intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thiếu máu tan máu miễn dịch do thuốc - nhân 4 trường hợp tan máu miễn dịch do ceftriaxione

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thiếu máu tan máu miễn dịch do thuốc (DIIHA) là thiếu máu do hồng cầu bị phá hủy bởi phản ứng miễn dịch với một loại thuốc cụ thể. Mặc dù là bệnh tương đối hiếm gặp, song có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, từ mệt, yếu đến các biến chứng đe dọa tính mạng. Bài viết nghiên cứu 4 trường hợp tan máu miễn dịch do ceftriaxione.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thiếu máu tan máu miễn dịch do thuốc - nhân 4 trường hợp tan máu miễn dịch do ceftriaxione

  1. THIẾU MÁU TAN MÁU MIỄN DỊCH DO THUỐC - NHÂN 4 TRƯỜNG HỢP TAN MÁU MIỄN DỊCH DO CEFTRIAXIONE Nguyễn Hoàng Nam, Nguyễn Thị Mai Hương Nguyễn Thị Hà, Trần Thị Mạnh, Lưu Thị Nhàn Khoa Huyết học lâm sàng, BV Nhi trung ương Tóm tắt Thiếu máu tan máu miễn dịch do thuốc (DIIHA) là thiếu máu do hồng cầu bị phá hủy bởi phản ứng miễn dịch với một loại thuốc cụ thể. Mặc dù là bệnh tương đối hiếm gặp, song có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, từ mệt, yếu đến các biến chứng đe dọa tính mạng. Trong quá trình điều trị nhất là bệnh nhân nặng được dùng rất nhiều loại thuốc, nếu có tan máu do thuốc xảy ra bệnh nhân sẽ càng nặng hơn. Phát hiện có tan máu và rà soát được loại thuốc nguy cơ gây tan máu sớm là rất quan trọng, vì cần phải tiến hành xử trí kịp thời, ngừng thuốc gây tan náu tức thì để cứu sống bệnh nhi. Không phát hiện ra nguyên nhân tan máu do thuốc có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân. Trong thời gian qua, chúng tôi đã phát hiện 4 trường hợp tan máu miễn dịch do ceftriaxone với biểu hiên lâm sàng thiếu máu nặng, và sốc, được xử trí kịp thời, cứu sống bệnh nhân, tại bệnh viện Nhi trung ương. Biện pháp điều trị chính là truyền máu, cắt bỏ ceftriaxone ngay, tình trạng các bệnh nhân ổn định nhanh chóng và đã qua được tình trạng nặng. Từ khóa: Tan máu miễn dịch, Tan máu do thuốc Summary Drug-Induced Immune Hemolytic Anemia (DIIHA) – A report on 4 cases ceftriaxone-induced immune anemia Drug-induced immune hemolytic anemia (DIIHA) is a complex condition in which red blood cells are destroyed by an immune reaction to a specific drug. Although relatively rare, DIIHA can cause serious consequences, ranging from fatigue and weakness to life-threatening complications. During treatment, especially in critically ill patients, many types of drugs are used, and if drug-induced hemolytic anemia occurs, the patient will become even more seriously ill. Early detection of hemolytic conditions is very important, and screening for risk drugs must be
  2. carried out immediately. Stopping the drug causing hemolytic anemia is very important and it is main role in treatment. Failure to detect the cause of hemilytic due to drug can affect the patient's life. We have detected 4 cases of ceftriaxone- induced immune hemolytic anemia in time at the National Children's Hospital, with severe patients showing signs of shock. The patients were transfused and stopped taking ceftriaxone immediately, so their condition quickly stabilized and they overcame the severe condition. Key words : Immune hemolytic anemia, Drug-onduced hemolytic anemia Đặt vấn đề: Thiếu máu tan máu miễn dịch do thuốc (DIIHA) là một tình trạng hiếm gặp (tần suất khoảng 1/1000000/ năm), bệnh phức tạp và thường không được chẩn đoán đầy đủ, đặc trưng bởi sự phá hủy sớm các tế bào hồng cầu do phản ứng miễn dịch với một loại thuốc cụ thể