intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thiên hà - Nhóm Kiến Thức-PAC

Chia sẻ: YYYY YYYY | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:15

26
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vào những đêm hè đẹp trời, khi nhìn lên trời ta thấy một dải sáng màu bạc vắt ngang nền trời, gọi là dải Ngân hà. Mãi đến thế kỉ XVII, lần đầu tiên Galileo Galilei sử dụng kính thiên văn của mình hướng lên bầu trời đêm và phát hiện ra rằng Ngân hà tập hợp rất nhiều các ngôi sao. Theo thời gian, cùng với sự phát triển và cải tiến kĩ thuật của các dụng cụ quan sát, người ta đã có những hiểu biết nhất định về Ngân hà và cũng phát hiện ra rằng trong vũ trụ còn có rất nhiều các tập hợp sao khổng lồ tương tự Ngân hà. Các nhà thiên văn gọi chúng là thiên hà.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thiên hà - Nhóm Kiến Thức-PAC

  1.                                                                                                                    Zarya  Nhóm Kiến Thức­PAC Chương II : Thiên hà Vào những đêm hè đẹp trời, khi nhìn lên trời ta thấy một dải sáng   màu bạc vắt ngang nền trời, gọi là dải Ngân hà. Mãi đến thế  kỉ  XVII, lần đầu   tiên Galileo Galilei sử dụng kính thiên văn của mình hướng lên bầu trời đêm và   phát hiện ra rằng Ngân hà tập hợp rất nhiều các ngôi sao. Theo thời gian, cùng   với sự  phát triển và cải tiến kĩ thuật của các dụng cụ  quan sát, người ta đã có   những hiểu biết nhất định về Ngân hà và cũng phát hiện ra rằng trong vũ trụ còn   có rất nhiều các tập hợp sao khổng lồ tương tự Ngân hà. Các nhà thiên văn gọi   chúng là thiên hà. Đến thế  kỉ  XX, các kính thiên văn được cải tiến mạnh mẽ về   mặt kĩ thuật và một số được lên quỹ đạo đã giúp các nhà thiên văn phát hiện ra   khoảng hơn một tỉ thiên hà trong vũ trụ. Vậy, định nghĩa chính xác thiên hà là gì,   phân loại chúng như  thế  nào và các thiên hà có tương tác gì với nhau không?   Cũng như  các hiểu biết về  Thiên Hà của chúng ta­Ngân hà, sẽ  được giải đáp   trong chương này… I. Khái niệm và phân loại 1. Khái niệm Thiên hà là một tập hợp rất lớn các sao liên kết với nhau bởi lực hấp dẫn và tạo thành  một hệ thống quay xung quanh tâm của hệ. Hình I.2.1: Thiên hà M81 thuộc chòm sao Ursa Major (Gấu lớn), đây là một thiên hà   xoắn ốc điển hình và cho chúng ta thấy được dáng vẻ Thiên Hà của chúng ta­Ngân Hà   trông như thế nào khi được nhìn từ bên ngoài. Các thiên hà khá đa dạng, có chứa từ hàng chục triệu (10 7) ngôi sao cho tới hàng ngàn tỉ  (1012) ngôi  sao, đường kính từ 1.500 đến 300.000 năm ánh sáng (n.a.s). Khu vực gần tâm   của thiên hà có kích thước khoảng 1.000 n.a.s và mật độ  sao lớn nhất, kích thước các   ngôi sao cũng lớn nhất. Tốc độ  chuyển động của các sao trong thiên hà và tốc độ  quay quanh tâm của bản thân   các thiên hà từ  10­20 km/s (ở  các thiên hà lùn) cho tới 300­400 km/s (ở  các thiên hà  khổng lồ).
