intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thiết kế dự án dạy học nội dung một số yếu tố thống kê cho học sinh lớp 4

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết làm rõ các khái niệm về phương pháp dạy học theo dự án và một số yếu tố thống kê trong môn Toán lớp 4 theo Chương trình Giáo dục phổ thông môn Toán năm 2018, đồng thời đề xuất nguyên tắc và quy trình thiết kế dự án dạy học. Trên cơ sở đó, thiết kế minh họa dự án dạy học nội dung một số yếu tố thống kê cho học sinh lớp 4.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thiết kế dự án dạy học nội dung một số yếu tố thống kê cho học sinh lớp 4

  1. THIẾT KẾ DỰ ÁN DẠY HỌC NỘI DUNG MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ CHO HỌC SINH LỚP 4 Nguyễn Hoàng Quân 1; Ngô Hùng Vương 2 1. Lớp D20GDTH01, Trường Đại học Thủ Dầu Một 2. Khoa Sư phạm, Trường Đại học Thủ Dầu Một TÓM TẮT Bài viết làm rõ các khái niệm về phương pháp dạy học theo dự án và một số yếu tố thống kê trong môn Toán lớp 4 theo Chương trình Giáo dục phổ thông môn Toán năm 2018, đồng thời đề xuất nguyên tắc và quy trình thiết kế dự án dạy học. Trên cơ sở đó, thiết kế minh họa dự án dạy học nội dung một số yếu tố thống kê cho học sinh lớp 4. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng khảo sát 32 giáo viên khối 4 tại một số trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương về tính khả thi của dự án. Cuối cùng, thực nghiệm sư phạm được thực hiện với 40 học sinh ở lớp 4/3, trường Tiểu học Nguyễn Hiền, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương để đánh giá mức độ phù hợp của dự án. Kết quả cho thấy việc sử dụng dự án dạy học đã được thiết kế vào thực tế giảng dạy ở các trường Tiểu học là có cơ sở. Từ khóa: dự án dạy học; học sinh lớp 4; một số yếu tố thống kê. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Phương pháp dạy học theo dự án là xu hướng giáo dục của nhiều quốc gia trên thế giới, góp phần phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh; đồng thời khuyến khích sự tự học, tạo cơ sở để người học tự hình thành kiến thức và kĩ năng. Hơn nữa, phương pháp này có thể tích hợp nội dung của nhiều môn học khác nhau, giúp phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh một cách toàn diện. Qua đó nâng cao chất lượng dạy học, đáp ứng yêu cầu đổi mới của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Bên cạnh đó, một số yếu tố thống kê và xác suất là mạch kiến thức mới trong Chương trình Giáo dục phổ thông môn Toán năm 2018. Nội dung của kiến thức này có tính thực tiễn cao, giúp học sinh thấy được mối liên hệ giữa Toán học và cuộc sống. Như nhà khoa học H.G.Well đã dự đoán vào đầu thế kỉ XX:“Trong một tương lai không xa, kiến thức thống kê và tư duy thống kê sẽ trở thành một yếu tố không thể thiếu trong học vấn phổ thông của mỗi công dân, giống như là khả năng biết đọc, biết viết vậy”. Từ nhận định trên có thể thấy thống kê có vai trò rất quan trọng trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống. Tuy nhiên, thời lượng giảng dạy mạch một số yếu tố thống kê và xác suất cho học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 4 nói riêng còn chưa nhiều, chỉ chiếm 4% trong tổng thời lượng dạy học nội dung môn Toán lớp 4 (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018). Do đó, cần tích hợp mạch một số yếu tố thống kê và xác suất với nội dung của những môn học khác để tăng thời lượng giảng dạy cũng như giúp học sinh nhận thấy mối liên hệ giữa các môn học. Chính vì vậy, việc thiết kế dự án dạy học tích hợp một số yếu tố thống kê với chủ đề “Con người và sức khỏe” trong môn Khoa học cho học sinh lớp 4 là hết sức cần thiết, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở các trường Tiểu học. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu: tìm kiếm và nghiên cứu các tài liệu ở trong nước và nước ngoài bằng cách phân tích và tổng hợp một số vấn đề lí luận liên quan đến bài viết. Từ đó, 173
  2. làm rõ các khái niệm về phương pháp dạy học theo dự án; thống kê và xác suất. Đồng thời, dựa trên các nghiên cứu đi trước, nhóm tác giả đã đề xuất các nguyên tắc và quy trình thiết kế dự án dạy học. Phương pháp quan sát: tiến hành quan sát hoạt động của 40 học sinh lớp 4/3 tại trường Tiểu học Nguyễn Hiền, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương khi thực nghiệm dự án học tập, nhằm đánh giá thái độ tham gia các hoạt động học tập của học sinh. Từ đó, đưa ra đánh giá về tính phù hợp của dự án. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: lập và gửi phiếu khảo nghiệm ý kiến trực tiếp đến 32 GV khối lớp 4 tại trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương: trường Tiểu học Nguyễn Hiền (5 GV), trường Tiểu học Tương Bình Hiệp (6 GV), trường Tiểu học Phú Lợi 1 (7 GV), trường Tiểu học Hiệp Thành (7 GV), trường Tiểu học Chánh Nghĩa (7 GV) nhằm kiểm tra tính khả thi của dự án. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: tiến hành thực nghiệm thăm dò với 40 học sinh ở lớp 4/3, trường Tiểu học Nguyễn Hiền, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương nhằm rút ra kết luận về khả năng vận dụng dự án vào thực tế giảng dạy. Phương pháp thống kê toán học: thống kê mô tả số liệu thu thập được từ phiếu khảo nghiệm và kết quả thực nghiệm bằng các bảng biểu, biểu đồ qua phần mềm Excel để làm rõ tính khả thi và hiệu quả của dự án dạy học đã được thiết kế. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Các khái niệm cơ bản 3.1.1. Khái niệm phương pháp dạy học theo dự án Dạy học theo dự án có nguồn gốc từ châu Âu từ thế kỉ XVI (ở Ý, Pháp). Đến thế kỉ XX, các nhà sư phạm Mĩ đã xây dựng cơ sở lí luận cho phương pháp dự án và coi đây là phương pháp dạy học quan trọng để thực hiện dạy học hướng vào người học nhằm khắc phục nhược điểm của dạy học truyền thống. Theo Thomas J.W: “Dạy học theo dự án là một kiểu tổ chức việc học xung quanh các dự án. Dự án là những nhiệm vụ phức hợp, dựa trên những câu hỏi và vấn đề phức tạp, buộc người học phải tham gia thiết kế, giải quyết vấn đề, đưa ra quyết định, hoặc các hoạt động điều tra nghiên cứu, tạo cho họ cơ hội để làm việc tương đối độc lập trong những khoảng thời gian mở rộng để cuối cùng cho ra sản phẩm hoặc bài thuyết trình có tính thực tiễn” (Thomas J. W. và nnk., 2000). Còn theo Viện Giáo dục Buck (Hoa Kỳ): “Học tập qua dự án là một phương pháp tiếp cận trong đó người học đạt được kiến thức và các kỹ năng thông qua làm việc trong một khoảng thời gian dài để nghiên cứu và trả lời cho một câu hỏi phức hợp, một vấn đề, hoặc giải quyết thử thách” (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2014). Ở Việt Nam, dạy học theo dự án cũng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và đưa ra khái niệm về phương pháp dạy học theo dự án này, điển hình như: “Dạy học theo dự án được hiểu là một phương pháp hay hình thức dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực tiễn, thực hành. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện” (Phạm Hồng Bắc, 2013). Hay “Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học tích cực. Dưới dự hướng dẫn của giáo viên, người học thực hiện nhiệm vụ học tập phức hợp có gắn lí thuyết với thực tiễn, được thực hiện với tính tự giác, chủ động từ đề ra mục đích, lập kế hoạch đến thực hiện, kiểm tra đánh giá và đưa ra sản phẩm có thể giới thiệu được. Trong quá trình đó, người học được trải nghiệm và phát triển các năng lực cá nhân cơ bản” (Nguyễn Văn Tuấn, 2022). Như vậy, từ các khái niệm trên nhìn chung “Dạy học theo dự án” (hay “Dự án dạy học”) là một phương pháp dạy học gồm các hoạt động xuất phát từ thực tế, yêu cầu học sinh vận dụng những kinh nghiệm, vốn tri thức ở nhiều lĩnh vực để hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian cụ thể. Trong đó người 174
  3. dạy chỉ là người tổ chức, hỗ trợ và hướng dẫn học sinh. Người học dựa trên những nền tảng có sẵn để chiếm lĩnh những kiến thức mới thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ (dự án) mà kết quả đánh giá là những sản phẩm được tạo ra từ dự án đó. 3.1.2. Khái niệm thống kê Trong nghiên cứu “Dạy học thống kê – xác suất ở Tiểu học” (Lê Thị Hoài Châu, 2020) đã đề cập đến khái niệm về thống kê của Régnier: “Thống kê toán là khoa học nghiên cứu cách thức sử dụng và xử lý dữ liệu (nghĩa là thông tin), với mục đích hướng dẫn suy nghĩ hoặc tạo điểm tựa cho việc đưa ra quyết định trong những tình huống cụ thể phụ thuộc vào các yếu tố bất ngờ sinh ra từ sự bấp bênh”. Đối với lớp 4, theo Chương trình Giáo dục phổ thông môn Toán năm 2018, nội dung và yêu cầu cần đạt một số yếu tố thống kê trong môn Toán được mô tả cụ thể như sau: Nội dung Yêu cầu cần đạt Thu thập, phân loại, sắp xếp các số liệu - Nhận biết được về dãy số liệu thống kê. - Nhận biết được cách sắp xếp dãy số liệu thống kê theo các tiêu chí cho trước. Đọc, mô tả biểu đồ cột. Biểu diễn số liệu vào - Đọc và mô tả được các số liệu ở dạng biểu đồ cột. biểu đồ cột - Sắp xếp được số liệu vào biểu đồ cột (không yêu cầu HS vẽ biểu đồ). Một số yếu tố thống kê Hình thành và giải quyết vấn đề đơn giản - Nêu được một số nhận xét đơn giản từ biểu đồ cột. xuất hiện từ các số liệu và biểu đồ cột đã có - Tính được giá trị trung bình của các số liệu trong bảng hay biểu đồ cột. - Làm quen với việc phát hiện vấn đề hoặc quy luật đơn giản dựa trên quan sát các số liệu từ biểu đồ cột. - Giải quyết được những vấn đề đơn giản liên quan đến các số liệu thu được từ biểu đồ cột. 3.2. Nguyên tắc thiết kế dự án dạy học nội dung một số yếu tố thống kê cho học sinh lớp 4 Trên cơ sở tổng hợp các nguyên tắc thiết kế dự án dạy học của những nghiên cứu trước đây (Nguyễn Văn Thành, 2020; Trần Thị Huyền Trang, 2012), nhóm nghiên cứu đề xuất nguyên tắc thiết kế dự án dạy học như sau: Nguyên tắc 1: Đảm bảo sự phù hợp giữa lí thuyết với thực tiễn; Nguyên tắc 2: Đảm bảo vai trò chủ thể của học sinh trong toàn bộ quá tình thực hiện dự án học tập; Nguyên tắc 3: Hệ thống tiêu chí đánh giá kết quả học tập phải rõ ràng, chính xác và công bằng; Nguyên tắc 4: Đảm bảo tính vừa sức; Nguyên tắc 5: Đảm bảo phát triển năng lực của học sinh; Nguyên tắc 6: Bộ câu hỏi định hướng bám sát nội dung bài học, kích thích hứng thú cho học sinh và đáp ứng được mục tiêu bài học; Nguyên tắc 7: Tổ chức làm việc nhóm có hiệu quả; Nguyên tắc 8: Công nghệ giữ vai trò