di cư vượt thác Khône<br />
[4][8] và bị khai thác với số lượng lớn trong quá trình<br />
di cư này.<br />
2.2. Loài Pangasius conchophilus Robert &<br />
Vidthayanon, 1991 (hình 3)<br />
- Tên thường gọi: Cá hú.<br />
- Thân dài, dẹp ngang dần về phía đuôi; Đầu và<br />
miệng hơi rộng, hàm trên nhô ra; Mắt tương đối nhỏ,<br />
nằm lệch về phía dưới của đầu và trên góc miệng;<br />
Răng xương lá mía hình khối chữ nhật rõ, răng khẩu<br />
cái ở mỗi bên; Có 2 đôi râu, râu hàm trên dài đến<br />
gốc vây ngực, râu hàm dưới ngắn hơn; Gai vây lưng<br />
và vây ngực to khỏe.<br />
- Sống ở nước ngọt, thường gặp ở tầng đáy,<br />
tầng giữa và tầng mặt, di cư trong sông.<br />
- Giá trị kinh tế: là một trong những loài cá quan<br />
trọng đối với một số nghề đánh cá nhất định quanh<br />
thác Khône vào đầu mùa lũ từ tháng 5 đến tháng 7,<br />
và nghề đánh lưới rê dọc theo đoạn giữa sông Mê<br />
Kông [4]. Thịt ngon có giá trị kinh tế và được nuôi<br />
phổ biến.<br />
2.3. Loài Pangasius larnaudii Bocourt, 1866 (hình 4)<br />
- Tên thường gọi: Cá bông lau.<br />
- Thân dẹp ngang dần về phía đuôi; Đầu dài và<br />
nhọn; Viền lưng cong, lườn bụng tròn; Mõm rộng,<br />
hàm trên hơi nhô ra; Mắt nhỏ, có mi mỡ và nằm<br />
phía trên đường ngang qua góc miệng; Có 2 lỗ mũi;<br />
Răng xương lá mía và xương khẩu cái gồm 4 đốm;<br />
Có 2 đôi râu.<br />
- Sống thuỷ vực nước ngọt, di cư trong sông.<br />
- Giá trị kinh tế: là một trong những loài cá quan<br />
trọng nhất trong nghề đánh cá vào mùa mưa (tháng<br />
5-6) khi chúng di cư theo đường Hu Sôm Nhay, một<br />
sông nhánh nhiều bậc của thác Khône [8].<br />
3. Giống Mystus<br />
- Loài Mystus rhegma Fowler, 1935 (hình 5)<br />
- Tên thường gọi: Cá chốt sọc.<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
- Đầu nhỏ, hình nón, mặt dưới hơn dẹp; Mõm<br />
tù; Miệng dưới, không co duỗi được, nằm trên mặt<br />
phẳng ngang; Có 4 đôi râu, râu mép dài nhất và kéo<br />
dài quá ngọn vi hậu môn; Thân dài, dẹp bên; Gai vi<br />
ngực to và dài hơn chiều dài gai vi lưng; Thân có 3<br />
sọc sậm chạy dọc theo chiều chiều dọc; Phần giữa<br />
các sọc này có màu trắng; Mặt bụng của thân và<br />
đầu có màu trắng bạc; Râu mép màu xám đen, các<br />
râu khác màu nhạt hơn; Sống đáy.<br />
- Giá trị kinh tế: chưa cao.<br />
4. Giống Oxyeleotris<br />
4.1. Loài Oxyeleotris marmorata Bleeker, 1852<br />
(hình 6)<br />
- Tên thường gọi: Cá bống tượng.<br />
- Thân mập, phần trước hơi dẹp bằng, phần<br />
sau hơi dẹp bên, đường lưng lõm xuống ở trán;<br />
Đầu to, rộng, dẹp bằng, chiều rộng của đầu bằng<br />
hoặc lớn hơn cao thân; Mõm dài, nhọn hướng lên<br />
trên, giữa mõm có u nhô cao; Miệng trên rộng, hàm<br />
