Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 2/2017<br />
<br />
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC<br />
<br />
THIẾT KẾ, CHẾ TẠO THIẾT BỊ ĐO ÁP SUẤT CUỐI KỲ NÉN<br />
CÓ KẾT NỐI MÁY TÍNH PHỤC VỤ CHẨN ĐOÁN TÌNH TRẠNG KỸ THUẬT<br />
CỦA ĐỘNG CƠ DIESEL TÀU CÁ<br />
DESIGNING AND MANUFACTURING A PRESSURE MEASURING EQUIPMENT<br />
IN THE END OF COMPRESSION PERIOD WITH COMPUTER CONNECTION<br />
TO DIAGNOSE THE TECHNICAL CONDITION OF FISHING DIESSEL ENGINES<br />
Phùng Minh Lộc1, Mai Đức Nghĩa2<br />
Ngày nhận bài: 24/4/2016; Ngày phản biện thông qua: 29/9/2016; Ngày duyệt đăng: 15/6/2017<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Áp suất cuối kỳ nén là thông số chẩn đoán tình trạng kỹ thuật động cơ đốt trong. Bài báo này trình bày<br />
phương án thiết kế và thiết kế, chế tạo thiết bị đo áp suất cuối kỳ nén có kết nối máy tính phục vụ chẩn đoán<br />
động cơ diesel tàu cá.<br />
Từ khóa: Áp suất cuối kỳ nén, chẩn đoán tình trạng kỹ thuật, kết nối máy tính, động cơ diesel, thiết bị đo.<br />
ABSTRACT<br />
Final compression pressure of compression stroke is a diagnostic parameter of the engineering status<br />
of the internal combustion engine. This paper presents solutions to design as well as manufacture a device<br />
to measure final compression pressure of compression stroke connected to computer for the purpose of using<br />
diagnostics for marine diesel engines.<br />
Keywords: compression pressure, diagnosis engineering, connected computer, diesel engines,<br />
instrumentation.<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Tính đến năm 2014 nước ta có hơn<br />
126.000 tàu cá, trong đó số tàu hoạt động xa<br />
bờ (loại 90 CV trở lên) là 27.000 tàu. Số tàu<br />
này ngoài việc tham gia phát triển kinh tế biển<br />
còn góp phần quan trọng bảo vệ an ninh chủ<br />
quyền biển, đảo quốc gia.<br />
Tàu đánh cá có thể hoạt động ở vùng biển<br />
cách bờ đến 200 hải lý và hầu như không có<br />
cảng trú, các động cơ diesel dùng làm máy<br />
chính trên tàu chủ yếu là máy cũ, chất lượng<br />
máy chỉ còn lại khoảng 50-70%, thiếu các thiết<br />
bị đo lường, kiểm tra; không có hồ sơ kỹ thuật<br />
1<br />
2<br />
<br />
phục vụ cho công tác vận hành và bảo dưỡng,<br />
sửa chữa. Điều đó dẫn đến giảm độ an toàn,<br />
tin cậy trong quá trình khai thác; hiệu quả sử<br />
dụng thấp làm tăng giá thành sản phẩm và đặc<br />
biệt là máy móc, thiết bị có thể hư hỏng đột<br />
ngột trên biển gây nguy hiểm cho người và tàu.<br />
Phần lớn các tai nạn của đội tàu này là do sự<br />
cố máy chính.<br />
Việc chế tạo thiết bị và xây dựng tiêu chuẩn<br />
kiểm định mức độ an toàn kỹ thuật là cơ sở<br />
chính để nâng cao mức độ an toàn và hiệu quả<br />
khai thác đội tàu đánh cá của Việt Nam mà đặc<br />
biệt là tàu khai thác xa bờ.<br />
<br />
Khoa Kỹ thuật Giao thông, Trường Đại học Nha Trang<br />
Trường Sỹ quan Không quân<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 49<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 2/2017<br />