quan trọng trong các hoạt động của dự án; Nguyên tắc 9: Quản lí thời gian và tổ chức công việc khoa học, hợp lí. 3.3. Quy trình thiết kế dự án dạy học nội dung một số yếu tố thống kê cho học sinh lớp 4 Đã có rất nhiều nghiên cứu đưa ra quy trình thiết kế dự án dạy học như của tác giả Hà Văn Dũng, 2023; Nguyễn Mậu Đức, 2020; Nguyễn Trung Phương, 2019; Quách Thị Sen, 2019; Nguyễn Thị Thu Thảo và nnk, 2019; Lã Phương Thúy và nnk, 2018; Hoàng Anh Đức và nnk, 2019; Phan Thanh Trà, 2014;... Trên cơ sở kế thừa kết quả của các nghiên cứu này, quy trình thiết kế dự án dạy học gồm 5 giai đoạn được đề xuất như sau: 3.3.1. Giai đoạn 1: Chọn chủ đề và xác định mục tiêu của dự án GV và HS cùng đề xuất các ý tưởng, chủ đề có liên quan đến nội dung, chương trình môn học. Tất cả đều khởi đầu bằng ý tưởng mà HS quan tâm, gần gũi trong cuộc sống. Tuy nhiên, trong thực tế, GV thường có những định hướng cho HS hoặc gợi ý một số vấn đề gắn liền với thực tiễn, kích thích tính tò mò và khám phá của HS. Sau đó, GV và HS thảo luận, nghiên cứu, dự kiến những nội dung hoặc chủ đề có thể triển khai và xác định mục tiêu chung của dự án. 3.3.2. Giai đoạn 2: Xây dựng kế hoạch Trong giai đoạn này, HS dưới dự hướng dẫn của GV xây dựng đề cương cũng như kế hoạch cho việc thực hiện dự án. Trong khi xây dựng kế hoạch cần xác định những công việc cần làm, thời gian dự kiến, vật liệu, kinh phí, phương pháp tiến hành và phân công công việc trong nhóm. 3.3.3. Giai đoạn 3: Thực hiện dự án Các thành viên thực hiện công việc theo kế hoạch đã đề ra cho nhóm và cá nhân. Trong giai 175
  4. đoạn này HS thực hiện các hoạt động trí tuệ và hoạt động thực tiễn, thực hành, những hoạt động này xen kẽ và tác động qua lại lẫn nhau. Kiến thức lý thuyết, các phương án giải quyết vấn đề được thử nghiệm qua thực tiễn. Trong quá trình đó sản phẩm của dự án và thông tin mới được tạo ra. 3.3.4. Giai đoạn 4: Trình bày sản phẩm dự án Kết quả thực hiện dự án có thể được viết dưới dạng thu hoạch, báo cáo,... Trong nhiều dự án các sản phẩm vật chất được tạo ra qua hoạt động thực hành. Sản phẩm của dự án cũng có thể là những hành động phi vật chất, chẳng hạn việc biểu diễn một vở kịch, việc tổ chức một sinh hoạt nhằm tạo ra các tác động xã hội. Sản phẩm của dự án có thể được trình bày giữa các nhóm HS, có thể được giới thiệu trong nhà trường hay ngoài xã hội. 3.3.5. Giai đoạn 5: Đánh giá dự án GV và HS đánh giá quá trình thực hiện và kết quả cũng như kinh nghiệm đạt được. Từ đó rút ra những kinh nghiệm cho việc thực hiện các dự án tiếp theo. Kết quả của dự án cũng có thể được đánh giá từ bên ngoài. 3.4. Thiết kế minh họa dự án dạy học “Em là bác sĩ nhí” 3.4.1. Giai đoạn 1: Chọn chủ đề và xác định mục tiêu của dự án a. Xác định tên dự án: Suy dinh dưỡng và béo phì ở trẻ em là vấn đề đáng quan ngại và cần được chú ý. Trong thời đại ngày càng phát triển, các thức ăn cũng ngày càng đa dạng và đáp ứng được nhu cầu của nhiều đối tượng hơn. Thế nhưng, tình trạng mắc bệnh liên quan đến dinh dưỡng như suy dinh dưỡng, béo phì ở trẻ em lại có xu hướng ngày càng tăng. Vậy nguyên nhân do đâu? Làm cách nào để nhận biết và phòng tránh các bệnh ấy?. Nhằm giúp học sinh giải đáp được các thắc mắc ấy tôi tiến hành xây dựng dự án “Em là bác sĩ nhí” nhằm giúp học sinh khảo sát, điều tra, thống kê cân nặng và chiều cao của các bạn trong lớp. Từ đó, đưa ra nhận xét và trình bày các dấu hiệu, cách phòng tránh các bệnh liên quan đến dinh dưỡng. b. Xác định các môn học liên quan: Toán 4, Khoa học 4, Tin học 4. c. Xác định mục tiêu của dự án: Sau khi thực hiện xong dự án này, góp phần hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực và phẩm chất sau: - Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học: Tự làm được công việc của nhóm đã phân công để hoàn thành sản phẩm; Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hoàn thành công việc và giúp đỡ thành viên khác cùng hoàn thành công việc được phân công; Bước đầu biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh, cử chỉ để trình bày thông tin và ý tưởng; Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới đối với bản thân từ các nguồn tài liệu cho sẵn theo hướng dẫn; Nêu được cách thức giải quyết nhiệm vụ nhóm theo hướng dẫn. - Năng lực đặc thù: Môn học Năng lực đặc thù Toán 4 - Năng lực tư duy và lập luận toán học: + Nhận diện được về dãy số liệu thống kê. + Nhận biết được cách sắp xếp dãy số liệu thống kê theo các tiêu chí cho trước. + Đọc và mô tả được các số liệu ở dạng biểu đồ cột. + Sắp xếp được số liệu vào biểu đồ cột (không yêu cầu HS vẽ biểu đồ). + Nêu được một số nhận xét đơn giản từ biểu đồ cột. - Năng lực mô hình hóa toán học: + Tính được giá trị trung bình của các số liệu trong bảng hay biểu đồ cột. - Năng lực giải quyết vấn đề toán học: + Làm quen với việc phát hiện vấn đề hoặc quy luật đơn giản dựa trên quan sát các số liệu từ biểu đồ cột. + Giải quyết được những vấn đề đơn giản liên quan đến các số liệu thu được từ biểu đồ cột. Khoa học 4 - Năng lực nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được tên, dấu hiệu chính và nguyên nhân của một số bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng. - Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Thực hiện được một số việc làm để phòng, tránh một số bệnh liên quan đến thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng và vận động mọi người trong gia đình cùng thực hiện. Tin học 4 - NLc: + Nhận biết và phân biệt được các loại thông tin chính trên trang web. + Biết cách dùng máy tìm kiếm để tìm thông tin theo chủ đề (từ khóa). + Thực hiện được việc tìm kiếm thông tin trên Internet có sự trợ giúp của giáo viên hoặc phụ huynh. 176