dưới dài hơn hàm trên và đưa ra phía trước; Răng<br />
nhọn, gốc răng to, xếp thưa thành nhiều hàng trên<br />
mỗi hàm; Không có râu; Mắt tròn, nhỏ, lệch về mặt<br />
lưng của đầu; Lưỡi rất phát triển, dẹp bằng, đầu<br />
lưỡi tròn.<br />
- Cá sống tầng đáy, ban ngày ít hoạt động và<br />
thường vùi mình dưới bùn, ban đêm hoạt động bắt<br />
mồi tích cực. Cá ưa ẩn náu nơi cây cỏ rậm ven bờ<br />
và rình bắt mồi. Khi gặp nguy hiểm cá có thể vùi sâu<br />
trong bùn 1m và sống được nhiều giờ. Cá được tìm<br />
thấy ở các lưu vực thuộc hệ thống sông Cửu Long<br />
và sông Đồng Nai.<br />
- Giá trị kinh tế: Cá có kích thước tương đối<br />
lớn, thịt rất ngon, có giá trị kinh tế cao, là đối tượng<br />
được nghiên cứu thành công trong sản xuất giống<br />
nhân tạo. Hiện nay cá bống tượng có nhu cầu cho<br />
xuất khẩu với giá cao nhất trong các loài cá nuôi<br />
nước ngọt.<br />
4.2. Loài Oxyeleotris siamensis Gunther, 1861 (hình 7)<br />
- Tên thường gọi: Cá bống dừa.<br />
- Thân hình trụ tròn, đuôi dẹp ngang; Đầu hơi<br />
dẹp đứng, rộng; Mõm tù, ngắn và trần; Mắt to, miệng<br />
rộng và xiên; Hàm dưới nhô ra, răng nhiều hàng<br />
trên mỗi hàm, hàng ngoài; Khởi điểm vây lưng thứ<br />
nhất sau vây ngực và vây bụng; Vây ngực hình bầu<br />
dục dài, vây đuôi tròn; Sống ở vùng ven biển cửa<br />
sông, có thể di chuyển vào vùng nước ngọt kiếm ăn<br />
và sinh sống. Cá được tìm thấy ở vùng hạ lưu cửa<br />
sông thuộc các tỉnh Nam Bộ.<br />
- Giá trị kinh tế: Thịt cá thơm ngon có ý nghĩa<br />
kinh tế cho khu vực. Loài này có thể sử dụng làm<br />
cá cảnh.<br />
<br />
Số 4/2013<br />
5. Giống Pseudapocryptes<br />
- Loài Pseudapocryptes elongates Cuvier,<br />
1816 (hình 8)<br />
- Tên thường gọi: Cá bống kèo.<br />
- Cá có thân hình trụ dài, dẹp dần về phía đuôi;<br />
Đầu hơi nhọn. mõm tù và trần; Nếp gấp mõm có hai<br />
lá bên nhỏ; Mắt nhỏ nằm sát nhau trên đỉnh đầu và<br />
không có cuống.<br />
- Sống chui rúc trong bùn và đào hang để trú.<br />
Cá di chuyển theo con nước, khi tìm được nơi thích<br />
hợp sẽ đào hang để ở lại.<br />
- Cá tập trung trong vùng đồng bằng sông Cửu<br />
Long, nhất là tại Sóc Trăng, Bạc liêu, Cà Mau, Kiên<br />
Giang, thích hợp với các ao hồ, kênh, mương nước<br />
lợ. Cá còn được nuôi tại các ruộng muối.<br />
- Giá trị kinh tế: Thịt cá bống kèo rất được ưa<br />
chuộng. Thịt có hương vị riêng, trắng ngon và giá trị<br />
dinh dưỡng cao.<br />
6. Giống Channa<br />
6.1. Loài Channa micropeltes Cuvier, 1831 (hình 9)<br />
- Tên thường gọi: Cá lóc bông.<br />
- Thân dài, phần trước tròn, phần sau dẹp bên;<br />
Đầu dài, đỉnh đầu phẳng; Phần trán giữa 2 mắt rộng,<br />
