Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết "Đàn hương hình" của Mạc Ngôn
lượt xem 32
download
Từ những năm 80 của thế kỷ XX, nền văn học Trung Quốc có một diện mạo mới với những bước đột phá, cách tân về thi pháp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết "Đàn hương hình" của Mạc Ngôn
- Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết "Đàn hương hình" của Mạc Ngôn Từ những năm 80 của thế kỷ XX, nền văn học Trung Quốc có một diện mạo mới với những bước đột phá, cách tân về thi pháp. Mạc Ngôn được coi là một trong những đại diện tiêu biểu của nền văn học Trung Quốc đương đại. Sáng tác của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn những yếu tố truyền thống với hiện đại. Tác phẩm của ông thực sự thu hút được nhiều tầng lớp độc giả trong cũng như ngoài nước. Theo Annie Wang: “Mạc Ngôn được coi như một ứng cử viên tiềm năng của giải Nôbel trong con mắt cả giới lãnh đạo Bắc Kinh lẫn các tác giả như Kenzaberô Oe”(1). Trong sự nghiệp sáng tác của Mạc Ngôn, tiểu thuyết Đàn hương hình là tác phẩm độc đáo và chiếm vị trí rất quan trọng. Đây là tác phẩm tiêu biểu cho sự đổi mới của nhà văn Mạc Ngôn trên phương diện thi pháp tiểu thuyết. Những tinh hoa trong nghệ thuật
- sáng tác của Mạc Ngôn được tập trung thể hiện ở “cuốn tiểu thuyết đáng đọc nhất hiện nay”(2) này. Đàn hương hình là câu chuyện diễn ra tại vùng Đông Bắc - Cao Mật vào năm 1900. Bối cảnh lịch sử được tác giả sử dụng trong Đàn hương hình là thời kỳ chống lại quân xâm lược Đức của nhân dân Trung Quốc. Tác phẩm kể lại cuộc đấu tranh mang tính tự phát của người dân vùng Cao Mật chống lại quân Đức, khi chúng tiến hành xây dựng tuyến đường sắt Giao Tế chạy qua thôn Cao Mật. Nhân vật trung tâm Tôn Bính được xây dựng dựa trên nguyên mẫu một nhân vật có thật trong lịch sử. Theo Mạc Ngôn, trong tiểu thuyết, Tôn Bính đã được “nâng lên rất nhiều. Ông được xây dựng thành một nhân vật anh hùng chẳng kém gì Lý Tư Thành”(3). Đàn hương hình đã đặt ra những vấn đề lớn không chỉ ở thôn Đông Bắc - Cao Mật mà còn của cả lịch sử phát triển đất nước Trung Hoa. Đó trước hết là mâu thuẫn gay gắt giữa chính nghĩa - những người đứng lên chống lại quân xâm lược và phi nghĩa - kẻ xâm lược. Cuộc đấu tranh của Tôn Bính, xét theo quan điểm hiện đại là hành động ngu muội, không chịu tiếp nhận cái mới, nhưng nó đã phản ánh được thái độ phản ứng của nhân dân Trung Quốc trước quân xâm lược. Thông qua đó, Mạc Ngôn đã chỉ ra sự vận động trong ý thức hệ của người dân Cao Mật nói riêng và nhân dân Trung Quốc nói chung. Một vấn đề khác được Mạc Ngôn đề cập đến trong tác phẩm là mâu thuẫn giữa hiện đại và truyền thống. Vấn đề này không chỉ tồn tại khi đó, mà cho đến nay, nó vẫn là vấn đề đáng được quan tâm. Trong tác phẩm, để thể hiện vấn đề này, Mạc Ngôn đã đưa ra hai hệ thống âm thanh tồn tại song song với nhau. Âm thanh của tuyến đường sắt Giao Tế là đại diện cho sự xuất hiện của yếu tố hiện đại nhưng ngoại lai. Ngược lại, những làn điệu Miêu Xoang lại vang lên tiêu biểu cho nền văn hóa dân gian truyền thống, lâu đời. Hai loại âm thanh này đã trở thành nỗi ám ảnh trong từng trang viết của Mạc Ngôn. Cũng theo Mạc Ngôn, việc xây dựng kết cấu truyện theo kiể u “chương mở đầu phải đẹp như đầu chim phượng hoàng, phần kết thúc phải mạnh mẽ, có sức thuyết phục như đuôi con báo, phần giữa phải phình to ra và nhiều mỡ như bụng của con lợn” (Đầu phụng - Bụng heo - Đuôi beo)(4) không nằm ngoài ý muốn tôn vinh giá trị nền văn hóa dân gian. Ở đây, nền văn hóa dân gian đó chính là loại hình hý kịch Miêu Xoang - một loại hình nghệ thuật mang đậm chất Đông Bắc Cao Mật.