  5. - Phẩm chất: Chăm chỉ: Ham học hỏi, mở rộng hiểu biết; Thường xuyên hoàn thành các công việc được phân công; Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong học tập; Mạnh dạn nói lên ý kiến của bản thân; Trách nhiệm: Tích cực hoàn thành công việc, nhiệm vụ được giao; Có ý thức giữ gìn, chăm sóc sức khỏe; Vận động mọi người trong gia đình cùng thực hiện phòng tránh những bệnh liên quan đến dinh dưỡng; Nhân ái: Yêu thương, chăm sóc, cùng thực hiện phòng tránh những bệnh liên quan đến dinh dưỡng với mọi người trong gia đình. 3.4.2. Giai đoạn 2: Xây dựng kế hoạch a. Xây dựng bộ câu hỏi định hướng. - Câu hỏi khái quát: Em biết gì về các bệnh liên quan đến dinh dưỡng?; Làm thế nào để thống kê và nhận biết được một người có dấu hiệu bệnh liên quan đến dinh dưỡng? - Câu hỏi bài học: + Em hãy khảo sát cân nặng và chiều cao của các bạn trong tổ rồi lập bảng thống kê cân nặng và chiều cao của các bạn trong tổ. Căn cứ vào bảng cân nặng – chiều cao chuẩn của trẻ 10 tuổi (theo Tổ chức Y tế Thế giới, 2021) hãy cho biết có bao nhiêu bạn có cân nặng và chiều cao bình thường/ nhẹ cân/ bị béo phì/ bị thấp còi/ bị quá cao? + Nêu tên, dấu hiệu, nguyên nhân, cách phòng tránh của một số bệnh liên quan đến dinh dưỡng. Trong số những bệnh đó, hãy cho biết bệnh nào có nguyên nhân do thiếu chất dinh dưỡng hoặc thừa chất dinh dưỡng? b. Xác định các công việc cần thực hiện và sản phẩm cần đạt được sau khi hoàn thành dự án. Công việc thực hiện Sản phẩm cần đạt được - Em hãy khảo sát cân nặng và chiều cao của các bạn - Lập được bảng số liệu thống kê cân nặng và chiều cao của các bạn trong tổ. Từ bảng số trong tổ rồi lập bảng thống kê cân nặng và chiều cao liệu thống kê của HS, GV có thể vẽ sẵn biểu đồ cột từ số liệu mà HS khảo sát để HS điền của các bạn trong tổ. Căn cứ vào bảng cân nặng – chiều số liệu vào biểu đồ cột (không yêu cầu HS vẽ) và đưa ra một số nhận xét liên quan đến cao chuẩn của trẻ 10 tuổi (theo Tổ chức Y tế Thế giới, biểu đồ cột. 2021) hãy cho biết có bao nhiêu bạn có cân nặng và - Dựa vào bảng cân nặng – chiều cao chuẩn của trẻ 10 tuổi (theo Tổ chức Y tế Thế giới, chiều cao bình thường/ nhẹ cân/ bị béo phì/ bị thấp còi/ 2021) và bảng số liệu/biểu đồ cột để trả lời có bao nhiêu bạn có cân nặng và chiều cao bình bị quá cao? thường/ nhẹ cân/ bị béo phì/ bị thấp còi/ bị quá cao? - Nêu tên, dấu hiệu, nguyên nhân, cách phòng tránh của - Trình bày được tên, dấu hiệu, nguyên nhân, cách phòng tránh của một số bệnh liên quan một số bệnh liên quan đến dinh dưỡng. Trong số những đến dinh dưỡng. bệnh đó, hãy cho biết bệnh nào có nguyên nhân do - Phân loại được bệnh nào có nguyên nhân do thiếu chất dinh dưỡng hoặc thừa chất dinh thiếu chất dinh dưỡng hoặc thừa chất dinh dưỡng? dưỡng. c. Dự trù thời gian, kinh phí cần thiết để hoàn thành dự án. - Dự trù thời gian: 4 tuần, gồm 5 tiết tại lớp và thời gian làm việc tại nhà. Tuần Tiết Môn học Thời gian Địa điểm Nội dung Chuẩn bị dự án 1 1 Khoa học 4 40 phút Lớp học Xác định vấn đề dạy học và phân chia công việc cần thực hiện. 2 2 Khoa học 4 40 phút Lớp học Thực nghiệm dự án 3 3 Toán 4 40 phút Lớp học Thực nghiệm dự án 4 Toán 4 40 phút Lớp học Báo cáo và đánh giá dự án. 4 5 Toán 4 40 phút Lớp học Hợp thức hóa kiến thức. - Dự trù kinh phí: Quỹ lớp. d. Phổ biến cách thức phân công nhiệm vụ trong nhóm; gợi ý cách thức làm việc cho từng nhóm: Dựa trên mục tiêu chung, xác định mục tiêu dự án của nhóm mình; Chia nhóm: bầu nhóm trưởng và thư kí của nhóm; Thảo luận, thống nhất xây dựng kế hoạch thực hiện, chi tiết hóa dự án của nhóm; Phân công công việc cụ thể cho từng thành viên trong nhóm (tùy theo năng lực của HS). e. Cung cấp các tiêu chí đánh giá: Phiếu theo dõi dự án theo tuần; Phiếu đánh giá bài trình chiếu, bài thu hoạch hoặc sơ đồ tư duy; Phiếu đánh giá làm việc nhóm. f. Thông báo tài liệu tham khảo hỗ trợ HS, chuẩn bị phương tiện và vật liệu cần thiết: Bộ sách giáo khoa môn Toán, Khoa học, Tin học lớp 4 theo Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018; Máy vi tính cho các nhóm (phòng Tin học) để tìm thêm các thông tin trên Internet với những trang web chính thống, đáng tin cậy liên quan đến yêu cầu nội dung báo cáo (nếu cần thiết). g. GV kiểm tra tính khả thi, hướng giải quyết, phương pháp thực hiện dự án: GV có thể hướng dẫn hoặc điều chỉnh lại nếu các nhóm đi chệch hướng. HS dựa vào sự phản hồi của GV, xem xét, chỉnh sửa kế hoạch cũng như phương pháp thực hiện dự án của nhóm. 177
