intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Theo Dõi Chức Năng Thận Khi Bị Tiểu Đường

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

77
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Theo Dõi Chức Năng Thận Khi Bị Tiểu Đường Trong báo Consultant, 46: 809, 2006, có bài nói về theo dõi chức năng thận khi bị bệnh tiểu đường. Làm chậm phát hiện những biến chứng bằng cách theo dõi giữ mức đường luôn luôn an toàn, mức đường bình thường. Kiểm soát đường kỹ lưỡng để đề phòng những biến chứng bệnh mạch máu nhỏ trong cơ thể và viêm thần kinh ngoại biên. Theo dõi điều trị tiểu đường giữ mức đường an toàn còn giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Bệnh mạch máu ngoại biên ảnh hưởng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Theo Dõi Chức Năng Thận Khi Bị Tiểu Đường

  1. Theo Dõi Chức Năng Thận Khi Bị Tiểu Đường Trong báo Consultant, 46: 809, 2006, có bài nói về theo dõi chức năng thận khi bị bệnh tiểu đường. Làm chậm phát hiện những biến chứng bằng cách theo dõi giữ mức đường luôn luôn an toàn, mức đường bình thường. Kiểm soát đường kỹ lưỡng để đề phòng những biến chứng bệnh mạch máu nhỏ trong cơ thể và viêm thần kinh ngoại biên. Theo dõi điều trị tiểu đường giữ mức đường an toàn còn giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Bệnh mạch máu ngoại biên ảnh hưởng thận, gây suy thận. Phát hiện suy thận bằng cách truy tầm đo tỉ số albumin và creatinine. Đo mức đường trong nước tiểu Microalbuminuria định nghĩa bằng tỉ số albumin và creatinine cao hơn 300 microgram/mg. Liên hệ mức albumin
  2. tiết ra qua đường tiểu trong 24 giờ (300 micrograms/mg = 300mg albumin/24 giờ). Nếu mức albumin liên tục 2 lần cao hơn trong 3 lần đo trong 3-6 tháng xác định suy thận do bệnh tiểu đường. Ngoài chất albumine phế thải qua nước tiểu, bệnh nhân còn bị cao huyết áp, không có máu trong nước tiểu, viêm võng mạc, chất creatinine tăng cao trong huyết thanh, và lượng lọc tiểu cầu thận thuyên giảm. Cần lưu ý là ngoài bệnh tiểu đuờng còn những nguyên khác có thể làm suy thận nên phải loại bỏ những nguyên nhân khác làm suy thận. Thí dụ: mất nước quá nhiều, suy tim, bệnh thận như viêm thận tiểu cầu (glomerulonephritis), cao huyết áp, bệnh nang thận, đa nang thận (polycystic kidney diseases), hoại tử tiểu quản (tubular necrosis), và viêm thận trong khoảng trống mô trong thận (interstitial nephritis), hay bệnh nghẹt đường dẫn tiểu postrenal disorders (obstruction). Khi cần thử nghiệm chức năng thận thì cần thử nước tiểu, đo điện phân ions (electrolytes) trong huyết thanh, siêu âm thận và thử coi thận có b ị ứ nước (hydronephrosis) hay không. Siêu âm còn giúp truy tầm nghẹt đưòng dẫn tiểu, nước tiểu có bị rội ngược trong ống dẫn tiểu, và đa nang thận. Cần chuyển sang bác sĩ thận nội thương (nephrologist) hay ngoại thương (urologist) để tìm hiểu thêm nguyên nhân suy thận. Điều quan trọng nhất
  3. trong việc theo dõi và điều trị bệnh thận do tiểu đường và phải kiểm soát huyết áp và đo mức đường trong máu. Ngoài ra cần điều trị cao mỡ, thay đổi lối sống cho lành mạnh hơn, hạ thấp cân lượng, giảm muối tức là không ăn măn, và không uống rượu, bỏ thuốc lá. Dùng thuốc kìm hãm ACE (angiotensin-converter enzyme) hay ARB (angiotensin receptor blocker) khi bệnh nhân có bạch đản (albumin) trong nước tiểu. Trong vài nghiên cứu mơí nhất cho biết nếu uống ACE inhibitors không mấy hiệu quả cho việc thuyên giảm albumin trong nước tiểu thì tổng hợp ACE inhibitors và ARB giảm bạch đản trong nước tiểu sẽ hiệu nghiệm hơn. Trần Mạnh Ngô, M.D.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2