- Với tư cách là một trong những tác phẩm mới nhất của Mạc Ngôn, tiểu thuyết Đàn hương hình rất có thể sẽ trở thành một mốc quan trọng đánh dấu sự quay trở về với văn hóa truyền thống, với nghệ thuật và phong tục dân gian trong sáng tác của Mạc Ngôn. Trong tiểu thuyết Đàn hương hình, Mạc Ngôn đã khắc họa rõ nét vấn đề mâu thuẫn xã hội cơ bản - một bên là tầng lớp thống trị và một bên là tầng lớp bị trị mà giữa hai tầng lớp này luôn tồn tại mối quan hệ đối nghịch, trái ngược nhau về quyền lợi, về tư tưởng. Mâu thuẫn xã hội này được bộc lộ qua một đối tượng trung gian là người Đức. Mạc Ngôn đã rất thành công khi lột tả mối quan hệ đối lập này qua việc miêu tả rất công phu các hình thức của hình phạt - một minh chứng cho thứ “văn hóa tàn khốc và bạo ngược”. Trong toàn bộ tiểu thuyết, Mạc Ngôn đã miêu tả hết sức chi tiết những hình phạt thảm khốc của xã hội phong kiến Trung Quốc thời bấy giờ như Đại diêm vương, Chém ngang lưng, Lăng trìvà một kiệt tác của tác phẩm đó là Đàn hương hình. Theo lời tự bạch của Mạc Ngôn, tác giả miêu tả thành công đến mức“khiến cho hành động dã man vô nhân đạo đang ở đỉnh cao của sự thể hiện chuyển dần sang sự thức tỉnh say mê”(5). Nếu những hình phạt là đại diện cho triều đình phong kiến thì những khúc hát dân dã Miêu Xoang lại là đại diện cho tầng lớp nhân dân. Những hình phạt tàn khốc kia do giai cấp thống trị sáng tạo ra như một “loại hình nghệ thuật” để bảo vệ địa vị thống trị của chúng. Những hình phạt ấy đối lập hoàn toàn với làn điệu mềm mại, uyển chuyển làm mê mẩn lòng người của những câu hát Miêu Xoang. Sinh ra từ trong lòng nhân dân, thể hiện tư tưởng của nhân dân, hý kịch Miêu Xoang đại diện cho nhân dân trong cuộc đấu tranh tư tưởng này. Để có thể giải quyết những vấn đề lớn đặt ra trong Đàn hương hình, Mạc Ngôn đã rất có ý thức tổ chức một thế giới nhân vật phong phú, sinh động. Mạc Ngôn xác định mình “đã thực hiện một sự chống chọi có tính thụt lùi và một kiểu văn hóa rất Trung Quốc với tư thế của một nhà văn tiên phong, và trở về với cách viết tiếng Hán truyền thống, và đã viết ra những tác phẩm theo kiểu Trung Quốc thực sự”(6). Với phong cách mang đậm “hơi hướng dân gian” và đề cao tinh thần dân tộc, Mạc Ngôn đã sáng tạo trong cuốn tiểu thuyết của mình một vở hý kịch Miêu Xoang mang tên Đàn hương hình.
- Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Đàn hương hình luôn tồn tại mối quan hệ đối kháng đầy sinh động và hấp dẫn. Mạc Ngôn đã xây dựng thành công hai tuyến nhân vật cơ bản để khắc họa rõ nét những mâu thuẫn gay gắt trong xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ. Tuyến thứ nhất là những nhân vật được xây dựng với tư cách là công cụ của triều đình phong kiến Trung Quốc, phục tùng triều đình, phục tùng quân xâm lược Đức và gạt bỏ quyền lợi của nhân dân sang một bên. Tuyến thứ hai là những nhân vật đứng ở phe đối lập, đại diện cho tư tưởng của nhân dân. Đó là những nhân vật có sự thức tỉnh trong tư tưởng và nhân cách. Trong quá trình vận động, các tuyến nhân vật luôn hiện lên trong mối quan hệ mâu thuẫn và đối lập. Hai tuyến nhân vật đối kháng nhau ở mọi phương diện. Điều này góp phần giúp tác giả thành công trong việc tái hiện một thời kỳ lịch sử đầy đau thương của vùng quê Đông Bắc - Cao Mật. Thông qua hai tuyến nhân vật này, Mạc Ngôn nhằm tái hiện một thời kỳ lịch sử đầy đau thương của vùng quê Đông Bắc - Cao Mật. Hơn thế, nhà văn cắt nghĩa những vấn đề lớn của xã hội Trung Quốc đương thời. Nhân vật với tư cách là những công cụ đắc lực của nhà nước phong kiến Trung Quốc đã được Mạc Ngôn chú ý tổ chức theo đúng với môtip tiểu thuyết truyền thống Trung Quốc. Những công cụ đắc lực này được nhà văn tập trung xây dựng và khắc họa rõ nét. Khi miêu tả hệ thống nhân vật này, Mạc Ngôn đã tập trung làm nổi bật hình ảnh vua quan nơi cung đình và bản chất xấu xa của chúng, cùng số phận của triều đại nhà Thanh, nhằm thể hiện rõ thế đối lập của vương triều phong kiến với nhân dân Trung Quốc. Các nhân vật xuất hiện với tư cách là công cụ của nhà nước phong kiến Trung Quốc đều là những rường cột của triều đình, mang tư tưởng của giai cấp phong kiến. Họ là những người nắm giữ quyền lực trong tay như vua quan và những kẻ dưới quyền phục dịch chế độ quân chủ, những kẻ hầu người hạ, các cung tần mỹ nữ… Cả một thế giới hoàng cung đã xuất hiện trong tác phẩm của Mạc Ngôn. Trong thế giới công cụ đắc lực của nhà nước phong kiến này, Mạc Ngôn đã tập trung miêu tả một bộ phận công cụ không thể thiếu, chuyên đảm trách việc hành hình tội nhân đặc biệt. Đó là Đao phủ. Đội ngũ này đã làm phong phú thêm cho bộ máy hành
- chính nhà nước, gia tăng tính áp chế cho nó. Hình ảnh tên đao phủ Triệu Giáp và những “kiệt tác nghệ thuật” của nghề đao phủ được coi là công cụ đắc lực nhất của chế độ phong kiến lúc đó nổi bật lên trong tác phẩm. Mạc Ngôn đã đặt việc miêu tả các vị quan lại vào vị trí thứ yếu, tập trung vào miêu tả hình ảnh người “nghệ sĩ - trạng nguyên” của nghề đao phủ và những sản phẩm của hắn, tạo nên sức hấp dẫn cho tác phẩm Đàn hương hình. Mạc Ngôn đã dừng điểm nhìn của mình vào nhân vật Triệu Giáp khá lâu, nhằm lột tả được hình ảnh của một tên đao phủ thực thụ. Chi tiết nổi bật nhất, được tác giả nhắc đi nhắc lại ở hắn là đôi bàn tay. Hình ảnh đôi bàn tay không chỉ là của con người Triệu Giáp, mà trong đó còn chứa cái linh tính nghề nghiệp, là sự đúc kết kinh nghiệm hơn 40 năm trong nghề đao phủ của hắn. Triệu Giáp - tên đao phủ hạng nhất của Bộ Hình ở kinh thành, là lưỡi dao bén của triều đình Đại Thanh, là một cao thủ chặt đầu người, một chuyên gia tinh thông các hình phạt tàn khốc của mọi triều đại. Trong mắt Triệu Giáp, hình phạt không chỉ là thảm khốc, mà còn là tác phẩm nghệ thuật sinh động. Nhà văn đã miêu tả một cách hết sức chi tiết và cụ thể cách tiến hành những hình phạt đó. Hình phạt được nhắc đến một cách đầy đủ từ nhiều khía cạnh, từ nguồn gốc, cách thức cho đến vai trò, điểm mạnh và tác dụng của nó. Có thể nói, Mạc Ngôn đã làm nổi lên sự tinh túy trong thế giới hình phạt của triều đình Đại Thanh. Với các hình thức khác nhau, các hình phạt xuất hiện là sự tôn sùng chế độ phong kiến. Hình phạt là công cụ đắc lực nhất của bộ máy nhà nước này. Những tên đao phủ kiệt xuất cùng với những hình phạt thảm khốc là những bóng đen bao trùm lên xã hội phong kiến Trung Quốc. Nó là sự đe dọa, nỗi ám ảnh đối với người dân Trung Quốc. Một khi những hình phạt càng phát triển, vị trí của những kẻ hành nghề giết người càng được coi trọng, thì xã hội phong kiến Trung Quốc càng đi đến suy tàn. Sự phát triển của các loại hình hình phạt không ngăn được sự hỗn loạn trong bộ máy nhà nước. Quan lại triều đình là những kẻ chỉ biết cung phụng cuộc sống cá nhân, vì tiền bạc như tên Mọt, những kẻ trông kho… Hiện thực về triều đình phong kiến được phơi bày. Đó là cả một thế giới những kẻ dối trên lừa dưới. Vua quan đều trở thành những kẻ nhu nhược, đi ngược lại với quyền lợi dân tộc, chống lại nhân dân, tạo điều kiện cho quân xâm lược Đức hoành hành trên đất nước Trung Quốc.