  6. h. Cách tiến hành: 40 phút (tuần 1, tiết 1 của dự án) tại lớp học. Nhiệm vụ của GV Nhiệm vụ của HS 1. Hoạt động khởi động: *Thời gian: 5 phút. *Mục tiêu: Tạo vấn đề thu hút sự chú ý của học sinh để dẫn dắt vào dự án. *Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề. *Phương tiện: Video “Béo phì và suy dinh dưỡng”: (https://youtu.be/CnPNC6tD6fc?si=Pxbt_qCsH7SjNHqy) *Cách tiến hành: - GV cho cả lớp khởi động bằng video “Béo phì và suy dinh dưỡng”. - Cả lớp quan sát. - GV đặt câu hỏi: - HS trả lời. + Đoạn clip trên đã nhắc đến 2 loại bệnh nào? + Vì sao lại mắc bệnh đó? - GV dẫn dắt HS vào dự án: Béo phì và suy dinh dưỡng là một trong những - HS chú ý lắng nghe, hưởng ứng đón nhận dự án. loại bệnh liên quan đến dinh dưỡng. Vậy, ngoài hai loại bệnh trên thì còn bệnh nào khác liên quan đến dinh dưỡng hay không? Dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh loại bệnh đó là gì? Trong lớp có bao nhiêu bạn có dấu hiệu mắc bệnh liên quan đến dinh dưỡng? Để giải quyết những vấn đề trên, chúng ta cùng nhau thực hiện dự án “Em là bác sĩ nhí”. 2. Hoạt động khám phá: *Thời gian: 30 phút. *Mục tiêu: - Học sinh đề xuất cách thức giải quyết nhiệm vụ của nhóm dưới sự hướng dẫn, hỗ trợ của giáo viên. - Học sinh lập được kế hoạch đơn giản, phân chia công việc cho mỗi thành viên trong nhóm cùng thực hiện. *Phương pháp: thảo luận nhóm, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề. *Phương tiện: phiếu phân chia công việc. *Cách tiến hành: - GV chia lớp thành 4 nhóm (4 tổ). - HS ngồi theo nhóm. *Nhiệm vụ 1 (5 phút): Với dự án “Em là bác sĩ”, nhóm em hãy đặt các câu - HS có thể đặt một số câu hỏi như sau: Có những bệnh liên quan đến hỏi, thắc mắc có liên quan đến chủ đề. dinh dưỡng nào?; Làm sao để nhận biết được bệnh liên quan đến dinh dưỡng?; Vì sao lại bệnh liên quan đến dinh dưỡng?; Làm thế nào để phòng tránh bệnh liên quan đến dinh dưỡng? - GV dẫn dắt: Để giải quyết được các câu hỏi, thắc mắc của các nhóm, - HS nhận nhiệm vụ. chúng ta cùng nhau nghiên cứu các vấn đề sau: Câu 1: Em hãy khảo sát cân nặng và chiều cao của các bạn trong tổ rồi lập bảng thống kê cân nặng và chiều cao của các bạn trong tổ. Căn cứ vào bảng cân nặng – chiều cao chuẩn của trẻ 10 tuổi (theo Tổ chức Y tế Thế giới, 2021) hãy cho biết có bao nhiêu bạn có cân nặng và chiều cao bình thường/ nhẹ cân/ bị béo phì/ bị thấp còi/ bị quá cao? Câu 2: Nêu tên, dấu hiệu, nguyên nhân, cách phòng tránh của một số bệnh liên quan đến dinh dưỡng. Trong số những bệnh đó, hãy cho biết bệnh nào có nguyên nhân do thiếu chất dinh dưỡng hoặc thừa chất dinh dưỡng? - Đồng thời, GV cung cấp các tài liệu tham khảo và các tiêu chí đánh giá giúp HS thực hiện nhiệm vụ. *Nhiệm vụ 2 (8 phút): Hãy thảo luận nhóm và trình bày cách làm đối với - HS thảo luận và trình bày. câu hỏi của nhóm mình. - GV cùng HS cùng nhận xét các ưu, nhược điểm trong cách làm của các - Câu trả lời mong đợi: nhóm. Từ đó đưa ra cách làm tối ưu và tốt nhất. Nếu HS đi chệch hướng, Câu 1: Đo chiều cao và cân nặng của các bạn trong tổ và lập thành GV có thể gợi ý cách thực hiện. bảng thống kê. Từ bảng thống kê trên, căn cứ vào bảng cân nặng – chiều cao chuẩn của trẻ 10 tuổi (theo Tổ chức Y tế Thế giới, 2021) để trả lời câu hỏi: Có bao nhiêu bạn trong tổ có cân nặng và chiều cao bình thường/ nhẹ cân/ bị béo phì/ bị thấp còi/ bị quá cao? Câu 2: Tra cứu tài liệu tham khảo, kinh nghiệm, sự hiểu biết của bản thân để: Nêu tên, dấu hiệu, nguyên nhân, cách phòng tránh của một số bệnh liên quan đến dinh dưỡng; Phân loại bệnh nào có nguyên nhân do thiếu chất dinh dưỡng hoặc thừa chất dinh dưỡng. *Nhiệm vụ 3 (17 phút): Lập bảng kế hoạch công việc của nhóm. - Từ hướng dẫn của GV, HS lập bảng kế hoạch . - GV có thể hướng dẫn hoặc điều chỉnh lại nếu các nhóm đi chệch hướng. - HS dựa vào sự phản hồi của GV, xem xét, chỉnh sửa kế hoạch cũng như phương pháp thực hiện dự án của nhóm. 3. Sơ kết tiết 1 (5 phút): - Dặn dò các nhóm tìm hiểu và thực hiện trong tiết 2 của dự án. - HS lắng nghe. - Ghi chú lại những chỗ chưa thực hiện được để GV gợi ý. 3.4.3. Giai đoạn 3: Thực hiện dự án *Thời gian, địa điểm: 2 tuần (2 tiết trên lớp, thời gian còn lại nghiên cứu thêm tại nhà). Nhiệm vụ của GV Nhiệm vụ của HS - Theo dõi quá trình thực hiện của HS. - Tiến hành nghiên cứu tài liệu, tìm kiếm, thu thập thông tin và xử lí thông tin. - Trợ giúp giải quyết các câu hỏi mà HS thường gặp khó khăn trong - Họp thảo luận nhóm, trao đổi, giải quyết các vấn đề khó khăn. quá trình thực hiện (đặc biệt là hướng dẫn cách HS thu thập, phân - Tổng hợp thông tin, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, thiết kế nội loại, sắp xếp số liệu theo các tiêu chí cho trước), chú ý phân tích dung báo cáo sản phẩm của nhóm. những nguồn thông tin đúng và nguồn thông tin không chính xác. - Hoàn thành phiếu theo dõi dự án theo tuần và nộp lại cho GV. - Kiểm tra tiến độ thực hiện của các nhóm. 3.4.4. Giai đoạn 4: Trình bày sản phẩm dự án *Thời gian, địa điểm: 80 phút (tuần 4, tiết 4-5) tại lớp học có đầy đủ thiết bị phục vụ việc báo cáo. 178