phẳng; Mõm nhọn, ngắn; Răng nanh bén nhọn và<br />
xếp thành một hàng trên hàm, trên xương khẩu cái,<br />
xương lá mía; Không có râu; Lỗ mũi trước mở ra<br />
bằng một ống ngắn; Mắt tròn nằm lệch về phía trên<br />
của đầu và gần chót mõm hơn gân điểm cuối nắp<br />
mang; Vảy nhỏ phủ khắp thân và đầu; Vây đuôi tròn;<br />
Phần lưng có màu xám nâu và bụng có màu trắng.<br />
- Sống phổ biến ở đồng ruộng, kênh rạch, ao<br />
hồ, đầm, sông, thích nghi được cả với môi trường<br />
nước đục, tù, ... Vào mùa hè cá thường hoạt động<br />
va bắt mồi ở tầng mặt. Mùa đông cá hoạt động ở<br />
tầng nước sâu hơn.<br />
- Giá trị kinh tế: là đối tượng nuôi quan trọng và<br />
là nguồn thực phẩm tốt cho người dân.<br />
6.2. Loài Channa striata (hình 10)<br />
- Tên thường gọi: Cá lóc đen.<br />
- Thân tròn dài, đuôi dẹp bên; Vây lưng có<br />
40 - 46 cái, vây hậu môn có 28 - 30 vây, vảy đường<br />
bên 41 - 55 cái.<br />
- Sống độ sâu sinh sống từ 0 đến 30 m trong<br />
các sông, suối, ao, hồ và trong các ao nuôi nhân<br />
tạo. Chúng sinh sống ở tầng nước giữa và thấp,<br />
hay được tìm thấy trong các ao hồ có nhiều rong cỏ<br />
và nước đục.<br />
- Giá trị kinh tế: đối tượng nuôi khá quan trọng,<br />
phổ biến và là nguồn thực phẩm tốt cho người tiêu<br />
dùng trong cả nước. Hiện nay, bên cạnh cá Lóc<br />
bông, cá Lóc đen là đối tượng được nuôi nhiều<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 41<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
trong các ao, giai và bè ở vùng đồng bằng sông<br />
Cửu Long.<br />
7. Giống Osphronemus<br />
7.1. Loài Osphronemus goramy Lacepede, 1801<br />
(hình 11)<br />
- Tên thường gọi: Cá tai tượng.<br />
- Thân hình đẹp, cao, miệng nhỏ trễ; Gốc vây<br />
lưng ở xa phía sau gốc vây ngực và trên hay ở sau<br />
gốc vây hậu môn; Vây ngực có 1 gai và năm nhánh,<br />
nhánh đầu biến thành một nhánh dài; Vảy to; Cá có<br />
màu xám nhạt và có một chấm đen ở vây ngực, cá<br />
nhỏ có nhiều sọc xiên.<br />
- Là loài cá có khả năng thích nghi đặc biệt với<br />
điều kiện khắc nghiệt của môi trường. Ở vùng đồng<br />
bằng Nam bộ Việt Nam, sống ở vùng nước lặng,<br />
nhiều cây thuỷ sinh.<br />
- Giá trị kinh tế: chưa cao.<br />
7.2. Loài Trichogaster pectoralis (hình 12)<br />
- Tên thường gọi: Cá sặc rằn.<br />
- Thân cá dẹp bên; Đầu nhỏ, dẹp bên, mõm<br />
ngắn; Không có râu; Mắt lớn vừa nằm trên trục giữa<br />
thân, gần chót mõm hơn gần điểm cuối nắp mang;<br />
Lỗ mang lớn vừa, màng mang hai bên dính nhau<br />
nhưng không dính với eo mang; Vảy lược, phủ khắp<br />
thân và đầu; Vây đuôi chẻ 2, rãnh chẻ cạn và phần<br />
cuối của 2 thùy vây đuôi tròn.<br />
- Sống ở ao hồ, kênh rạch,.. có thể sống được<br />
