Thanh toán quốc tế - ĐH Kinh tế TP.HCM
lượt xem 25
download
Tài liệu trình bày những kiến thức căn bản về tiền tệ thế giới, tỷ giá hối đoái, thị trường hối đoái, cách phát hành và lưu thông các phương tiện thanh toán quốc tế, và cách thực hiện các phương thức thanh toán trong các giao dịch thương mại, dịch vụ quốc tế.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thanh toán quốc tế - ĐH Kinh tế TP.HCM
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH KHOA NGÂN HÀNG THANH TOÁN QUỐC TẾ 30 tiết ThS. NGUYỄN TRUNG THÔNG thongnt@ueh.edu.vn 2015
- Chương trình môn học: THANH TOÁN QUỐC TẾ Giảng viên: ThS. Nguyễn Trung Thông Thời lượng: 30 tiết – 8 buổi Giới thiệu Môn học Thanh toán Quốc tế bao gồm những kiến thức căn bản về tiền tệ thế giới, tỷ giá hối đoái, thị trường hối đoái, cách phát hành và lưu thông các phương tiện thanh toán quốc tế, và cách thực hiện các phương thức thanh toán trong các giao dịch thương mại, dịch vụ quốc tế. Đối tượng Sinh viên đại học năm thứ 3, các chuyên ngành: TCDN, BH, TCNN, KT‐KT, QTKD, QTCL, TM, DL, Mar, KDQT. Sự cần thiết Sinh viên kinh tế, đặc biệt trong các chuyên ngành nêu trên không thể không biết đến thanh toán quốc tế như là một nhu cầu tất yếu trong kinh tế thế giới. Trong bối cảnh hội nhập, không biết thanh toán quốc tế tức là sẽ bị cô lập với thế giới, nơi mà gần như tất cả các quốc gia đều sử dụng thanh toán quốc tế. Mục tiêu Nắm vững, phân tích được những kiến thức căn bản về tiền tệ thế giới, các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ trên thị trường hối đoái, cách phát hành và lưu thông các phương tiện thanh toán quốc tế và cách thực hiện các phương thức thanh toán quốc tế trong các giao dịch thương mại, dịch vụ quốc tế. Thực hiện nghiệp vụ mua bán ngoại tệ cơ bản trên thị trường hối đoái quốc tế, đảm nhiệm các khâu thanh toán quốc tế cơ bản tại các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu và các phòng thanh toán quốc tế tại các ngân hàng thương mại. Phương pháp học tập Áp dụng phương pháp tương tác, hướng về sinh viên thông qua các hoạt động như: nghe giảng, thảo luận nhóm, giải quyết tình huống, thuyết trình và sư đồ tư duy. Phương pháp đánh giá + Kiểm tra giữa kỳ: 30% tổng điểm học phần, trắc nghiệm 20 câu trong 40 phút không sử dụng tài liệu. + Kiểm tra cuối kỳ: 70% tổng điểm học phần, trắc nghiệm 40 câu trong 60 phút không sử dụng tài liệu. + Sự tham gia vào buổi học: các sinh viên tích cực phát biểu xây dựng bài sẽ được điểm thưởng trực tiếp vào điểm kiểm tra giữa kỳ, +1 điểm/lần, điểm thưởng không quá +2 cho 1 sinh viên. + Kiểm tra giữa kỳ nếu vắng có lý do như: ốm đau, bệnh tật, thai sản phải có giấy xác nhận của bác sỹ, thiên tai, công tác tình nguyện, công tác xã hội, các hoạt động vì cộng đồng phải có xác nhận của đơn vị liên quan, những trường hợp này được kiểm tra bổ sung vào thời gian trước khi kết thúc môn học. Các trường hợp khác không được chấp nhận và sẽ bị 0 (không điểm). + Chữ ký trên danh sách giữa kỳ và cuối kỳ phải giống nhau, nếu không giống xem như thi hộ và sẽ xử lý theo quy chế của trường. Tài liệu học tập chính [1] PGS. TS. Trần Hoàng Ngân (chủ biên) (2013), Thanh toán Quốc tế, TPHCM: NXB Thống kê TPHCM. Tài liệu tham khảo [2] ThS. Hoàng Thị Minh Ngọc (chủ biên) (2013), Bài tập và bài giải Thanh toán Quốc tế, TPHCM: NXB Kinh tế TPHCM. [3] PGS. TS. Trầm Thị Xuân Hương (chủ biên) (2010), Thanh toán Quốc tế, TPHCM: NXB Lao động – Xã hội. [4] John C. Hull (2012), Options, Futures and other Derivatives, 8th edition, Toronto: Pearson Prentice Hall. [5] International Chamber of Commerce’s UCP 500, UCP 600, ISBP 645, ISBP 681, URR 725, URC 522, ULB 1930.