  7. Nhiệm vụ của GV Nhiệm vụ của HS - Tổ chức cho HS trình bày sản phẩm. - Tùy theo dự án của mỗi nhóm để có hình thức trình - Tổ chức cho các nhóm trao đổi, thảo luận, đặt câu hỏi cho các nhóm giải quyết. bày phù hợp. - Bổ sung, gợi ý cho các nhóm thực hiện nhằm hoàn thiện dự án. - Các nhóm trao đổi ý kiến, góp ý để hoàn thiện dự án. - Chuẩn bị cơ sở vật chất cần thiết (máy tính, máy chiếu,...) cho các nhóm báo cáo sản - Báo cáo sản phẩm nghiên cứu trước lớp. phẩm của dự án. 3.4.5. Giai đoạn 5: Đánh giá dự án Nhiệm vụ của GV Nhiệm vụ của HS - Đưa ra tiêu chí đánh giá rõ ràng dựa trên các yếu tố: mục tiêu cần đạt của dự án, sự hợp tác của các thành viên trong nhóm, - Từng thành viên thời gian hoàn thành, nội dung bài báo cáo, hình thức, việc trình bày và trả lời câu hỏi của các thành viên trong nhóm,... trong nhóm tự đánh - Tổ chức cho HS tự đánh giá, các nhóm đánh giá lẫn nhau. Từ đó, GV tổng hợp, đánh giá chung về quá trình thực hiện và giá bản thân. sản phẩm của dự án. Đối với từng thành viên trong nhóm, việc đánh giá của GV dựa trên sự theo dõi, đánh giá của nhóm - Các nhóm đánh giá trưởng, của các thành viên trong nhóm và sự tự đánh giá. lẫn nhau. GV và HS đánh giá quá trình thực hiện và kết quả cũng như kinh nghiệm đạt được, những kiến thức lĩnh hội được. Từ đó rút ra những kinh nghiệm cho việc thực hiện các dự án tiếp theo. 3.5. Kết quả khảo nghiệm và thực nghiệm sư phạm 3.5.1. Kết quả khảo nghiệm sư phạm Sau khi tiến hành khảo nghiệm 32 GV dạy lớp 4 tại một số trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương: trường Tiểu học Nguyễn Hiền (5 GV), trường Tiểu học Tương Bình Hiệp (6 GV), trường Tiểu học Phú Lợi 1 (7 GV), trường Tiểu học Hiệp Thành (7 GV), trường Tiểu học Chánh Nghĩa (7 GV), số lượng phiếu hợp lệ thu lại được là 32 phiếu. Kết quả khảo nghiệm được thể hiện trong bảng dưới đây: Bảng 3.1. Mức độ đồng ý của giáo viên về việc đảm bảo các nguyên tắc thiết kế dự án dạy học trong dự án dạy học “Em là bác sĩ nhí” Mức độ (1 – Rất không đồng ý; 2 – Không đồng ý; 3 – Không ý kiến;4 – Đồng ý; 5 – Rất đồng ý) Nguyên tắc 1 2 3 4 5 TL TL TL TL TL SL SL SL SL SL (%) (%) (%) (%) (%) 1. Đảm bảo sự phù hợp giữa lý thuyết với thực tiễn 0 0 0 0 0 0 3 9,4 29 90,6 2. Đảm bảo vai trò chủ thể của HS trong toàn bộ quá trình thực hiện 0 0 0 0 0 0 2 6,3 30 93,7 dự án học tập 3. Hệ thống tiêu chí đánh giá kết quả học tập phải rõ ràng, chính xác 0 0 0 0 0 0 1 3,1 31 96,9 và công bằng 4. Đảm bảo tính vừa sức 0 0 0 0 0 0 6 18,8 26 81,2 5. Đảm bảo phát triển năng lực của học sinh 0 0 0 0 0 0 4 12,5 28 87,5 6. Bộ câu hỏi định hướng bám sát nội dung bài học, kích thích hứng 0 0 0 0 0 0 3 9,4 29 90,6 thú cho học sinh và đáp ứng được mục tiêu bài học 7. Tổ chức làm việc nhóm có hiệu quả 0 0 0 0 0 0 3 9,4 29 90,6 8. Công nghệ giữ vai trò quan trọng trong các hoạt động của dự án 0 0 0 0 0 0 4 12,5 28 87,5 9. Quản lí thời gian và tổ chức công việc khoa học, hợp lí 0 0 0 0 0 0 5 15,6 27 84,4 Kết quả khảo nghiệm cho thấy có 32 GV (chiếm 100%) đều cho rằng dự án dạy học “Em là bác sĩ nhí” đảm bảo 9 nguyên tắc thiết kế dự án dạy học. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi của dự án. 3.5.2. Thực nghiệm sư phạm Thực nghiệm thăm dò sư phạm được tiến hành đối với 40 HS ở lớp 4/3, trường Tiểu học Nguyễn Hiền, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Quá trình thực nghiệm diễn ra như sau: 3.5.2.1. Phân tích diễn biến thực nghiệm sư phạm * Tiết 1: Chuẩn bị dự án – Xác định vấn đề dạy học và phân chia công việc cần thực hiện Bắt đầu tiết học, GV đã cho cả lớp xem video “Béo phì và suy dinh dưỡng”. Qua đoạn video trên, giáo viên quan sát thấy HS rất tập trung để xem video. Sau đó, giáo viên đặt câu hỏi: “Đoạn video trên đã nhắc đến 2 loại bệnh nào?”, “Vì sao lại mắc bệnh đó?” cho HS trả lời. Qua quan sát, GV nhận thấy HS rất hăng hái giơ tay để trả lời câu hỏi mà GV đặt ra. 179
  8. Tiếp đến, GV đặt câu hỏi khái quát: “Làm thế nào để nhận biết được một người có dấu hiệu bị bệnh liên quan đến dinh dưỡng?”. GV đã cho HS thảo luận chung cả lớp để tìm câu trả lời. Sau thời gian thảo luận sôi nổi, đã có rất nhiều ý kiến, đề xuất được đưa ra như: quan sát hình dáng và dấu hiệu bên ngoài; hỏi chiều cao và cân nặng của người đó; đo chiều cao và cân nặng của người đó;... GV đã tiếp tục đặt câu hỏi: “Trong những cách làm đã nêu, cách làm nào là tối ưu và mang lại kết quả chính xác nhất để ta có thể nhận biết được một người có dấu hiệu bị bệnh liên quan đến dinh dưỡng?”. Qua thảo luận chung cả lớp, cả lớp đều nêu các ưu điểm và nhược điểm của các cách làm. Từ đó, cả lớp đã cùng nhau tán thành với phương án đo chiều cao và cân nặng để nhận biết được một người có dấu hiệu bị bệnh liên quan đến dinh dưỡng. Qua câu hỏi: “Cả lớp muốn cùng nhau tập làm bác sĩ nhí để nhận biết các bạn có dấu hiệu bị bệnh liên quan đến dinh dưỡng và đưa ra các cách phòng tránh để giúp đỡ bạn không?”