ở vùng nước lợ, nơi có nồng độ muối thấp. Là đối<br />
tượng nuôi.<br />
- Giá trị kinh tế: cá có giá trị kinh tế cao, là loài<br />
cá to nhất trong số các loài cá của giống này.<br />
8. Giống Barbodes<br />
8.1. Loài Barbodes gonionotus Bleeker, 1850 (hình 13)<br />
- Tên thường gọi: Cá mè vinh.<br />
- Thân dẹp bên, có dạng hình thoi; Đầu nhỏ<br />
dạng hình nón; Mõm tù, ngắn, miệng trước, hẹp<br />
bên. Góc miệng chạm với đường thảng đứng kẻ từ<br />
bờ trước của mắt, rạch miệng xiên; Có 2 đôi râu: râu<br />
mõm và râu mép, râu kém phát triển; Mắt to, lệch về<br />
nửa trên của đầu và gân chót mõm hơn gần điểm<br />
cuối của nắp mang.<br />
- Sống ở các kênh rạch, sông ngòi Nam Bộ, đặc<br />
biệt là đồng bằng sông Cửu long, sông Sài Gòn,<br />
sông Đồng Nai.<br />
- Giá trị kinh tế: có giá trị kinh tế tại đồng bằng<br />
sông Cửu Long. Cá có thịt cá thơm ngon và được<br />
khai thác trong tự nhiên quanh năm; Sản lượng<br />
tự nhiên khá cao, là loài cá có giá trị kinh tế cho<br />
khu vực.<br />
<br />
42 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Số 4/2013<br />
8.2. Loài Barbonymus altus Günther, 1868 (hình 14)<br />
- Tên thường gọi: Cá he vàng.<br />
- Thân hình thoi cao, hơi dẹp; Đầu nhỏ; Mắt to,<br />
lồi; Miệng nhỏ, môi mỏng; Có 2 đôi râu rất phát triển;<br />
Vảy to; Đường bên hơi cong về phía bụng; Khởi<br />
điểm vây lưng hơi trước vây bụng; Tia đơn cuối to,<br />
hóa xương và có răng cưa; Vây lưng và vây hậu<br />
môn có vảy nhỏ ở gốc; Lưng xám đen, bụng bạc.<br />
- Sống trong mực cạn độ 0,5 đến 1 m tính từ<br />
mặt nước, nước đứng (hồ) cho tới nơi nước chảy<br />
mạnh (sông).<br />
- Giá trị kinh tế: có giá trị kinh tế cao, sản lượng<br />
lớn.<br />
8.3. Loài Catlocarpio siamensis Boulenger, 1898<br />
(hình 15)<br />
- Tên thường gọi: Cá hô.<br />
- Phần trước thân hơi tròn và cao, phần sau<br />
dẹp bên; Cao thân khoảng 1/3 dài chuẩn; Đầu rất to,<br />
đỉnh đầu rộng, giữa mắt và mõm của phần lưng đầu<br />
lõm xuống; Không râu; Khe mang rộng; Thân phủ<br />
vảy tròn to; Đầu và lưng nâu xám hoặc ánh xanh,<br />
lợt dần xuống bụng trắng bạc; Vảy trên thân xanh<br />
đen tạo thành dạng mạng lưới; Vây lưng cao, tia<br />
đơn không hóa xương, gốc phủ vảy nhỏ; Vây ngực,<br />
vây bụng và vây hậu môn ngắn; Vây hậu môn cũng<br />
có phủ vảy nhỏ ở gốc; Các vây màu đỏ có viền đen;<br />
Cá có kích thước lớn.<br />
- Cá hô thường sinh sống trên các dòng sông<br />
lón, nhưng cũng có thể đi vào các ao hồ, kênh<br />
rạch, các vùng ngập liên hệ với sống lớn. Cá lớn<br />
thường sống ở sông lớn, cá nhỏ đi vào các ao đầm<br />
ven sông.<br />
- Giá trị kinh tế: cá có kích thước lớn thuộc loại<br />