<br />
Thiết bị đo áp suất cuối quá trình nén có<br />
kết nối máy tính đáp ứng được một phần mục<br />
tiêu trên.<br />
<br />
+ Đo áp suất cuối kỳ nén trên động cơ<br />
diesel có kết nối với máy tính và xử lý số liệu<br />
thực nghiệm.<br />
<br />
II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI<br />
PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
<br />
VÀ PHƯƠNG<br />
<br />
1. Đối tượng nghiên cứu<br />
Đo áp suất cuối kỳ nén của động cơ diesel<br />
có kết nối máy tính<br />
2. Phạm vi nghiên cứu<br />
Đo áp suất cuối kỳ nén của động cơ diesel<br />
làm máy chính tàu cá<br />
3. Phương pháp nghiên cứu<br />
- Phương pháp lý thuyết:<br />
+ Quá trình nén và ảnh hưởng của áp suất<br />
cuối quá trình nén đến các thông số tính năng<br />
của động cơ diesel làm cơ sở xác định giới hạn<br />
hao mòn nhóm bao kín buồng cháy;<br />
+ Quy hoạch và xử lý số liệu thực nghiệm;<br />
+ Công nghệ chế tạo máy;<br />
+ Mạch điện tử và phần mềm kết nối thiết<br />
bị đo với máy tính.<br />
- Phương pháp thực nghiệm:<br />
+ Chế tạo và thử nghiệm thiết bị<br />
<br />
1. Xây dựng phương án thiết kế<br />
1.1. Thiết kế hệ thống chung<br />
Do phương án thiết kế là một khâu quan<br />
trọng trong toàn bộ quá trình thiết kế và chế tạo<br />
thiết bị, nên đối tượng thiết kế và chế tạo phải<br />
đáp ứng các yêu cầu sau:<br />
Yêu cầu kỹ thuật: độ nhạy, độ chính xác,…<br />
nằm trong phạm vi cho phép đảm bảo độ tin<br />
cậy trong quá trình đo đạc, ghi nhận dữ liệu.<br />
Yêu cầu kinh tế: quá trình thiết kế, chế tạo<br />
các chi tiết, lựa chọn linh kiện điện tử và lắp<br />
rắp hoàn chỉnh thiết bị cần ưu tiên giá thành<br />
nhưng phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật;<br />
Yêu cầu sử dụng: đảm bảo tính sử dụng<br />
lâu dài, vận hành và đo đạc dễ dàng, ngoài ra<br />
còn có thể khắc phục sửa chữa khi thiết bị gặp<br />
sự cố.<br />
Sơ đồ thiết kế hệ thống chung được trình<br />
bày trên Hình 1.<br />
<br />
Hình 1. Sơ đồ thiết kế hệ thống chung thiết bị đo áp suất nén<br />
<br />
Động cơ dùng để thử nghiệm: Yanmar 4CHK<br />
Lựa chọn cảm biến: Kích thước cảm biến<br />
phải tương thích với vỏ vòi phun lắp trên động<br />
cơ diesel tàu cá thường gặp. Tầm đo áp suất<br />
đến 50 Bar, chịu được nhiệt độ đến 6000C<br />
1.2. Đồ gá cảm biến<br />
Phương án thiết kế đồ gá được xây dựng<br />
dựa trên kết cấu, vị trí lắp đặt vòi phun và kích<br />
thước của lỗ vòi phun. Đồ gá được thiết kế<br />
phải đảm bảo được tính đa năng khi tiến hành<br />
lắp ghép cảm biến áp suất vào lỗ đặt vòi phun,<br />
nhưng vẫn đạt được độ kín khít theo yêu cầu<br />
cho nhiều loại động cơ khác nhau.<br />
Có hai phương án thiết kế đồ gá:<br />
<br />
50 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
- Đồ gá gồm 1 chi tiết được chế tạo có kích<br />
thước như vòi phun, có lỗ dẫn khí từ trong xy<br />
lanh ra và cảm biến được lắp lên chi tiết đồ gá<br />