. Qua quan sát, GV thấy cả lớp đều rất hứng thú. GV dẫn dắt HS vào dự án và chia cả lớp thành 4 nhóm tương đương với 4 tổ. Sau khi đã phân nhóm, GV nêu câu hỏi bài học và yêu cầu HS tìm giải pháp thực hiện. Qua lắng nghe các giải pháp của các nhóm, đa số các giải pháp đều trùng với dự kiến của GV. Đối với câu hỏi bài học số 1, các nhóm đều đưa ra cách thực hiện là dùng cân và dây đo chiều cao để điều tra, khảo sát, thống kê chiều cao và cân nặng của các bạn trong tổ. Sau đó, căn cứ vào bảng cân nặng – chiều cao chuẩn của trẻ 10 tuổi (theo Tổ chức Y tế Thế giới, 2021) để kiểm đếm số lượng các bạn có dấu hiệu bị bệnh liên quan đến dinh dưỡng. Đối với câu hỏi bài học số 2, các nhóm đều đưa ra cách thực hiện là tra cứu tài liệu tham khảo, cũng như kinh nghiệm, sự hiểu biết của bản thân để nêu tên, dấu hiệu, nguyên nhân, cách phòng tránh của một số bệnh liên quan đến dinh dưỡng. Từ đó, phân loại bệnh có nguyên nhân do thiếu chất dinh dưỡng hoặc thừa chất dinh dưỡng. Như vậy, các nhóm đa số đã tìm được hướng đi đúng để tìm câu trả lời cho câu hỏi bài học. Tiếp đến, GV đã tiến hành cung cấp tài liệu tham khảo và tiêu chí đánh giá để HS thảo luận nhóm để xác định sản phẩm, xây dựng kế hoạch chi tiết và phân công công việc thực hiện dự án cho các thành viên trong nhóm. Qua quan sát GV nhìn thấy các nhóm đều thảo luận sôi nổi với nhau và xác định sản phẩm cho nhóm mình là vẽ sơ đồ tư duy và kẻ bảng thống kê trên giấy. Qua đọc bản kế hoạch chi tiết của các nhóm, nhìn chung các nhóm đều đi đúng hướng và xác định được các công việc, phương tiện, thời gian cần thực hiện. Tuy nhiên, còn một số hạn chế như phân chia công việc chưa đều giữa các thành viên trong nhóm và thời gian thực hiện chưa hợp lí. GV đã tiến hành góp ý và các nhóm đã sửa chữa kịp thời. * Tiết 2 – 3: Thực nghiệm dự án – Tổ chức thực hiện và giám sát, kiểm soát Ở các tiết này, các nhóm làm việc theo kế hoạch đã xây dựng. Mỗi tuần có 1 tiết để các nhóm báo cáo tiến độ để GV kịp thời hỗ trợ, hướng dẫn HS giải quyết những khó khăn khi thực hiện dự án. Trong 2 tuần thực hiện dự án, qua quan sát các nhóm hầu như đều biết cách thu thập số liệu bằng cách sử dụng cân và dây đo chiều cao để đo chính xác cân nặng và chiều cao của các thành viên trong nhóm. Đồng thời, biết căn cứ vào bảng cân nặng – chiều cao chuẩn của trẻ 10 tuổi (theo Tổ chức Y tế Thế giới, 2021) để kiểm đếm số lượng các bạn có dấu hiệu bị bệnh liên quan đến dinh dưỡng. Qua kiểm tra, GV nhận thấy các kết quả kiểm đếm đều chính xác. Hình 3.1. Học sinh sử dụng cân và thước đo chiều cao để thu thập số liệu Ngoài ra, các nhóm đã biết sử dụng tài liệu tham khảo đã cung cấp và tìm hiểu thêm trên Internet để có thể tìm hiểu các câu hỏi bài học. Từ các kết quả thu được, các nhóm cùng nhau thảo luận, bàn bạc để lên ý tưởng lập bảng thống kê số lượng các bạn có dấu hiệu bị bệnh liên quan đến dinh dưỡng và thiết kế sơ đồ tư duy để nêu tên, dấu hiệu, nguyên nhân, cách phòng tránh của một số bệnh liên quan đến dinh dưỡng. Qua quan sát, đa số HS đều nhiệt tình làm việc nhóm, biết chia sẻ, hợp tác và có trách nhiệm trong công việc. 180
  9. a) b) c) d) Hình 3.2. Các nhóm thảo luận để lập kế hoạch và làm sản phẩm * Tiết 4: Báo cáo và đánh giá dự án Trong vòng 1 tiết tại lớp học, các nhóm tiến hành báo cáo quá trình thực hiện dự án và sản phẩm của nhóm. GV đã cùng đại diện các nhóm là người đánh giá sản phẩm của dự án. Sau khi nghe báo cáo của các nhóm, GV đã đặt một số câu hỏi nhằm đánh giá mức độ hiểu được nội dung và cách xử lý một số vấn đề đơn giản có liên quan đến bài báo cáo. Kết quả cụ thể như sau: a) b) c) Hình 3.3. Sản phẩm báo cáo của nhóm 1 - Đối với nhóm 1: Ưu điểm: Có tinh thần làm việc nhóm và trách nhiệm cao. Trình bày tự tin, to rõ và đầy đủ các nội dung. Nắm và hiểu được nội dung của bài báo cáo. Trả lời tốt các câu hỏi mà GV đặt ra. Hạn chế: Bố cục của sản phẩm cần trình bày rõ ràng và sinh động hơn. Khi thuyết trình cần nhấn nhá những điểm quan trọng và sử dụng ngôn ngữ cơ thể nhiều hơn để thu hút người nghe. - Đối với nhóm 2: Ưu điểm: Có tinh thần kỉ luật và trách nhiệm cao trong quá trình làm việc nhóm. Cách trình bày báo cáo tự tin, hấp dẫn. Nội dung, bố cục được trình bày đầy đủ, rõ ràng, sinh động. Biết nhấn nhá ở những điểm quan trọng và có sử dụng khá nhiều ngôn ngữ cơ thể khi trình bày. Trả lời tốt các câu hỏi mà GV đặt ra. Hạn chế: Cần tương tác với người nghe nhiều hơn. a) b) c) Hình 3.4. Sản phẩm báo cáo của nhóm 2 - Đối với nhóm 3: Ưu điểm: Nội dung trình bày đầy đủ và rõ ràng. Bố cục khá rõ ràng. Màu sắc tương đối hài hòa. Trả lời tương đối tốt các câu hỏi mà GV đặt ra. Hạn chế: Cần tăng cỡ chữ lớn hơn. Ban đầu trình bày còn chưa tự tin, cần trình bày to rõ hơn. Cần trình bày sản phẩm sạch đẹp hơn. Các thành viên cố gắng chưa đều, còn một vài em chưa thật sự nghiêm túc. a) b) c) Hình 3.5. Sản phẩm báo cáo của nhóm 3 181