- Triều đình phong kiến Trung Quốc đã bộc lộ hết những nhược điểm của mình trước nhân dân. Do đó, mâu thuẫn giữa tầng lớp thống trị và người dân ngày càng sâu sắc và gay gắt hơn. Thế đối lập giữa hai chiến tuyến ngày một bộc lộ rõ nét. Mạc Ngôn đã vạch trần hiện thực xã hội Trung Quốc vào một thời điểm nhất định trong lịch sử. Các nhân vật này hầu hết được xây dựng dựa trên những nhân vật lịch sử có thật. Nhờ đó, Mạc Ngôn vừa thể hiện được những vấn đề của lịch sử, vừa khái quát được sức mạnh của những nhân vật với tư cách là công cụ của nhà nước phong kiến. Để thể hiện những vấn đề đặt ra trong Đàn hương hình, Mạc Ngôn đã xây dựng hệ thống nhân vật gồm hai tuyến đối lập nhau. Mối quan hệ đối kháng thể hiện ở mọi mặt của các nhân vật. Về địa vị, tuyến nhân vật thứ nhất chủ yếu là những vị quan lại, có quyền, có thế trong triều đình. Họ đứng ở vị thế của tầng lớp thống trị. Ngược lại, trong tuyến nhân vật thứ hai, hình tượng các nhân vật hầu hết có xuất thân từ gốc gác nông dân - tầng lớp thấp hèn trong xã hội. Xuất phát điểm từ vị thế xã hội đối lập nhau, giữa hai tuyến nhân vật đồng thời có sự đối kháng trong tư tưởng. Tuyến nhân vật và sự thức tỉnh có sự vận động trong tư tưởng. Tác giả tập trung miêu tả trạng thái, diễn biến tâm trạng, suy nghĩ của nhân vật để làm rõ hơn sự vận động, thức tỉnh trong tư tưởng của họ. Tiêu biểu cho tuyến nhân vật này là các nhân vật: Tôn Bính, Mi Nương, Tiền Đinh và một lực lượng đông đảo nhân dân xuất hiện dưới nhiều hình thức. Các nhân vật được đề cập đến trong tuyến nhân vật này (ngoài hình ảnh đám đông) đều là những nhân vật trung tâm. Tư tưởng của họ có ảnh hưởng quyết định đến tư tưởng của tác phẩm. Điển hình là nhân vật Tôn Bính - người lãnh đạo cuộc đấu tranh của nhân dân. Trong Đàn hương hình, Tôn Bính là nhân vật trung tâm, nhân vật tư tưởng mà thông qua đó, tác giả thể hiện quan niệm về đấu tranh, về văn hóa dân gian và quan trọng hơn cả là về nhân dân cùng vai trò của họ. Hình tượng nhân vật này được xây dựng trên mối quan hệ đối sánh với nhân vật được coi là đại diện cho luật pháp triều đình Đại Thanh, cho trật tự xã hội - Triệu Giáp. Như vậy, hai tuyến nhân vật đối lập nhau đã được Mạc Ngôn thể hiện rõ nét thông qua hai nhân vật tiêu biểu: Tôn Bính và Triệu Giáp. Một người là công cụ đắc lực của nhà nước phong kiến; một người là anh hùng của nhân dân, trong tư tưởng luôn tồn tại sự vận động và phát triển. Không chỉ dừng lại ở hai nhân vật, các mâu thuẫn trong tác
