Vật lý<br />
<br />
<br />
THIÕT kÕ hÖ quang cho thÞ kÝnh gãc réng<br />
cña m¸y ®o xa Д -49<br />
HOÀNG ANH TÚ, TRẦN QUỐC TUẤN, LÊ NGỌC CƯỜNG<br />
Tóm tắt: Bài báo trình bày cơ sở và kết quả tính toán thiết kế hệ thống quang<br />
học cho thị kính góc rộng của máy đo xa Д-49. Hệ quang thị kính được thiết kế dựa<br />
vào nguyên lý hoạt động của thị kính Erfle và các tham số yêu cầu của máy đo xa<br />
Д-49. Kết quả tính toán được kiểm tra và tối ưu hóa bằng phần mềm Zemax.<br />
Từ khóa: Hệ quang, Thị kính góc rộng, Máy đo xa.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Máy đo xa Д-49 thuộc dòng máy đo xa quang học theo nguyên lý lập thể [1]. Hệ thống<br />
quang học của máy gồm nhiều kênh, trong đó, kênh quan sát được kết cấu theo nguyên lý<br />
hệ vô tiêu. Để phục vụ bài toán khôi phục hệ thống quang học cho máy đo xa Д-49, việc<br />
nghiên cứu cơ sở lý thuyết và tiến hành tính toán thiết kế các cụm chi tiết quang học là cần<br />
thiết. Kênh quan sát của máy có hệ số phóng đại lớn (32 lần), do vậy, cụm thị kính yêu cầu<br />
làm việc ở trường nhìn rộng (khoảng 55 độ). Vì thế, bài toán đạt chất lượng ảnh trên toàn<br />
trường nhìn được đặt ra. Để thỏa mãn yêu cầu này, chúng tôi sử dụng dạng kết cấu Erfle<br />
[3] để thiết kế hệ quang cho thị kính máy đo xa Д-49.<br />
<br />
2. PHÂN TÍCH CHỌN HỆ QUANG<br />
2.1. Xác định các thông số cho bài toán thiết kế<br />
Các tham số đặc trưng theo yêu cầu của thị kính cho máy đo xa Д-49 bao gồm [1]: hệ<br />
số phóng đại: G = 32 lần; trường nhìn: 2w = 150'; cự ly đặt mắt: p' = 20mm; đường kính<br />
đồng tử ra: D' = 1,6mm và tiêu cự thị kính f' = 26,86mm. Với các giá trị của hệ số khuếch<br />
đại G và trường nhìn 2w có thể suy ra góc thị giới của thị kính 2w'= 54,2 [3].<br />
Với thị kính có trường nhìn rộng trên, bài toán khử quang sai khá khó khăn, nhất là đối<br />
với những quang sai tỷ lệ thuận với chiều cao của ảnh, như loạn thị và méo ảnh. Tuy<br />
nhiên, do đường kính đồng tử ra nhỏ, nên cầu sai và cầu sắc sai dễ dàng đạt được giá trị<br />
mong muốn [3].<br />
Dưới đây trình bày một vài dạng kết cấu cơ bản của thị kính và đặc điểm của chúng.<br />
Trên cơ sở đó có thể phân tích và lựa chọn kết cấu thích hợp cho máy đo xa Д-49.<br />
2.2. Các dạng thị kính cơ bản<br />
Thị kính có chức năng đưa ảnh mục tiêu được dựng bởi vật kính ra xa vô cùng để mắt<br />
người dễ dàng quan sát được ảnh này, đồng thời phóng đại ảnh lên nhiều lần tùy thuộc vào<br />
tiêu cự của thị kính. Trong các khí tài quan sát, các dạng thị kính cơ bản sau thường được<br />
sử dụng (hình 1)[2]. Theo sơ đồ quang của thị kính Huygen (hình 1a) có thể thấy rằng<br />
trường nhìn nhỏ (2w= 30) và chất lượng ảnh chỉ tốt ở vùng trên trục [3]. Do đó, thị kính<br />
này được cải tiến bởi Ramsden nhằm nâng cao chất lượng ảnh trên toàn bộ trường nhìn<br />
(hình 1b). Tuy nhiên, thấu kính dạng này vẫn chưa bảo đảm trường nhìn theo yêu cầu. Để<br />
mở rộng trường nhìn lên 45o có thể sử dụng cấu hình thấu kính đối xứng (hình 1c),<br />
Kennhe (hình 1d), thậm chí lên đến (50 90)o có thể sử dụng thấu kính Erfle (hình 1e) hay<br />
góc rất rộng (hình 1f).<br />
<br />
<br />