- Kế hoạch giảng dạy Buổi Nội dung trình bày Tài liệu đọc Hoạt động của sinh viên (Số tiết) Buổi 1 Giới thiệu môn học. [1] Chương 1 phần I Sinh viên nghe giảng, ghi chú (4 tiết) Giới thiệu về tỷ giá hối đoái. [2] bài tập Chương 1 những phần quan trọng Giải các bài tập Buổi 2 Sửa bài tập. [1] Chương 1 phần I Sinh viên xung phong sửa bài (4 tiết) Cơ sở xác định tỷ giá, các yếu tố ảnh [2] Chương 1 phần I tập. hưởng đến tỷ giá, phương pháp điều Nghe giảng, ghi chú và sử chỉnh tỷ giá. dụng máy tính. Buổi 3 Thị trường hối đoái ‐ Các nghiệp vụ [1] Chương 1 phần III Sinh viên thảo luận và trả lời (4 tiết) trên thị trường hối đoái. [2] bài tập Chương 2 các câu hỏi của giảng viên. [4] Chapter 5, 6, 7, 8, 10, 16 Giải bài tập theo nhóm và theo cá nhân. Buổi 4 Ôn tập phần Hối đoái. Bài tập kèm theo trong Sinh viên sửa bài và thảo luận (4 tiết) Sửa bài tập . Slides bài giảng tình huống. Bài tập tình huống Lufthansa. Buổi 5 Phương tiện thanh toán quốc tế. [1] Chương 3 Sinh viên nghe giới thiệu một (4 tiết) [5] ULB 1930 số phương tiện được dùng Kiểm tra quá trình. trong thực tế. Buổi 6 Phương thức thanh toán chuyển tiền, [1] Chương 5 Xem các tình huống. (4 tiết) ghi sổ, giao chứng từ nhận tiền, nhờ [5] URC 522, URR 725 thu. Buổi 7 Phương thức tín dụng chứng từ. [1] Chương 4, 6 Xử lý tình huống, thảo luận (4 tiết) [5] UCP 500, 600, ISBP 645, nhóm. 681 Làm bài kiểm tra theo số thứ tự danh sách lớp. Buổi 8 Sơ đồ tư duy Lưu ý các điểm quan trọng mà (4 tiết) Hệ thống môn học. giảng viên nhấn mạnh. Phiên bản 2015
- THANH TOÁN QUỐC TẾ ThS. NGUYỄN TRUNG THÔNG thongnt@ueh.edu.vn GIỚI THIỆU • MỤC TIÊU • PHƯƠNG PHÁP • YÊU CẦU • TÀI LIỆU BỐ CỤC MÔN HỌC • PHẦN 1: KINH DOANH NGOẠI HỐI TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI • PHẦN 2: THANH TOÁN QUỐC TẾ PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN
- PHẦN 1: HỐI ĐOÁI • TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Yết giá, cách đọc, cách viết Phân tích cơ bản Phân tích kỹ thuật • THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁI Giao ngay (SPOT), Arbitrage Kỳ hạn (Forwards) Quyền chọn (Options) Giao sau (Futures)
- Chương 1: TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI (Foreign Exchange Rate - FX) Khái niệm: Tỷ giá hối đoái là giá cả cuả một đơn vị tiền tệ nước này được thể hiện bằng số lượng đơn vị tiền tệ nước khác. Ví dụ: Ngày 15/10/200x, trên thị trường hối đoái quốc tế ta có thông tin: 1 USD = 101.39 JPY 1 GBP = 1.7425 USD 1 USD = 1.1374 CHF 1 AUD = 0.6949 USD 1 USD = 16 610 VND 7 Biểu tượng của các đồng tiền 8 Symbol Country Currency Nickname USD United States Dollar Buck/dollar EUR Euro members Euro Fiber JPY Japan Yen Yen GBP Great Britain Pound Cable CHF Switzerland Franc Swissy CAD Canada Dollar Loonie AUD Australia Dollar Aussie NZD New Zealand Dollar Kiwi
