intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thế hệ chúng ta dạy dỗ con như thế nào?

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

68
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Con có cần nhất nhất tuân lời? Những năm cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 này, nhịp sống thay đổi nhanh đến chóng mặt. Những mâu thuẫn, khác biệt của hai thế hệ đang ngày càng tăng. Trong nhịp quay quá nhanh ấy, những gì gọi là kinh nghiệm của cha mẹ chúng ta có còn là kim chỉ nam chăng? Liệu con cái có phải nhất nhất tuân theo mọi lời chỉ dạy ấy? Câu trả lời đó với nhiều người hình như đã có chiều hướng ngập ngừng, đắn đo… Theo tôi, sự giáo dục...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thế hệ chúng ta dạy dỗ con như thế nào?

  1. Thế hệ chúng ta dạy dỗ con như thế nào? Con có cần nhất nhất tuân lời? Những năm cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 này, nhịp sống thay đổi nhanh đến chóng mặt. Những mâu thuẫn, khác biệt của hai thế hệ đang ngày càng tăng. Trong nhịp quay quá nhanh ấy, những gì gọi là kinh nghiệm của cha mẹ chúng ta có còn là kim chỉ nam chăng? Liệu con cái có phải nhất nhất tuân theo mọi lời chỉ dạy ấy? Câu trả lời đó với nhiều người hình như đã có chiều hướng ngập ngừng, đắn đo… Theo tôi, sự giáo dục con trẻ chưa bao giờ là chuyện dễ dàng và đầy đủ với các bậc phụ huynh. Tại Bắc Mỹ, một số phụ huynh Việt Nam còn có thêm những thử thách khi phải làm quen với cách suy nghĩ, ứng xử của trẻ con trong một xã hội hoàn toàn mới. Trẻ con thường ngại trò chuyện với cha mẹ, chúng rất bực mình khi phải nghe thuyết giáo hay chỉ trích, phê bình và chúng cho rằng bố mẹ nói quá nhiều… Thế nhưng, liên hệ giữa cha mẹ và con cái, nhất là với các con đang tuổi thiếu niên, ít khi suôn sẻ. Thông thường, cha mẹ không chịu tìm hiểu lắng nghe các con của mình, và mặc dù rất yêu thương tận tụy lo cho chúng, đôi khi cha mẹ có thái độ xa cách con cái hoặc xa hơn nữa là buông lời quở trách, phê bình và thuyết giảng luân lý với con cái.
  2. Bắt đầu lớn là con cái không thích đi cùng cha mẹ nữa. Đi đám cưới họ hàng, du lịch, ăn giỗ ông bà... nếu không có biện pháp cứng rắn là các cậu ấm, cô chiêu diện đủ các lý do để “không đi được”. Điều này là bước đầu tiên khiến các cha mẹ bỗng thấy con mình tuột khỏi vòng tay. Hầu hết các gia đình ở hải ngoại ngày nay chỉ có 1 đến 2 con nên mọi tình cảm, vật chất được trao hết cho chúng. Xã hội đang phải đối mặt với hiện tượng mới, đến tuổi đi học, cha mẹ lại sợ con không ăn sẽ ốm không học được. Mắng nhiều quá con cái sẽ căng thẳng thần kinh không tiếp thu bài vở. Đến trường, đồ dùng, quần áo, tiền ăn vặt không bằng bạn bằng bè sợ con tủi thân, mặc cảm, bạn bè xa lánh, dẫn đến trầm cảm. Không phải ngẫu nhiên mà hầu hết phụ huynh đều than thở: “Dạy con bây giờ sao khó quá, phải tự mò mẫm, vừa dạy vừa chỉnh sửa...”. Theo tôi có 3 khuynh hướng dạy con ở xã hội mới ngày nay... Khuynh hướng thứ nhất: ép buộc Theo truyền thống Á Đông, cha mẹ thường hay quan tâm quá mức về con cái. Một phần muốn có cuộc sống khá giả hơn của họ ở Việt Nam ngày xưa, một phần muốn nở mặt nở mày với thiên hạ, nên họ tạo rất nhiều áp lực vào con cái để chúng học những ngành mà có thể các em không thích, miễn cưỡng hay không có năng khiếu chuyên môn như – kỹ sư, bác sĩ, nha sĩ, luật sư... Chúng ta phải thừa nhận là con cái ngày nay rất năng động và có tính tự lập hơn chúng ta trước kia, nhưng nhiều bậc phụ huynh vẫn không bỏ thói quen áp đặt cách sống của mình lên con cái. Chính cha mẹ đã mất thời gian trải
  3. nghiệm cuộc sống để đúc ra những kinh nghiệm quý giá mà con họ chưa có được. Đa số phụ huynh đều kỳ vọng rất cao để con cái phải cố gắng, thế nhưng có ít ai tìm hiểu khả năng thực sự của bọn trẻ thế nào. Các em không thể vượt quá khả năng tự nhiên do yếu tố di truyền quy định. Sức ép từ cha mẹ vì thế có khi gây ra tác động tiêu cực, khiến con cái lo lắng mỗi khi chúng không đạt được các "kỳ vọng” mà cha mẹ chúng áp đặt cho chúng. Sẽ rất phức tạp nếu ta không kịp thời nhận thấy trẻ chưa sẵn sàng hoặc chưa thể đáp ứng được sự trông đợi của cha mẹ. Phần nhiều các bậc cha mẹ thuộc khuynh hướng này mong muốn và giáo dục con cái sao để chúng có thể kiếm được nhiều tiền khi trưởng thành mà quên rằng đó chỉ là một phần trong toàn bộ đời sống của trẻ. Điều đáng lưu ý hơn là những bậc cha mẹ này phải hiểu là chúng ta chỉ muốn dạy cho con trẻ làm cách nào để sống một cách hạnh phúc chứ việc học không phải chỉ đơn giản là để kiếm tiền. Việc cố gắng ép con vào khuôn khổ để có thể vượt trội trẻ em khác đồng lứa tuổi xem ra không phải là phương pháp tốt trong việc nuôi dạy con theo quan niệm khoa học ngày nay. Cha mẹ thuộc hạng này quá bảo thủ ý kiến của họ theo kiểu:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2