  10. - Đối với nhóm 4: Ưu điểm: Trình bày lưu loát và đầy đủ nội dung. Biết nhấn nhá ở một vài điểm quan trọng. Bố cục và màu sắc tương đối cân đối và hài hòa. Trả lời tốt các câu hỏi mà GV đặt ra. Tinh thần trách nhiệm làm việc nhóm cao. Hạn chế: Cần sử dụng ngôn ngữ cơ thể nhiều hơn. a) b) c) Hình 3.6. Sản phẩm báo cáo của nhóm 4 Như vậy, sau khi hoàn thành dự án, các nhóm đều có sản phẩm đạt yêu cầu và thuyết trình một cách tự tin, rõ ràng và lưu loát. Bên cạnh đó, các nhóm đều trả lời tốt các câu hỏi và vấn đề mà GV đặt ra. Đồng thời, HS đã thể hiện được tinh thần làm việc nhóm, có ý thức, trách nhiệm trong công việc, biết chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau hoàn thành nhiệm vụ. Từ những kết quả nêu trên, quá trình thực nghiệm thăm dò đã đảm bảo được mục tiêu của dự án học tập này. 3.5.2.2. Phân tích kết quả học tập của học sinh thông qua dự án Nhóm tác giả đã tiến hành cho HS làm bài kiểm tra chất lượng nhằm đánh giá những kiến thức mà HS đã lĩnh hội được sau dự án. Đồng thời, kết hợp với các điểm sản phẩm, điểm làm việc nhóm để tính điểm cá nhân của HS sau khi hoàn thành xong dự án, kết quả thu được như sau: Bảng 3.2. Số lượng và tỉ lệ điểm cá nhân của học sinh sau khi hoàn thành xong dự án Điểm 7,3 7,5 7,7 7,8 7,9 8 8,2 8,4 8,5 8,6 8,7 Số học sinh 1 1 1 1 2 2 1 1 1 3 4 Tỉ lệ (%) 2,5 2,5 2,5 2,5 5 5 2,5 2,5 2,5 7,5 10 Điểm 8,8 8,9 9 9,1 9,2 9,3 9,4 9,5 9,6 9,7 Số học sinh 4 5 2 3 2 1 1 2 1 1 Tỉ lệ (%) 10 12,5 5 7,5 5 2,5 2,5 5 2,5 2,5 Biểu đồ 3.1. Số lượng và tỉ lệ điểm cá nhân của học sinh sau khi hoàn thành xong dự án 14 1,2 12 1 Số lượng (học sinh) 10 0,8 Tỉ lệ (%) 8 0,6 6 0,4 4 2 0,2 0 0 7,3 7,5 7,7 7,8 7,9 8 8,2 8,4 8,5 8,6 8,7 8,8 8,9 9 9,1 9,2 9,3 9,4 9,5 9,6 9,7 Điểm Số lượng Tỉ lệ Từ kết quả trên có thể thấy các HS khi tham gia dự án học tập đều có kết quả đạt loại khá và giỏi, không có HS nào dưới điểm khá. Trung bình điểm cá nhân của học sinh sau khi hoàn thành xong dự án học tập đạt ở mức 8,7 điểm, trong đó số điểm học sinh đạt được nhiều nhất là từ 8,6 đến 8,9 điểm (16/40 học sinh, chiếm 40%). 3.4. Thảo luận Kết quả khảo nghiệm và thực nghiệm sư phạm cho thấy tính khả thi của dự án. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian và một số khó khăn khách quan khác, thực nghiệm sư phạm chỉ dừng lại ở mức thăm dò. Trên thực tế, để đánh giá được tính hiệu quả và khả năng vận dụng dự án vào thực tế giảng 182
  11. dạy cũng như chứng minh được tính đúng đắn của các giả thuyết nghiên cứu, cần tiến hành thực nghiệm ở phạm vi rộng hơn (cỡ mẫu lớn) với hai nhóm thực nghiệm và đối chứng. 4. KẾT LUẬN Bài viết này đã đề xuất quy trình thiết kế và thiết kế minh họa một dự án dạy học nội dung một số yếu tố thống kê và xác suất cho học sinh lớp 4. Bên cạnh đó, khảo nghiệm và thực nghiệm sư phạm cũng được thực hiện nhằm kiểm tra tính khả thi và phù hợp của dự án. Kết quả cho thấy việc vận dụng dự án vào thực tế giảng dạy ở các trường Tiểu học là có cơ sở. Đồng thời, nghiên cứu này cũng góp phần hỗ trợ giáo viên lớp 4 trong việc tổ chức dạy học môn Toán nói chung, mạch yếu tố thống kê và xác suất nói riêng bằng phương pháp dạy học theo dự án. Qua đó nâng cao hiệu quả của việc dạy và học toán, đáp ứng được yêu cầu đổi mới của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phạm Hồng Bắc (2013). Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong hóa học phần Hóa học phi kim chương trình Hóa học trung học phổ thông (Luận án Tiến sĩ). Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 2. Lê Thị Hoài Châu (2020). Dạy học thống kê - xác suất ở tiểu học. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Đại học Sư phạm. 3. Hà Văn Dũng (2023). Tổ chức dạy học theo dự án chủ đề “Muối khoáng và sự sống” (Khoa học tự nhiên 7) nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học cho học sinh. Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam, 19(2), 54-60. 4. Hoàng Anh Đức, Tô Thụy Diễm Quyên (2019). Giáo trình Học tập qua dự án. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 5. Nguyễn Mậu Đức (2020). Sử dụng phương pháp dạy học theo dự án kết hợp với hoạt động trải nghiệm trong dạy học chủ đề tích hợp “Phân bón hóa học-bạn của nhà nông”. Tạp chí Giáo dục, 473 (Kì 1- 3/2020), 28-35. 6. Nguyễn Trung Phương và Cộng sự (2019). Thiết kế dự án học tập toán phần các yếu tố hình học phục vụ cho lớp 5. Tạp chí Khoa học, Số 32/2019, 84-93. 7. Quách Thị Sen (2019). Thiết kế dự án học tập nội dung Thống kê khi dạy học Toán - Thống kê Y Dược cho sinh viên đại học ngành Dược. Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam, Số 18 (6/2019), 38-42. 8. Nguyễn Văn Tuấn (2022). Tổ chức dạy học theo dự án trong môn Toán cao cấp cho sinh viên đại học khối ngành kĩ thuật (Luận văn Thạc sĩ). Trường Đại học Thái Nguyên. 9. Nguyễn Văn Thành (2020). Dạy học theo dự án trong môn Khoa học lớp 4 (Luận văn Thạc sĩ). Trường Đại học Thái Nguyên. 10. Nguyễn Thị Thu Thảo, Trần Việt Cường (2019). Tổ chức dạy học theo dự án chủ đề “Tam giác đồng dạng và ứng dụng” cho học sinh lớp 8 ở trường trung học cơ sở. Tạp chí Giáo dục, Số 456 (Kì 2- 6/2019), 35-41. 11. Lã Phương Thúy, Hoàng Hà Thu (2018). Dạy học thơ Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 theo hình thức dạy học dự án. Tạp chí Giáo dục, Số 438 (Kì 2 - 9/2018), 38-43. 12. Phan Thanh Trà (2014). Tiến trình tổ chức dạy học theo dự án ở trường tiểu học. Tạp chí Khoa học Giáo dục, Số 100 (1/2014), 27-30. 13. Trần Thị Huyền Trang (2012). Sử dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học hóa học lớp 10 trung học phổ thông (Luận văn Thạc sĩ). Thành phố Hồ Chí Minh: Trường Đại học Sư phạm. 14. Thomas J. W. & Mergendoller J. R. (2000). Managing project-based learning: Principles from the field. Paper presented at the Annual Meeting of the American Educational Research Association. New Orleans. 183
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2