ở phần ngoài cùng.<br />
- Đồ gá gồm 3 chi tiết:<br />
+ Ống lắp cảm biến áp suất tương tự như<br />
phần thân vòi phun, bên trong có lỗ dẫn khí;<br />
+ Bích cố định ống với nắp xy lanh;<br />
+ Bạc làm kín phần nắp đồ gá với nắp xy lanh.<br />
Chế tạo đồ gá một chi tiết sẽ thuận lợi hơn<br />
về mặt gia công. Tuy nhiên, đồ gá này chỉ có<br />
thể lắp cho một loại cảm biến và khả năng làm<br />
kín thấp khi cố định vào nắp xy lanh, sai số đo<br />
lớn do lọt khí.<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
Đồ gá gồm 3 chi tiết có mức độ gia công<br />
phức tạp hơn, nhưng khắc phục được các yếu<br />
điểm của loại một chi tiết: số liệu có độ chính<br />
xác cao do có bạc làm kín và có thể lắp với<br />
nhiều loại cảm biến khác nhau. Vì vậy, lựa<br />
chọn phương án thiết kết đồ gá gồm 3 chi tiết<br />
<br />
Số 2/2017<br />
sẽ đảm bảo được mục tiêu của thiết bị đo.<br />
1.3. Bộ xử lý tín hiệu đo có kết nối máy tính<br />
Căn cứ vào yêu cầu đo (đầu vào) và dữ<br />
liệu nhận được (đầu ra) của thiết bị, xây dựng<br />
sơ đồ khối bộ xử lý tín hiệu đo có kết nối máy<br />
tính như sau:<br />
<br />
Hình 2. Sơ đồ khối bộ xử lý tín hiệu đo<br />
<br />
Sơ đồ khối bộ xử lý tín hiệu đo gồm 3 khối<br />
chính là khối đầu vào, khối xử lí trung tâm và<br />
khối đầu ra. Nhiệm vụ của khối đầu vào bao<br />
gồm việc thu thập các tín hiệu đo lường từ các<br />
cảm biến và gửi tới bộ xử lí trung tâm (ECU).<br />
Bộ ECU sau khi nhận tín hiệu sẽ tiến hành<br />
chuyển đổi, tính toán, phân tích và xuất các<br />
tín hiệu điều khiển cho khối đầu ra. Khối đầu<br />
ra bao gồm thiết bị hiển thị và ghi nhận dữ liệu<br />
đo (computer) .<br />
- Khối đo thông số đầu vào gồm:<br />
+ Cảm biến tốc độ: Có nhiệm vụ báo tín<br />
hiệu cho ECU khi động cơ làm việc, trên cơ sở<br />
số vòng quay đo được trong một phút, ECU sẽ<br />
tính toán giá trị của tốc độ quay sang độ góc<br />
quay trục khuỷu.<br />
+ Cảm biến áp suất: Có nhiệm vụ chuyển<br />
đổi tín hiệu của áp suất thành tín hiệu điện đưa<br />
tới ECU. Đối với loại cảm biến áp suất có trên<br />
thị trường, thường có độ phân giải thấp, nên<br />
cần thiết kế thêm một mạch khuếch đại để tín<br />
hiệu truyền đến ECU đủ lớn.<br />
- Bộ xử lí trung tâm (ECU):<br />
Để đảm bảo khả năng điều khiển mềm<br />
dẻo của thiết bị, cần xây dựng bộ xử lí trung<br />
tâm bằng vi điều khiển [2]. Vi điều khiển là một<br />
mạch đơn chứa bên trong một CPU và các<br />
mạch khác để tạo nên một hệ máy tính đầy đủ,<br />
<br />
chuyển đổi giá trị áp suất đo được theo độ góc<br />
quay trục khuỷu.<br />
- Khối đầu ra gồm:<br />
Computer với chương trình đo, hiển<br />
thị được thực hiện trên phần mềm điện tử<br />
(proteus) có thiết lập cổng kết nối tới bộ ECU,<br />
có thể hiệu chỉnh và thiết lập các chế độ để<br />
phục vụ đo đạc và lưu trữ dữ liệu theo yêu cầu.<br />
Như vậy, phương án thiết kế bộ xử lý tín<br />
hiệu đo có kết nối máy tính là khá phức tạp.<br />
Trong khi đó, một bộ tích hợp thông minh (đo<br />