124 H. A.Tú, T. Q. Tuấn, L. N. Cường, “Thiết kế hệ quang …trên máy đo xa Д-49.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(a) (b)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(c) (d)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(e) (f)<br />
Hình 1. Sơ đồ quang của một số thị kính.<br />
Huygen (a); Ramsden (b); đối xứng (c) Kennhe (d); Erfle (e); góc rất rộng (f).<br />
Từ những phân tích về các dạng thị kính ở trên, chúng tôi nhận thấy sơ đồ kết cấu hệ<br />
quang kiểu Erfle (hình 1e) có trường nhìn phù hợp theo yêu cầu và kết cấu đơn giản hơn<br />
(so với kiểu góc rất rộng), do đó, có thể chọn cho máy đo xa Д-49.<br />
3. THIẾT KẾ HỆ QUANG CỤM THỊ KÍNH VÀ KẾT QUẢ<br />
3.1. Phương pháp thiết kế và yêu cầu quang sai<br />
Các hệ thống quang thông thường được thiết kế theo phương pháp quang sai bậc 3, tổ<br />
hợp các thành phần đặc biệt (mặt aplanat, ...) hoặc sử dụng các hệ đồng dạng có sẵn. Đối<br />
với máy đo xa Д-49, chỉ có thể sử dụng phương pháp quang sai bậc 3 để thiết kế từ đầu và<br />
phân tích tối ưu theo trình tự thiết kế [4].<br />
Như đã trình bày ở trên, sơ đồ quang học được lựa chọn là sơ đồ kiểu Erfle. Quá trình<br />
thiết kế được thực hiện đựa trên nguyên tắc bảo đảm các tham số đặc trưng của thị kính<br />
máy đo xa Д-49 đã nói ở mục trên. Trong quá trình thiết kế, quang sai của hệ cần bảo đảm<br />
nằm trong giới hạn cho phép [3, 4]: Cầu sai dọc trục L'CP :<br />
2<br />
D <br />
L'C P 0 ' <br />
0 , 6 1( m m ) ;<br />
2 f <br />
với U' là góc lớn nhất của tia ló chùm khẩu độ; D là đường kính khẩu độ vào; f' là tiêu cự<br />
thị kính, 0 là bước sóng cơ bản; Méo ảnh trên toàn trường nhìn (10 13)%<br />
3.2. Lựa chọn cặp vật liệu<br />
Việc các định các tham số đặc trưng của vật liệu chế tạo gặp nhiều khó khăn, cặp vật<br />
liệu thường được dùng hơn cả là sự phối hợp giữa mác thủy tinh Krôn (có hệ số tác sắc K<br />
> 50) và thủy tinh Flin (hệ số tán sắc F < 50). Dựa trên các tính chất và yêu cầu của cụm<br />
thị kính chúng ta có thể sử dụng K8 và TF2.<br />
3.3. Thiết kế hệ quang và kết quả<br />
Thiết kế hệ quang được thực hiện từ bài toán quang sai bậc 3, tính ra hệ xuất phát. Các<br />
phương trình quang sai bậc 3 đã được trình bày trong các tài liệu [4]. Sau khi có hệ xuất<br />
phát, sử dụng các chương trình thiết kế quang học để tối ưu hóa hệ này đến khi thỏa mãn<br />
các yêu cầu về quang sai. Khi sử dụng chương trình thiết kế, vấn đề có tính chất quyết<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Sè 32, 08 - 2014 125<br />
Vật lý<br />
<br />
định là sử dụng các hàm tối ưu nào và trọng số tương ứng cho các hàm là bao nhiêu. Trong<br />
thiết kế này, các hàm tối ưu được sử dụng là: hàm cầu sai, cô ma, loạn thị và kỳ biến.<br />
Chương trình thiết kế quang học được sử dụng là phần mềm Zemax.<br />
Kết quả nhận được hệ quang cụm thị kính như sau:<br />
Sơ đồ hệ thống quang học được đưa ra trên hình 2.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Sơ đồ hệ thống quang học thị kính máy đo xa Д -49.<br />
Dữ liệu hệ thống được nêu trong bảng 1.<br />
Bảng 1. Dữ liệu hệ thống quang học.<br />
Đường kính<br />
STT Bán kính Độ dày Vật liệu<br />
thông quang<br />
Vật <br />
2 20 0,8<br />
3 -87,74 2,4 LZ-TF2 13<br />
4 117,14 10,2 LZ-K8 14,5<br />
5 -18,72 3,1 14,5<br />
6 77,08 7,2 LZ-K8 15<br />
7 -149,19 0,3 15<br />
8 29,46 12 LZ-K8 15<br />
9 -19,31 2,4 LZ-TF2 15<br />