gây ra. Tuy không gặp thường xuyên, DIIHA có thể gây ra tan máu từ nhẹ đến nặng, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của người bệnh. Bệnh nhân có thể có biểu hiện sốc, thiếu máu nặng, đông máu nội quản rải rác, suy hô hấp nặng. Cơ chế sinh bệnh của DIIHA liên quan đến sự tương tác phức tạp giữa thuốc, hệ thống miễn dịch và các tế bào hồng cầu. Giới thiệu bệnh nhi Bệnh nhi 1: Trẻ nữ 30 tháng tuổi vào viện vì viêm phế quản/ viêm mũi họng, điều trị tại bệnh viện đa khoa gần nhà đang điều trị ceftriaxone được 7 ngày, sau tiêm ceftrioxone 10 phút xuất hiện. da tái, khó thở, mạch nhanh. Bệnh nhi được thở oxy, tiêm bắp adrenalin , tình trạng đỡ hơn chuyển BV nhi trung ương. Xét nghiệm: Coombs trực tiếp (++), gián tiếp (-), hồng cầu lưới 3,66%, Bilirubin toàn phần: 15,2 mmol/L , trực tiếp: 2,3 mmol/L gián tiếp: 12,0 mmol/L; Hemoglobin 62g/L bệnh nhân được ngừng ceftriaxone, methylprednisolon 2mg/kg, truyền khối hồng cầu 1 lần. Lâm sàng bệnh nhân ổn định sau 1 tuần, bệnh nhân ra viện. Bênhj nhi 2: Trẻ nam 6 tuổi vào viện điều trị vì viêm phổi, trẻ đang được điều trị bằng vancomycine và ceftriaxone ngày thứ 9, sau tiêm ceftriaxone 30 phút, trẻ có da xanh tái, niêm mạc nhợt, trẻ được tiêm adrenalin 2 lần chuyển khoa hồi sức cấp cứu. Bệnh nhân có tiền sử tan máu nhẹ sau khi dùng ceftriaxone 1 năm trước
  3. nhưng đúng lúc không cần dùng ceftriaxone nữa nên bênh nhân cho ra viện, chỉ theo dõi và bệnh nhân ổn định sau đó. Xét nghiệm: Coomb trực tiếp (+++), gián tiếp (-), hồng cầu lưới 3,66%, Biliribin toàn phần: 15,2 mmol/L , trực tiếp: 2,3 mmol/L gián tiếp: 12,0 mmol/L; Hemoglobin 57g/L bệnh nhân được ngừng ceftriaxone, methylprednisolon 2mg/kg, truyền khối hồng cầu 1 lần. Lâm sàng bệnh nhân ổn định sau 10ngày, bệnh nhân ra viện. Bệnh nhi 3: Trẻ nam 3 tuổi vào viện với chẩn đoán Viêm phổi/ Pompe được điều trị ceftriaxone ngày thứ 6, sau tiêm ceftriaxone 20 phút xuất hiện da xanh tái, khó thở chuyển khoa hồi sức cấp cứu. Xét nghiệm: Coombs trực tiếp (+++), gián tiếp (-), hồng cầu lưới 2,07; Bilirubin toàn phần: 19,3 mmol/L , trực tiếp: 2,3 mmol/L gián tiếp: 12,0 mmol/L; Hemoglobin 62g/L bệnh nhân được ngừng ceftriaxone, methylprednisolon 2mg/kg, bệnh nhân không truyền khối hồng cầu do thời điểm đó không có khối hồng cầu phù hợp, các ngày sau đó Hb tăng dần. Lâm sàng bệnh nhân ổn định sau 2 tuần, bệnh nhân ra viện. Bệnh nhi 4: Trẻ nữ 2,5 tuổi vào viện vì sốt , chẩn đoán và điều trị viêm phế quản phổi/ thực bào tế bào máu được điều trị ceftriaxone ngày thứ 6. Sau tiêm kháng sinh 15 phút bệnh nhân nhợt nhạt khó thở, tiểu sẫm màu hơn được chuyển phòng cấp cứu theo dõi và thở oxy. Xét nghiệm: Coombs trực tiếp (++), gián tiếp (-), hồng cầu lưới 3,66%, Bilirubin toàn phần: 82,5mmol/L, trực tiếp: 20,2 mmol/L gián tiếp: 62,3 mmol/L; Hemoglobin 3,9 g/L bệnh nhân được ngừng ceftriaxone, methylprednisolon 2mg/kg, truyền khối hồng cầu 1 lần. Lâm sàng bệnh nhân ổn định sau 12 ngày, bệnh nhân ra viện. Bàn luận : Nhiều loại thuốc có liên quan đến thiếu máu tan máu miễn dịch do thuốc, hiện nay có khoảng 130 loại thuốc liên quan. Một số loại thuốcgây bệnh phổ biến nhất là: Thuốc kháng sinh: Penicillin, cephalosporin, sulfonamid Thuốc chống viêm: Thuốc chống viêm không steroid (NSAID), hợp chất vàng Thuốc chống sốt rét: Quinidine, quinine Thuốc hạ huyết áp: Methyldopa, alpha-methyldopa Thuốc lợi tiểu: Furosemid Các loại thuốc khác: Levodopa, procainamide, phenytoin, cefotetan Điều quan trọng cần lưu ý là danh sách này không đầy đủ và các trường hợp thiếu máu tan máu do thuốc mới liên tục được báo cáo.
  4. Theo một nghiên cứu gần đây 30 thuốc dưới đây đặc biệt nên rà soát và lưu tâm:furosemid, amoxicillin có và không có acid clavulanic,ceftriaxon,cefixim, cefpodoxim, sự kết hợp cố định của sulfamethoxazolevà trimethoprim, ciprofloxacin, norfloxacin, amphotericin B,azathioprin, ibuprofen, acetaminophen và iomeprol, đượcxác định bằng 2 thiết kế nghiên cứu. Các loại thuốcđược xác định bằngmột phương pháp nghiên cứu: ranitidine, insulin, methyldopa, urapidil, hydrochlorothiazide, hydrocortisone, acyclovir, acid mycophenolic, cyclosporin, tacrolimus, diclofenac, etodolac, hydroxycarbamide,apomorphin, fluconazole và cloxacillin. Có hai cơ chế chính mà thuốc có thể gây ra thiếu máu tan máu: - Kháng thể phụ thuộc thuốc: Trong cơ chế này, thuốc hoạt động như một hapten, liên kết với bề mặt của các tế bào hồng cầu. Sau đó, phức hợp thuốc-tế bào hồng cầu này được hệ thống miễn dịch nhận dạng là chất lạ, dẫn đến sản xuất kháng thể. Các kháng thể này, đặc hiệu với phức hợp thuốc-tế bào hồng cầu, gây tan máu khi chúng liên kết với các tế bào hồng cầu. DIIHA do ceftriaxone nằm trong nhóm này. - Kháng thể không phụ thuộc thuốc: Trong trường hợp này, thuốc kích thích sản xuất kháng thể tấn công trực tiếp vào các tế bào hồng cầu, ngay cả khi không có thuốc. Những kháng thể này có thể tương tự như những kháng thể được thấy trong bệnh thiếu máu tan máu tự miễn (AIHA). Các biểu hiện lâm sàng của thiếu máu tan máu miễn dịch do thuốc thường không đặc hiệu và có thể chồng chéo với các tình trạng khác. Chẩn đoán xác định thiếu máu tan máu miễn dịch do thuốc là xét nghiệm Coombs trực tiếp ( DAT) dương tính và xác định xem IgG và/hoặc C3 có liên kết với màng hồng cầu hay không. DAT dương gây tan máu là do nguyên nhân miễn dịch hay không miễn dịch và có thể gặp trong nhiều tình trạng bệnh khác nhau. Mặc dù sự hiện diện của một tự kháng thể gợi ý nhiều hơn về tan máu tự miễn do kháng thể nóng (WAIHA), như đã nêu trước đó, nhưng nó không loại trừ hoàn toàn thiếu máu tan máu miễn dịch do thuốcm tự kháng thể không phụ thuộc vào thuốc, WAIHA phổ biến hơn DIIHA. Cần khai thác kỹ tiền sử để xác định nguyên nhân, có thể ngừng sử dụng thuốc nghi ngờ gây tan máu. Các tường hợp bệnh của chúng tôi có biểu hiện tan máu nặng, không có biểu hiện tan máu từ đầu mà đều xuất hiện sau khi dùng thuốc từ 6-9 ngày. Có 2 trường hợp bệnh có biểu hiện sốc phải tiêm adrenalin, cả bốn trường hợp có thiếu máu nặng cần phải truyền máu. Tuy 1 trường hợp không có máu phù hợp để truyền nhưng sau khi được dừng thuốc và điều trị methyprednisolon thì huyết sắc tố của bệnh nhân đã tự phục hồi. Một trường hợp tan máu miễn dịch do ceftriaxone lầu thứ 2, cách nhau gần 1 năm, lần 2 nặng hơn
  5. lần 1 nhiều, và lần tan máu đầu bị bỏ sót. Tuy có thiếu máu nặng phải truyền máu các trường hợp tan máu miễn dịch do thuốc phục hồi nhanh hơn tan máu tuej miễn kháng thể nóng, thời gian phục hồi từ 1-2 tuần. Việc ngừng thuốc gây tan máu là quan trọng nhất trong qúa trình điều trị. Kết luận Thiếu máu tan máu miễn dịch do thuốc là một tình trạng phức tạp và có khả năng đe dọa tính mạng. Chẩn đoán sớm và ngừng thuốc ngay lập tức là điều cần thiết để có kết quả tối ưu. Nâng cao nhận thức về than máu miễn dịch do thuốc trong quá trình chăm sóc điều trị cho bệnh nhân là rất quan trọng phải rà soát nguyên nhân tan máu do thuốc khi mà có biểu hiện mệt mỏi đột ngột, da xanh, xác định xem có biểu hiện tan máu không, để chẩn đoán tan máu do thuốc càng sớm càng tốt, để có xử trí thích hợp. Tài liệu tham khảo 1. Arndt PA. (2014). Drug-induced immune hemolytic anemia: the last 30 years of changes. Immunohematology, 30:44-54. 2. Garratty G. (2009). Drug-induced immune hemolytic anemia. Hematology Am Soc Hematol Educ Program. 2009, :73-79. 3. Gomez J.C, Saleem T, Snyder S et al. (2020). Drug-Induced Immune Hemolytic Anemia due to Amoxicillin-Clavulanate: A Case Report and Review, Cureus 12(6): e8666. 4. Leicht H.B, Weinig E, Mayer B et al. (2018). Ceftriaxone-induced hemolytic anemia with severe renal failure: a case report and review of literature. BMC Pharmacology and Toxicology 19:67. 5. Maquet J,Lafaurie M,Michel M et al. (2023). Drug-induced immune hemolytic anemia: detection of new signals and risk assessment in a nationwide cohort study. Prepublished online on Blood Advances First Edition 2 October 2023; final version published online 13 February 2024.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0