  2.                                                                                                                    Zarya  Nhóm Kiến Thức­PAC 2. Phân loại Căn cứ vào hình dạng của các thiên hà đã nghiên cứu, đầu những năm 20 của thế kỉ XX,   nhà thiên văn học người Mĩ E.Hubble (1889­1953) đã lập ra bảng phân loại các thiên hà,   gọi là “bảng phân loại Hubble”. Theo ông, có các nhóm thiên hà phân theo hình dạng: Hình I.2.2: Phân loại các thiên hà dựa theo hình dạng. Thiên hà xoắn [ốc] (chiếm 60%), thiên hà elip (chiếm 15%), thiên hà dạng thấu kính   (chiếm 20%) và thiên hà không định hình (chiếm 3%). Số lượng 2% các thiên hà còn lại,   không có trong bảng phân loại của Hubble, gọi là các thiên hà “đặc biệt”. Đó là các thiên  hà lùn. ­ Thiên hà elip: kí hiệu E, có 8 dạng từ  hình khối cầu E0,  dẹt dần từ  E1 đến E7, có dạng thuân dần. Chúng có hình cầu  hoặc elipxôit, gồm các sao già nên có màu hơi đỏ, chứa rất ít   khí và không có bụi. Khí trong các thiên hà elip rất nóng (hơn 1  triệu độ) khiến cho chúng thuộc loại các thiên hà sáng nhất.  ­ Thiên hà xoắn  ốc: kí hiệu S, gồm có phần bầu hình cầu ở giữa   bao gồm các sao già và phần đĩa gồm các sao trẻ cùng bụi và khí xoè ra  các cánh tay (nhánh) xoắn theo cùng một chiều. Tuỳ theo mức độ nhỏ  dần của bầu và sự phát triển tăng dần của các nhánh mà thiên hà xoắn  có thêm các chữ  cái a, b, c đi sau chữ S. Sa có bầu sáng rõ, to, còn các  tay xoắn chưa rõ nét. Sb có bầu sáng kém rõ hơn, nhưng các tay xoắn   khá rõ, Sc có các tay xoắn biểu lộ rõ nhất, còn bầu thì kém sáng nhất. ­ Thiên hà xoắn ốc gãy khúc (còn gọi là thiên hà xoắn có thanh  ngang): kí hiệu SB, có một trục thẳng kéo dài từ  tâm ra trước khi   xoắn ốc theo 3 sạng SBa, SBb, SBc tuỳ theo độ mở rộng của nhánh và   kích thước nhỏ dần của bầu.  ­ Thiên hà dạng thấu kính: kí hiệu SO, có hình giống như hai cái   đĩa úp vào nhau, là dạng trung gian giữa thiên hà xoắn và thiên hà elip.  
  3.                                                                                                                    Zarya  Nhóm Kiến Thức­PAC Loại thiêh hà này có bầu, đĩa, quầng nhưng không có các tay xoắn và không có khí giữa   các sao. ­ Thiên hà vô định hình: kí hiệu Irr hoặc Ir, gồm loại I có hình  xoắn  ốc bị  biến dạng đủ  kiểu và loại II không có hình dạng rõ rệt  nào. Chúng có khối lượng tương đối nhỏ, gồm nhiều sao trẻ, nhiều   khí giữa các sao (mật độ  khí có thể  vượt 10­15% mật độ  chung), có  thể có vài trung tâm tạo sao.  ­  Thiên hà lùn: kí hiệu là d, nhỏ  hơn thiên hà thông thường vài chục lần về  kích  thước và khối lượng, có mật độ rất thấp. Chũng cũng được chia thành các dạng  elip (kí  hiệu dE), cầu (dSph), không định hình (dIr) và cuối cùng là các thiên hà lùn gọn nhỏ màu   lam (dBCG). Các tay xoắn  ở các thiên hà lùn không phát triển. Các thiên hà dE và dSph  gồm các sao già, ít khí và bụi. Các thiên hà dIr và dBCG lại có nhiều khí (đôi khí khối   lượng khí còn nhiều hơn cả khối lượng sao). Các thiên hà dBCG thường diễn ra sự tạo  sao mạnh mẽ và sinh ra nhiều sao nặng màu lam nên các thiên hà này cũng màu lam. II. Thiên hà bức xạ. Các thiên hà tương tác 1. Thiên hà bức xạ. Thiên hà bức xạ (thiên hà có nhân bức xạ) khác với các thiên hà thông thường ở chỗ  chúng bức xạ  phần lớn năng lượng từ  vùng tâm rất nhỏ  (có kích thước từ  vài giờ  đến  vài tháng ánh sáng),  ở các dải sóng ngoài vùng khả  kiến, chủ yếu là dải sóng vô tuyến   và tia X. Chúng chỉ chiếm khoảng dưới 5% tổng số các thiên hà. ­ Thiên hà Seyfert do nhà thiên văn người Mỹ gốc Đức Carl K. Seyfert phát hiện năm   1943. Đây là các thiên hà xoắn khổng lồ (chiếm 1% các thiên hà xoắn), chủ  yếu là các   thiên hà có thanh ngang. Nhân các thiên hà này cực sáng và là nguồn phát bức xạ  hồng   ngoại rất mạnh. ­  Thiên hà vô tuyến  chủ  yếu là các thiên hà elip, bức xạ  điện từ  mạnh gấp hàng   triệu lần các thiên hà bình thường. Người ta cho rằng nguồn năng lượng này có thể  do  một lỗ  đen rất lớn  ở  trung tâm. Một số  thiên hà vô tuyến có thể  là kết quả  của sự  va  đập và hoà nhập của hai thiên hà. M87 (thuộc chòm Virgo­Xử  Nữ) là một thiên hà vô  tuyến điển hình. 2. Thiên hà tương tác Các thiên hà  ở  gần nhau (so với kích thước của chúng) có thể  tương tác với nhau (va   đập vào nhau, nhập làm một…). Trong số hơn 100 tỉ thiên hà (đã biết) trong Vũ trụ, chỉ  có 2% tương tác với nhau. Một thiên hà khổng lồ có thể nuốt chửng các thiên hà nhỏ đi qua bên cạnh bằng lực hấp   dẫn. Trung bình cứ khoảng 1tỉ năm một lần.
  4.                                                                                                                    Zarya  Nhóm Kiến Thức­PAC Hình I.2.3: Va chạm giữa hai thiên hà xoắn ốc, được bắt đầu từ hàng triệu năm trước.   Thiên hà Tiên nữ và dải Ngân hà cũng va chạm như vậy sau hàng tỉ năm nữa. III. Quần thiên hà và siêu quần thiên hà. ­ Cụm/nhóm thiên hà gồm vài chục thiên hà liên kết với nhau bằng lực hấp dẫn, có   kích thước 6­13 triệu n.a.s và khối lượng từ  1000 đến 10.000 tỉ  m O (mO là khối lượng  của Mặt trời). Vd: Nhóm thiên hà địa phương, gồm Ngân hà, thiên hà Andromède (M31­   thuộc chòm Andromeda), thiên hà Tam Giác (M33) nhiều thiên hà bầu dục và các thiên  hà vệ tinh khác. ­ Quần thiên hà là một tập hợp dày đặc gồm vài nghìn thiên hà liên kết với nhau bởi   lực hấp dẫn. kích thước 5­60 triệu n.a.s, khối lượng cỡ vài triệu tỉ (1015) mO. Có hai loại  quần thiên hà: ­ Quần thiên hà giàu (định hình) có tâm tập trung, đối xứng bao gồm chủ yếu các  thiêh hà elip và dạng thấu kính  ở  trung tâm, xung quanh là các thiên hà xoắn  ốc và vô   định hình. ­ Quần thiên hà nghèo (không định hình) không có tâm, không có sự đối xứng hình  cầu, bao gồm đủ loại thiên hà.