- Phương pháp biểu thị tỷ giá (Yết giá - quotation) 1 đồng tiền yết giá = x đồng tiền định giá (Base currency-yết giá)-(quote currency-đồng tiền định giá) Có 2 phương pháp biểu thị tỷ giá: Phương pháp biểu thị trực tiếp và gián tiếp Phương pháp trực tiếp: 1 ngoại tệ = x nội tệ Phương pháp yết giá này được áp dụng ở nhiều quốc gia: Nhật, Thái Lan, Hàn Quốc, Việt Nam… Mua tiền mặt, mua chuyển khoản, bán tiền mặt Phương pháp gián tiếp: 1 nội tệ = y ngoại tệ Áp dụng tại Anh, Mỹ, Eurozone, Úc và New Zealand. 10 Một số quy ước trong giao dịch hối đoái quốc tế Ký hiệu đơn vị tiền tệ: Bằng chữ in hoa,gồm 3 ký tự XXX - 2 ký tự đầu: tên quốc gia - Ký tự thứ ba: tên gọi đồng tiền Ví dụ: - JPY: Japanese Yen - CHF: Confederation helvetique Franc - GBP: Great Britain Pound - USD: United States dollars Là đại biểu cho một lượng giá trị 11 Một số quy ước trong giao dịch hối đoái quốc tế – Tham khảo Web site: – www.fxcm.com www.sbv.gov.vn 12
- Phương pháp đọc tỷ giá (Ngôn ngữ trong giao dịch hối đoái quốc tế) Vì lý do nhanh chóng, chính xác và tiết kiệm, tỷ giá thường được đọc những con số có ý nghĩa. Các con số đằng sau dấu phẩy được đọc theo nhóm hai số. Hai số thập phân đầu tiên được gọi là “số” (figure), hai số kế tiếp gọi là “điểm” (pip). Tỷ giá mua và tỷ giá bán có khoảng chênh lệch (Spread), thông thường vào khoảng 5 đến 20 điểm. 13 Tỷ giá BID ASK USD/CHF = 1.2350 1.2360 NH MUA USD NH BÁN USD NH BÁN CHF NH MUA CHF KH BÁN USD KH MUA USD KH MUA CHF KH BÁN CHF 14 Phương pháp tính toán tỷ giá Tỷ giá tính chéo Muốn xác định TGHĐ giữa A/B ta lấy tỷ giá A/C nhân với tỷ giá C/B hoặc tỷ giá C/B chia cho tỷ giá C/A 15
- VD1: Hai đồng tiền yết giá trực tiếp CHIA NGHỊCH Ví dụ: USD/VND = 21000/200 USD/JPY = 130.16/46 JPY/VND = M/B JPY/VND = USD/VND USD/JPY M = 21000/130.46 B = 21200/130.16 VD2: Hai đồng tiền yết giá gián tiếp CHIA THUẬN EUR/USD = 1.2794/04 GBP/USD = 1.9037/47 GBP/EUR = M - B GBP/EUR = GBP/USD EUR/USD = 1.9037/1.2804 17 VD3: Một đồng tiền yết giá trực tiếp và một đồng tiền yết giá gián tiếp EUR/USD = 1.2804/14 USD/VND = 16000/500 EUR/VND = M - B EUR/VND = EUR/USD x USD/VND = 1.2804 x 16000 18
- CÁC QUY ƯỚC Quy ước 1: Cách viết số tiền Thường lấy 2 số thập phân, VND không thập phân. Ngăn cách phần nghìn là dấu “,” phần thập phân là dấu “.” VD: $10,000.00 €5,500.35 10.000.000 đ Quy ước 2: Cách viết tỷ giá Thường lấy 4 số thập phân, bảng giá trực tuyến thêm 1 số thập phân. JPY lấy 2 số thập phân, VND không lấy thập phân. CÁC QUY ƯỚC Quy ước 3: Cách tính chéo - Công thức nhân: M = nhỏ x nhỏ B = lớn x lớn - Công thức chia: M = nhỏ : lớn B = lớn : nhỏ Cơ sở xác định tỷ giá hối đoái 1. Bản vị vàng 2. Bretton Woods (Bản vị USD) 3. Phi hệ thống Cố định Thả nổi tự do Thả nổi có quản lý Thả nổi tập thể 21
- Việt Nam hiện nay áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý. 17/8/1998 26/2/1999 7/2002 12/2006 12/2007 3/2008 TGBQL 0.1% 0.25% 0.5% 0.75% 1% NH (13,880) 6/2008 11/2008 3/2009 11/2009 11/2/11 Biên độ 2% 3% 5% 3% 1% 4/15/2015 Composed by NPC 22 PHÂN TÍCH CƠ BẢN NGUYÊN NHÂN LÝ DO GIÁ TĂNG GIẢM PHÂN TÍCH CƠ BẢN GIÁ TRỊ THỊ TRƯỜNG DỰ ĐOÁN Ý TƯỞNG GIÁ TRỊ SINH LỜI GIÁ TRỊ THỰC TIỀM ẨN
