NHỮNG DÒNG SÔNG<br />
MANG DẤU ẤN RIÊNG<br />
Mỗi dòng sông trên đất nước ta, dù lớn, dù nhỏ đều<br />
có những nét riêng biệt về cảnh sắc thiên nhiên, chảy qua<br />
những vùng văn hóa giàu bản sắc và mang trong mình<br />
những dấu ấn lịch sử riêng.<br />
HAI CON SÔNG CHẢY NGƯỢC<br />
Trong khi các sông ngòi nước ta đều tìm đường ra<br />
biển Đông, thì hai dòng sông này lại chảy ngược sang đất<br />
Trung Quốc.<br />
•S"-<br />
<br />
y C^Bẳng^'<br />
*<br />
V<br />
*<br />
<br />
ĩ<br />
<br />
7<br />
<br />
ị TRUNG QUỐC<br />
Lart^Sdnrè<br />
n-<br />
<br />
' :<br />
<br />
t.<br />
<br />
N.._<br />
<br />
i : ^<br />
<br />
Mốogci^'<br />
<br />
J<br />
<br />
Hệ thống sông Bằng và sông Kì Cùng (Trích Tập bản đổ Địa lí 8)<br />
<br />
129<br />
<br />
Sông Bằng<br />
Sông Bằng bắt nguồn từ tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc,<br />
chảy vào nước ta tại cửa khẩu Sóc Giang, huyện Hà Quảng.<br />
Người Cao Bằng còn gọi nó là sông Mãng, gắn với hình<br />
tượng con mãng xà trong truyện Thạch Sanh.<br />
Có truyền thuyết cho rằng vùng đất Cao Bằng hiện nay<br />
là địa bàn nhà nước Nam Cương của Thục Chế, cha của<br />
Thục Phán An Dương Vương. Đây cũng chính là đất của bộ<br />
tộc Tây Âu. Sau này An Dương Vương hợp nhất hai bộ tộc<br />
Tây Âu và Lạc Việt thành nhà nước Âu Lạc.<br />
Dòng sông Bằng chảy đến hợp dòng với sông Hiến và<br />
sông Củn bao quanh một thung lũng rộng, bốn bề là đồi<br />
núi. Đó là thành phố Cao Bằng.<br />
Cao Bằng, như tên gọi, là một vùng đất bằng trên cao,<br />
đất đai màu mỡ, địa thế hiểm trở. Sau khi bị Lê - Trịnh<br />
đánh đuổi, nhà Mạc chạy lên đây tồn tại được gần tám<br />
<br />
V<br />
í,<br />
<br />
'<br />
<br />
Cá sông Bằng Giang<br />
<br />
Thác Bản Giốc - Cao Bằng<br />
<br />
chục năm nữa. Trải qua ba đời vua, vương triều Mạc ở Cao<br />
Bằng duy trì một nhà nước có kỉ cương, có sách lược đối<br />
nội, đối ngoại kịp thời, linh hoạt, đã biến một miền núi heo<br />
hút thành nơi có nền văn hóa, văn minh phát triển.<br />
Sông Bằng có các phụ lưu chính là sông Hiến, sông Tả<br />
Lềnh (Trà Lĩnh) và sông Bắc Vọng.<br />
Ngoài ra, Cao Bằng còn có sông Quây Sơn, chảy nơi<br />
biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc tại huyện Trùng<br />
Khánh. Trên dòng sông này có một con thác đẹp nổi tiếng<br />
là thác Bản Giốc.<br />
131<br />
<br />
Thác Bản G iấc<br />
Thác Bản G iấc ià thác nước tự nhiên dẹp nhất nước ta,<br />
cách thị trấn Trùng Khánh 20 km. Thác rộng 208 m, chia làm<br />
hai phần, phần phụ ồ phía nam cổ độ cao 70 m, nhưng lượng<br />
nước ít; phần chính ỏ phía bắc thấp hưn, nhưng nước chảy<br />
ào ào rất mạnh. Theo sự phân định hiện nay, thác Bản G iấc<br />
thuộc về hai nước Việt • Trung, ranh giới nằm ở giữa tâm dòng<br />
chảy chính.<br />
<br />
Sông Kì Cùng<br />
Khởi nguồn ở Đình Lập, sông Kì Cùng chỉ là một khúc<br />
suối nhỏ, sau khi hợp lưu với sông Ba Thín ở gần thị trấn<br />
Lộc Bình thì mở rộng thêm với nhiều đoạn sông rộng gần<br />
trăm mét.<br />
Sông Kì Cùng chảy giữa thành phố Lạng Sơn, chia ra<br />
"bên Kì Lừa" và "bên tỉnh". Bắc ngang qua dòng sông Kì<br />
Cùng giữa lòng thành phố, có ba chiếc cầu là cầu Kì Lừa,<br />
cầu Đông Kinh và cầu Ngầm. Trong đó, cầu Kì Lừa được coi<br />
như chiếc đòn gánh, gánh bên Kì Lừa và bên tỉnh.<br />
Lạng Sơn là cửa ngõ phía bắc của Tổ quốc. Vào thời<br />
phong kiến, các cánh quân Tống, quân Nguyên Mông,<br />
quân Minh và quân Thanh đã từng kéo quân qua đây để<br />
xâm lược Đại Việt, và nơi đây cũng chứng kiến sự thảm bại<br />
của chúng khi phải rút quân về nước.<br />
Tháng 2 năm 1979, Trung Quốc gây ra cuộc chiến<br />
132<br />
<br />
tranh biên giới phía Bắc. cầ u Kì Lừa bị quân Trung Quốc<br />
phá sập.<br />
Sông Kì Cùng chảy ngoắt ngoéo, đổi hướng nhiều lần<br />
đến thị trấn Thất Khê. Từ đây, dòng Kì Cùng chảy gần như<br />
theo đường vòng cung, vượt biên giới sang Trung Quốc để<br />
hợp lưu với sông Bằng tại thị trấn Long Châu của tỉnh Quảng<br />
Tây, thành sông Tả Giang. Đây là chi lưu phía nam của<br />
sông Úc Giang trong hệ thống tạo thành sông Tây Giang.<br />
Vì sao sông Kì Cùng chảy ngược chiều là một bí ẩn của<br />
thiên nhiên chưa được giải thích thấu đáo.<br />
Có giả thuyết cho rằng, xa xưa sông Bằng nối với sông<br />
Kì Cùng, băng qua Tiên Yên để đổ nước vào vịnh Hạ Long.<br />
Sau đó vùng Đình Lập, Tiên Yên được nâng lên, làm cho<br />
con sông bị đổi dòng chảy ngược lại. Nhưng hiện chưa có<br />
gì chứng minh cho giả thuyết này.<br />
<br />
Cá lăng sông Kì Cùng<br />
<br />