và xử lý tín hiệu) có độ chính xác cao, được<br />
ứng dụng rất phổ biến trong đo lường kỹ thuật.<br />
Có thể kết nối cảm biến [2] và hiển thị kết quả<br />
trên máy tính thông qua phần mềm chuyên<br />
dùng kèm theo, người dùng có thể thiết kế các<br />
mạch đo theo yêu cầu trên phần mềm chuyên<br />
dùng Labview và cài đặt vào bộ xử lý thông<br />
minh (Myrio), kết nối và thiết lập các thông số<br />
đầu vào từ cảm biến đến Myrio, tạo thành hệ<br />
điều khiển hoàn thiện. Giá thành của bộ Myrio<br />
của hãng NI (National Instruments) của Mỹ chế<br />
tạo chỉ tương đương với việc thiết kế các bo<br />
mạch và mua linh kiện điện tử chế tạo bộ đo.<br />
Sản phẩm thương mại này có độ chính xác đạt<br />
chuẩn, vì vậy, phương án thiết kế sẽ sử dụng<br />
bộ Myrio có phần mềm Labview kèm theo.<br />
Sơ đồ khối hệ thống đo sử dụng bộ Myrio:<br />
<br />
Hình 3. Sơ đồ khối hệ thống đo áp suất nén sử dụng bộ Myrio<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 51<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
2. Chế tạo đồ gá cảm biến<br />
Đồ gá được chế tạo trên máy tiện và máy<br />
khoan CNC. Sản phẩm sau khi chế tạo như<br />
trên Hình 4.<br />
<br />
Số 2/2017<br />
3.2. Cảm biến đo áp suất nén động cơ diesel<br />
Cảm biến đo áp suất nén là cảm biến của<br />
hãng Noeding của Đức chế tạo, là loại cảm<br />
biến chuyên dùng để đo áp suất nén trong xy<br />
lanh động cơ và phục vụ đo áp suất trong môi<br />
trường có nhiệt độ cao, chịu được chế độ làm<br />
việc khắc nghiệt, có độ chính xác cao. Cảm<br />
biến và các thông số được trình bày trên Hình<br />
6 và Bảng 1.<br />
<br />
Hình 4. Đồ gá cảm biến áp suất nén<br />
<br />
3. Kết nối cảm biến áp suất và cảm biến tốc<br />
độ động cơ với bộ xử lý tín hiệu<br />
3.1. Bộ xử lý tín hiệu thông minh Myrio<br />
Bộ xử lý thông minh Myrio có khả năng<br />
ứng dụng trong nhiều lĩnh vực kỹ thuật, nhất là<br />
phục vụ công tác đo đạc và điều khiển.<br />
Kết cấu thiết bị như Hình 5, chương trình<br />
điều khiển của thiết bị được viết trên phần<br />
mềm chuyên dụng Labview, đây là phần mềm<br />
có bản quyền và chỉ được kèm theo thiết bị,<br />
khi sử dụng thiết bị của hãng NI. Sau khi cài<br />
đặt phần mềm trên máy tính, cần phải thiết kế<br />
sơ đồ mạch phù hợp với yêu cầu cần sử dụng<br />
(yêu cầu đo dữ liệu) và gán vào chip điều khiển<br />
của phần cứng của thiết bị. Thiết bị sau khi kết<br />
nối sẽ nhận dạng các cảm biến, thu thập dữ<br />
liệu chuyển về bộ chuyển đổi dữ liệu và hiển<br />
thị trên màn hình, lưu trữ dữ liệu đo vào ổ cứng<br />
máy tính.<br />
<br />
Hình 5. Kết cấu chung bộ xử lý Myrio<br />
1-Myrio-mã hiệu 1900;2- Bo mạch xử lý tín hiệukhuếch đại; 3-Nguồn vào (AC);<br />
4-Kết nối thiết bị ngoại vi; 5-Kết nối dữ liệu bên ngoài;<br />
6-Led báo tín hiệu; 7-Khay kết nối tín hiệu đầu vào;<br />
8-Kết nối tín hiệu âm thanh; 9-Nút điều khiển.<br />
<br />
52 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Hình 6. Cảm biến của hãng Noeding<br />