- PHÂN TÍCH CƠ BẢN • Phân tích cơ bản là việc nghiên cứu các yếu tố kinh tế tác động đến tỷ giá hối đoái trong nỗ lực dự đoán được tỷ giá trong tương lai. • Dựa trên nguyên nhân và kết quả. • Tính đến cung và cầu của mỗi đồng tiền ảnh hưởng đến tỷ giá. GIỚI THIỆU PHÂN TÍCH CƠ BẢN • Các yếu tố kinh tế quan trọng nhất để dự đoán tỷ giá, đặc biệt đối với các đồng tiền chính, là nền kinh tế của các quốc gia, các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ lạm phát, lãi suất và lợi nhuận đầu tư so với các quốc gia khác. GIỚI THIỆU PHÂN TÍCH CƠ BẢN Dòng đầu tư Lạm phát Cung cầu vốn KINH TẾ Thông báo kinh tế Cán cân thanh toán Khác biệt quốc tế An ninh Kỳ vọng Tin đồn Đầu cơ CON NGƯỜI GIÁ CHÍNH TRỊ Chính sách Quy định NHTW Cuối năm tài chính MÔI TRƯỜNG Ngày nghỉ lễ Nhân tố thời vụ Cơ cấu kinh tế
- PHÂN TÍCH CƠ BẢN • Lạm phát • Cán cân thanh toán • Lãi suất • Các yếu tố kinh tế, chính trị, thiên tai. CÁC LÝ THUYẾT CHÍNH • Ngang giá lãi suất IRP • Ngang giá sức mua PPP • Hiệu ứng Fisher quốc tế IFE • Mô hình cán cân thanh toán quốc tế • Mô hình thị trường vốn 5-Phương pháp điều chỉnh a- Sử dụng qũy dự trữ bình ổn hối đoái b- Sử dụng chính sách chiết khấu c- Phá giá hối đoái d- Nâng giá hối đoái
- THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁI 1. Khái niệm Thị trường hối đoái là nơi thực hiện việc mua bán các ngoại tệ và phương tiện chi trả có giá trị như ngoại tệ, và giá cả ngoại tệ được xác định trên cơ sở cung cầu. Cung Thị trường Cầu Giá cả, điều kiện giao dịch 31 Sự ra đời, phát triển của thị trường hối đoái do những nguyên nhân sau: Mậu dịch và đầu tư quốc tế phát triển Đầu cơ gia tăng Nhu cầu phòng chống rủi ro tỷ giá Sự phát triển của công nghệ thông tin 2. Đặc điểm của thị trường hối đoái 2.1 Là thị trường lớn nhất thế giới. Ước lượng doanh thu hàng ngày của thị trường này là khoảng 2,500 tỷ USD. Cá nhân kinh doanh từ 200 triệu USD đến 500 triệu USD không phải là hiếm. Giá của các đồng tiền thay đổi bình quân là 20 lần/phút. Đặc biệt với những đồng tiền được mua bán nhiều, giá có thể thay đổi đến 18000 lần/ngày. 33
- 34 2.2 Thị trường hoạt động liên tục 24/24 do sự chênh lệch múi giờ (trừ những ngày nghỉ cuối tuần) 35 2.3 Thị trường mang tính quốc tế • Các dealer của các trung tâm tài chính như New York, Chicago, London, Tokyo, Hong Kong, Singapore… kinh doanh với nhau và họ mua bán cùng một loại đồng tiền. • Thông tin trên thị trường được truyền đi đồng thời và gần như là tức khắc đến cho các dealers trên toàn cầu. Vì thế giá cả trên các thị trường kinh doanh sôi động gần như giống nhau và rất hiếm khi xảy ra sự chênh lệch lớn về giá cả, tạo cơ hội cho kinh doanh chênh lệch giá. 36
