THÀNH TỰU CỦA VĂN HÓA TRUNG HOA THỜI KỲ TRUNG ĐẠIHọc thuyết
lượt xem 6
download
Học thuyết "Tam biểu" của Mặc gia mang tính cách là một học thuyết về nhận thức, có xu hướng duy vật và cảm giác luận"
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: THÀNH TỰU CỦA VĂN HÓA TRUNG HOA THỜI KỲ TRUNG ĐẠIHọc thuyết
- THÀNH TỰU CỦA VĂN HÓA TRUNG HOA THỜI KỲ TRUNG ĐẠI Học thuyết "Tam biểu" của Mặc gia mang tính cách là một học thuyết về nhận thức, có xu hướng duy vật và cảm giác luận, đề cao vai trò của kinh nghiệm, coi đó là bằng chứng xác thực của nhận thức. Thuyết "Kiêm ái" là một chủ thuyết chính trị - xã hội mang đậm tư tưởng tiểu nông. Mặc Địch phản đối quan điểm của Khổng Tử về sự phân biệt thứ bậc, thân sơ...trong học thuyết "Nhân". Ông chủ trương mọi người yêu thương nhau, không phân biệt thân sơ, đẳng cấp... Phái Hậu Mặc đã phát triển tư tưởng của Mặc gia sơ kỳ chủ yếu trên phương diện nhận thức luận. d. Pháp gia Là một trường phái triết học lớn của Trung Hoa cổ đại, chủ trương dùng những luật lệ, hình pháp của nhà nước là tiêu chuẩn để điều chỉnh hành vi đạo đức của con người và củng cố chế độ chuyên chế thời Chiến quốc.
- Là tiếng nói đại diện cho tầng lớp quý tộc mới, đấu tranh kiên quyết chống lại tàn dư của chế độ công xã gia trưởng truyền thống và tư tưởng bảo thủ, mê tín tôn giáo đương thời. Đại diện của phái Pháp gia là Hàn Phi Tử (280 - 233 tr. CN). Tư tưởng Pháp trị của Hàn Phi Tử dựa trên những luận cứ triết học cơ bản sau: + Về tự nhiên: Ông giải thích sự phát sinh, phát triển của vạn vật theo tính quy luật khách quan mà ông gọi là Đạo. Đạo là quy luật phổ biến của giới tự nhiên vĩnh viễn tồn tại và không thay đổi. Còn mỗi sự vật đều có "Lý" của nó. "Lý" là sự biểu hiện khác nhau của Đạo trong mỗi sự vật cụ thể và là cái luôn luôn biến hóa và phát triển. Từ đó, ông yêu cầu mọi hành động của con người không chỉ dựa trên quy luật khách quan, mà còn phải thay đổi theo sự biến hóa của "Lý", chống thái độ cố chấp và bảo thủ. + Về lịch sử: Ông thừa nhận sự biến đổi của đời sống xã hội, khẳng định rằng không thể có chế độ xã hội nào là không thay đổi. Do đó không thể có khuôn mẫu chung cho mọi xã hội. Ông đã phân chia sự tiến triển của xã hội
- làm 3 giai đoạn chính, mỗi giai đoạn đó xã hội có những đặc điểm và tập quán riêng ứng với trình độ nhất định của sản xuất và văn minh. Đó là: - Thời Thượng cổ: Con người biết lấy cây làm nhà và phát minh ra lửa để nấu chín thức ăn. - Thời Trung cổ: Con người đã biết trị thủy, khắc phục thiên tai. - Thời Cận cổ: Bắt đầu xuất hiện giai cấp và xảy ra các cuộc chinh phạt lẫn nhau. Động lực căn bản của sự thay đổi xã hội được ông quy về sự thay đổi của dân số và của cải xã hội. + Về thuyết "Tính người": Ông theo quan niệm của Tuân Tử coi tính người là ác, đưa ra học thuyết luân lý cá nhân vị lợi, luôn có xu hướng lợi mình hại người, tránh hại cầu lợi...Kẻ thống trị phải nương theo tâm lý vị lợi của con người để đặt ra pháp luật, trọng thưởng, nghiêm phạt để duy trì trật tự xã hội. + Tư tưởng về pháp trị. Trên cơ sở những luận điểm triết học cơ bản ấy, Hàn Phi Tử đã đề ra học thuyết Pháp trị, nhấn mạnh sự cần thiết phải cai trị xã hội bằng luật pháp. Ông cũng phản đối thuyết nhân trị, đức trị của Nho giáo, phép "vô