- phẩm liên tục được Mạc Ngôn khắc họa trong hệ thống nhân vật phong phú. Mâu thuẫn lớn nhất được thể hiện rõ nét nhất qua hai nhân vật trung tâm, còn ở các nhân vật khác, các mâu thuẫn với những khía cạnh khác nhau dần dần lộ diện. Ở đây, chúng tôi quan tâm nhiều hơn đến mối quan hệ đối kháng giữa Mi Nương và Phu nhân quan huyện. Đây là hai người phụ nữ duy nhất trong tác phẩm được Mạc Ngôn tập trung xây dựng. Có thể khẳng định, hình ảnh Mi Nương và Tiền phu nhân là hình ảnh đẹp trong tác phẩm, đem lại cho tiểu thuyết Đàn hương hình những cung bậc cảm xúc mới mẻ. Đó như một nốt bổng trong toàn bộ vở hý kịch Miêu Xoang chứa đầy bi thương chết chóc Đàn hương hình. Các nhân vật xuất hiện, bộc lộ tính cách của mình, lôi cuốn sự chú ý của người đọc. Có được như thế là nhờ cách thức tổ chức và miêu tả nhân vật. Các nhân vật xuất hiện từ nhiều góc độ: lời kể của tác giả, lời kể của nhân vật khác, v.v... Các nhân vật cứ lần lượt xuất hiện theo dòng suy nghĩ của nhau, hoặc của tiến trình câu chuyện. Trung thành với nghệ thuật xây dựng nhân vật truyền thống, với mỗi nhân vật, Mạc Ngôn chỉ dừng lại một chút để miêu tả. Việc tạo lập thế giới nhân vật như vậy tưởng như lan man, không có điểm nhấn nhưng thực chất đã đem lại cho độc giả những ấn tượng rất riêng về từng nhân vật và tạo sức hấp dẫn lớn. Ngoài những chương là lời tự bạch của nhân vật, ở những chương còn lại, tác giả chỉ miêu tả mà không hề bộc lộ cảm xúc. Qua giọng điệu miêu tả lạnh lùng, nhà văn đã để khoảng trống cho độc giả đồng sáng tạo với mình trong thế giới nghệ thuật phong phú, đa dạng, nhiều tầng lớp của tác phẩm. V ì thế, các nhân vật hiện ra rất khách quan, cho phép người đọc có những cảm nhận riêng. Như vậy, trong Đàn hương hình, mặc dù hai tuyến nhân vật luôn thể hiện mối quan hệ đối kháng, trái ngược nhau nhưng ở các cặp nhân vật, tùy theo tính chất vấn đề, Mạc Ngôn bộc lộ thái độ rất khác nhau. Điều đó tạo cho tác phẩm sức hấp dẫn độc đáo, lôi cuốn người đọc ở những cung bậc cảm xúc phong phú và đa dạng. Không những đối xứng nhau theo từng cặp nhân vật mà trong hai tuyến nhân vật này còn đối lập nhau trong mạch ngầm của sự vận động. Sự khác biệt giữa hai tuyến nhân vật là sự vận động tích cực trong tư tưởng của các nhân vật thuộc tuyến thứ hai. Sự vận động, thức tỉnh trong tư tưởng của những người dân, được thể hiện ở hai giai đoạn: trước và sau cuộc đấu tranh của nhân dân do Tôn Bính lãnh đạo năm 1900.