- 2.4 Tỷ giá thị trường được xác định trên cơ sở cung cầu ngoại tệ trên thị trường 2.5 Những đồng tiền mạnh như USD, EUR, JPY, CHF, GBP, AUD… giữ vị trí quan trọng của thị trường, đặc biệt là đồng Đôla Mỹ (USD). Theo nghiên cứu 2007, USD được ước tính chiếm 86.3% giao dịch của thị trường (chiếm khoảng 2,200 tỷ USD.) 2.6 Thị trường hối đoái phần lớn được mua bán qua thị trường OTC (Over The Counter), mua bán qua điện thoại, telex, mạng vi tính. 37 Phân loại thị trường hối đoái Theo tính chất hoạt động TTHĐ TTHĐ giao ngay Thị trường tiền gửi Theo nghiệp vụ kinh doanh TTHĐ SPOT FUTURES FORWARDS OPTIONS Theo phạm vi hoạt động TT quốc tế TT khu vực 3. Đối tượng tham gia thị trường hối đoái Căn cứ vào tổ chức tham gia a. Các Ngân hàng thương mại (Commercial Banks) Trong Dealing room thường bao gồm các nhóm sau: Bộ phận chuyên kinh doanh mua bán ngoại hối. Bộ phận gồm các nhà phân tích để dự đoán tỷ giá, tính toán tỷ giá. Bộ phận quản trị, kiểm soát. b. Các nhà môi giới (Broker, Courtier) c. Ngân hàng trung ương (Central Bank) d. Các công ty kinh doanh (Corporate customers) 39
- Căn cứ vào mục tiêu kinh doanh – Các nhà kinh doanh (Dealers) – Các nhà môi giới (Brokers) – Các nhà đầu cơ (Speculators) – Các nhà kinh doanh chênh lệch giá (Arbitrageurs) 40 4. Phương thức giao dịch (Methods of trading) Nhiều phương thức giao dịch được sử dụng như thực hiện các nghiệp vụ trên thị trường hối đoái: • Điện thoại (telephone) • Hệ thống xử lý điện tử (Electronic dealing systems) Reuters dealing 4000- 110 quốc gia, 4000 tổ chức tài chính, 18000 người có users. • Điện tín (telex) • SWIFT (Society for World-wide InterBank Financial Telecommunication) 41 CÁC NGHIỆP VỤ HỐI ĐOÁI 1. Nghiệp vụ Spot, nghiệp vụ giao ngay Nghiệp vụ Spot là hoạt động mua bán ngoại tệ mà theo đó việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện ngay, theo tỷ giá đã được hai bên thỏa thuận. •Lưu ý: Chữ “ngay” không phải là ngay lập tức mà là ngay sau 02 ngày (t+2) Đây là 02 ngày làm việc để thực hiện các bút toán chuyển tiền liên NH quốc tế Canada: t+1 42
- 2. Nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch giá (Arbitrage Operation) Arbitrage là một loại nghiệp vụ hối đoái nhằm sử dụng mức chênh lệch tỷ giá giữa các thị trường hối đoái để thu lợi nhuận. Tức là mua ở nơi thấp và bán ở nơi cao. 43 Arbitrage trên 2 thị trường Ví dụ 1: Tại thời điểm T có thông tin New York EUR/USD 1.1020/26 London EUR/USD 1.1025/29 Singapore EUR/USD 1.1030/38 Tokyo EUR/USD 1.1035/40 Yêu cầu kinh doanh với 1 triệu EUR Arbitrage từ 3 thị trường trở lên Ví dụ 2: Tại thời điểm T ta có thông tin: • Zurich: CAD/CHF = 1.1340-1.1347 • Newyork: USD/CHF = 1.3055-1.3060 • Toronto: USD/CAD = 1.1582-1.1587 • Yêu cầu kinh doanh arbitrage với 100 triệu USD 45
- 100,000,000 USD • Newyork: USD/CHF = 1.3055-1.3060 • T x Z : USD/CHF =1.1340x1.1582, 1.1347x1.1587 = 1.3134, 1.3148 M=1.3134 > B=1.3060 chênh lệch giá, bán USD tại TxZ, mua USD NY, LN là: 100,000,000x(1.1340x1.1582):1.3060-100,000,000 = 566,523.74 (USD) 100,000,000 CAD • Zurich: CAD/CHF = 1.1340-1.1347 • N:T: CAD/CHF=1.3055:1.1587; 1.3060:1.1582 = 1.1267-1.1276 M=1.1340 > B=1.1276 chênh lệch giá, bán CAD ở Z, mua CAD N:T, lợi nhuận là: 100,000,000x1.1340:(1.3060:1.1582)-100,000,000 = 566,523.74 (CAD) 100,000,000 CHF • Z: CHF/CAD=1:1.1347 ; 1:1.1340 = 0.8813, 0.8818 • T:N CHF/CAD=1.1582:1.3060,1.1587:1.3055 = 0.8868, 0.8876 M=0.8868>B=0.8818chênh lệch giá, mua CHF ở Z, bán CHF ở T:N, lợi nhuận là: 100,000,000x(1.1582:1.3060):(1:1.1340)- 100,000,000=566,523.74 (CHF)