10 72,26 12 14<br />
MP ảnh 13,79<br />
- Đồ thị các hàm quang sai được trình bày trên các hình dưới đây:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Đồ thị hàm cầu sai dọc trục. Hình 4. Đồ thị hàm sắc sai.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 5. Đồ thị cong trường, loạn thị và méo ảnh.<br />
<br />
<br />
<br />
126 H. A.Tú, T. Q. Tuấn, L. N. Cường, “Thiết kế hệ quang …trên máy đo xa Д-49.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
4. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ẢNH SAU THIẾT KẾ<br />
Cầu sai dọc trục L' - theo đồ thị trên hình 3 cho giá trị cầu sai dọc trục nhỏ hơn<br />
0,1mm. Trong khi đó, cầu sai dọc trục cho phép L'CP = 0,61(mm), vậy L' < L'CP thõa<br />
mãn giá trị cho phép.<br />
Trên hình 5 cho thấy méo ảnh trên toàn trường nhìn nhỏ hơn 5% - nằm trong giới hạn<br />
cho phép trong thiết kế thị kính góc rộng là 10% 13% [3, 4]. Cong trường: ở trường nhìn<br />
lớn nhất có giá trị cong trường khoảng 2mm (hình 5), là thỏa mãn với những hệ thị kính<br />
góc rộng [3, 4] khi tính tới khả năng điều tiết để khử cong trường của mắt người. Sắc sai<br />
theo đồ thị hình 4, giá trị sắc sai đạt được nhỏ hơn giá trị tới hạn nhiễu xạ nhiều lần<br />
(94,66m so với 660m).<br />
<br />
5. KẾT LUẬN<br />
Bài báo trình bày tính toán thiết kế hệ thống quang cho thị kính máy đo xa Đ-49 làm<br />
việc ở trường nhìn rộng. Hệ thống quang học được thiết kế có chất lượng ảnh đáp ứng yêu<br />
cầu trên toàn bộ trường nhìn (55 độ). Thiết kế sử dụng các vật liệu và bộ dưỡng dùng để<br />
gia công quang học sẵn có tại một số cơ sở trong nước, nên có thể sử dụng để gia công hệ<br />
quang cụm thị kính phục vụ công tác sửa chữa, phục hồi máy đo xa Д-49. Thiết kế cũng có<br />
thể sử dụng cho thị kính của một số thiết bị quang học khác yêu cầu trường nhìn rộng như<br />
ống nhòm, kính ngắm tà, phương vị, ... trên cơ sở điều chỉnh một vài tham số kết cấu để<br />
đạt được chất lượng ảnh yêu cầu cho thị kính mới.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
[1]. Máy đo xa Д-49. Tổng cục Hậu cần.<br />
[2]. Фокус компания. Оптичуские детали. г.Санкт-Петербург. 2002.<br />
[3]. Lê Hải Thoại; Lý thuyết quang sai và thiết kế quang học. Học viện KTQS. 1998.<br />
[4]. Слюсарев Г.Г. Расчет оптических систем. Л. Машиностроение. 1975.<br />
[5]. М.М. Русинов; Вычислительная оптика- справочник; СПБ- ИТМО, Санк-<br />
Петербург; 2009.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
DESIGNING OPTICAL SYSTEM FOR THE WIDE-ANGLE<br />
EYEPIECE OF THE RANGEFINDER D-49<br />
<br />
This paper presents the basis and result of the designing optical system for wide-<br />
angle eyepiece of rangefinders Д-49. Designed optical system has Erfle eyepiece<br />
type. Materials are used for design are available in the optical factory Z123, which<br />
will bring advantages and reduced costs for the manufacturing process.<br />
Keywords: Optical system, Wide-angle eyepiece, Rangefinder.<br />
<br />
Nhận bài ngày 3 tháng 12 năm 2013<br />
Hoàn thiện ngày 20 tháng 05 năm 2014<br />
Chấp nhận đăng ngày 25 tháng 07 năm 2014<br />
<br />
Địa chỉ: Phòng Khí tài Quang học/ Viện Vật lý KT, Điện thoại: 069.516.163<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Sè 32, 08 - 2014 127<br />