  5.                                                                                                                    Zarya  Nhóm Kiến Thức­PAC Hình I.2.4: Nhóm thiên hà mang tên Hickson Compact Group (HCG) 87, cách Trái đất   400 triệu n.a.s. Ảnh chụp bởi kính thiên văn Gemini South ở Cerro Pachón, Chile. ­ Siêu quần thiên hà  tập hợp nhiều cụm và quần thiên hà. Có hình dạng bẹt như  tờ  giấy rộng hoặc dạng điếu xì gà (dạng chuỗi), có kích thước khoảng 100­300 triệu n.a.s,   khối lượng khoảng 10 triệu tỉ mO. Hình I.2.5: Siêu quần thiên hà Trinh nữ (Virgo), đường kính khoảng 200 triệu n.a.s, bao   gồm 100 cụm và quần thiên hà, có tâm là quần thiên hà Trinh nữ. Cụm thiên hà địa   phương cũng thuộc quần thiên hà Trinh nữ. IV. Cụm thiên hà địa phương. Thiên Hà của chúng ta cùng với các thiên hà lân cận tập trung lại thành cụm thiên hà địa   phương. Cụm thiên hà địa phương gồm khoảng ba mươi thiên hà, lớn nhất là thiên hà   Tiên nữ (Andromeda), kí hiệu M31 (hoặc NGC 224), lớn thứ hai là Thiên Hà của chúng   ta (chữ Thiên Hà viết hoa được hiểu là Ngân hà), lớn thứ ba là thiên hà Tam Giác (M33­
  6.                                                                                                                    Zarya  Nhóm Kiến Thức­PAC NGC 598), phần còn lại là các thiên hà lùn, tập trung xung quanh Thiên hà của chúng ta  (thành một nhóm) và quang các thiên hà M31 và M33. Hình I.2.6: Thiên hà Tiên nữ (Andromeda). Hình I.2.7: Thiên hà Tam Giác (M33), là thiên hà lớn thứ ba trong cụm thiên hà địa   phương, sau thiên hà Tiên nữ và Ngân hà. Thuộc chòm sao Tam Giác (Triangulum). ­ Ngân hà đang tiến về thiên hà Tiên nữ với vận tốc 50 km/s. ­ Sáng nhất là hai thiên hà lùn mang tên đám mây Magellan, lần đầu tiên được mô tả  bởi  nhà hàng  hải người  Bồ   Đào Nha Ferdinand  Magellan  vào năm  1521.  Đám mây  Magellan Lớn thuộc chòm sao Dorado (Cá Vàng), cách chúng ta khoảng 150.000 n.a.s,   chứa khoảng 10 tỉ  ngôi sao.  Đám mây Magellan Nhỏ, thuộc chòm sao Tucana (Chim  Mỏ Dài), cách chúng ta khoảng 173.000 n.a.s, chứa khoảng 100 triệu ngôi sao. Hai đám   mây Magellan là các thiên hà vệ tinh của Ngân hà.
  7.                                                                                                                    Zarya  Nhóm Kiến Thức­PAC V. Thiên Hà của chúng ta­Ngân Hà 1. Cấu tạo và các loại quần cư Thiên Hà. a. Cấu tạo Hình I.2.8: Thiên Hà của chúng ta được nhìn từ trong ra (Hệ Mặt trời thuộc một trong   các nhánh xoắn ốc của Thiên Hà). Ảnh chụp tâm của Thiên Hà. Các đám sao sáng có   thể nhìn thấy cùng với vùng tối hơn gồm bụi và khí. Thật   không   may   mắn   khi   chúng   ta   phải  Khi nhìn ngang, Thiên  Hà trông gần giống như  nhìn Thiên Hà “từ  trong ra”. Khi nhìn theo  NGC 4565 (bỏ qua các ngôi sao cận cảnh), chú ý  hướng vuông góc với mặt phẳng Thiên Hà,  đến: Thiên Hà nhìn gần như M100, với: ­ Bầu ­ 100 tỉ ngôi sao ­ Bụi ­ Các cánh tay xoắn lớn được tạo bởi các  ­ Độ dày của các cánh xoắn (
  8.                                                                                                                    Zarya  Nhóm Kiến Thức­PAC Có thể coi Thiên Hà (Ngân Hà) có dạng hình đĩa dẹt, trong đó có các tay xoắn. ­ Đĩa Thiên Hà (đĩa sao) có đường kính khoảng 80.000­100.000 n.a.s ( cỡ 30 kpc), dày  cỡ 1000 n.a.s. Đĩa khí có đường kính ít nhất 40­44kpc. Đĩa Thiên Hà chiếm tới 70% khối   lượng của Thiên Hà (150 tỉ lần mO). ­ Nhân Thiên Hà bao quanh tâm có mật độ sao dày đặc (107 sao/pc3 so với 1 sao/10pc3 ở  vùng ngoại vi Mặt trời), có đường kính khoảng vài pc. Nhân là nguồn bức xạ  năng   lượng rất mạnh, nhất là sóng vô tuyến, tia hồng ngoại và tia gamma. ­ Bầu Thiên Hà là vùng quanh nhân, do đĩa Thiên Hà phồng lên. Bầu có bán kính khoảng  1,5­3pc, khối lượng bằng 1/6 khối lượng đĩa. Bầu chủ  yếu gồm các sao tương đối già   (phát ra ánh sáng vàng và đỏ) so với các tay xoắn. ­ Quầng Thiên Hà, bao trùm quanh đĩa, có hình  cầu,  đường  kính 50.000­65.000  n.a.s. Quầng  là  nơi phân bố sao thưa thớt, gần như không có khí   và   bụi   giữa   các   sao.   Bao   trùm   quầng   là   một  quầng   tối,   có   đường   kính   khoảng   200.000­ 400.000 n.a.s. ­  Khí  giữa   các   sao   chiếm   khoảng   5­10%   khối   lượng đĩa Thiên Hà, nhưng ở bầu chỉ chiếm dưới  1% khối lượng bầu. * Mở  rộng:  Chùm  ảnh khám phá nhân Ngân  Hà. ­ Chúng ta không thể nhìn trực tiếp tâm của Ngân  Hà vì ở đó có quá nhiều bụi.  ­ Nhưng chúng ta có  thể  nhìn xuyên  qua   đám   bụi   (từng   phần)   bằng   tia   hồng ngoại. Chú ý đến các ngôi sao  nặng:
  9.                                                                                                                    Zarya  Nhóm Kiến Thức­PAC ­ Và tia X:  ­ Vùng trung tâm rất nặng và hỗn độn,  chứa   các   nguồn   sóng   vô   tuyến   mạnh  (được coi là vết tích của các vụ  nổ  sao  siêu mới): Và chứa các nguồn bức xạ mạnh tia X, có  kích   thước   rất     nhỏ   và   đậm   đặc.   Đây  dường như là vết tích của các hố  đen tập  trung ở tâm Ngân Hà.
  10.                                                                                                                    Zarya  Nhóm Kiến Thức­PAC b. Các loại quần cư Thiên Hà Các sao, quần sao cùng vật chất giữa các sao trong Thiên Hà được chia thành hai loại  quần cư (quần xã) chính (đôi khi tách thêm một loại trung gian), dựa trên cở sở vị trí của  chúng trong không gian, đặc tính chuyển động và thành phần hoá học của chúng. ­ Quần cư loại I: Gồm các sao mở, các sao kềnh và siêu kềnh nóng, các sao cepheid   (sao biến quang) điển hình (có chu kỳ  dài), các sao siêu mới, các đám mây phân tử, các  tinh vân sáng và tối. Quần cư  loại I  ở  gần mặt phẳng Thiên Hà (đĩa), trong phạmvi   chiều dày khoảng 200 n.a.s trong các nhánh xoắn. Chúng có tuổi tương đối trẻ, thường   là vài chục triệu năm trở xuống. ­ Quần cư loại II: là các quần sao cầu, các sao lùn đỏ, các sao kềnh đỏ  và các sao  Cepheid có chu kì ngắn (như kiểu RR Lyrae), nằm rải rác  ở  quầng và tập trung  ở  bầu   Thiên Hà, có tuổi cỡ 10­12 tỉ năm trở