- •VíNewyork:USD/CHF= dụ 3: Tại thời điểm 1.2046- 1.2053tin T ta có thông • Zurich: AUD/CHF = 0.9280-0.9286 • Sydney: AUD/USD = 0.7685-0.7690 Yêu cầu kinh doanh arbitrage với 100 triệu USD, 100 triệu AUD, 100 triệu CHF 49 Ví dụ 4: Tại thời điểm T ta có thông tin: • Toronto: USD/CAD= 1.1625-1.1629 • Zurich: CAD/CHF= 1.1120- 1.1125 • Newyork:USD/CHF= 1.2930-1.2936 • Yêu cầu kinh doanh arbitrage với 100 triệu USD, 100 triệu CAD, 100 triệu CHF 50 3. Nghiệp vụ mua bán ngoại tệ có kỳ hạn (Forward Operations) • Một giao dịch ngoại tệ có kỳ hạn là một giao dịch mà trong đó mọi dữ kiện được định ra vào thời điểm hiện tại nhưng việc thực hiện sẽ diễn ra trong tương lai, theo tỷ giá thoả thuận trước có ghi trong hợp đồng. • Tỷ giá có kỳ hạn sẽ được xác định trên cơ sở tỷ giá giao ngay, thời hạn giao dịch và lãi suất của hai đồng tiền đó. 51
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tài liệu Cán cân thanh toán quốc tế dành cho sinh viên ngành kinh tế
13 p | 455 | 240
-
Điều kiện thương mại quốc tế incoterm 2012
36 p | 551 | 101
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngoại thương: Chuyên đề 4 - Nghiệp vụ thanh toán quốc tế
39 p | 154 | 35
-
Bài giảng Kinh tế quốc tế - Chương 6: Thị trường ngoại hối, Tỷ giá hối đoái & Cán cân thanh toán quốc tế
40 p | 209 | 27
-
Bài giảng Quan hệ kinh tế quốc tế - Chương 10: Cán cân thanh toán quốc tế
28 p | 119 | 20
-
Bài giảng Thanh toán quốc tế và tín dụng quốc tế (3 bài) - ĐHQG Hà Nội
253 p | 151 | 19
-
Bài giảng Bài 4: Pháp luật về thanh toán hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế - GV. Mai Xuân Vinh
30 p | 117 | 14
-
Bài giảng Kinh tế quốc tế - Chương 9: Cán cân thanh toán quốc tế (Balance of Payments – BOP)
30 p | 119 | 11
-
Bài giảng Thương mại quốc tế: Chương 4
70 p | 150 | 11
-
Bài giảng: Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam
24 p | 98 | 11
-
Bài giảng Luật thương mại quốc tế: Chương 6 - Nguyễn Minh Nhật
9 p | 33 | 8
-
Bài giảng Kinh tế quốc tế: Chương 6 - ThS. Nguyễn Thị Vũ Hà
74 p | 54 | 8
-
Bài giảng Tài chính phát triển - Bài 06: Các dòng vốn tư nhân quốc tế
21 p | 125 | 7
-
Bài giảng Thanh toán quốc tế và tài trợ ngoại thương - Bài 2: Chứng từ thương mại
18 p | 53 | 4
-
Bài giảng Kinh tế học Quốc tế: Chương 8 - TS. Lại Lâm Anh
13 p | 17 | 3
-
Bài giảng Kinh tế quốc tế: Chương 8 - Trương Tiến Sĩ
14 p | 12 | 2
-
Đề cương chi tiết học phần Tập quán thương mại quốc tế (Mã học phần: LKT112044)
12 p | 9 | 2
-
Bài giảng Kinh tế học quốc tế: Chương 6 - ThS. Nguyễn Việt Khôi
59 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn