intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thề non nước

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

199
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nước non nặng một lời thề, Nước đi đi mãi, không về cùng non. Nhớ lời nguyện nước thề non, Nước đi chưa lại, non còn đứng không. Non cao những ngóng cùng trông, Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày. Xương mai một nắm hao gầy, Tóc mây một mái đã đầy tuyết sương. Trời tây ngả bóng tà dương, Càng phơi vẻ ngọc, nét vàng phôi pha. Non cao tuổi vẫn chưa già, Non còn nhớ nước, nước mà quên non. Dù cho sông cạn đá mòn, Còn non còn nước hãy còn thề xưa. Non cao...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thề non nước

  1. Thề non nước Tản Đà Nước non nặng một lời thề, Nước đi đi mãi, không về cùng non. Nhớ lời nguyện nước thề non, Nước đi chưa lại, non còn đứng không. Non cao những ngóng cùng trông, Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày. Xương mai một nắm hao gầy, Tóc mây một mái đã đầy tuyết sương. Trời tây ngả bóng tà dương, Càng phơi vẻ ngọc, nét vàng phôi pha.
  2. Non cao tuổi vẫn chưa già, Non còn nhớ nước, nước mà quên non. Dù cho sông cạn đá mòn, Còn non còn nước hãy còn thề xưa. Non cao đã biết hay chưa? Nước đi ra biển lại mưa về nguồn. Nước non hội ngộ còn luôn, Bảo cho non chớ có buồn làm chi. Nước kia dù hãy còn đi, Ngàn dâu xanh tốt non thì cứ vui. Nghìn năm giao ước kết đôi, Non non nước nước chưa nguôi lời thề. 1. Hình ảnh bức tranh sơn thủy
  3. Nói là bức cổ họa sơn thủy, nhưng không có “thủy” vì “nước đi đi mãi không về cùng non”. Chỉ có núi: “Non cao những ngóng c ùng trông”. Có suối nhưng suối đã cạn kiệt bao giờ, nay chỉ còn “suối khô dòng lệ…). Có cây mai già trụi lá trơ cành: “xương mai”. Có sương tuyết và mây phủ dày trên đỉnh núi. Có màu xanh của ngàn dâu. Và có màu vàng của tà dương: “Trời tây ngả bóng tà dương, Càng phơi vẻ ngọc, nét vàng phôi pha.” Bức cổ họa rất đẹp mà buồn, thấm đượm màu tang thương ly biệt và chờ mong. 2. Nước non nặng một lời thề. - Nước và Non trong bài thơ là hình ảnh của lứa đôi. Trong 22 câu thơ, từ non, nước xuất hiện tới 27 lần. Lúc đầu là Nước Non, biệt ly thì “Nước… Non”, nhớ mong thì “Non… nước/Nước… Non”. Ngày tái hợp: Non Non Nước Nước. - Nặng thề nguyền nhưng trắc trở biệt ly, đáng thương: “Nước non nặng một lời thề,
  4. Nước đi đi mãi, không về cùng non. Bi kịch của mối tình là đã nặng lời thề nhưng sau đó “nước đi đi mãi”… - Cảnh đợi chờ. Đó là hình bóng một giai nhân. Vò võ, buồn thương, đau khổ, tàn phai. Những ẩn dụ đầy gợi cảm: dòng lệ, xương mai, tóc mây, vẻ ngọc, nét vàng… Những vần thơ đẹp như câu Kiều: “Non cao những ngóng cùng trông Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày. Xương mai một nắm hao gầy, Tóc mây một mái đã đầy tuyết sương. Trời tây ngả bóng tà dương Càng phơi vẻ ngọc nét vàng phôi pha” - Có trách móc giận hờn: “Non còn nhớ nước, nước mà quên non” - An ủi, vỗ về: “Nước đi ra bể lại mưa về nguồn.
  5. Nước non hội ngộ còn luôn, Bảo cho non chớ có buồn làm chi…” - Thủy chung sắt son! “Nghìn năm giao ước kết đôi Non non nước nước chưa nguôi lời thề” Tóm lại, một bị kịch tình yêu. Có ly biệt, nhớ mong, đau khổ, nhưng mãi mãi tái hợp, sum họp. Buồn thương nhưng không tuyệt vọng. Mối tình ấy được Tản Đà diễn tả bằng những vần thơ giàu hình tượng và truyền cảm với một nhạc điệu du dương, thắm thiết. 3. Nước đi chưa lại - Nhan đề bài thơ là “Thề non nước”, nghĩa là thề vì nước vì non. Bài thơ đã xuất hiện trong tác phẩm Tản Đà trên 2 lần, đó là một ẩn ý vừa kín đáo vừa cảm động. Thi sĩ Tản Đà cũng có vài bài thơ “Vịnh bức dư đồ” của đất nước: “Nọ bức dư đồ thử đứng coi, Sông sông núi núi khéo bia cười.
  6. Biết bao lúc mới công vời vẽ Sao đến bây giờ rách tả tơi?...” Có đặt bài thơ “Thề non nước” bên cạnh các bài thơ “Vịnh dư đồ…”, “Chim họa mi trong lồng”,… ta mới cảm nhận được tình cảm yêu nước thiết tha của Tản Đà. Ông không phải là một chiến sĩ cách mạng. Ông là một thi sĩ, ông đã gửi gắm tấm lòng của mình với giang sơn Tổ quốc một cách kín đáo và đầy tính chất nghệ thuật.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2