intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thiết lập và sử dụng quyền lực hiệu quả

Chia sẻ: Nguyễn Thị T | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

106
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Doanh nghiệp vừa là một chủ thể kinh tế vừa là một chủ thể xã hội. Nó vừa thực hiện hoạt động kinh doanh để tìm kiếm lợi nhuận vừa thực hiện hoạt động hành chính để tổ chức và quản lý. Nói cách khác, doanh nghiệp là một lãnh địa, một xã hội thu nhỏ mà ở đó, nhà quản lý là một vị "Thủ lĩnh tối cao" vừa thực hiện chức năng cai trị vừa thực hiện chức năng phục vụ và công cụ hữu hiệu nhất để thực hiện những chức năng đó chính là quyền lực....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thiết lập và sử dụng quyền lực hiệu quả

  1. Thiết lập và sử dụng quyền lực hiệu quả Lê Phú Hùng Doanh nghiệp vừa là một chủ thể kinh tế vừa là một chủ thể xã hội. Nó vừa thực hiện hoạt động kinh doanh để tìm kiếm lợi nhuận vừa thực hiện hoạt động hành chính để tổ chức và quản lý. Nói cách khác, doanh nghiệp là một lãnh địa, một xã hội thu nhỏ mà ở đó, nhà quản lý là một vị "Thủ lĩnh tối cao" vừa thực hiện chức năng cai trị vừa thực hiện chức năng phục vụ và công cụ hữu hiệu nhất để thực hiện những chức năng đó chính là quyền lực. Đ ã qua rồi thời kỳ mà những nhà quản lý doanh nghiệp có thể làm việc và hành xử theo lối ứng phó, tuỳ tiện, cảm tính và thiếu chuyên nghiệp, thời kỳ mà những ông chủ suy nghĩ rằng mình đã bỏ tiền ra đầu tư, thành lập doanh nghiệp thì trong lãnh địa của mình mình là một "lãnh chúa" thích gì làm nấy. N gày nay, khoa học kỹ thuật liên tục phát triển với tốc độ cực đại, quá trình giao thoa giữa các nền văn hoá không ngừng gia tăng, bên cạnh môi trường kinh tế toàn cầu hoá ngày càng rộng mở đã tạo ra nhiều việc làm cũng như cơ hội thăng tiến để người lao động chọn lựa môi trường làm việc. Những nhân tố đó thật sự là thách thức cho các nhà quản lý doanh nghiệp bởi quyền lực là một công cụ bất biến theo thời gian nhưng khả biến theo không gian (biến đổi theo sự thay đổi của môi trường, sự vật và hoàn cảnh xã hội). Vì vậy, thiết lập
  2. và sử dụng hợp lý quyền lực để điều hành hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong thời đại văn minh luôn đòi hỏi những nhà quản lý không những phải vận dụng khéo léo khoa học quản trị mà cao hơn nữa là nghệ thuật quản trị để thích ứng với mọi hoàn cảnh và ở mọi thời điểm khác nhau. Trong phạm vi giới hạn của bài này, người viết xin giới thiệu vài biện pháp được một số nhà quản lý doanh nghiệp sử dụng hiện nay. Xây dựng các định chế kịp thời và hợp lý Đ ịnh chế ở đây bao gồm những quy chế, quy định và quy trình cụ thể. Tuỳ theo tính chất của từng vấn đề mà nhà quản lý sẽ ban hành hoặc điều chỉnh định chế thích hợp. Định chế vừa để phân cấp, phân quyền, tạo động cơ làm việc ở cấp dưới vừa để quy định hoặc hướng dẫn rõ ràng các phương pháp tổ chức thực hiện và kiểm soát công việc nhằm hạn chế những sai sót và thu được những kết quả nhất định. Định chế cũng là một dạng "khế ước" để ràng buộc và chi phối hành vi của mọi đối tượng trong doanh nghiệp vào một luật chơi nhất định. Mặt khác, nó còn chứa đựng những ưu điểm như: xây dựng và phát triển khả năng tự lãnh đạo ở mỗi nhân viên, giúp nhân viên vận hành tốt công việc ngay cả khi nhà quản lý vắng mặt (vì công việc đã được phân công, hướng dẫn rõ ràng), kiềm chế được "cái tôi" hay sự "nóng lạnh thất thường" và đặc biệt là nạn "cát cứ" của những nhân vật có ảnh hưởng và thế lực trong doanh nghiệp (những nhà quản lý trung gian, những người đảm nhận các công việc trọng yếu..), thể hiện lập trường ổn định và nhất quán của nhà quản lý. Khi ban hành những định chế cũng là khi nhà quản lý đã thiết lập một phần quyền lực bằng những thủ thuật kín đáo nhưng khá hữu hiệu. Tuy nhiên, nếu là một nhà quản lý vừa đảm nhận chức trách mới thì tốt nhất là khoan đưa ra những định chế có tính cải cách và đột phá trong trong thời gian đầu mà chỉ