lên. Quần cư quầng trong thành phần hoá học có tỉ  lệ các nguyên tố nặng hơn Hêli cực kì ít. Ở các quần sao cầu, tỉ lệ kim loại ít hơn hàng  trăm lần so với Mặt trời. ­ Quần cư đĩa: Được tách ra từ quần cư loại I. Gồm các sao mới, tinh vân hành tinh,   các sao kềnh đỏ sáng, các sao có vạch kim loại yếu trong quang phổ, nằm  ở phần giữa   các tay xoắn, hầu hết ở phía trên hay phía dưới mặt phẳng Thiên Hà. Độ tuổi tương đối  “già”, từ 10­13 tỉ năm. Mặt trời cũng thuộc loại quần cư này. Quần cư đĩa có thành phần  hoá học tương tự Mặt trời: chủ yếu là Hiđrô, ¼ là Hêli và một lượng nhỏ các nguyên tố  nặng hơn Hêli. Bảng tóm tắt đặc tính các loại quần cư Thiên Hà (Ngân Hà) Quần   cư   phổ  Quần cư  già loại  Quần cư đĩa loại  Quần   cư   quầng  biến loại I I II loại II Các vật thể   đặc  Bụi,   khí,   vùng  Các sao A­G, các  Tinh   vân   hành  Các đám sao cầu,  trưng HII, các sao O­B,  quần   tụ   sao   già,  tinh, các sao lùn,  sao dưới lùn (sao  T­tauri Mặt trời  các   sao   kiểu  lùn nâu) Cepheid loại II. Khoảng   cách  120 pcs 160 pcs 400 pcs 1000 pcs trung   bình   (Tính  từ Trái đất) Độ   tuổi   trung  108 108­1010 3.109­1010 >1010 bình (năm) Cấp   sao   tuyệt  ­8 ­5 ­3 ­3 đối (sáng nhất) Phân   bố   tập  Cánh tay xoắn Các đám Bầu Quầng trung ở Tập trung hướng  Không Một số Một số Nhiều về tâm? Quỹ   đạo   quanh  Tròn Tròn D ẹt Rất dẹt
  11.                                                                                                                    Zarya  Nhóm Kiến Thức­PAC Ngân Hà 2. Chuyển động quay và năm Thiên Hà a. Chuyển động quay của Thiên Hà ­ Dựa vào sự chuyển động trong không gian của các sao mà ta biết rằng Thiên Hà đang   quay quanh tâm của nó. Toàn bộ vật chất trong Thiên Hà quay xung quanh trục quay đi   qua tâm Thiên Hà và vuông góc với mặt phẳng của nó. ­ Vận tốc góc của các sao kể  từ tâm Thiên Hà đến Mặt trời hầu như không đổi (phần  trong của Thiên Hà quay gần như một vật rắn), phần ngoài quay có chậm hơn. Hệ quả  là vận tốc của các sao tăng dần theo khoảng cách trong phạm vi từ tâm đến 6,5kpc, đạt  cực đại khoảng 250 km/s rồi sau đó giảm. ­ Các tay xoắn quay với vận tốc góc không đổi, tuy nhiên các sao lại thường chuyển  động không đồng nhất với tay xoắn nên có lúc thì lọt vào trong tay xoắn, lúc thì ở ngoài   tay xoắn. Nơi duy nhất mà vận tốc góc của các sao và tay xoắn trùng nhau gọi là vòng   tròn đồng tốc. Mặt trời cũng ở sát vòng tròn này. b. Năm Thiên Hà Năm Thiên Hà (còn gọi là năm vũ trụ) là khoảng thời gian để Mặt trời hoàn thành hết   một vòng quay trọn vẹn xung quanh tâm Thiên Hà. Khoảng thời gian này xấp xỉ  220   triệu năm (Theo Encarta 2009­Các số  liệu  ở  trong các tài liệu khác nhau nằm trong   khoảng 200­250 triệu năm). VI. Các thiên hà khác Việc nghiên cứu các thiên hà khác cho ta thấy bức tranh tổng thể của vũ trụ và cũng góp   phần tìm hiểu thêm về Thiên Hà của chúng ta với tư cách là từ  “bên ngoài”. Ở  đây, chỉ  nêu ví dụ một số thiên hà điển hình. 1. Thiên hà Tiên nữ Hình I.2.9: Thiên hà Tiên nữ (M31­NGC224) Có lẽ Thiên hà Tiên nữ  là thiên hà nổi tiếng nhất vì nó là vật thể  ngoài Ngân Hà được   nhìn thấy bằng mắt thường, cũng như  lịch sử   đã phát hiện ra nó. Các quan sát về 
  12.                                                                                                                    Zarya  Nhóm Kiến Thức­PAC Andromeda được ghi nhận bởi nhà thiên văn học người Ba Tư Adb Al­Rahman Al Sufi  vào năm 964 (Encarta 2009­có tài liệu khác cho là năm 905) dưới tên gọi “đám mây nhỏ”.  Năm 1612 được Simon Marius cung cấp những thông tin đầu tiên dựa vào các quan sát   thông qua kính viễn vọng mới của mình. Năm 1764 được C. Messier đưa vào danh mục   của ông với tên gọi M31. Thiên hà Tiên nữ là thiên hà xoắn ốc khổng lồ, thuộc chòm sao   Tiên nữ  (Andromeda), cách chúng ta 2,5 triệu n.a.s. Các nhà thiên văn nghiên cứu về  thiên hà Tiên nữ  nhiều hơn cả vì họ  tin rằng có những điểm tương đồng giữa thiên hà  Tiên nữ  và Ngân hà, nhưng không thể quan sát được ở  Ngân hà bởi những đám mây và  bụi dày đặc ở vùng trung tâm. Các nhà thiên văn cũng nghiên cứu về các cánh xoắn của   thiên hà Tiên nữ, sự sinh ra của các vì sao, các đám sao cầu, các cụm sao mở, vật chất  giữa các vì sao và các vụ nổ siêu tân tinh ở thiên hà Tiên nữ. Vùng trung tâm thiên hà Tiên nữ  rất sáng  ở  Hình   ảnh   Thiên   hà   Tiên   nữ   chụp   dưới   các  bước   sóng   tia   X   với   các   nguồn   phát   đậm  bước   sóng   điện   từ   khác   nhau.   Có   thể   thấy  đặc. Có lẽ là do các hố đen lớn ở vùng trung  rằng vùng trung tâm rất sáng ở dải sóng tia X,   tâm. trong khi đó vùng ngoài rìa phát xạ  mạnh tại   bước sóng 21 cm (vạch phổ của Hiđrô). 2. Thiên hà Mắt đen (M64)
  13.                                                                                                                    Zarya  Nhóm Kiến Thức­PAC Hình I.2.10:  Thiên hà Mắt đen (M64) Thuộc chòm sao Tóc của nàng Berenice (Coma Berenices), là một trong số  các thiên hà  bất thường nhất nhất trên bầu trời, nó giông thiên hà xoắn ốc thông thường, có những   cánh tay quấn chặt, nhưng quan sát bằng các viễn vọng kính 4 đến 6 inches (100­150   mm) hay lớn hơn, người ta có thể  thấy một đám mây bụi khổng lồ  khống chế  cả  khu   vực trung tâm của nó, tạo thành cái dáng vẻ của một con mắt màu đen. 3. NGC 253 Hình I.2.11: NGC 253 Thuộc chòm sao Thợ  điêu khắc (Sculptor), thiên hà có độ  sáng cấp 7 và có kích thước  biểu kiến trên bầu trời rất lớn. Có thể quan sát được hầu như đến vùng mép rìa của nó.  Được Caroline Herschel khám phá vào một đêm khi bà đang dò tìm sao Chổi. Nó xuất   hiện trong ống nhòm như một đường sọc dày và bắt đầu cho thấy rõ mầu sắc qua ảnh  chụp nếu sử dụng các quang cụ lớn hơn. Thiên hà này nằm cách chúng ta 10 triệu n.a.s. 4. M101 Hình I.2.12: M101 Thuộc chòm sao Gấu lớn (Ursa Major), thiên hà xoắn ốc rộng lớn, dàn trải, có thể nhìn  rõ qua viễn vọng kính loại nhỏ  nếu trời đủ  tối. Nó là một trong các thiên hà xoắn  ốc  nằm gần Ngân hà, ở khoảng cách cỡ 10 triệu n.a.s.
  14.                                                                                                                    Zarya  Nhóm Kiến Thức­PAC 5. M84 và M86 Hình I.2.13: M86 (giữa) và M84 (bên phải) Thuộc chòm sao Trinh Nữ (Virgo), hai thiên hà elip này nằm gần nhau, đủ đẻ nhìn thấy  trong cùng một viễn vọng kính trường nhìn hẹp. Chúng đều là thành viên của cụm thiên  hà Trinh nữ, cách cụm thiên hà Địa phương 50 triệu n.a.s. Các thiên hà elip này được tạo   bởi các ngôi sao già và có ít vật chất giữa các vì sao. Chúng đồng thời cũng là loại thiên   hà sáng nhất. VII. Quasar Quasar là thiên thể rất sáng so với kích thước của nó và khoảng cách của nó tính từ Trái   đất. Một đặc điểm quan trọng của quasar là sự  dịch đỏ  rất mạnh trong quang phổ  cho   thấy các quasar  ở  rất xa Trái đất và chúng dịch chuyển ra xa Trái đất rất nhanh. Đồng   thời, nghiên cứu quang phổ  của quasar cũng cho thấy bức xạ  của quasar được phát ra  bởi các khí nóng tương tự  các khí nóng được tìm thấy  ở  tâm các thiên hà có dạng bất   thường và rất hoạt động. Toàn bộ năng lượng khổng lồ đó được giữ trong một thể tích  rất bé, chỉ cỡ vài n.a.s. Tên gọi quasar được bắt nguồn từ cụm từ “ quasi­stellar radio source”, có nghĩa là nguồn  phát xạ  vô tuyến tương tự  như  sao, bởi vì quasar xuất hiện tương tự  như  một vì sao­ một điểm trên bầu trời vì chúng  ở  rất xa Trái đất. Các số  liệu đo được cho thấy các   quasar ở cách chúng ta hàng tỉ n.a.s. Ví dụ quasar 3C273 các Trái đất 1,5 tỉ n.a.s
  15.                                                                                                                    Zarya  Nhóm Kiến Thức­PAC Hình I.2.14: Bản đồ màu (giả định) của một quasar được chụp bởi Hệ thống kình thiên   văn vô tuyến lớn ở New Mexico. Phần nhân cực kì sáng của quasar (chấm màu đỏ ở phía trên)   đang phát xạ một luồng vật chất năng lượng cao (đường thẳng có những chấm viền đỏ). Người ta cho rằng những bức xạ năng lượng cực cao này có thể  xuất phát từ  một siêu   hố đen có khối lượng cực kì lớn, cỡ hàng trăm triệu lần lớn hơn khối lượng Mặt trời, ở  trung tâm các quasar. Một hố đen khối lượng cực kì lớn như vậy có thể  là sự hoà nhập  của các hố đen bé hơn, là tàn dư của các sao có khối lượng lớn. Va chạm giữa các thiên  hà và các quasar cũng là một nguồn cung cấp nhiên liệu cho các hố đen trung tâm. Chính  những đám sáng mờ  tạo thành các dây quanh các quasar được phát hiện bởi kính thiên   văn Hubble cho ta biết điều này. Việc nghiên cứu các quasar cho chúng ta biết thêm về Vũ trụ ban đầu được diễn ra như  thế nào, cũng như củng cố lý thuyết Vụ nổ lớn về tiến hoá của Vũ trụ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2