cá quý, thịt ngon có giá trị dinh dưỡng cao [6].<br />
9. Giống Macrognathus<br />
9.1. Loài Macrognathus aculeatus Bloch, 1786 (hình 16)<br />
- Tên thường gọi: Cá chạch lá tre.<br />
- Thân dài, phía trước hơi tròn, phía sau dẹp<br />
ngang; Đầu ngắn nhỏ, mõm nhọn dài; Đường bên<br />
liên tục, vảy rất nhỏ; Vây lưng gồm các gai cứng<br />
nằm rời nhau ở phía trước, phần tia mềm ở phía<br />
sau; Vây ngực tròn, vây đuôi nhỏ và không có vây<br />
bụng; Lưng và hông có màu xám nâu; Sống ở<br />
tầng đáy.<br />
- Giá trị kinh tế: cá có sản lượng lớn và giá trị<br />
kinh tế cao.<br />
9.2. Loài Morulius chrysophekadion Bleeker, 1850<br />
(hình 17)<br />
- Tên thường gọi: Cá ét mọi.<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
- Cá có thân thon dài, dẹt bên; Đầu nhỏ, mõm<br />
tù, đầu mõm có nhiều đốt ừng; Miệng ở phía dưới,<br />
nằm trên mặt phẳng ngang, vòng cung; Môi phát<br />
triển; Rãnh sau môi trên và môi dưới sâu và liên tục;<br />
Có hai đôi râu, râu mõm và râu mép dài bằng nhau<br />
và tương đương với đường kính mắt; Các vây đều<br />
cao, vảy tròn phủ khắp thân; Thân cá có màu đen<br />
xám ở mặt lưng, màu trắng mám ở mặt bụng; Các<br />
vây có màu đen.<br />
- Cá sống ở trung lưu, hạ lưu sông các ao hồ<br />
liên hệ với sông.<br />
- Cá thành thục di cư vào vùng ngập để đẻ<br />
trứng. Cá bột và cá con ở lại vùng ngập trong suốt<br />
mùa lũ. Khi nước bắt đầu rút, cá con và cá trưởng<br />
thành đều quay về sông chính để ẩn náu trong suốt<br />
mùa khô. Ở trung lưu sông Mekong, cá di cư ngược<br />
dòng vào các nhánh chính.<br />
- Giá trị kinh tế: thịt ngon, cá lớn đạt đến 5kg,<br />
có giá trị kinh tế, sản lượng khá nhiều ở hạ lưu sông<br />
[3]. Là loài cá cần được bảo vệ.<br />
10. Giống Osteochilus<br />
- Loài Osteochilus melanopleurus Bleeker,<br />
1852 (hình 18)<br />
- Tên thường gọi: Cá mè hôi.<br />
- Thân dẹp bên; Đầu nhỏ hơi dẹp bên; Mõm tù,<br />
trơn láng không có nốt sừng; Môi trên có nhiều gai;<br />
Có 2 đôi râu: râu mõm và râu mép; Râu mõm ngắn<br />
<br />
Số 4/2013<br />
hơn râu mép và tương đương với đường kính mắt;<br />
Đường lưng hơi lõm ở trán; Vảy tròn nhỏ phủ khắp<br />
toàn thân, đầu không có vảy; Vây đuôi chẻ hai, rãnh<br />
chẻ tương đương 2/3 chiều dài gốc vây đuôi; Mặt<br />
lưng của thân và đầu màu xám xanh hơi ửng lên<br />
màu hương và lợt dần xuống mặt bụng, bụng cá<br />
màu trắng bạc; Cá sống từ tầng giữa đến tầng đáy<br />
của sông, kênh rạch.<br />
- Giá trị kinh tế: cá có thịt ngon, có giá trị kinh<br />
tế cao.<br />
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ<br />
1. Kết luận<br />
Đã thu mẫu, định loại và lưu giữ được 18 loài cá<br />