- Hơn hẳn các nhà văn Trung Quốc trước và cùng thời, Mạc Ngôn để nhân dân xuất hiện dưới hai hình thức cơ bản: đám đông và tập thể những kẻ ăn mày. Nhân vật đám đông xuất hiện chủ yếu vào giai đoạn trước khi cuộc đấu tranh chống Đức của nhân dân diễn ra. Không gian hoạt động của họ luôn luôn là các pháp trường. Họ là một trong những yếu tố cấu thành không gian pháp trường. Họ được miêu tả là bộ phận không thể thiếu của mỗi cuộc hành hình. Sự ngu muội của họ được thể hiện ra bằng thái độ thích thú khi xem hành hình. Họ xuất hiện không chỉ để xem và sợ mà còn để tôn vinh tài nghệ của những tên đao phủ giết người và cổ vũ cho cách thức cai trị vô nhân tâm của triều đình phong kiến Trung Quốc. Hình ảnh của họ là minh chứng cho sự thành công của triều đình Đại Thanh với việc làm cho người dân mông muội, dốt nát, biến dân chúng thành công cụ bất tự giác của chúng. Vẫn những con người ấy, vẫn trong cảnh hành hình, nhưng ở Thăng Thiên Đài - pháp trường dành cho Tôn Bính, hình ảnh người dân có sự thay đổi hoàn toàn. Họ không phải là những con người vô hồn, chỉ biết reo hò nữa mà đã cảm nhận được nỗi đau thương do quân Đức và triều đình Đại Thanh gây nên cho Tôn Bính và cho cả họ. Họ đã biết xót thương cho kẻ tử tù - người lãnh đạo cuộc đấu tranh chống quân xâm lược. Biết đồng cảm với nỗi đau nhân tình, đó chính là bước chuyển của nhận thức. Hình tượng nhân dân trong hoàn cảnh này không còn đơn thuần là những người xem và cổ vũ hành hình nữa mà đã phát triển lên một bước cao hơn. Họ trở thành những diễn viên tham gia biểu diễn Miêu Xoang, chống lại cái đau thể xác do hành hình tạo ra, đem lại sức chiến đấu, chiến thắng hành hình. Bằng cách sử dụng không gian pháp trường trong hoàn cảnh khác nhau, Mạc Ngôn đã chỉ ra sự thay đổi trong tư tưởng của người dân. Cho dù phải trải qua khoảng thời gian dài (vài chục năm ) nhưng đó vẫn là bước tiến mới trong xã hội phong kiến Trung Quốc. Người dân đã có nhận thức đúng đắn về thời cuộc, về số phận của giai cấp mình, về vị trí mình trong xã hội. Đặc biệt hơn, đó là sự thay đổi, vận động của những kẻ ăn mày. Trước đây, họ chật vật kiếm từng miếng ăn nhờ bố thí thì nay, từ những kẻ bần hàn nhất của xã hội nổi lên tên tuổi những anh hùng vì nghĩa quên thân như Tám Chu, Út Sơn, Hầu Tiểu Thất… Qua việc miêu tả cuộc đời của hàng loạt các nhân vật, nhà văn đã khẳng định được bước ngoặt trong tư tưởng của nhân dân và chỉ ra quá trình
- vận động từ tĩnh đến động, từ không đến có. Giới hạn trong một thời điểm lịch sử nhất định, sự vận động đó là khơi nguồn cho sự phát triển tư tưởng nhân dân ở giai đoạn sau. Trong thế giới nhân vật của Đàn hương hình, chúng tôi nhận thấy có một nhân vật đặc biệt. Đó là làn điệu Miêu Xoang. Miêu Xoang được sử dụng trong tác phẩm như là một đại diện cho văn hóa dân gian, cho nhân dân. Hý kịch Miêu Xoang ngày càng phát triển nở rộ nhưng giá trị của những khúc hát không hề thay đổi từ đầu đến cuối tác phẩm. Có thể nói, nhân vật này là sự tập trung tinh lực của nhà văn. Mạc Ngôn đã vận dụng hết khả năng của mình để nói lên cái hay, cái đẹp và cái hấp dẫn của Miêu Xoang. Vì thế, Miêu Xoang trở thành nhân vật được nhà văn quan tâm và xây dựng một cách hoàn chỉnh, như là một tiêu chí đánh giá con người. Miêu Xoang xuất hiện ngay từ những trang đầu của tác phẩm cùng với sự xuất hiện của nhân vật trung tâm Tôn Bính. Tác giả đã để cho Miêu Xoang phát triển theo chiều dài từ đầu đến cuối câu chuyện. Hầu hết ở các chương, Miêu Xoang đều có mặt trong những lời nhận xét của các nhân vật. Đặc biệt, trong các chương Đầu phụng, Đuôi