- vi trị" của Đạo gia. Phép trị quốc của Hàn Phi Tử bao gồm 3 yếu tố tổng hợp là pháp, thế và thuật, trong đó pháp là nội dung của chính sách cai trị, thế và thuật là phương tiện để thực hiện chính sách đó. - "Pháp" là một phạm trù của triết học Trung Hoa cổ đại. Theo nghĩa hẹp, là quy định, luật lệ có tính chất khuôn mẫu mà mọi người trong xã hội phải tuân thủ; theo nghĩa rộng, pháp được coi là một thể chế, chế độ chính trị và xã hội. Vì vậy, pháp được coi là tiêu chuẩn, căn cứ khách quan để định rõ danh phận, giúp cho mọi người thấy rõ được bổn phận, trách nhiệm của mình. - "Thế" là địa vị, thế lực, quyền uy của người cầm đầu chính thể. - "Thuật" cũng là chính danh, là phương sách trong thuật lãnh đạo của nhà vua nhằm lấy danh mà tránh thực 1.2.5. Về khoa học tự nhiên Cách ngày nay trên 4000 năm, khoa học tự nhiên của Trung Hoa đã có những thành tựu rực rỡ: * Thời cổ đại:
- Thiên văn học: Ra đời từ rất sớm và đạt được nhiều tiến bộ ở thời Xuân thu - Chiến quốc (770 – 221 TCN). Đó là sự ghi chép lại các lần nhật thực (37 lần trong vòng 242 năm ( nay đã chứng minh được 33 lần hoàn toàn chính xác)), các vì tinh tú ( 800 vì tinh tú, trong đó có 120 vì tinh tú được xác định). Bảng ghi chép các hành tinh của người Trung Hoa - “Cam Thạch Tinh” có từ thời Xuân Thu, được coi là bảng ghi chép các vì sao xưa nhất thế giới. Thế kỉ VII TCN, người Trung Hoa đã biết dung một cái “cọc” đứng để đo bóng mặt trời (gọi là Thổ khuê), qua đó đã xác định được ngày hạ chí và đông chí, làm cho cách tính lịch ngày càng chính xác. Lịch: Yêu cầu của hoạt động sản xuất nông nghiệp đã làm cho người Trung Hoa biết làm lịch từ rất sớm. Đến đời Thương, họ đã phát minh ra lịch- âm lịch( lịch kết hợp với vòng quay của mặt trăng xung quanh quả đất với vòng quay của quả đất xung quanh mặt trời. Để tính năm, tháng, tháng thiếu, tháng đủ, họ lấy tuần trăng tròn và trăng khuyết để tính. Theo đó một năm được chia làm 12 tháng, tháng đủ có 30 ngày, tháng thiếu có 29 ngày. Người đời Thương đã biết thêm tháng nhuận để cho khớp với vòng quay của quả đất xung quanh mặt trời. Lịch pháp âm lịch,
- cho đến nay, vẫn còn đang được sử dụng song song với dương lịch ở Trung Hoa( kể cả ở Việt Nam và một số nước khác ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa). Y học : Từ thời Chiến Quốc các thầy thuốc Trung Hoa đã biết giải phẫu cơ thể người biết nội tạng và bộ máy tuần hoàn của người; chuẩn đoán bệnh qua bắt mạch; châm cứu, sắc thuốc để chữa bệnh. Đặc biệt, thời kì này đã xuất hiện nhiều cuốn sách có tính chất tổng kết về Y học và dược học, như: “ Hoàng đế nội kinh”, “ Sơn hải kinh”… Ngoài các lĩnh vực khoa học trên, những tri thức về toán học, lý học, nông học, sinh vật học cũng đạt tới trình độ cao. * Thời trung đại + Bốn phát minh lớn Giấy: do Do Thái Luân phát minh ra vào thời Đông Hán ( thế kỉ VIII SCN ) Đến thời Đường, kĩ thuật làm giấy đã hoàn chỉnh: pha thêm hồ bột với