dùng để đo áp suất nén động cơ<br />
<br />
Bảng 1. Thông số cảm biến Noeding<br />
mã hiệu P 125E<br />
Dải áp suất đo: 0 ... 80 bar<br />
Nhiệt độ hoạt động Min: - 400C<br />
Max: 6000C<br />
Hệ số độ nhạy nhiệt: ± 0,005%/0C<br />
Nguồn điện yêu cầu: 6V- DC<br />
Tín hiệu ra: 4…20 mA<br />
Kết nối cơ khí theo các tiêu chuẩn : G1/2″<br />
Có lớp bảo vệ chống nhiễu EMI<br />
Sai lệch: 0,015%<br />
3.3. Kết nối các thiết bị<br />
Các cảm biến được kết nối bằng đường tín<br />
hiệu thông qua cổng kết nối của bộ điều khiển<br />
và xử lý tín hiệu Myrio. Sau khi kết nối hệ thống<br />
thiết bị như trên Hình 7.<br />
<br />
Hình 7. Kết nối các cảm biến với bộ xử lý tín hiệu<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
3.4. Viết chương trình điều khiển bằng phần<br />
mềm Labview<br />
Trước khi viết chương trình, máy tính được<br />
kết nối với bộ xử lý thông minh và các cảm<br />
biến, có cấp điện nguồn để phần mềm nhận<br />
dạng tín hiệu và thiết bị (Hình 8).<br />
<br />
Hình 8. Kết nối cảm biến với bộ xử lý tín hiệu<br />
và máy tính để viết chương trình<br />
<br />
Số 2/2017<br />
Phần mềm Labview sau khi cài đặt trên<br />
máy tính, sẽ cho phép lập trình với các khối<br />
souce, sin… đặt thuộc tính và định nghĩa theo<br />
yêu cầu của bài toán đặt ra. Sau khi khởi động<br />
chương trình chính, nội dung được thực hiện<br />
như sau:<br />
- Khởi tạo chương trình chạy trên bộ Myrio,<br />
sử dụng hệ điều hành Realtime<br />
- Thiết lập khối AI0. Read – ADC Pressure<br />
sử dụng để đọc chuỗi tin hiệu áp suất<br />
- Thiết lập khối Count.Read- Angle sử dụng<br />
để đọc chuỗi góc, đo độ góc quay trục khuỷu<br />
(7200 với độ nhạy 0.50), sẽ có giá trị cần lấy là<br />
1440 giá trị (giá trị áp suất theo độ góc quay<br />
trục khuỷu), sơ đồ liên kết các khối và thiết lập<br />
mạch xử lý… như trên Hình 9.<br />
<br />
Hình 9. Sơ đồ khối cơ bản của chương trình đo áp suất theo góc quay trục khuỷu<br />
<br />
4. Thử nghiệm thiết bị<br />
Sử dụng động cơ Diesel 4CHE YanmarNhật Bản chế tạo, được trang bị tại Phòng<br />
Thí nghiệm Động lực - Trường Đại học Nha<br />
Trang để tiến hành thử nghiệm thiết bị. Động<br />
cơ Diesel 4CHE là động cơ cao tốc, 4 xy lanh,<br />
công suất 70hp/2300rpm, có số lượng tương<br />
đối nhiều tại các tỉnh duyên hải miền Trung và<br />
khu vực đồng bằng sông Mê Kông, Việt Nam [1],<br />
được dùng làm máy chính trên tàu cá hoặc<br />
<br />
máy phụ lai máy phát điện (Hình 10).<br />
4.1. Lắp cảm biến lên động cơ và kết nối bộ xử<br />
lý tín hiệu<br />
Quá trình thử nghiệm thiết bị nhằm mục<br />
đích đánh giá khả năng làm việc và độ tin cậy<br />
của thiết bị sau khi chế tạo, cơ sở của việc<br />
đánh giá này dựa vào dữ liệu thu được và so<br />
sánh với giá trị áp suất nén của động cơ diesel<br />
theo nhà sản xuất. Cảm biến đươc lắp trên lỗ<br />
đặt vòi phun số 1 (Hình 10).<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 53<br />
<br />