beo, tác giả đã sử dụng trực tiếp những câu hát Miêu Xoang Đàn hương hình để biểu đạt nội dung, tư tưởng. Qua đó, Miêu Xoang được xuất hiện, bổ sung tính cách, dần dần đến cuối tác phẩm trở thành hình tượng hoàn chỉnh với vẻ đẹp rực rỡ, lung linh, kỳ diệu và có sức hấp dẫn lớn. Với cách thức tổ chức như vậy, Mạc Ngôn đã dẫn dắt người đọc đi vào thế giới Miêu Xoang, để cảm nhận, tìm hiểu, chiêm nghiệm và khâm phục Miêu Xoang. Cũng như các nhân vật khác, Miêu Xoang được nhà văn xây dựng trong thế đối lập với các loại hình phạt. Miêu Xoang ra đời từ nhân dân, là của nhân dân, mang tinh thần của nhân dân. Miêu Xoang mang trong mình những câu hát chan chứa sức sống, tình yêu mãnh liệt của nhân dân. Vì vậy, Miêu Xoang có thể sống mãi cùng thời gian. Những hình phạt đối ngược hoàn toàn với vẻ đẹp, sức mạnh của Miêu Xoang. Hình phạt chỉ có thể làm đau đớn thể xác con người mà không bao giờ có được tâm hồn, tinh thần của con người như những khúc hát Miêu Xoang. Hai nhân vật này tuy đối lập nhau nhưng tồn tại thống nhất, tạo nên cuộc sống hoàn chỉnh của con người trong thời điểm lịch sử đó - một cuộc sống có cả thể xác và linh hồn. Trong tiểu thuyết Đàn hương hình, Mạc Ngôn đã xây dựng thành công một thế giới nhân vật phong phú, đa dạng và sinh động. Mỗi nhân vật hiện lên là một vấn đề của
- xã hội được đặt ra. Chúng tồn tại trong mối liên hệ đối lập nhau nhưng thực chất là bổ sung cho nhau để tạo nên một xã hội đầy biến động của lịch sử. Cuộc sống được hiện hình với nhiều mặt, nhiều khía cạnh khác nhau. Sự phong phú của nó ẩn chứa trong thế giới nhân vật sinh động và điển hình của Đàn hương hình. Các nhân vật tồn tại trong mối quan hệ đối kháng tạo thành nhiều mặt của cuộc sống con người, đồng thời cho thấy vào thời điểm lịch sử xa xưa, tư tưởng của người dân Trung Quốc đã có sự vận động, thức tỉnh trước vận mệnh dân tộc và thời cuộc. Thế giới nhân vật có vai trò to lớn trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm, đem lại cho tác phẩm sức hấp dẫn riêng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT - Khối Mầm
5 p | 1808 | 439
-
Thế giới động vật
40 p | 522 | 123
-
CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT - Khối Nhà Trẻ
5 p | 1986 | 115
-
CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT - Khối Lá
5 p | 1105 | 113
-
CHỦ ĐỀ : ĐỘNG VẬT QUANH BÉ - ĐỀ TÀI : CÁO, THỎ , GÀ TRỐNG - LỨA TUỔI : 4-5 TUỔI
6 p | 573 | 51
-
Chủ đề : THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT - ĐỀ TÀI : CÁ CON ĐẸP XINH
7 p | 341 | 38
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thế giới nhân vật trong truyện cổ tích chương trình Tiếng Việt Tiểu học
27 p | 301 | 34
-
Chủ điểm: Thế giới động vật - Đề tài: Đáng đời con cáo - Nhóm lớp: Lá
4 p | 237 | 32
-
Chủ điểm: Thế giới động vật - Đề tài: Ai không lao động? - Nhóm lớp: mầm
4 p | 283 | 30
-
Chủ đề: Chú mèo con - Đề tài: Mèo lại hoàn mèo - Nhóm lớp: Chồi
4 p | 457 | 22
-
Chủ Đề: Những con vật cưng - Đề tài: Những hình dạng ngộ nghĩnh - Lớp : Mầm
4 p | 113 | 16
-
Cảm hứng lịch sử trong tiểu thuyết Nguyễn Huy Tưởng _1
6 p | 99 | 6
-
Giáo án môn Ngữ văn 6 bài 7 sách Kết nối tri thức: Thế giới cổ tích
50 p | 20 | 6
-
Bài giảng Mầm non: Đề tài - Tìm hiểu về một số con vật nuôi trong gia đình
32 p | 40 | 4
-
Giáo án Mầm non – Thế giới động vật: Một số vật sống ở trong rừng
4 p | 27 | 3
-
Giáo án Mầm non – Thế giới động vật: Dạy vận động Một con vịt
4 p | 75 | 2
-
Giáo án điện tử môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 - Bài: Động vật
23 p | 16 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn