intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thất diệp đởm - Một cây thuốc quý có tác dụng hạ cholesteron máu và chống lão hoa

Chia sẻ: Dfsfds Fsdfdsf | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

99
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thất diệp đởm - Một cây thuốc quý có tác dụng hạ cholesteron máu và chống lão hoa .Cây thất diệp đởm có tên khoa học là Gynostemmattis sp., thuộc họ Curcubitaceae, cây thuốc này đã được một số nước Châu á nghiên cứu, đặc biệt là Trung Quốc. Thất diệp đởm là một trong những cây thuốc có khả năng chống ôxy hoá tế bào, cây mọc tự nhiên ở vùng cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thất diệp đởm - Một cây thuốc quý có tác dụng hạ cholesteron máu và chống lão hoa

  1. Thất diệp đởm - Một cây thuốc quý có tác dụng hạ cholesteron máu và chống lão hoa
  2. Cây thất diệp đởm có tên khoa học là Gynostemmattis sp., thuộc họ Curcubitaceae, cây thuốc này đã được một số nước Châu á nghiên cứu, đặc biệt là Trung Quốc. Thất diệp đởm là một trong những cây thuốc có khả năng chống ôxy hoá tế bào, cây mọc tự nhiên ở vùng cao. Hình thái thực vật chi Gynostemmattis là loài thân thảo, giây nhỏ dài có tua cuốn (vòi như bầu bí), lá có dạng chân gà, thường có 5 - 7 lá nhỏ, quả hình cầu, khi chín có mầu đen. Thời kì ra hoa từ tháng 6 - 8, thời kì ra quả tháng 9 - 10, thu hoạch vào tháng 11 - 12 hàng năm. Thành phần hoá học: Có Saponosid flavonoit, theo tài liệu (Fang và cộng sự) đã phân lập được 3 chất xác định là Rutinombuosid và 1 axít hữu cơ là axít malonic.
  3. Tác dụng và sử dụng: ở Trung quốc người ta đã dùng chế phẩm bào chế từ cây thất diệp đởm dưới dạng chè thuốc, thuốc sắc với công dụng tiêu viêm, giải độc, chỉ ho, dưỡng tâm an thần, chống lão hoá và làm thuốc bổ. Dịch chiết trong nước của cây có tác dụng chống lão hoá, kéo dài tuổi thọ, giảm cholesterol. Trong năm 1996 các nhà khoa học Trung Quốc đã nghiên cứu và thông báo Thất diệp đởm có tác dụng bảo vệ cho chuột tránh được sự tác động của tia bức xạ (Chen - W C, Ham DM). Cũng theo tài liệu Trung Quốc cây thất diệp đởm mọc ở Chiết giang, Quảng Đông, Quảng Tây - Trung Quốc. Ở nước ta cho đến nay, nghiên cứu về cây thất diệp đởm chưa nhiều, theo tài liệu thực vật chí Đông Dương của Pháp “Flove genarale de L indochine” (M.H. lecomte) có ghi về chi Gynostemmattis và cho biết cây thuộc chi này mọc nhiều ở một số vùng thuộc Miền Bắc Việt Nam. Theo GS Vũ Văn Chuyên giám định mẫu cây lấy ở Cao Bằng đúng là Gynostemmpedata Bl, họ bí, tên đồng nghĩa là Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino. Gần đây qua khảo sát 1 số chỉ số về hoá sinh lipit ở 322 bệnh nhân của DS Bạch Thị Trinh tại bệnh viện 19/8 cho thấy chỉ số (Cholesterol 5,18 mml/l) chiếm tỷ lệ 18,5%, ở những người này đã có triệu chứng xơ vữa động mạch, huyết áp tăng, đau vùng tim. Nhiều nhà khoa học đã cho rằng sự lão hoá xét cho cùng quy về một
  4. phản ứng hoá học là do tích tụ những tổn hại gốc tự do gây nên. Trong quá trình chuyển hoá tế bào có nhiếu chất thải được sinh ra, một trong những chất nguy hại chính là các gốc tự do, những gốc tự do này hoạt động rất mạnh có khả năng phản ứng với nhiều phân tử khoáng. Hiện tượng này tiếp diễn lâu dài, gây ra nhiều tổn hại cho tế bào, sinh ra nhiều bệnh tật như ung thư, tim mạch và hiện tượng lão hoá như nếp nhăn, hư khớp... Hiện tại có nhiều thuốc đang được sử dụng để làm tăng tuổi thọ, tuy nhiên về tác hại chưa lường trước được. Thất diệp đởm là một trong những cây thuốc có khả năng chống ôxy hoá tế bào, nghiên cứu thất diệp đởm làm thuốc hạ cholesterol và chống lão hoá từ thảo mộc bằng nguồn dược liệu trong nước là một nhu cầu cấp thiết hiện nay. Chúng tôi đã đến khảo sát ở Cao Bằng (vào tháng 10 - 11) thì thấy thời gian này cây đã cho thu hoạch hạt, cây mọc nhiều trên núi đá, bò và có nhiều vòi cuốn trên các loại cây khác mọc cùng chỗ. Đồng bào ở đây thường thu hái cây về làm chè uống và gọi là cây “Nhân sâm” (hay còn gọi là cây B12 thuốc bổ). Theo tác giả Nguyễn Tiến Dẫn (luận văn tốt nghiệp thạc sỹ dược học) đã nghiên cứu và định lượng flavonoit toàn phần cũng như đã định lượng saponin toàn phần của cây thất diệp đởm. Qua nghiên cứu đã khẳng định khả năng hạ cholesterol máu của dịch chiết dược liệu có tác dụng ức chế sự tăng cholesterol máu ở chuột ăn cholesterol