- nhựa cây, tạo ra giấy chắc hơn và dễ thấm mực. Giấy làm được nhiều màu khác nhau (trong khi đến thế kỉ 13 ở châu Âu vẫn viết trên da cừu). Nghề in Bắt nguồn từ thói quen kí tên bằng con dấu Lúc đầu là in chữ liền: khắc chữ lên bảng gỗ, cứ một bảng là một tờ giấy nên rất tốn kém Thời Tống chuyển sang kĩ thuật in chữ, khắc trên đất sét rồi đem nung ( trong khi châu Âu đến thế kỉ 15 kĩ thuật in chữ mới ra đời) Kĩ thuật in này có hạn chế là chữ xấu, không rõ màu. Kĩ thuật này sau đó được truyền bá sang Triều Tiên. Người triều đã cải tiến, thay chữ rời bằng đất sét nung rồi đến chữ rời bằng đồng. Thứ chữ này lại được truyền bá trở lại Trung Hoa. La Bàn Có từ rất sớm, khoảng thời Tây Chu Thời Chiến quốc ( cuối thời Đông Chu), Người Trung Hoa đã tìm ra nam châm ( từ thạch). Cửa ra vào của cung A Phòng của Tần Thủy
- Hoàng có gắn một thanh nam châm rất lớn, ai mang vũ khí đi qua sẽ bị hút lại ) Đến thời Đường thì La bàn đã khá hoàn chỉnh ( phát hiện ra thêm tính chất sắt nhiễm từ). Thời Nguyên: La bàn đã hoàn chỉnh ( được Crixtop Colombo sử dụng ) sau đó truyền bá sang châu Âu, và chính nhờ hệ thống La bàn này mà người châu Âu mới thực hiện được những phát kiến địa lí. Thuốc súng Phát minh rất tình cờ, ngẫu nhiên. Người Trung Hoa quan niệm con người có thể trưởng sinh bất tử. thời Nam Bắc triều có rất nhiều đạo sĩ tìm cách chế tạo thuốc trường sinh bất tử ( từ diêm sinh, lưu huỳnh, than củi…, họ tình cờ để lửa bén vào gây nổ ). Đến thời Đường, thuốc nổ mới chỉ được sử dụng để làm pháo. Đến thời Tống mới dùng để làm đạn lửa, cầu lửa. Người châu Âu đã nhanh chống tiếp thu và sử dụng phát minh này của người Trung Hoa một cách hữu hiệu để làm súng trường, hỏa mai…Thứ vũ khí này đã góp phần phá vỡ nền tảng phonmg kiến ở châu Âu đẩy nhanh quan hệ TBCN (vì chỉ có dùng thuốc nổ mới có thể phá được lâu
- đài của phong kiến. Thuốc súng còn đóng vai trò quan trọng trong các cuộc phát kiến địa lí của châu Âu. *Không kể bốn phát minh quan trọng, đóng góp cho nền văn minh nhân loại đã nói ở trên, thời trung đại, trên cơ ở kế thừa những thành tựu rực rỡ của thời cổ đại, Trung Hoa đã có những cống hiến xuất sắc cho nền văn minh của nhân loại ở các lĩnh vực toán học, thiên văn học và y dược. * Toán học Từ thời hán truyền lại có quyển Cửu chương toán thuật trong đó nêu ra các phương pháp tính ruộng tích ruộng đất theo các hình thức khác nhau, tính khối lượng đất đắp thành đào hào, tính toán tiền khi mua bán gia súc, lương thực….Trong khi tính toán các vấn đề nói trên, sách này đã đề cập đến một số mặt của đại số học, như phương pháp giải phương trình bậc một có chứa nhiều ẩn số … Đến thời Nam- Bắc triều, Tổ Xung Chi (429- 500) lại có một cống hiến lớn về toán học. Ông đã tìm được số Pi chính xác có 7 số lẻ nằm giữa hai số 3,1415926 và 3,1415927. Phát minh này của Tổ Xung Chi sớm hơn những nhà toán học các nước khác trên 1000 năm. Vì vậy, có học giả Nhật Bản đề nghị gọi số Pi là “số Tổ”.