  3. nên thực hiện cải cách từng bước và ưu tiên thực hiện những b ước đ ược đánh giá là khả thi nhất. Phát triển quyền lực mềm N hà quản lý doanh nghiệp có thể là người đại diện cho lợi ích của chính mình trong trường hợp là chủ doanh nghiệp, nhưng cũng có thể là người đại diện cho lợi ích của những nhóm sở hữu vốn đầu tư như thành viên hoặc cổ đông của công ty, đơn vị cấp trên chủ quản hoặc đối tác hợp tác kinh doanh theo hợp đồng.. Ngoài những nhóm sở hữu vốn đầu tư, hoạt động của doanh nghiệp còn liên quan đến những nhóm lợi ích khác như các tổ chức tín dụng, khách hàng, nhà cung ứng, người lao động, công đoàn.. Phạm vi quyền lực của nhà quản lý rộng hay hẹp phụ thuộc một phần vào những nhóm lợi ích mà nhà quản lý đại diện hoặc liên hệ. Mặt khác, có thể những nhóm sở hữu vốn
  4. đầu tư cũng áp dụng những định chế để quy định, thậm chí là hạn chế quyền lực của nhà quản lý. Vì vậy, phát triển rộng rãi quyền lực mềm để bù đắp ho ặc thay thế một phần quyền lực cứng là một giải pháp hợp lý. Muốn làm được việc đó, nhà quản lý phải có đủ quyết tâm và uy tín để xây dựng một thiết chế văn hoá doanh nghiệp mạnh rồi từ đó gián tiếp gây ảnh hưởng lên mọi đối tượng trong doanh nghiệp theo phương châm văn hoá ảnh hưởng đến đâu thì quyền lực lan toả đến đó. Phát triển trình độ chuyên môn Trình độ chuyên môn là một nhân tố phụ góp phần thiết lập nên nguồn lực và quyền lực. Một nhà quản lý có thể thành công khi hoạt động ở lĩnh vực không thuộc chuyên môn của mình (vì doanh nghiệp có thể hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng nhà quản lý thì không thể hoặc không cần thiết phải am hiểu về mọi lĩnh vực). Tuy nhiên, ở lĩnh vực được đào tạo thì tốt nhất là nhà quản lý phải đạt đến một trình độ chuẩn nhất định hoặc ít nhất là có hiểu biết ở mức căn bản nếu muốn đội ngũ nhân tâm phục, khẩu phục. Trình độ chuyên môn của nhà quản lý không phải để dùng vào việc "ganh đua" với nhân viên của mình mà là một công cụ để nhà quản lý khẳng định "tính hãnh diện của thương hiệu". Trình độ chuyên môn của nhà quản lý tốt nhất là luôn luôn được hoàn thiện để phù hợp với quá trình phát triển của đời sống xã hội và doanh nghiệp. Xây dựng nhân cách N hân cách là một tiêu chuẩn bắt buộc đối với mọi nhà quản lý thuộc mọi lĩnh vực. Với nhà quản lý doanh nghiệp, nhân cách tốt sẽ giúp hoá giải các khó
  5. khăn, thách thức và xung đột bằng lối hành xử tiến bộ. Một nhà quản lý có nhân cách tốt là người không đố kỵ, hẹp hòi, biết thông cảm, khoan dung và hơn nữa là biết chấp nhận sự khác biệt về văn hoá và quan điểm.. Bên cạnh đó, nhà quản lý phải là người dám nhận lãnh trách nhiệm và chia x ẽ thành công với nhân viên. Vì vậy, phân phối hợp lý lợi ích giữa nhà quản lý và đội ngũ nhân viên vừa thể sự quan tâm chân thành vừa tăng khả năng thuyết phục nhằm xây dựng niềm tin, thu phục nhân tâm của nhân viên và cũng cố quyền lực của nhà quản lý. Phát triển tư duy chiến lược V ới nhà quản lý doanh nghiệp, phát triển tư duy chiến lược là vũ khí sống còn của bản thân cũng như của doanh nghiệp. Nhà quản lý cần phải có tư duy trừu tượng để nghĩ đến những mục tiêu mà người khác cho là không thể nhưng bên cạnh đó phải có tư duy cụ thể để chuyển biến những mục tiêu đã nghĩ đến thành những giá trị, những lợi ích kinh tế có thể định tính và định lượng được. N hà quản lý phải dám nghĩ, dám làm, dám biến thách thức thành cơ hội để luôn luôn dẫn dắt doanh nghiệp của mình đi đến mọi thắng lợi và thành công.
  6. Sau cùng, quyền lực là một tài nguyên vô hình nhưng không phải là vô tận của nhà quản lý, vì vậy, thiết lập và sử dụng quyền lực hiệu quả nhất là làm thế nào để tiết kiệm hoặc không cần phải sử dụng quyền lực nhưng vẫn đạt được kết quả mong muốn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2