  5. hàng ngày 71% so với nhóm đối chứng. Riêng nói về nghiên cứu trồng trọt để chủ động nguồn nguyên liệu sản xuất thuốc thì chưa có tác giả nào đề cập đến, kể cả trồng trọt tại nơi nguyên thuỷ có điều kiện sinh thái phù hợp cho cây mọc tự nhiên (Cao bằng) cũng như các nơi khác. Chúng tôi đã quan tâm đến việc chủ động trồng trọt, để tạo nguyên liệu cho sản xuất thuốc mới và được sự đồng ý của Ban Giám đốc Viện dược liệu, chúng tôI đã tiến hành thu thập hạt giống cây thất diệp đởm từ Cao bằng về gieo trồng và theo dõi tình hình sinh trưởng, phát triển ở Hà nội. Xác định hàm lượng hoạt chất có trong cây trồng so với cây mọc tự nhiên ở Cao Bằng. Đã thu hoạch dược liệu, định lượng được hàm lượng Flavoloit và Saponin toàn phần. Kết quả cho thấy hạt sau khi gieo khoảng 4 - 6 ngày đã bắt đầu mọc, tỷ lệ mọc cao tới 80%. Từ ngày hạt mọc đến khi đưa cây ra ruộng trồng là 80 ngày, chiều cao cây lúc trồng là 6 - 7 cm và tỷ lệ cây sống tới 95%. Cây thích ứng với thời vụ gieo hạt vào tháng 11 ở đồng bằng (Thanh trì - Hà nội). Theo dõi về sự sinh trưởng và phát triển của cây Thất diệp đởm trồng tại Hà nội, chúng tôi đã có những kết quả như sau:
  6. Sau 15 ngày trồng cây đã có 8 - 12 lá và cao là 18 - 36cm. Đến 60 ngày sau cây đã cao tới 78 – 140 cm và có số lá nhiều, lúc này đã bắt đầu ra nhánh cấp II. Cây đã sinh trưởng và phát triển khá tốt. Tuy nhiên cây Thất diệp đởm có nguồn gốc mọc tự nhiên trên núi cao, dưới tán rừng và được đeo bám, che bóng bởi nhiều loài cây khác, do vậy khi đưa xuống đồng bằng trồng trực tiếp trên ruộng không được che bóng, nên vào tháng 6 - 7 trời quá nóng cây tàn lụi. Những cây được trồng trong chậu thí nghiệm đặt dưới tán các cây khác vẫn sống, tình hình sinh trưởng phát triển bình thường. Chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu thí nghiệm trồng cây thất diệp đởm dưới tán các cây khác tại đồng bằng sẽ có thêm kết luận chính xác. Cuối tháng 5 dược liệu được thu hoach, mẫu phơi khô dưới nắng. Phân tích hàm lượng Flavoloit và Saponin, so sánh với mẫu thu hái tự nhiên ở rừng núi Cao Bằng. Chất lượng của 2 loại mẫu dược liệu được thể hiện dưới bảng sau: Chất lượng dược liệu Mẫu kiểm nghiệm
  7. 1. Mẫu Dược liệu trồng ở Hà Nội 2. Mẫu Dược liệu lấy từ Cao Bằng (theo số liệu nghiên cứu của DS. Nguyễn Tiến Dân–Trường Đ Qua số liệu bảng trên, so sánh hàm lượng Flavoloit và Saponin toàn phần của cây trồng ở Hà nội là 5,02 0,32 và 8,19 0,41 còn của cây thu hái tự nhiên ở Cao bằng là 5,58 0,58 và 8,36 0,39 thì ta thấy: Cây trồng ở Hà Nội không thua kém mấy so với cây mọc tự nhiên ở Cao Bằng. Sự thua kém này có thể lý giải cây trồng ở Hà nội có thời gian sinh trưởng và phát triển là 120 ngày, trong lúc đó dược liệu thu hoạch từ cây mọc tự nhiên trong rừng ở Cao bằng có thời gian sinh trưởng và phát triển dài hơn, cây sống năm này qua năm khác nên sự tích luỹ hoạt chất Flavoloit và Saponin cao hơn. Kết quả này cho phép chúng ta khẳng định chất lượng dược liệu thất diệp đởm từ trồng trọt ở Hà nội là rất tốt, có ý nghĩa quan trọng và làm cơ sở cho việc nghiên cứu sản xuất phát triển đại trà trên nhiều vùng khác nhau, tạo nguồn nguyên liệu chủ động cho sản xuất thuốc mới trong nước.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
22=>1