thuộc 9 họ và 5 bộ: bộ cá vược [Perciforme] có số<br />
lượng loài nhiều nhất có 7 loài (chiếm 38.89%), bộ<br />
cá da trơn [Siluriformes] có 5 loài (27.78chiếm%), bộ<br />
cá chép [Cypriniformes] có 3 loài (chiếm 16.67%),<br />
bộ lươn [Synbranchiformes] có 2 loài chiếm 11.11%,<br />
bộ cá thiểu [Cypriniformes] ít nhất chỉ có 1 loài<br />
(chiếm 5.56%).<br />
2. Kiến nghị<br />
Tiến hành thu mẫu, định loại và lưu giữ các loài<br />
còn lại phân bố ở sông Mekong để làm phong phú<br />
cho Bảo tàng Thủy sinh vật - Viện Nuôi trồng thủy<br />
sản - Trường Đại học Nha Trang.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
Tiếng Việt<br />
1.<br />
<br />
Trịnh Ngọc Tuấn, 2005. Nghiên cứu hiện trạng khai thác, nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam và đề xuất phương pháp xử lý<br />
nước thải.<br />
<br />
2.<br />
<br />
Mai Đình Yên, N.V.Trọng, N.V.Thiện, L.H.Yến, H.B.Loan, 1992. Định loại cá nước ngọt Nam bộ. NXB Khoa học và Kỹ<br />
thuật, Hà Nội, 343tr.<br />
<br />
3.<br />
<br />
Sách đỏ Việt Nam, phần Động vật. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Hà Nội 1992, 396tr.<br />
<br />
4.<br />
<br />
Baird, I. G., 1998. Preliminary fishery stock assessment results from Ban Hang Khone, Khong District, Champassak<br />
province, Southern Lao PDR. Technical Report. Environmental Protection and Community Development in the Siphadone<br />
Wetland, Champassak Province, Lao PDR. Funded by European Union, implemented by CESVI, 12pp.<br />
<br />
5.<br />
<br />
Ferraris, C.J., 2007. Checklist of Catfishes, recent and fossil (Osteichthyes, Siluriformes), and catalogue of siluriform primary<br />
types. Zootaxa 1418 ©2007 Magnolis Press. 628pp.<br />
<br />
6.<br />
<br />
Pouyaud L., Gustiano R., Teugels G.G., 2002. Systematic revision of the Pangasius polyuranodon (Silurifornes, Pangasiidae)<br />
with description of two new species . Cybium, 26: 243-252.<br />
<br />
7.<br />
<br />
Roberts, T.R & Chavalit Vidthayanon, 1991. Systematic revision of the asian catfish family Pangasiidae, with biological<br />
observations and descriptions of three new spcies. Proceedings of the Academy of Natural Sciences of Philadelphia 143:<br />
97-144.<br />
<br />
8.<br />
<br />
Singanouvong, D., C.Soulignavong, K.Vonghachak, B.Saadsy and T.J.Warren., 1996. The main wet-season migration through<br />
Hoo Som Yai, a steep-gradient channel at the great fault line on the Mekong River, Champassak Province, Southern Lao PDR.<br />
IDRC Fisheries Ecology Technical Report No.4.115pp.<br />
<br />
9.<br />
<br />
www.fishbase.org<br />
<br />
Tiếng Anh<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 43<br />
<br />