- *Thiên văn học Trung Hoa vốn có nhiều hiểu biết từ rất sớm. Từ thời Tần Hán, người Trung Hoa đã phát minh ra nông lịch, tức là chia một năm thành 24 tiết để căn cứ vào đó nông dân biết các thời vụ sản xúât. Đồng thời phép làm lịch ngày càng tiến bộ , do vậy từ thời Tây Hán về sau, các triều đại đã nhiều lần điều chỉnh lịch, nên ngày một chính xác. Nhà Thiên văn học nổi tiếng thời Đông Hán là Truơng Hành (78- 139). Ông đã biết ánh sang của mặt trăng là nhận từ mặt trời. Ông cho rằng thiên thể hình cầu như vỏ trứng mà quả đất thì như lòng đỏ, một vòng của bầu trời là 365◦ ¼ một nửa ở trên quả đất, một nửa ở dưới quả đất. Căn cứ theo suy nghĩ ấy của mình, ông làm một mô hình thiên thể gọi là “ hồn thiên nghi ”. Khi mô hình này chuyển động thì các vì sao trên đó cũng di chuyển giống như tình hình thực ngoài bầu trời. Trương Hành còn có nhiều hiểu biết về địa lí- địa chất học. Ông chế được một dụng cụ đo động đất gọi là “ địa động nghi”, có thể đo một cách chính xác phương hướng của động đất.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Văn học Trung Quốc - Chương 3
27 p | 1575 | 139
-
TÂY ÂU THỜI HẬU KÌ TRUNG ĐẠI - Giáo án lịch sử lớp 9
19 p | 248 | 26
-
THÀNH TỰU CỦA VĂN HÓA TRUNG HOA THỜI KỲ TRUNG ĐẠI*Y dượcTừ thời Hán đã
10 p | 190 | 24
-
Giáo án Lịch Sử lớp 10: TÂY ÂU THỜI HẬU KÌ TRUNG ĐẠI
11 p | 196 | 19
-
TÂY ÂU THỜI HẬU KÌ TRUNG ĐẠI
19 p | 144 | 8
-
THÀNH TỰU CỦA VĂN HÓA TRUNG HOA THỜI KỲ TRUNG ĐẠI_1
12 p | 116 | 8
-
THÀNH TỰU CỦA VĂN HÓA TRUNG HOA THỜI KỲ TRUNG ĐẠI_2
10 p | 57 | 8
-
THÀNH TỰU CỦA VĂN HÓA TRUNG HOA THỜI KỲ TRUNG ĐẠI_6
10 p | 94 | 7
-
THÀNH TỰU CỦA VĂN HÓA TRUNG HOA THỜI KỲ TRUNG ĐẠI_4
10 p | 99 | 7
-
THÀNH TỰU CỦA VĂN HÓA TRUNG HOA THỜI KỲ TRUNG ĐẠI_3
11 p | 82 | 7
-
Giáo án Lịch sử lớp 7 - Bài 7: Văn hóa Trung Quốc
21 p | 79 | 7
-
THÀNH TỰU CỦA VĂN HÓA TRUNG HOA THỜI KỲ TRUNG ĐẠI_7
11 p | 75 | 5
-
Bài giảng Lịch sử lớp 10 - Bài 11: Tây Âu thời hậu kì trung đại (Tiết 2)
42 p | 51 | 4
-
Giáo án môn Lịch sử lớp 10 sách Chân trời sáng tạo - Bài 7: Văn minh Trung Hoa cổ - trung đại
8 p | 71 | 4
-
Giáo án môn Lịch sử lớp 7 sách Cánh diều: Bài 7
14 p | 38 | 4
-
Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 10 năm 2020-2021 có đáp án (Vòng 1) - Sở GD&ĐT Hải Phòng
6 p | 16 | 4
-
Giáo án môn Lịch sử lớp 7 sách Chân trời sáng tạo: Bài 7
16 p | 45 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn